Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện đức thọ (hà tĩnh) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

50 1.1K 7
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện đức thọ (hà tĩnh) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN ĐỨC THỌ (HÀ TĨNH) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Diệp Sinh viên thực hiện : Lê Bích Ngọc VINH – 2011 Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo bộ môn Kinh tế chính trị, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Diệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận. Do hạn chế của bản thân và thời gian thực hiện khóa luận không nhiều nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Lê Bích Ngọc Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG .5 Chương I: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm gần đây 1.1. Lý luận chung về kinh tế nông nghiệp, nông thôn .5 1.1.1. Khái niệm chung về kinh tế nông nghiệp, nông thôn 5 1.1.2. Vai trò của kinh tế nông nghiệp, nông thôn 8 1.1.3. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn .11 1.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm gần đây .12 1.2.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội Đức Thọ 12 1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm gần đây .16 1.2.3. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ 27 Chương II: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm tới 2.1. Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm tới 32 2.1.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 32 2.1.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái của Đức Thọ .33 2.1.3. Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 34 2.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm tới .35 Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … 2.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 35 2.2.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nào sản xuất và kinh doanh .36 2.2.3. Hoàn thiện chính sách đất đai 37 2.2.4. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp với phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn 38 2.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .39 2.2.6. Tập trung đầu tư và xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng .41 2.2.7. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình .42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .46 Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế, sự phát triển của khu vực này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nước ta đến năm 2009 có hơn 70% dân số sinh sống ở nông thôn với hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên nông nghiệp, nông thôn càng có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội. Không chỉ ở nước đang phát triển như Việt Nam mà ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản cũng rất coi trọng nông nghiệp, nông thôn. Thành công mà họ đạt được là hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn không chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng nên Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện kịp thời để đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp nông thôn nước ta đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Từ chỗ thiếu lương thực nước ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới sau Thái Lan, nhiều mặt hàng xuất khẩu chiếm lĩnh trên thị trường quốc tế như cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, thủy sản,… Những thành tựu đó đã góp phần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, so với đòi hỏi cấp bách của công cuộc đổi mới, tương lai của đất nước trước một thời điểm có tính chất quyết định thì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta qua nhữmg năm qua còn chưa tương xứng. Vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như thế nào là một vấn đề cấp bách hiện nay. 1 Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thônĐức Thọ là một huyện của Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cần có giải pháp phát triển để đưa Đức Thọ trở thành một trong những huyện trọng điểm của tỉnh. Xuất phát từ những yêu cầu đó, chúng tôi chọn vấn đề : “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta đồng thời là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta luôn khẳng định: phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Đây là vấn đề cấp bách và lâu dài được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước: “Hiện naytrong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững”(6; tr191). Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn như: “Công nghiệp hóa nông nghệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam” của Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997; “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” của Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương - Bộ nông nghiệpphát triển nông thôn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002… Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã làm rõ được vai trò của nông nghiệp, nông thôn và phân tích rõ thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu 2 Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thônnày còn chưa đề cập đến phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thônhuyện Đức Thọ. Ở Đức Thọ ngoài những báo cáo sơ kết, tổng kết của các cấp, các ngành thì chưa có công trình nào nghiên cứu đến vấn đề này một cách có hệ thống. Bởi vậy, nghiên cứu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong giai đoạn hiện nay dưới góc độ kinh tế chính trị cần được phân tích một cách cơ bản, toàn diện hơn. Với công trình nghiên cứu này, tôi mong sẽ làm rõ thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ ngày một mạnh hơn, góp phần xây dựng Đức Thọ trở thành huyện trọng điểm của Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận làm rõ thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Đức Thọ trong những năm qua từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ ngày một đa dạng và bền vững hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận có một số nhiệm vụ sau: - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Đức Thọ trong những năm gần đây. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Đức Thọ ngày một phát triển. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Khóa luận được trình bày dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 3 Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … Khóa luận tuân thủ các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, khảo sát. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Đức Thọ. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận chỉ nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Đức Thọ từ năm 2007 đến năm 2009. 6. Ý nghĩa lý luận - Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị. - Khóa luận góp phần sáng tỏ một số vấn đề kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 7. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm 2 chương và 4 tiết. Chương I: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm gần đây Chương II: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đức Thọ trong những năm tới 4 Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỨC THỌ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1. Lý luận chung về kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 1.1.1. Khái niệm chung về kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn : *Về kinh tế nông nghiệp Theo Từ điển kinh tế của NXB Sự thật Hà Nội, 1979 thì: “Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận sản xuất chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho người dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với các quá trình kinh tế mà còn gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn, điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật kinh tế của sự phát triển xã hội và các quy luật sinh vật học của sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm việc sản xuất ngũ cốc, cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề đồng cỏ… Ngành chăn nuôi bao gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gà, vịt . Trong nông nghiệp, ruộng đất được coi là một tư liệu sản xuất chủ yếu…” (7; tr386). Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006 thì: “Nông nghiệp được hiểu theo hai nghĩa: nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm lâm nghiệp, ngư nghiệp. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, là ngành 5 Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … sản xuất mà ứng dụng khoa học công nghệ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở các nước kém phát triển thường gắn liền với phương pháp canh tác lề thói, tập quán đã có hàng nghìn năm” (8; tr237) Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX: “Nông nghiệp là một ngành kinh tế bao gồm các lĩnh vực sản xuất, chế biến, trao đổi, thị trường” (2; tr44) *Về kinh tế nông thôn Trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế nông thôn, dù hiểu theo nghĩa nào thì kinh tế nông thôn vẫn là tổng thể các hoạt động kinh tế diễn ra trên địa bàn nông thôn có quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp. Kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế - xã hội diễn ra trên địa bàn nông thôn bao gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của nền kinh tế quốc dân là kinh tế nông thônkinh tế thành thị. Dưới góc độ kinh tế, trong cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn các nước châu Á và Việt Nam” của NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997 thì: “Nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành nghề sản xuất và kinh doanh, dịch vụ ngoài nông nghiệp” (10; tr26). Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006 thì: “Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ, tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế và lãnh thổtrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân” (8; tr238) Xét về mặt kĩ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. 6 . nghiệp, nông thôn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) trong giai đoạn hiện nay làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông. luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn … này còn chưa đề cập đến phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Đức Thọ. Ở Đức Thọ

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan