Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức thành phố vinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

56 586 3
Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức thành phố vinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng Đại học Vinh Khoa Giáo dục Chính trị Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. khoá luận tốt nghiệp nghành s phạm giáo dục chính trị Giáo viên hớng dẫn: GVC. TS. Đoàn Minh Duệ Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thúy Hồng 43A1 - GDCT Vinh,2006 Trang 1 Mục lục A- Phần mở đầu 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Tình hình nghiên cứu 3 III. Mục đích nghiên cứu 4 IV. Nhiệm vụ của đề tài 4 V. Phơng pháp nghiên cứu 4 VI. Kết cấu của đề tài 4 B- Phần nội dung 6 Chơng I. Trí thứcvai trò của trí thức 6 1. Giới thuyết về khái niệm trí thức. 6 2. Vai trò của trí thức 9 Chơng II. Thực trạng trí thức Thành phố Vinh hiện nay 14 1. Một số nét cơ bản về Thành phố Vinh 14 2. Thực trạng của trí thức Thành phố Vinh 17 3. Thực trạng của trí thức Trờng Đại học Vinh 23 4. Vai trò của trí thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 29 Chơng III. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 40 1. Dự báo nhu cầu thực tế về nguồn lực tăng cờng cho đội ngũ trí thứcThành phố Vinh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ 2000 - 2010. 40 2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 49 C. Kết luận 54 D. Tài liệu tham khảo 56 Trang 2 a - phần mở đầu I - lý do chọn đề tài. Tấm bia đá ở Văn miếu, Quốc Tử Giám có khắc dòng chữ : "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Điều đó ta có thể hiểu các bậc hiền tài là yếu tố cốt tử đối với một chính thể. Khi yếu tố này đợc phát huy thì đất nớc phồn thịnh; những ngời tài giỏi là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển. Lời dặn dò đó của ông cha ta thủa trớc hiện vẫn còn nguyên giá trị, nhất là giai đoạn chúng ta đang tập trung mọi tiềm lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngời tài ở đây là vốn "chất xám", là năng lực, trí tuệ của con ngời, là nguồn lực cơ bản của sự tăng trởng kinh tế, xã hội. Nguồn lực đó trớc hết ở đông đảo quần chúng lao động mà đội ngũ trí thức có trình độ học vấn, chuyên môn cao đóng vai trò nòng cốt. Thực vậy, do những điều kiện khách quan và chủ quan chúng ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc trong hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, muốn tránh nguy cơ tụt hậu, chúng ta phải tăng tốc để rút ngắn khoảng cách so với các nớc phát triển. Nhiều nớc từ tổng kết thực tiễn đã đi đến kết luận: thứ "nhiên liệu" dùng để tăng tốc là trí tuệ. Thiếu trí tuệ thì không thể có sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội. Nhân loại đang bớc vào những năm đầu của thế kỷ XXI với biết bao biến đổi sâu sắc, kỳ diệu, từ một nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, sang nền kinh tế có sự tham gia nhiều của "chất xám" . Những biến đổi kỳ diệu ấy càng khẳng định và đòi hỏi cao hơn vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức. Tại Đại hội VII (1991) của Đảng đã khẳng định: " Trong Cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò của giới trí thức rất quan trọng. Trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội vai trò của giới trí thức càng quan trọng hơn. Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và bản thân công - nông không đợc nâng cao tri thức, không dần đợc trí thức hóa thì không thể xây dựng Chủ nghĩa xã hội "{8,113}. Đến Đại hội IX, Đảng ta lại tiếp tục nhấn mạnh: "Động lực chủ yếu để phát triển đất nớc là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo"{9,86}. Trang 3 Xuất phát từ nhận thức đó, việc nghiên cứu tìm hiểu vai trò của trí thức nói chung, trí thứcThành phố Vinh nói riêng là hết sức cần thiết. Trong công cuộc đổi mới hiện nay Thành phố Vinh đã đạt đợc nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đô thịVới diện tích 66,9 km 2 , dân số 285.000 ngời (số liệu năm 2005), thuận tiện về giao thông (đờng sắt, đ- ờng bộ, đờng không, đờng thủy), lại giàu truyền thống lịch sử, thành phố Vinh không những là tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An mà còn là một đô thị loại II, là trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực Bắc Trung bộ. Tuy vậy, so với tiềm năng và lợi thế, thành phố Vinh vẫn cha phát triển đúng tầm, hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Để đẩy nhanh quá trình phát triển, thành phố Vinh phải tập trung nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ lỡng các nhân tố thúc đẩy quá trình này, đặc biệt là các nhân tố đã đợc xác định là động lực. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên, tôi cho rằng, việc nghiên cứu đề tài: "Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa" là hết sức cấp bách, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. II - tình hình nghiên cứu. "Trí thức" là một vấn đề lớn, đợc xã hội quan tâm. Trên phơng diện lý luận, đã có một số nhà khoa học có những công trình, bài viết đề cập đến vai trò động lực của trí thức trong sự phát triển đất nớc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cần khẳng định rằng, những bài viết và công trình đó đóng vai trò phơng pháp luận giúp tôi có cơ sở đi sâu nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vai trò, vị trí động lực của đội ngũ trí thức Nghệ An nh công trình "Trí thức Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá" của T.S Đoàn Minh Duệ do Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành năm 2005; hoặc khoá luận của Vũ Thị Thanh Huyền lớp 40A khoa GDCT . Các công trình đó đã giúp chúng tôi nhiều trong phơng pháp tiếp cận vấn đề, khai thác, phân tích thực trạng cũng nh đề xuất các giải pháp. Trang 4 Chúng tôi nhận thức rằng, đội ngũ trí thức Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng đóng vai trò rất to lớn trong quá trình đa quê hơng thoát nghèo, đi tắt đón đầu để từng bớc vơn lên làm giàu. Tuy nhiên hiện nay, theo chúng tôi cha có một công trình nghiên cứu mang tính độc lập về đội ngũ trí thức thành phố Vinh. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này bằng việc tập trung khảo sát đội ngũ trí thức Thành phố từ năm 2002 đến 2005 để từ đó bớc đầu đề ra các giải pháp nhằm giúp lãnh đạo địa phơng có cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính sách, khơi dậy nội lực của đông đảo trí thức Thành phố. iii - Mục đích nghiên cứu. Điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ trí thức thành phố Vinh, từ đó bớc đầu đề ra các giải pháp, nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Vinh từ nay đến năm 2010. iv - nhiệm vụ của đề tài. 1. Giới thuyết khái niệm trí thức. 2. Điều tra, khảo sát thực trạng của trí thức Thành phố Vinh hiện nay, từ đó rút ra những kết luận bớc đầu về vai trò, vị trí của đội ngũ này. 3. Bớc đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức Thành phố Vinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. v - phơng pháp nghiên cứu. Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đồng thời sử dụng các phơng pháp sau: - Phơng pháp điều tra - Phơng pháp phân tích và tổng hợp - Phơng pháp đối chiếu, so sánh vi - kết cấu đề tài . Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chơng: Chơng I. Trí thứcvai trò của trí thức. Trang 5 Chơng II. Thực trạng trí thức Thành phố Vinh hiện nay. Chơng III. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá. B. phần nội dung Trang 6 chơng i: trí thứcvai trò của trí thức 1. Giới thuyết về khái niệm trí thức. Cho đến nay, cha có một định nghĩa nào đạt đợc sự thống nhất thỏa mãn câu hỏi: "Trí thức là gì?". Theo Ja.Tehepanxky thì có đến trên 60 định nghĩa về "Trí thức". Trong Từ điển Bách khoa Liên Xô (1985) do A.M.Prokhorov chủ biên viết rằng: "Trí thức là tầng lớp những ngời làm nghề lao động trí óc phức tạp, sáng tạo, phát tríển và truyền bá văn hóa" {23,87}. Tơng tự nh vậy, trong Từ điển Bách khoa Triết học (Tiếng Nga, NXB Tiến bộ Moscow.1983) định nghĩa trí thức là: "Tầng lớp những ngời lao động trí óc và thờng có học vấn cao tơng ứng, có chức năng sáng tạo, phát tríển và phổ biến văn hóa ". Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học (1986) nêu: "Trí thức là một nhóm xã hội bao gồm những ngời chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó " {11,360}. Trong giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (2001) viết: "Tầng lớp trí thứcđại biểu cho lao động trí óc (lao động trí tuệ có trình độ cao). Do vậy, tuy số lợng không đông trong cơ cấu xã hội, nhng có vai trò quan trọng đối với sự phát tríển của đất nớc và có vai trò đó ngày càng tăng. Là một chủ thể của cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại nên số lợng và chất lợng của trí thứcsự biến đổi nhanh, cơ cấu của tầng lớp này ngày càng phong phú"{4,150}. Theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tầng lớp trí thức là: "Tầng lớp xã hội đặc biệt, là một bộ phận tiêu biểu nhất trong lực lợng lao động trí óc. Họ là những ngời lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, chủ yếu về mặt lý thuyết, khoa học và giá trị tinh thần. Nhng những giá trị lý thuyết và tinh thần đó lại đang đợc ứng dụng vào sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội, quy định năng suất, chất lợng, hiệu quả tốc độ phát tríển và trình độ của sản xuất, kinh tế, đời sống xã hội. Xã hội càng hiện đại, đặc biệt là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản, vai trò của trí thức ngày càng quan trọng. Và trên thực Trang 7 tế, trí thức ngày càng gắn bó với nền sản xuất hiện đại, với giai cấp công nhân "{4,166}. Qua một số khái niệm trên, ta thấy rõ trí thức là ai. Dù ở góc độ này hay góc độ khác, nhìn chung trong các định nghĩa về trí thức có hai đặc điểm cơ bản đợc khẳng định: Thứ nhất: Trí thức bao gồm những ngời có trình độ học vấn cao. Thứ hai: Trí thức bao gồm những ngời lao động trí óc có chuyên môn cao. ở đặc điểm thứ nhất, trên Thế giới hiện nay, hầu hết các nớc thờng tính từ những ngời có trình độ từ Cao đẳng trở lên, tức là những ngời có học vấn nhất định, có bằng cấp tơng ứng, cần thiết cho ngành lao động của mình. ở đặc điểm thứ hai, trí thức phải là những ngời có chuyên môn cao; lao động bằng trí óc phức tạp và sáng tạo. Nhng nếu chỉ có lao động trí óc, có chuyên môn cao và là những ngời có học vấn cao thì vẫn cha thể xem là trí thức đợc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về trí thức đều bác bỏ cách đánh đồng khái niệm lao động trí óc và trí thức. Trí thức là ngời lao động trí óc, nhng chỉ lao động trí óc không thôi thì cha thể coi là trí thức. Trong nhân cách của trí thứcsự kết hợp chặt chẽ giữa "Trí" tức là hiểu biết với "Thức" nghĩa là lơng tri và đức độ. Theo J. Kurmosov, trí thức bao gồm những ngời có văn hóa và đạo đức cao, tích cực tham gia vào đời sống xã hội. Nghĩa là một ngời không học, không có văn hóa thì không thể là trí thức, đồng thời có văn hóa không thôi thì cha đủ mà còn phải tham gia hoạt động đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội. Hơn nữa, đã là trí thức, cần phải có khả năng sáng tạo, có tiêu chuẩn đạo đức. Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì cũng không phải là ngời trí thức. Nh vậy, theo đúng nghĩa của danh từ, trí thức là ngời vừa hiểu biết sự vật, vừa hiểu biết mình, biết "ngời", biết "ta" và họ đem giảng giải cho ngời khác cùng biết những kiến thức đó, vì lợi ích chung. Ngời thiếu đức độ, thiếu lơng tri, thì dù có bằng cấp cao tột bậc, có thông thái đến đâu thì cũng chỉ xứng đáng đ- ợc gọi là "ngời có học", "ngời đỗ đạt", làm việc bằng trí óc mà thôi, họ không Trang 8 phải là trí thức. Tuy nhiên, tiêu chuẩn "học vấn cao" mà ta đòi hỏi ở trí thức cũng là tơng đối. Điều quan trọng là nhận thức cho đợc những tiêu chí cần vơn tới của những trí thức ở từng thời kỳ theo yêu cầu tất yếu của dân tộc và thời đại. Ngày xa, cụ đồ nho hoặc ngời đỗ tú tài (tơng đơng với ngời tốt nghiệp trờng Phổ thông Trung học ngày nay) đã đợc xem nh ngời có trình độ hiểu biết. Còn bây giờ, nếu không có bằng Cao đẳng, Đại học hoặc có trình độ tơng đơng thì xã hội thờng không coi là trí thức. Song, trong cuộc sống thực tại, có những ng- ời có học vấn không cao nhng họ lại làm công việc phát triển và truyền bá văn hóa trong nhân dân. Xét trên phơng diện khác, trí thức không phải là một giai cấp, mà là một tầng lớp xã hội, một tầng lớp xã hội đặc biệt. Bởi trí thức không có quan hệ riêng, đặc biệt với t liệu sản xuất. Đồng thời gắn bó mật thiết với các giai cấp đang tồn tại trong xã hội, và phục vụ nhu cầu của các giai cấp đó. Trí thức có một vai trò chính trị và xã hội to lớn. Xét về cơ cấu, trí thức có cơ cấu hết sức đa dạng và phức tạp. Bởi trí thức tồn tại trong mọi giai cấp, tầng lớp xã hội: công nhân, nông dân; trong mọi ngành nghề nh Quản lý, Giáo dục - Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Y tế, Thể dục - Thể thao, Dịch vụ, Đối ngoại, Quân sự . Do đó, tôi hoàn toàn nhất trí với một số ý kiến chia tầng lớp trí thức thành 3 nhóm chính sau: Nhóm 1. Gồm những ngời thờng gọi là nhân viên (viên chức), đó là những ngời lao động trí óc có ít chuyên môn, không đòi hỏi phải có trình độ đại học. Họ là những nhân viên đánh máy, thủ quỹ, kế toánlao động trí óc của họ chủ yếu là lao động thực hành, ít mang tính sáng tạo. Nhóm 2. Gồm những ngời là cán bộ chuyên môn, có trình độ Cao đẳng, Đại học nh cán bộ nghiên cứu khoa học, kỹ s, cán bộ kỹ thuật, giáo viên, bác sĩ, nhà báo . Đây là một tập đoàn xã hội lớn gồm những ngời lao động trí óc có học vấn cao. Nhóm 3. Gồm những ngời vừa có trình độ chuyên môn vừa có trình độ quản lý. Trang 9 Tuy nhiên, ở nớc ta hiện nay còn có quan niệm cho rằng: Trí thức là những cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, quan niệm này là cha đầy đủ. Bởi vì, tầng lớp trí thức tồn tại ở nhiều lĩnh vực, trong đó bao hàm cả lĩnh vực khoa học công nghệ. Do đó, nên hiểu những cán bộ khoa học công nghệ là một thành phần của trí thức. Để hiểu rõ thêm tri thức - họ là ai? Một điều quan trọng là chúng ta phải thấy rõ họ có chức năng nh thế nào? Trong cuốn "Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng" do Giáo s Phạm Tất Dong chủ biên, nêu 4 chức năng cơ bản của trí thức: Thứ nhất: Chức năng đặc thù của lao động trí óc chuyên môn cao là sự sáng tạo văn hóa, là sáng tạo và t duy những giá trị cơ bản của xã hội: cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ và Chân lý. Thứ hai: Chức năng phê phán. Khi phân tích những vấn đề của trí thức trong những xã hội T bản, Paul Alecxandre Banran rất coi trọng tính phê phán, xem đó là điều kiện để trở thành trí thức. Dựa theo ý kiến của C. Mác, ông cho rằng, ngời trí thức, từ bản chất, là một nhà phê bình xã hội, nhìn rõ sự vật, phải suy nghĩ đến cùng và phải dám phê phán không thơng tiếc những gì hiện hữu đang là chớng ngại vật ngăn cản sự vơn tới một trật tự xã hội tốt đẹp hơn, nhân đạo hơn và hợp lý hơn. Thứ ba: Chức năng đào tạo các cán bộ, đào tạo lớp trí thức mới cho đất n- ớc. Thứ t: Chức năng xã hội. Chức năng này thể hiệnsự tham gia các hình thức hoạt động, các công tác mang tính xã hội và đặc biệt là tham gia vào quá trình quản lý xã hội{12,132}. 2. Vai trò của trí thức. Trí thức luôn là vấn đề quan tâm của mọi thời đại. Từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp khác nhau, giai cấp thống trị luôn cần đến đội ngũ trí thức. Trí thức là một bộ phận của nhân dân, là một trong những động lực thúc đẩy sự đi lên của mỗi dân tộc, của toàn bộ lịch sử phát triển nhân loại. ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, tầng lớp trí thức trong từng xã hội khác nhau có những Trang 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan