Dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trong trường THPT hiện nay

93 1.4K 8
Dạy đọc   hiểu văn bản nghị luận trong trường THPT hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh khoa ngữ văn ------------------- nguyễn thị liên dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trong trờng thpt hiện nay Khoá luận tốt nghiệp đại học Vinh - 2006 1 lời cảm ơn Dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận là một vấn đề mới mẻ và cũng là mối quan tâm rất lớn của quá trình đào tạo trong nhà trờng trung hoc phổ thông nói riêng và toàn xã hội nói chung .Vì vậy khi chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm một số vấn đề cần thiết về tình hình của hoạt động đọc- hiểu văn bản trong nhà trờng phổ thông hiện nay . Đề tài này dợc thực hiện ngoài sự cố gắng của bản thân, chúng tôi còn nhận đợc sự góp ý chân thành, sự hớng dẫn tận tình của của cô giáo Lê Thị Hồ Quang, các thầy cô giáo trong tổ Giáo học pháp khoa Ngữ văn, sự ủng hộ của các bạn sinh viên .Vì thế mà qua đề tài này, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô cùng tất cả các bạn . Tuy nhiên do khả năng có hạn của bản thân cũng nh đây là một vấn đề còn mới mẻ phức tạp nên dù đã cố gắng, đề tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định trên cả phơng diện lí luận và thực tiễn. Do đó, chúng tôi rất mong nhận đợc sự góp ý của thầy cô và các bạn . Xin chân thành cảm ơn ! Vinh, tháng 5 năm 2006. 2 hiệu trong luận văn 1. Sách giáo khoa (SGK) 2. Trung học phổ thông (THPT) 3. Trung học cơ sở (THCS) 4. Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) 5. Ban khoa học xã hội và nhân văn (Ban KHXH-NV) 6. Ban khoa học tự nhiên (Ban KHTN) 3 mục lục Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Phơng pháp nghiên cứu 6 5. Cấu trúc khoá luận 6 Chơng 1: Khái niệm văn bản nghị luận và tình hình dạy đọc hiếu 7 văn bản nghị luận trong trờng THPT hiện nay 1.1. Khái niệm văn bản 7 1.2. Khái niệm văn bản nghị luận 9 1.3. Tình hình dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trong trờng thpt 15 hiện nay Chơng 2: Văn bản nghị luận trong SGK Văn học chỉnh lý 24 hợp nhất 2000 và SGK Ngữ văn tích hợp (Bộ 2, Ban KHXH - Nhân văn) một số khảo sát và nhận xét chung 2.1. Đặc điểm văn bản nghị luận trong SGK Văn học 24 chỉnh lí hợp nhất 2000 2.2. Đặc điểm văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn tích hợp 29 (Bộ 2, Ban KHXH- Nhân văn) 2.3. Một số nhận xét về văn bản nghị luận trong SGK Văn học chỉnh lí 38 hợp nhất 2000 và SGK Ngữ văn tích hợp (Bộ 2, Ban KHXH- Nhân văn) Chơng 3 : Một số nguyên tắc và phơng pháp dạy đoc hiểu 42 văn bản nghị luậntrờng THPT hiện nay 3.1. Một số nguyên tắc dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận trong trờng THPT 43 3.2. Một số phơng pháp dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận trong 49 trờng THPT Thiết kế thử nghiệm 60 Kết luận 67 4 Tài liệu tham khảo Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. Văn kiện của Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Phát triển Giáo dục và Đào tạo đợc coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con ngời yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trởng kinh tế nhanh và bền vững. (dẫn theo [24;38]). Văn kiện này đã chỉ ra vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nớc. Do đó để phát triển đất nớc tất không thể bỏ qua giáo dục, trong đó có vai trò của nhà trờng phổ thông. Nhà trờng phổ thông là nơi mà ở đó diễn ra rất nhiều hoạt động dạy học khác nhau, bao gồm quá trình dạy và học tất cả các phân môn, Văn đợc xem là môn học chính, có vị trí to lớn trong hệ thống các môn học của chơng trình Giáo dục - Đào tạo nớc nhà. Song trong ch- ơng trình môn Văn lại bao gồm nhiều nội dung, tri thức chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu. Văn bản nghị luận là dạng văn bản cần thiết mà chúng ta cần khảo sát. Văn bản nghị luận có một vai trò và vị trí quan trọng không chỉ trong nhà trờng mà cả trong đời sống xã hội. Nó đợc sử dụng thờng xuyên, phổ biến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhất là trong hoạt động giao tiếp. Để hoạt động giao tiếp hoạt động cao, không thể bỏ qua các dạng văn bản nhất là văn bản nghị luận. Bởi vì dạng văn bản này trình bày quan điểm, t tởng của ngời viết, ngời nói bằng hệ thống lập luận để thuyết phục ngời nghe. Song một thực trạng rất đáng lo ngại và đáng báo động ở trờng THPT hiện nay là đa phần giáo viên và học sinh không ý thức đợc tầm quan trọng của văn bản này, xem việc dạy đọc hiểu văn bản nghị luận nh một hoạt động phụ của bộ môn Văn. Do vậy đã có cái nhìn phiến diện, hạ thấp của giá trị văn bản nghị luận. Đặc biệt là khi tiếp xúc với nó, cả giáo viên và học sinh thấy lúng túng. Tr- 5 ớc thực trạng đó, làm thế nào để đa văn bản lên nghị luận xứng đáng với vai trò của nó đó là một vấn đề còn để ngỏ. Thế kỷ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, của khoa học công nghệ, của xu thế toàn cầu hoá . điều đó đã đặt ra yêu cầu đối với giáo dục, trong đó đặc biệt là đào tạo ra những thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, gắn liền với thực tiễn, chủ động ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn, tự tin trớc thay đổi của xã hội. Để làm đợc điều đó, nhà trờng phổ thông giữ một vai trò quan trọng. Với cơ cấu chơng trình hiện tại của riêng môn văn liệu có đáp ứng đợc điều đó không khi mà đa phần học sinh chỉ đợc tiếp nhận đơn thuần là các sáng tác nghệ thuật, mà thiếu hụt những dạng văn bản bàn về vấn đề thiết thực của đời sống- xã hội? Và phải chăng việc đa vào chơng trình các dạng văn bản khác là hợp lí, là đúng đắn và cần thiết? Đó cũng là vấn đề đáng suy nghĩ. Chấp hành chỉ thị 30/1998/CT- TTG của Thủ tớng chính phủ về điều chỉnh chủ trơng phân ban trong trờng THPT, thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn bộ sách giáo khoa Ngữ văn Ban KHTN và Ban KHXH- NV. Sau một thời gian biên soạn, sách Ngữ văn 10 đã đợc dạy thí điểm tại một số trờng THPT trên toàn quốc từ năm học 2003-2004 và dự kiến đến năm 2006-2007 sẽ triển khai đại trà trong tất cả các trờng học. Nhng với điều kiện hiện tại của giáo dục thì việc đa vào chơng trình nhiều văn bản nghị luận mới mẻ, phong phú, việc dạy và học sẽ nh thế nào? Đây cũng là một câu hỏi đặt ra cho việc dạy đọc- hiểu văn bảntrờng THPT hiện nay. Với ý định phần nào giải đáp ba câu hỏi trên cộng với lòng yêu thích bộ môn phơng pháp dạy học văn, chúng tôi lựa chọn đề tài Dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận trong trờng THPT hiện nay, với ý định có thể giúp ích cho các giáo viên dạy văntrờng THPT trong việc đổi mới phơng pháp dạy học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong hệ thống các môn học của chơng trình Giáo dục và Đào tạo, Văn là môn học có vai trò và sức mạnh riêng. Nó đợc đa vào chơng trình học tập cho học sinh suốt 12 năm học. Khi bàn về tầm quan trọng đó, Giáo s Lê Trí Viễn trong 6 bài viết Về vị trí môn Văn trong nhà trờng phổ thông đã khẳng định Hai môn Văn và Toán là hai môn có vị trí hàng đầu trong các môn học ở trờng phổ thông, trong đó Văn đợc xếp trớc Toán. Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt đó, nhiều công trình chuyên luận và các bài báo đã viết về bộ môn này nhất là phơng pháp giảng dạy nó. Ngay từ đầu hoạt động giảng Văn đợc tác giả Dơng Quảng Hàm lần đầu tiên dùng trong cuốn Thi Văn trích diễm (1925). Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, đến năm 2002 với bộ sách Ngữ Văn 6 đã đa đến sự ra đời của văn bản nghị luận. Nhng hiện nay rất ít các công trình nghiên cứu bàn về dạng văn bản này, song những công trình có bàn về giảng văn (Dạy học tác phẩm văn ch- ơng) là những tài liệu tham khảo quan trọng cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu. Trớc hết phải kể đến công trình nghiên cứu về phơng pháp dạy học bộ môn Văn, đây là những tài liệu quan trọng có ý nghĩa chỉ dẫn thực hiện nội dung dạy học Văn trong nhà trờng. Năm 1963, cuốn giáo trình Phơng pháp giảng dạy Văn học do nhóm tác giả Đại học s phạm Hà Nội gồm : Bùi Quang Phổ, Quách Hy Dong, Hoàng Lân và Nguyễn Gia Phơng biên soạn đợc xuất bản. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên về phơng pháp dạy học Văn ở nớc ta. Đến năm 1987, giáo trình chính thức của bộ môn Văn: Phơng pháp dạy học Văn do các tác giả Phan Trọng Luận, Trơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng,Trần Thế Phiệt biên soạn đợc hoàn thành. Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu làm bộ sách chung cho các trờng Đại học s phạm trong cả nớc. Trong giáo trình này, các tác giả có đề cập đến văn nghị luận nhng với t cách là một kiểu bài của phân môn Làm văn và viết về Làm văn trong một nội dung bài học cụ thể của phơng pháp dạy học Văn. Do yêu cầu của công cuộc đổi mới, của sự phát triển của khoa học công nghệ kĩ thuật nên từ những bộ giáo trình chung đó, hầu hết các trờng đại học, cao đẳng đều có những bài giảng đợc soạn để phục vụ cho việc dạy học bộ môn Giáo pháp. Gần đây trờng Đại học s phạm Hà Nội phát hành giáo trình Phơng pháp dạy học Văn do tác giả Phan Trọng Luận và tác giả Trơng Dĩnh viết trên cơ sở kế thừa các bộ sách trớc và tiếp thu quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nớc. Hai tác giả thông qua bộ giáo trình đã tập trung làm rõ vị trí của môn Văntrờng 7 THPT cũng nh giới thuyết khá kĩ về dạy học tác phẩm văn chơng và các phân môn Làm văn, Lí luận văn học, Văn học sử, cuốn sách bàn đến văn nghị luận nh- ng mới chỉ đa ra một số kĩ năng và thao tác làm một bài văn nghị luận tức là cũng xem nghị luận là một kiểu bài của phân môn Làm văn, cha xác định đợc vị trí của văn bản nghị luận nh là một đối tợng của hoạt động giảng văn. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng, với chuyên luận Hiểu văn dạy văn (Nxb Giáo dục, 2000) đã trình bày nhiều vấn đề lí luận liên quan đến hoạt động dạy học Văn trong trờng phổ thông. Ông đặc biệt lu ý đến hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chơng nh tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá để hiểu tác phẩm văn chơng sâu sắc, toàn diện. Đến năm 2002, vận dụng lý thuyết tiếp nhận văn học tác giả Nguyễn Thanh Hùng xuất bản cuốn Đọc và tiếp nhận văn chơng . Những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phơng pháp tiếp cận văn bản nghệ thuật, hoạt động đọc- hiểu văn bản nghị luận cha đợc tập trung khai thác. Ngoài ra trong Thiết kế dạy học làm văn 12 của Trơng Dĩnh (Nxb Giáo dục), tác giả đã bàn đến văn nghị luận với t cách là một đối tợng của dạy học Làm văn. Do đó tác giả đã tập trung vào thể văn nghị luận ở chơng trình Làm văn lớp 12, đồng thời hớng dẫn thiết kế cụ thể để rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận nh lập ý và lập dàn bài của một đề văn nghị luận, lập luận và hành văn trong văn nghị luận. Năm 1998, Đỗ Kim Hồi trong Nghĩ từ công việc dạy văn (Nxb Giáo dục,1998) đã phác thảo một quan niệm tập làm văn nghị luận nhất quán, chặt chẽ. Trên cơ sở đa ra một loạt nghịch lí đang tồn tại của dạy tập làm văn nghị luận, tác giả đặt ra yêu cầu đổi mới cả về nội dung và phơng pháp. Theo Đỗ Kim Hồi sai lầm lớn nhất của dạy tập làm văn nghị luận hiện nay là cha xây dựng đợc một khoa học cho tập làm văn nghị luận, xa rời giữa lí thuyết với cội nguồn cuộc đời. Ông cho rằng: Văn nghị luận là sự phản ánh cuộc sống do đó nếu không bắt nguồn từ cuộc sống thì không thể đến với văn nghị luận, ngợc lai không một quy tắc nào của văn nghị luận có thể có giá trị, có linh hồn nếu không có cơ sở và đ- ợc cắt nghĩa từ sự chăm chú quan sát và nhận xét những hoạt động nghị luận ở đời thờng. Và đặc biệt là: Dạy làm văn nghị luận phải làm cho lí thuyết dẫn tới thao tác, tới việc làm, dành trọng tâm cho khâu rèn luyện (Rèn luyện kĩ năng). 8 Mặc dù chỉ nêu vài suy nghĩ xung quanh kiểu bài tập làm văn nghị luận nhng đó cũng là một định hớng để chúng ta tiếp cận văn bản nghị luận. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy số lợng những công trình, bài viết bàn về vấn đề dạy học (dạy đọc- hiểu) văn bản nghị luậntrờng THPT còn rất ít. Những công trình mà chúng tôi tìm đợc, các tác giả có bàn đến văn nghị luận nhng với t cách là một hoạt động, một kiểu bài của phân môn Làm văn, chỉ chú ý đến một số tri thức lí thuyết về kiểu bài nghị luận (đặc biệt nghị luận văn học), tức là không xem văn bản nghị luận là một đối tợng của hoạt động dạy đọc- hiểu văn bản. Đó mới chỉ là tri thức cơ sở để chúng ta tiếp xúc với văn nghị luận, cha làm rõ đợc những đặc trng của một văn bản nghị luận là gì và cũng cha đa ra đợc một phơng pháp tiếp cận văn bản nghị luận hợp lí. Từ những công trình nghiên cứu đó, chúng tôi thấy để hoạt động dạy đọc- hiểu văn bản trong nhà trờng phổ thông đạt hiệu quả cần tiếp tục làm rõ hơn một số vấn đề nh: phân tích cụ thể hơn hoạt động dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận, phải chỉ rõ đợc đặc điểm của văn bản nghị luận, từ đó đề xuất một số phơng pháp và hình thức tổ chức giờ học để tiếp cận văn bản nghị luận hợp lí nhất. Có nghĩa là cần phải có đợc một phơng pháp giải quyết hệ thống hơn, cụ thể hơn. Dù sao các tài liệu nói trên cũng đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong việc triển khai thực hiện đề tài này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài Dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận trong trờng THPT hiện nay có thể coi nh một sự tiếp nối, một sự tìm tòi, nghiên cứu trên nhiều phơng diện mới mà các công trình nghiên cứu trớc đây cha bàn tới. Cái mới ở đề tài này là chúng tôi đã khảo sát một cách hệ thống, toàn diện văn bản nghị luận trong SGK Văn học chỉnh lí hợp nhất 2000 và SGK Ngữ văn tích hợp (Bộ 2, Ban KHXH- nhân văn) và một số gợi dẫn cụ thể về cách dạy-học văn bản nghị luận theo hớng tích cực.Vì vậy, ở khoá luận này, chúng tôi thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 3.1. Giới thuyết về văn về văn bản nghị luận và tình hình dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận trong trờng THPT hiện nay 9 3.2. Khảo sát đặc điểm văn bản nghị luận ở SGK Văn học chỉnh lí hợp nhất 2000 và SGK Ngữ văn tích hợp (Bộ 2, Ban KHXH-nhân văn) 3.3. Đề xuất một số nguyên tắc và phơng pháp dạy đọc hiểu văn bản nghị luậntrờng THPT 4. Phơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình triển khai khoá luận này, chúng tôi vận dụng những phơng pháp sau: 4.1. Phơng pháp điều tra-khảo sát. 4.2. Phơng pháp so sánh-đối chiếu. 4.3. Phơng pháp phân tích- tổng hợp 5. Cấu trúc khoá luận. Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, nội dung chính của khoá luận gồm ba chơng: Chơng 1: Khái niệm văn bản nghị luận và tình hình dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận trong trờng THPT hiện nay. Chơng 2: Văn bản nghị luận trong SGK Văn học chỉnh lý hợp nhất 2000 và SGK Ngữ văn tích hợp (Bộ 2, Ban KHXH-nhân văn)- một số khảo sát và nhận xét chung. Chơng 3: Một số nguyên tắc và phơng pháp dạy đọc- hiểu văn bản nghị luậntrờng THPT hiện nay. Thiết kế thử nghiệm Kết luận Tài liệu tham khảo Chơng 1 khái niệm văn bản nghị luận và tình hình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trong trờng THPT hiện nay 1.1. Khái niệm văn bản 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:10

Hình ảnh liên quan

- Các hình thức đánh giá: + Qua nhận xét. - Dạy đọc   hiểu văn bản nghị luận trong trường THPT hiện nay

c.

hình thức đánh giá: + Qua nhận xét Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan