Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thông vần tiếng nam đàn

110 515 0
Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thông vần tiếng nam đàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------    ------- TRẦN CẨM TÚ Miªu t¶ ®Æc trng ng÷ ©m hÖ thèng vÇn tiÕng nam ®µn LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Mà SỐ: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Vinh - 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ vùa thống nhất vừa đa dạng. Tính đa dạng của tiếng Việt được thể hiện ở sự khác nhau trên các vùng phương ngữ, ở từng phong cách chức năng và ở sự phân tầng xã hội- lớp người sử dụng. Tiếng Việt là một ngôn ngữ bao gồm nhiều phương ngữ. Các phương ngữ Việt vừa có sự thống nhất về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp đảm bảo cho người Việt từ Bắc vào Nam nói, nghe và hiểu nhau trong hoạt động giao tiếp nhưng giữa các vùng phương ngữ còn có cái khác biệt ít nhiều về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Điều đó làm nên diện mạo ngôn ngữ đặc trưng của mỗi vùng. Cái khác biệt của mỗi vùng thể hiện rõ nhất ở mặt ngữ âm, vì thế người ta mới nhận ra giọng Bắc, giọng Huế, giọng Nghệ, giọng Quảng . Cho nên, nghiên cứu phương ngữ luôn là sự cần thiết trong việc nghiên cứu tính đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt. 1.2. Phương ngữ Nghệ Tĩnh là một trong vài phương ngữ hiếm hoi còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Do đó, phương ngữ Nghệ Tĩnh là đối tượng nghiên cứu lí tưởng cho phương ngữ học xét từ các góc độ khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau. Theo một số nghiên cứu, phương ngữ Nghệ Tĩnh là một phương ngữ tiểu vùng thuộc vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ nhưng là phương ngữ đại diện, tiêu biểu cho phương ngữ Bắc Trung Bộ. 1.3. Phương ngữ Nghệ Tĩnh có nhiều thổ ngữ. Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, các thổ ngữ Hà Tĩnh, nhìn chung cổ hơn các thổ ngữ Nghệ An, nhưng trong các thổ ngữ Nghệ An thì các thổ ngữ Nam Đàn còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ hơn cả. Phần vần trong các thổ ngữ Nam Đàn có nhiều nét đặc hữu địa phương, góp phần quan trọng làm nên diện mạo ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh. 1.4. Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm phần vần các thổ ngữ Nam Đàn là hết sức cần thiết, một mặt nhận diện các sắc thái địa phương về ngữ âm ở phần cuối âm tiết Việt, mặt khác góp thêm tư liệu phương ngữ, thổ ngữ để giải thích diễn biến của hệ thống vần tiếng Việt trong lịch sử. Từ nhận thức trên, chúng tôi thực hiện đề tài Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thống vần tiếng Nam Đàn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 2.1. Điểm qua lịch sử nghiên cứu phương ngữ Nghệ Tĩnh. Ngay từ đầu thế kỷ XX, tiếng Nghệ đã được nhắc đến trong các công trình của L. Cadiere (1902,1911). Nhưng phải đến công trình "Nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, các âm đầu" của H. Maspero (1912), tiếng Nghệ nói riêng, rộng ra là ngôn ngữ của toàn vùng Bắc Trung Bộ mới thực sự được các nhà ngữ học quan tâm nghiên cứu. Trong công trình này, H. Maspero đã khai thác các tư liệu của các thổ ngữ Cao Xá, Nho Lâm (Diễn Châu), Yên Dũng (Hưng Nguyên). Sau đó nhiều tư liệu trong các thổ ngữ khác của tiếng Nghệ đã dược dùng làm cứ liệu cho việc nghiên cứu lịch sử và phương ngữ Việt. Đáng chú ý là một số công trình của các tác giả M.B. Emeneau (1951), L.C. Thompson (1965), M.B. Gordina (1984), N.K Sokolovskaja (1978), Nguyễn Văn Tài (1983), Hoàng Thị Châu (1989), Nguyễn Tài Cẩn (1995), Trần Trí Dõi (2002) Cuối thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI, tiếng Nghệ hay phương ngữ Nghệ Tĩnh đã trở thành đối tượng nghiên cứu trong một số luận án, luận văn tốt nghiệp. Đó là, Võ Xuân Quế (1993) với "Những đặc điểm ngữ âm giọng Nghi Lộc", luận án Tiến sĩ ngữ văn; Hoàng Trọng Canh (2002) với "Đặc điểm của vốn từ đặc trưng phương ngữ Nghệ Tĩnh", luận án Tiến sĩ ngữ văn; Nguyễn Hoài Nguyên (2003) với "Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh", luận án Tiến sĩ ngữ văn; Nguyễn Văn Chiến (2005) với "Thổ âm Thanh Chương, Nghệ An", luận văn cao học,…Phương ngữ Nghệ Tĩnh như một thứ "của để dành", là đối tượng nghiên cứu lý tưởng cho phương ngữ học từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. 2.2. Về tình hình nghiên cứu các thổ ngữ Nam Đàn Nam Đàn là một vùng địa phương có giọng nói khá đặc biệt trong phương ngữ Nghệ Tĩnh cũng như trong cả vùng Bắc Trung Bộ. Sự đặc biệt của tiếng nói Nam Đàn từ xưa đã được phản ánh trong hát phường vải và nhiều giai thoại dân gian. Một số hiện tượng ngữ âm của tiếng Nam Đàn đã được giới thiệu trong một số công trình nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt và phương ngữ học như "Cơ cấu ngữ âm âm tiếng Việt" của M.B. Gordia (1970), "Phương ngữ học tiếng Việt" của Hoàng Thị Châu (2004), "Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh" của Nguyễn Hoài Nguyên (2003),…Hơn thế nữa, tiếng Nam Đàn đã được lấy làm đối tượng nghiên cứu của một số khóa luận tốt nghiệp đại học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Hà Nội và trường Đại học Vinh. Các công trình này, ở một mức độ nhất định đã nêu ra những đặc điểm chứng minh sự khác biệt của tiếng Nam 3 Đàn nhưng thực sự chưa đầy đủ. Ở các khóa luận này, do hạn hẹp về thời gian và các điều kiện khác nên miêu tả tiếng Nam Đàn còn chung chung, lại ôm đồm nhiều bình diện, hơn nữa chưa tìm được một kỹ thuật miêu tả cho thích hợp với tình trạng của giọng nói này. Thiết nghĩ, có thể bắt đầu bằng một việc làm cụ thể hơn, đó là trên cơ sở một nghiên cứu chung về tiếng Nam Đàn để tìm lấy một trong những đặc điểm làm cho nó có các đặc thù riêng hẳn với tiếng nói của các vùng khác. Trong một suy nghĩ chung như vậy, luận văn của chúng tôi chọn miêu tả đặc trưng ngữ âm phần vần của các thổ ngữ Nam Đàn. Việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt trong một thế kỷ qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cùng với những tài liệu bằng chữ viết (chữ Nôm và chữ quốc ngữ), các phương ngữ trên các miền đất nước đã cung cấp cho các nhà Việt ngữ học nhiều tư liệu có giá trị để khôi phục lại diện mạo của diễn trình tiếng Việt trong lịch sử. Tuy nhiên, có thể nói rằng, phần lớn các kết quả đó còn dựng lại ở mức độ phục nguyên, tái lập các âm vị và khái quát một số xu hướng biến đổi phổ biến chứ chưa phản ánh được những biến thái ngữ âm đa dạng vốn có cũng như tiến trình biến đổi của ngữ âm tiếng Việt trong quá khứ. Để làm được điều này, bên cạnh việc khai thác các tài liệu bằng văn bản, thiết nghĩ cần phải tập trung nghiên cứu nhiều, sâu hơn các giọng địa phương, các thổ ngữ còn lưu giữ nhiều dấu vết các đặc điểm ngữ âm cổ của tiếng Việt. Theo chúng tôi, các thổ ngữ Nam Đàn, ở một mức độ nhất định là một trong những vùng có tiếng nói như vậy. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nét ngữ âm trong hệ thống vần các thổ ngữ Nam Đàn (phương ngữ Nghệ Tĩnh). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết các vấn đề sau đây: - Từ kết quả điều tra điền dã, tiến hành phân loại, thống kê, xác lập các nét ngữ âm của hệ thống vần trong các thổ ngữ Nam Đàn. - Mô tả, phân tích và lí giải các nét ngữ âm, chỉ ra các nét đặc hữu địa phương, phác vạch diện mạo ngữ âm của các thổ ngữ Nam Đàn. - So sánh đối chiếu phần vần trong các thổ ngữ Nam Đàn với các thổ ngữ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh và các phương ngữ khác nhằm xác định vị trí của các thổ ngữ Nam Đàn trong các phương ngữ Việt. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4 4.1. Nguồn tư liệu Tư liệu được thu thập từ các nguồn: - Từ kết quả của các đợt điều tra điền dã của cá nhân: dùng tai nghe để thẩm nhận các nét ngữ âm, ghi chép lại theo kí hiệu API, kết hợp dùng máy ghi âm để ghi lại cách phát âm của một số nhân chứng. - Sử dụng tư liệu trong Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh do GS. Nguyễn Nhã Bản chủ biên, Từ điển đối chiếu từ địa phương của nhóm tác giả do Nguyễn Như Ý chủ biên; tư liệu trong các công trình phương ngữ học của các tác giả đã công bố 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Dùng phương pháp điều tra điền dã để thu thập và xác lập tư liệu. - Dùng các thủ pháp miêu tả, phân tích, lí giải và tổng hợp để xử lí tư liệu, xây dựng các luận điểm khoa học, các nhận xét, kết luận. - Dùng phương pháp so sánh đối chiếu để làm nổi bật vị trí của các thổ ngữ Nam Đàn trong các phương ngữ Việt. 5. Đóng góp của luận văn - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu phần vần trong các thổ ngữ Nam Đàn một cách có hệ thống. Các kết quả nghiên cứu góp phần nhận diện các nét đặc hữu địa phương về ngữ âm phần vần trong các thổ ngữ Nam Đàn. - Qua miêu tả các nét ngữ âm phần vần các thổ ngữ Nam Đàn, luận văn góp phần định vị các thổ ngữ Nam Đàn trong các phương ngữ Việt nói chung, phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng. - Các kết quả nghiên cứu góp thêm tư liệu phương ngữ, thổ ngữ để giải thích diễn tiến của hệ thống vần tiếng Việt trong lịch sử. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn triển khai nội dung thành ba chương: Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Các nét ngữ âm của hệ thống vần trong các thổ ngữ Nam Đàn Chương 3: Vài suy nghĩ về lịch sử ngữ âm tiếng Việt từ các đặc điểm của giọng Nam Đàn CHƯƠNG 1: 5 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Vài nét về Nam Đàn và các thổ ngữ Nam Đàn 1.1.1. Vài nét về địa lí, lịch sử và dânNam Đàn Nam Đàn là một trong mười tám huyện, thành của tỉnh Nghệ An, nằm ở vùng hạ lưu sông Lam. Diện tích khoảng 29,522 km, kéo dài từ 18 0 43' đến 18 0 47' vĩ bắc và trải rộng từ 105 0 24' đến 105 0 37' kinh đông. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ. Dân số là 192.914 người (tính đến 1/4/2009). Địa giới Nam Đàn phía đông giáp huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc, phía tây giáp huyện Thanh Chương, phía bắc giáp huyện Đô Lương, phía Nam giáp huyện Đức Thọ, Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ Nam Đàn đóng ở thị trấn Sa Nam, trên quốc lộ 46 Vinh- Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía Đông. Thời tiết khí hậu vùng này khá khắc nghiệt. Hàng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn đã được mô tả tóm tắt và khá xác đáng trong bốn câu thơ chữ Hán của Hoàng giáp Bùi Huy Bích chép lại trong Nghệ An thi tập của ông, khi ông làm Đốc đồng trấn Nghệ An (1777- 1781) dưới thời vua Lê Hiển Tông: Hạ lai phong tự hỏa Thu khứ vũ như ma Thập nguyệt giang hoàn lạo Trùng cửu cúc vị hoa Dịch thơ: đến gió Lào như lửa đốt Thu qua mưa phùn lấm tấm sa Tháng mười sông còn tràn nước lũ Mồng chín, tháng chín cúc chưa hoa. Tuy thế, Nam Đàn vẫn là vùng địa linh nhân kiệt xưa nay, với "non xanh nước biếc như tranh họa đồ", mang nhiều dấu ấn lịch sử đậm nét. Nam Đàn 6 cũng là đất anh hùng, cái nôi văn hóa đúng như lời đề "anh hùng xuất xứ, văn hóa giao lam" Huyện Nam Đàn có 3 dãy núi lớn là núi Đại Huệ, núi Hùng Sơn nằm toàn bộ trong phạm vi huyện và núi Thiên Nhẫn nằm một phần trong huyện. Ngoài ra, còn có hàng chục ngọn núi nhỏ khác nằm rải rác, xen lẫn với ruộng đồng khắp toàn huyện; và dòng sông Lam hay còn gọi là sông Cả chảy qua toàn vùng với chiều dài trên 16 km. Ở phía tả ngạn sông Lam thuộc địa phận huyện Nam Đàn có thị trấn Sa Nam, nơi có lỵ sở của chính quyền huyện, là một địa danh nổi tiếng từ thế kỷ 15 đến nay. Câu ca dao cổ: "Sa Nam trên chợ dưới đò Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên" Ngày nay, ở thị trấn Sa Nam, các cơ quan đầu não của huyện Nam Đàn, bao gồm Đảng, chính quyền, mặt trận…đã được xây dựng khang trang, bề thế; các cơ quan y tế, giáo dục, văn hóa cũng được xây dựng. Trong hàng ngàn năm nay, Nam Đàn luôn luôn là một vùng địa linh nhân kiệt.Trong lịch sử Việt Nam, vùng Nghệ Tĩnh trong đó có Nam Đàn luôn luôn là căn cứ địa của cả nước, là nơi xuất phát của nhiều phong trào yêu nước, nhất là trong thế kỷ 20. Hoàng giáp Bùi Dương Lịch đời Hậu Lê đã viết trong sách Nghệ An ký: "huyện Đông Thành và huyện Nam Đường, vĩ nhân đã nhiều, mà khí tiết cũng thiên về cương cường quả cảm". Đúng như lời nhận xét trên, nhân dân Nam Đàn mang trong dòng máu của mình tính chất của con người xứ Nghệ- cương cường, quả cảm, tiết tháo, trung thực, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa. Cũng như nhân dân Nghệ Tĩnh, hàng ngàn năm nay nhân dân Nam Đàn không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực mà luôn luôn chống lại mọi sự bất công. Nhân dân Nam Đàn đã nêu cao tinh thần vì nghĩa cứu nước, cứu dân và đã sinh ra các vị anh hùng lỗi lạc như Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, đặc biệt Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Ba vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam này đã làm rạng rỡ núi sông Nam Đàn, đem lại vinh dự cho nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Nam Đàn nói riêng. 7 Nhân dân Nam Đàn có truyền thống hiếu học và học giỏi và đã có những nhà khoa học lớn Trạng nguyên Trương Xán ở đời Trần, thám hoa Nguyễn Đức Đạt và thám hoa Nguyễn Văn Giao đời Nguyễn. Có thể nói rằng, lịch sử- địa lý huyện Nam Đàn được tóm tắt lại khá đầy đủ trong bài thơ sau: "Nam Đàn đất rộng có là bao Lịch sử ngàn năm đáng tự hòa Thịnh, Nhạn, Nam, Thanh nhiều sử tích Hoành, Trung, Hồ, Liễu lắm làm sao Anh hùng xuất chúng Mai, Phan, Nguyễn Khoa bảng lừng danh Xán, Đạt, Giao! Truyền thống anh hùng và học giỏi Mong rằng hậu tiến mãi dương cao" 1.1.2. Phân vùng giọng Nam Đàn 1.1.2.1. Khái niệm giọng, giọng Nam Đàn Liên quan đến khái niệm phương ngữ còn có khái niệm "giọng" (giọng nói) bởi vì có người còn gọi phương ngữ là giọng địa phương như Hoàng Cao Cương (1984), Bùi Văn Nguyên (1977), Võ Xuân Quế (1993)… Giọng là nhấn mạnh khía cạnh ngữ âm, là cái riêng trong ngữ âm phương ngữ, do đó phương ngữ mới có thể được gọi là "giọng địa phương". Theo nghĩa này, giọng không phải là yếu tố ngữ âm đơn lẻ mà tập hợp các yếu tố ngữ âm khác nhau đồng thời xuất hiện khi phát âm và đồng thời được tiếp nhận khi giao tiếp. Theo Hoàng Cao Cương "giọng địa phương là một hệ thống phương tiện âm thanh của một ngôn ngữ được người bản ngữ dùng như một loại tín hiệu giao tiếp- văn hóa nhờ đó, người ta không những nhận ra được các thông tin ngữ nghĩa, cảm xúc của một thông báo mà còn nhận ra được xuất xứ của người thực hiện giao tiếp" [11]. Trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm giọng Nam Đàn là muốn nhấn mạnh các đặc trưng ngữ âm của tiếng Nam Đàn đã được người các địa phương khác nhận ra một cách dễ dàng khi giao tiếp và cũng được người các địa phương khác gọi một cách quen thuộc: giọng Nam Đàn. 8 1.1.2.2. Phân chia các thổ ngữ Nam Đàn Trong bài " Vài nét về sự thay đổi ngữ âm của tiếng Việt trong nông thôn hiện nay" tác giả Hoàng Thị Châu viết " xã thôn trước kia cách biệt với nhau không những về vị trí địa lý mà cả đến những mặt hành chính, hương ước, thờ cúng,… và thổ ngữ ở từng xã thôn cũng có những điểm khác biệt nhau" (Ngôn ngữ, 1972, số 4). Điều này được thể hiện khá rõ trong tiếng nói của người Nam Đàn. Tiếng nói của người Nam Đàn khá đa dạng. Giữa các vùng, các xã, thậm chí giữa các xóm trong cùng một xã cũng có những điểm khác nhau trong giọng nói. Sự khác nhau này chủ yếu thể hiện ở bình diện ngữ âm và nhiều khi chỉ là những sắc thái rất nhỏ trong phát âm mà chỉ có những người trong khu vực địa phương hoặc các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học mới dễ dàng nhận ra. Chẳng hạn, câu " con gà trống này bao nhiêu (tiền)?" thì các xóm thuộc xã Nam Thanh phát âm khác nhau. Xóm Quy Chính phát âm theo cách " con ga (gà) troóng (trống) ni (này) mái (mấy)?". Còn các xóm khác lại phát âm "con ga (gà) trôống (trống) ni (này) mái (mấy)?". Tuy nhiên, dựa vào một số đặc điểm ngữ âm dễ nhận thấy như có sự đối lập giữa trường độ dài/ ngắn ở một số nguyên âm đỉnh vần có tính chất đồng loạt/ không đồng loạt; kết hợp với sự thừa nhận của người địa phương, chúng tôi chia tiếng Nam Đàn thành 3 vùng lớn: - Vùng 1 gồm các xã phía Nam, trong sông Lam, thường gọi chín Nam, gồm Nam Cường, Nam Trung, Nam Hoành (Khánh Sơn 1), Nam Đông (Khánh Sơn 2), Nam Kim, Nam Thượng, Nam Lộc, Nam Phúc, Nam Tân. Tiếng nói vùng này còn lưu giữ nhiều biến thể ngữ âm phần vần ở một số bộ phận từ vựng. Trong cách phát âm, vùng này thể hiện rõ nét những cách cấu âm phụ ở nguyên âm đỉnh vần. Chẳng hạn, đỉnh vần là nguyên âm [ ] trong tiếng Việt toàn dân được phát âm thành [ Ε ] có tính chất đồng loạt - Vùng 2 gồm các xã phía Tây Bắc thị trấn Nam Đàn gồm Nam Diên (Vân Diên),Nam Thanh, Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Anh. Cách phát âm vùng này nặng hơn các vùng khác, thể hiện nhiều nét đặc hữu địa phương: có sự đối lập về trường độ nguyên âm đỉnh vần trong các vần được ghi bằng chữ quốc ngữ "anh ách", "ênh ếch", "inh ích", "ung úc", "ông ôc", "ong oc", nhiều nguyên âm đỉnh vần có phụ âm như [i] phát âm 9 thành [ e i], [a] phát âm thành [  a], [ ] phát âm thành [ Ε ] hoặc [u  ],…Vùng 2 có các thổ ngữ Vân Diên, Nam Anh, Nam Thanh hết sức đặc biệt. - Vùng 3 gồm thị trấn và các xã phía Đông Nam thị trấn là Nam Liên (Kim Liên), Nam Hùng, Nam Tiến, Nam Hòa (Xuân Hòa), Nam Giang, Nam Cát, Nam Lâm (Xuân Lâm). Cách phát âm của vùng này có phần nhẹ hơn hai vùng trên. Có thể coi đây là vùng có giọng nói phổ biến của người Nam Đàn. Mặc dù có thể phân chia thành các vùng có sự khác nhau về giọng nói như trên, nhưng nhìn chung tiếng nói giữa các vùng vẫn có nhiều điểm giống nhau khiến cho người của huyện khác khi tiếp xúc vẫn có thể nhận ra được tiếng nói Nam Đàn. Đối với người ngoài huyện, giọng Nam Đàn là một sự nhất thể có sự khác biệt với giọng Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên…cũng như bất kỳ một giọng nào đó trong phương ngữ Nghệ Tĩnh. 1.1.3. Việc chọn điểm điều tra và miêu tả Từ sự phân vùng có tính chất khái quát như trên, để tiến hành miêu tả đặc trưng ngữ âm vần phần tiếng Nam Đàn, chúng tôi chọn một số xã có tiếng nói tiêu biểu đại diện cho mỗi vùng làm điểm khảo sát và miêu tả. Việc chọn xã có tiếng nói đại diện cho mỗi vùng được tiến hành dựa trên hai nhân tố: nhân tố nội ngôn ngữ học và nhân tố ngoại ngôn ngữ học. Theo nhân tố ngôn ngữ, chúng tôi căn cứ vào sự thẩm định và sự thẩm nhận của người bản ngữ qua bảng từ khóa và các băng ghi âm chúng tôi trực tiếp ghi qua các đợt điền dã. Theo nhân tố ngoài ngôn ngữ, tức từ những đặc điểm về địa lý, lịch sử, thành phần dân cư,…chúng tôi chọn những xã nằm xa trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,…xa các trục đường giao thông. Dựa vào các tiêu chí đó, chúng tôi chọn được xã điển hình cho tiếng nói mỗi vùng là: xã Nam Tân đại diện cho tiếng nói vùng 1, xã Nam Thanh đại diện cho tiếng nói vùng 2, Thị trấn và xã Nam Cát đại diện cho tiếng nói của vùng 3. Ba xã này những địa bàn chính cho các đợt điều tra điền dã của chúng tôi. Sau khi đã thu thập được tư liệu điền dã và khảo sát ở các điểm đã chọn, một vấn đề đặt ra là chọn cách phát âm của điểm điều tra nào làm tiêu thể cho việc miêu tả. Nếu ấy cách phát âm được coi là phổ biến của Nam Đàn thì phải chọn cách phát âm của Thị trấn vì đây đồng thời là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Nam Đàn. Còn nếu lấy giọng điển hình, tiêu biểu cho sự 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:06

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Cỏc yếu tố nguyờn õm tớnh trong vần cỏi tiếng Nam Đàn - Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thông vần tiếng nam đàn

Bảng 2.1..

Cỏc yếu tố nguyờn õm tớnh trong vần cỏi tiếng Nam Đàn Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.2. Cỏc yếu tố kết vần trong vần cỏi tiếng Nam Đàn - Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thông vần tiếng nam đàn

Bảng 2.2..

Cỏc yếu tố kết vần trong vần cỏi tiếng Nam Đàn Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.3. Hệ thống vần nửa mở tiếng Nam Đàn - Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thông vần tiếng nam đàn

Bảng 2.3..

Hệ thống vần nửa mở tiếng Nam Đàn Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.4. Bảng vần nửa mở trong tiếng Nam Đàn - Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thông vần tiếng nam đàn

Bảng 2.4..

Bảng vần nửa mở trong tiếng Nam Đàn Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.5.Bảng vần nửa khộp và vần khộp trong tiếng Nam Đàn - Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thông vần tiếng nam đàn

Bảng 2.5..

Bảng vần nửa khộp và vần khộp trong tiếng Nam Đàn Xem tại trang 55 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan