Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore

97 909 0
Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r  tagore

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Rabindranath Tagore (1861- 1941) là một nhà thơ lớn, một nhà văn hoá lỗi lạc của đất nớc ấn Độ. Ông đợc xem là tổng hợp kỳ diệu của ấn Độ từ Upanishad đến ấn Độ phục hng và là biểu tợng cho toàn bộ năng lực sáng tạo của con ngời trên trái đất. Giải Nobel văn học 1913 trao cho tập Thơ Dâng (Gitanjali) của R. Tagore là sự công nhận mang tính toàn cầu đối với R.Tagore, đa ông lên tầm vóc một nhà thơ nhân loại. Bằng tài năng siêu việt R.Tagore đã tạo nên một thời đại mới trong văn học ấn Độ - Thời đại R.Tagore (The epoch of R.Tagore), đa văn học ấn Độ hội nhập vào thế giới hiện đại. Nghiên cứu sáng tác của R. Tagore, vì vậy, không chỉ để hiểu tài năng của một con ngời mà còn có ý nghĩa nh một sự khởi đầu nghiên cứu thời kỳ phục hng văn học ấn Độ. 1.2. Trong t cách một nghệ sĩ, R. Tagore sáng tạo trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt đợc những thành công rực rỡ. Sau hơn 70 năm sáng tạo, ông đã để lại cho đời 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, 2006 ca khúc, hàng ngàn bức tranh. Tuy nhiên trên thế giới ông đợc biết đến nhiều nhất trong t cách một nhà thơ, mặc dầu nh cố thủ tớng Indra Gandhi (1917- 1984) đã nhận xét: Thơ chỉ là một phần nhỏ của con ngời ấy thôi. Điều này vô hình trung làm nhòe mờ các lĩnh vực sáng tạo khác của ông. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, với 12 tiểu thuyết để lại, R. Tagore xứng đáng là một cây bút bậc thầy của tiểu thuyết ấn Độ thế kỷ XX. Thực tế này cho thấy, việc nghiên cứu tiểu thuyết R. Tagore là một sự bổ sung cần thiết để ta có đợc sự hình dung đầy đủ hơn về tài năng nhiều mặt của con ngời vĩ đại này. 1 1.3. Trong số 12 tiểu thuyết để lại, tiểu thuyết Nàng Binôdini và Đắm thuyền có một vị trí đặc biệt không chỉ trên hành trình sáng tạo của R. Tagore mà cả với quá trình hiện đại tiểu thuyết ấn Độ. Đây đợc xem là những tiểu thuyết thể hiện một sự cách tân mạnh mẽ trong hớng tiếp cận và cách thể hiện vấn đề của tiểu thuyết ấn Độ. Trong đó Nàng Binôdini (1905) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên đặt nền móng cho khuynh hớng tiểu thuyết tâm lý xã hội ấn Độ. Vì vậy, tìm hiểu những đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết R.Tagore qua hai tác phẩm này có ý nghĩa nh một sự mở đầu cho quá trình khám phá thế giới tiểu thuyết R. Tagore nói riêng và tiểu thuyết ấn Độ thế kỷ XX nói chung. Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng, đây là hai trong số 12 tiểu thuyết của R. Tagore đã đ- ợc dịch ra tiếng Việt. Điều này giúp cho đề tài có tính khả thi hơn. 2. Lịch sử vấn đề Hơn nửa thế kỷ trôi qua, từ khi R. Tagore từ bỏ chiếc áo khoác của thơ ca trở về đất bụi, đã có biết bao nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu viết về ông. Nhiều tác phẩm của R. Tagore đã lần lợt đợc dịch và giới thiệu ở nhiều nớc Châu Âu, đặc biệt là sau năm 1913, khi ông nhận giải thởng Nobel văn học. Tuy nhiên, nh đã nói ở trên, cơn địa chấn mà giải thởng này mang lại đã tạo ra một vùng xoáy thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình, mà tâm điểm của nó là thơ ca. Một điều dễ thấy là hầu hết các công trình giới thiệu nghiên cứu về R. Tagore đều tập trung vào lĩnh vực thơ ca. Cũng nh các lĩnh vực sáng tạo khác của ông, tiểu thuyết còn ít đợc biết đến cả trong và ngoài nớc, mặc dầu đó đây đã có những công trình nghiên cứu, giới thiệu, hoặc chuyên sâu, hoặc điểm xuyết. Trong phạm vi quan tâm của đề tài và nguồn t liệu bao quát đợc, chúng tôi xin điểm lại một số vấn đề có liên quan. 2.1. ở ấn Độ, cách nhìn nhận đánh giá tiểu thuyết R. Tagore không hòan toàn thống nhất. Có không ít ngời cho rằng, tiểu thuyết R. Tagore thực sự không có gì mới hơn so với tiểu thuyết thế kỷ XIX mà ngời khởi xớng là Bankim Chandra. Tuy nhiên đông đảo nhà phê bình nghiên cứu, nhà văn lại không nhìn 2 nh vậy, nhất là sau khi R. Tagore qua đời. Đánh giá tài năng, vị trí của R. Tagore trong văn xuôi ấn Độ, Mulk Anand, trong cuốn: R. Tagore -The Whole Man, in Rabindranath Tagore: Hislife and Hisworks, trang 36 viết: Ông là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của đất nớc chúng ta và thế giới. Trong những cuốn tiểu thuyết của mình, ông đã dạy cho các thế hệ chúng ta làm thế nào để trở thành nhân bản, không mơ hồ, mà qua sự sáng tạo, bằng các nhân vật thật là sống động với tất cả những điểm yếu của con ngời chứ không phải là những hình tợng mang tính triết học. Ông đã tạo cho những con ngời ở đẳng cấp thấp nhân phẩm mà họ thờng bị chối từ. Chủ nghĩa nhân văn của ông chính là cảm hứng và lòng cam đảm cho những con ngời bé nhỏ để họ có thể trải qua những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử . Đông đảo nhà văn ấn Độ đều cho rằng, những cuốn tiểu thuyết của R. Tagore rất đáng đợc chú ý và nhận đợc sự quan tâm của độc giả vì chúng đợc viết nên trên nền tảng sự khao khát của những ng- ời dân xứ Bengal mong muốn tự nhận thức về mình, mong muốn đợc đọc những tác phẩm mô tả cuộc sống mà họ đang hằng ngày trải qua. Đây chính là chủ đề xuyên suốt trong mời cuốn tiểu thuyết đợc xuất bản bằng tiếng Bengali của R. Tagore trong những năm từ 1883 đến 1934 là Đắm thuyền và Nàng Binôdini là hai cuốn tiểu thuyết tiêu biểu trong số đó. 2.2. So với phơng Tây, R. Tagore xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn nhiều. Tên tuổi của ông lần đầu tiên đợc nói đến là vào năm 1924 trên hai số báo Nam Phong số 84, 85 với bài Một đại thi sĩ ấn Độ - ông Rabindranath Tagore. Sau đó không lâu trong bài Bàn phiếm về văn hoá Đông Tây (Nam Phong số 89), Thợng Chi đã nói đến R. Tagore nh một đại diện siêu việt của văn hoá Phơng Đông, ngời chủ trơng hòa hợp hai nền văn hoá Đông - Tây. ý nghĩa của vấn đề là rất lớn lao. Nó không chỉ giúp cho ngời đọc Việt Nam bấy giờ hiểu thêm những t tởng sâu sắc trong triết lý hòa hợp Đông Tây của R. Tagore mà còn có ý nghĩa nh một sự khởi đầu cho một quá trình giới thiệu t tởng, tác phẩm R. Tagore ở Việt Nam trong đó có tiểu thuyết. Chỉ sau đó không lâu, lần đầu tiên 3 một cuốn tiểu thuyết của R. Tagore đã đợc Mặc Lan dịch và đăng liên tục trên 7 số tạp chí Tao Đàn (từ số 6 đến số 13). Đó là tác phẩm Gia đình và thế giới (The Home and the world). Do nhiều nguyên nhân khác nhau, phải đến hơn 50 năm sau tiểu thuyết Đắm Thuyền và Nàng Binôdini mới đợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc thiếu vắng những công trình nghiên cứu về văn xuôi R. Tagore nói chung, tiểu thuyết R. Tagore nói riêng là điều dễ hiểu. 2.3. Trên bình diện nghiên cứu, giới thiệu R. Tagore ở nớc ta, năm 1961 có thể xem là một cái mốc đáng nhớ. Nhiều công trình dịch thuật, nghiên cứu, giới thiệu thơ, truyện ngắn, kịch R. Tagore đã ra đời. Trong đó đáng chú ý là cuốn Ra - vin - đơ - ra - nat - Ta- go - rơ của Cao Huy Đỉnh. Đây đợc xem là công trình nghiên cứu giới thiệu R. Tagore quy mô nhất bấy giờ. Ngoài phần dịch và giới thiệu thơ và kịch R. Tagore, Cao Huy Đỉnh đã có một tiểu luận gần 40 trang về cuộc đời, t tởng nghệ thuật R. Tagore. Trong đó ông đã bớc đầu có những kiến giải sâu sắc về quá trình hình thành t tởng và phong cách nghệ thuật R. Tagore. Năm 1984, sau nhiều năm nghiên cứu Lu Đức Trung đã cho xuất bản giáo trình Văn học ấn Độ, trong đó R. Tagore là một trọng tâm. Tuy nhiên do sự thiếu hụt của t liệu và khuôn khổ của một giáo trình, phần viết về R. Tagore chủ yếu là thơ. Truyện ngắn và tiểu thuyết của R. Tagore cha đợc quan tâm giới thiệu. Năm 1991, Phan Nhật Chiêu xuất bản cuốn R. Tagore - Ngời tình của cuộc đời với những cảm nhận đầy đam mê về các tác phẩm và t tởng của R. Tagore. Cuốn sách đã phần nào giúp ngời đọc hình dung đợc chân dung tinh thần R. Tagore qua những bức th, những nhận xét đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu về R. Tagore. Tuy nhiên cũng nh nhiều công trình trớc đó, tiểu thuyết R. Tagore vẫn cha đợc quan tâm giới thiệu. Trong một cố gắng nhằm giới thiệu tác phẩm R. Tagore đến đông đảo công chúng Việt Nam, trớc hết là học sinh, sinh viên, Lu Đức Trung đã biên soạn cuốn R. Tagore - Tác phẩm chọn lọc. So với các cuốn sách trớc đó, ở công trình này, bên cạnh việc giới thiệu về thơ, soạn giả đã chú ý đến một số thể loại khác nh truyện ngắn, 4 tiểu thuyết R. Tagore. Trong lời giới thiệu: Cũng nh truyện ngắn, chất hiện thực trong tiểu thuyết của R. Tagore rất sâu đậm, lối miêu tả nội tâm nhân vật là thủ pháp đặc sắc của ông. Yếu tố thiên nhiên trong tiểu thuyết cũng là nét đặc sắc. Đây có thể xem nh là một sự gợi mở, định hớng cho những tìm tòi nghiên cứu tiểu thuyết R. Tagore. Theo hớng đi đó, năm 2005, nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây đã xuất bản bộ tuyển tập R. Tagore, do Lu Đức Trung biên soạn. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có đợc một bộ tuyển tập R. Tagore khá đầy đủ, trong đó có hai tiểu thuyết Nàng Binôdini và Đắm thuyền đợc giới thiệu. 2.4. Trong những năm gần đây, ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu về R. Tagore ở nớc ta đã xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 2001, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hạnh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về R. Tagore với đề tài Trữ tình - triết lý trong thơ Dâng. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên về R.Tagore đợc bảo vệ thành công ở nớc ta, đánh dấu sự khởi đầu cho một quá trình nghiên cứu R. Tagore ở một phạm vi rộng rãi và sâu sắc hơn. ở một mức độ có phần hạn hẹp hơn, nhiều luận văn thạc sĩ, luận văn đại học đã đi vào nhiều khía cạnh khác nhau của sáng tác R. Tagore, trong đó có không ít bàn về tiểu thuyết. Có thể dẫn ra đây một số luận văn tiêu biểu nh: Không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đắm thuyền của R. Tagore (Nguyễn Thị Huân, luận văn thạc sĩ, Đại học S phạm I, HN.1999), Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật của R. Tagore trong tiểu thuyết Nàng Binôdini (Nguyễn Thị Phơng Thuỳ - khoá luận tốt nghiệp đại học, Trờng Đại học Vinh); Yếu tố ngẫu nhiên trong tiểu thuyết Đắm thuyền của R. Tagore (Nguyễn Thị Quỳnh Trang, khoá luận tốt nghiệp đại học, Trờng Đại học Vinh) . Do giới hạn trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ đi vào một số khía cạnh cụ thể trong nghệ thuật tiểu thuyết R. Tagore. Tính chất biệt lập đối tợng là đặc điểm nổi bật ở những công trình này. ý nghĩa của nó mới dừng lại ở sự gợi mở vấn đề. 5 2.5. Điểm lại một số ý kiến trên đây có thể thấy, cho đến nay ở nớc ta ch- a có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về tiểu thuyết R. Tagore. Tuy nhiên, trong những công trình nghiên cứu về R. Tagore, đó đây đã xuất hiện những nhận xét đánh giá về tiểu thuyết, và ở một mức độ tập trung hơn là đi vào một vài khía cạnh đặc sắc trong tiểu thuyết R. Tagore. Chúng tôi xem đây là những gợi ý để đi vào tìm hiểu đặc sắc tiểu thuyết R. Tagore qua hai tiểu thuyết tiêu biểu của ông là Nàng Binôdini và Đắm thuyền. 3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tợng khảo sát của đề tài là thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nàng Binôdini và Đắm thuyền. Trong đó, chúng tôi tập trung khám phá một số vấn đề đặc sắc nhất, nh nghệ thuật tạo tình huống truyện, nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật và nghệ thuật trần thuật. 3.2. Do hạn chế về ngoại ngữ và nguồn t liệu, phạm vi khảo sát của chúng tôi chỉ tập trung vào hai cuốn tiểu thuyết Nàng Binôdini (Hồng Tiến và Mạnh Chơng dịch) và Đắm thuyền (Lu Đức Trung, Trơng Thị Thu Vân và Hòang Dũng dịch) in trong tuyển tập tác phẩm R. Tagore (tập 1) Nxb Lao Động - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 2005. Ngoài ra, trong khả năng có thể chúng tôi còn khảo sát một số tiểu thuyết hiện đại nhằm so sánh, làm nổi bật đặc sắc của tiểu thuyết R. Tagore. 4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 4.1. Nh tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết R. Tagore qua hai tiểu thuyết Đắm thuyền và Nàng Binôdini. 4.2. Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ: Thứ nhất, chỉ ra đợc những đặc sắc của tiểu thuyết R. Tagore, trên một số phơng diện chủ yếu nh nghệ thuật tạo tình huống, nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, nghệ thuật trần thuật. 6 Thứ hai, trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân tích và lý giải vai trò, hiệu quả của nó đối với việc chuyển tải t tởng nghệ thuật R. Tagore. Thứ ba, ở một mức độ nhất định, nhận diện phong cách tiểu thuyết R. Tagore. 5. Phơng pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phơng pháp nh khảo sát, thống kê, phơng pháp phân tích theo đặc trng thể loại mà ở đây là tiểu thuyết và phơng pháp so sánh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đợc cấu trúc thành 3 chơng: Chơng 1: Sử dụng yếu tố ngẫu nhiên tạo dựng cốt truyện Chơng 2: Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật Chơng 3: Nghệ thuật trần thuật Chơng 1 Sử dụng yếu tố ngẫu nhiên tạo dựng cốt truyện 1.1. Giới thuyết khái niệm 7 1.1.1. Khái niệm cốt truyện Cốt truyện là một khái niệm đã trở thành quen thuộc trong đời sống văn học. Tuy nhiên, cách hiểu về nó còn nhiều khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn. Thực tế đó, buộc chúng tôi phải giới thuyết lại khái niệm làm điểm tựa cho việc tìm hiểu vai trò yếu tố ngẫu nhiên đối với việc tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Nàng Binôdini và Đắm thuyền của R. Tagore. Theo 150 thuật ngữ văn học do tác giả Lại Nguyên Ân biên soạn thì thuật ngữ cốt truyện đợc áp dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XVII bởi các nhà văn cổ điển chủ nghĩa P. Cornelle và N. Boileau [6, 113]. Họ muốn nói đến những sự cố bất thờng trong đời các nhân vật truyền thuyết xa xa mà các nhà viết kịch thời sau thờng vay mợn. Nhng trớc đó, để gọi tên các câu chuyện, các sự kiện đợc miêu tả trong đó, các nhà văn La Mã đã dùng thuật ngữ La Tinh fabula (có gốc từ fabulari - nghĩa là kể chuyện, tờng thuật). Sự khác nhau của hai thuật ngữ cùng trỏ một hiện tợng đã khiến chúng không ổn định và nhất quán về nghĩa. Theo Pospelov, Thuật ngữ cốt truyện để chỉ sự việc miêu tả các sự kiện, hành động trong đời sống nhân vật diễn ra trong thời gian và không gian trong tác phẩm tự sự và kịch. Nó là một phơng diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật [41, 35]. Có chung cách nhìn ấy, giáo trình lý luận văn học do Ph- ơng Lựu chủ biên viết: Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện lớn, nhỏ, cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: thắt nút, cao trào, phát triển và mở nút [32, 303]. Cốt truyện là một thành phần quan trọng thiết yếu của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch. Nh vậy, một mặt cốt truyện là phơng tiện bộc lộ tính cách, thể hiện những thuộc tính của tính cách đó, mặt khác nó là phạm vi các biến cố cụ thể, bởi vì chỉ ở trong những biến cố nhất định đó các mối thiện cảm và ác cảm và nói chung là những quan hệ của con ngời mới có thể đợc bộc lộ. Các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học đã xem cốt truyện: Là hệ thống sự kiện cụ thể đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự 8 và kịch, và: Cốt truyện là một phơng tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội [16, 88]. Có thể thấy các quan niệm trên đây phần nào giúp chúng ta hình dung đ- ợc tính phức tạp của vấn đề. Điểm gặp gỡ trong các quan niệm đã nêu là ở chỗ, thừa nhận vị trí quan trọng của cốt truyện. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các nhà lý luận, chúng tôi hiểu cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố đợc tổ chức một cách chặt chẽ, có tác động qua lại theo một ý đồ nghệ thuật định sẵn. Bộc lộ mâu thuẫn đời sống, các xung đột xã hội, phản ánh bức tranh hiện thực rộng lớn, khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện chủ đề t tởng và cá tính sáng tạo của ngời nghệ sĩ là những vai trò cơ bản của cốt truyện. Chính sức lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức mạnh của chủ đề và t tởng của tác phẩm; ngợc lại, nếu cốt truyện quá sơ lợc, nhạt nhẽo, nhàm chán thì chủ đề và t tởng tác phẩm sẽ trở thành một lý thuyết suông; hoàn toàn áp đặt đối với ngời đọc. Từ cách hiểu này, chúng tôi đi vào tìm hiểu vai trò yếu tố ngẫu nhiên trong vịêc tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Nàng Binôdini và Đắm thuyền của R. Tagore. 1.1.2. Ngẫu nhiên Để thống nhất cách hiểu khái niệm ngẫu nhiên trong sáng tạo nghệ thuật, có lẽ phải bắt đầu từ cách hiểu từ vựng ngữ nghĩa. Giải thích khái niệm ngẫu nhiên, từ điển tiếng Việt cho rằng, ngẫu là tình cờ, nhiên cũng có nghĩa là tình cờ. Ngẫu nhiên là tình cờ mà có, không hẹn mà có, không dự đoán trớc. Trong quan niệm triết học, ngẫu nhiên là một vế của cặp phạm trù cơ bản (tất nhiên - ngẫu nhiên) là những sự việc, hiện tợng xảy ra mà con ngời không thể dự đoán trớc đợc do không nắm đợc những quy luật tác động lên sự vật hay hiện tợng. Nhng điều này không có nghĩa nó vô giá trị với cái tất nhiên. Bởi ẩn đằng sau cái ngẫu nhiên vẫn là cái tất nhiên, hay nói cách khác, ngẫu nhiên là cái tất nhiên mà con ngời cha nhận thức hết. Khi một sự vật hay nhiều hiện tợng xảy ra một cách ngẫu nhiên thì ta có thể coi đó là tín hiệu của một hay nhiều quy luật mà hiện nay khoa học cha biết. Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản 9 chất bên trong quyết định mà nó là do ngẫu nhiên của những hòan cảnh bên ngoài quyết định. Nh vậy, có thể thấy yếu tố ngẫu nhiên diễn ra trong tự nhiên, trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong mọi lĩnh vực. Nó xảy ra nằm ngoài ý muốn chủ quan của con ngời. Ngẫu nhiên - tất nhiên, sự chuyển hóa giữa chúng là ít ranh giới. Trong một điều kiện nào đó, cái tất nhiên có thể chuyển thành cái ngẫu nhiên và ngợc lại. Chính tính chất này đã đợc xem là hạt nhân đối cực với quan điểm phủ nhận vai trò của yếu tố ngẫu nhiên. Tất nhiên không thể để chúng ở thế cân bằng trong khả năng chi phối sự phát triển của sự vật chung, nếu cái tất nhiên mang giá trị chi phối bản chất sự việc thì cũng gần nh thế. Cái ngẫu nhiên sẽ mang khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phát triển của truyện. Vì vậy, sự xuất hiện của yếu tố ngẫu nhiên không những chỉ trong văn học viết mà cả trong văn học dân gian. Trong văn học Phơng Đông cái ngẫu nhiên đợc biểu hiện rõ qua những yếu tố sẵn có (Đôi hài bảy dặm, Ngôi nhà bỏ trống trong rừng, Con ngựa chờ sẵn .), là những cuộc gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên (Từ Thức gặp tiên, Thạch Sanh gặp và giải thoát con vua Thủy Tề, Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử trên bãi cát), là sự xuất hiện bất ngờ của những nhân vật thần kỳ vào những thời điểm kịch tính của cốt truyện. Sự xuất hiện của yếu tố ngẫu nhiên nhiều lúc gắn với thuyết định mệnh, có khi có ý nghĩa nh một biện pháp tình thế, nhằm giải quyết bế tắc cho nhân vật, hay thuyết minh cho một quan điểm đạo đức một triết lí nhân sinh. Trong văn học viết sử dụng yếu tố ngẫu nhiên gắn liền với t tởng thẩm mĩ, ý đồ sáng tạo, phong cách nhà văn. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp yếu tố ngẫu nhiên thờng xuất hiện gắn với yếu tố huyền thoại. Nó đ- ợc sử dụng nh một thủ pháp nghệ thuật có chủ đích, gắn với một cách nhìn thế giới của nhà văn. Theo Banlzăc, Ngẫu nhiên là t tởng vĩ đại nhất trên đời, nếu muốn cho văn học dồi dào chỉ nghiên cứu những cái ngẫu nhiên là đủ [17, 196]. Đồng tình với ý kiến trên M. Bakhtin cũng nhấn mạnh: Bản thân hiện thực tiểu thuyết là một trong những hiện thực có thể có, nó không tất yếu, nó 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan