QUẢN TRỊ tác NGHIỆP DOANH NGHIỆP DU LỊCH(2)

4 1.2K 9
QUẢN TRỊ tác NGHIỆP DOANH NGHIỆP DU LỊCH(2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHÓM :2 QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DOANH NGHIỆP DU LỊCH Chủ đề thảo luận: Quản lý quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE: Hà Nội – Hạ Long - Tuần Châu – Hà Nội cho đoàn khách công vụ Tp. Hồ Chí Minh. Công ty CP Du lịch Thanh Niên Xung Phong( 05ngày& 04 đêm ) ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Mục lục Lời mở đầu Nội dung: 1. Cơ sở lý thuyết về chương trình du lịch (TOUR) 1.1. Khái niệm và đặc điểm - Khái niệm: Chương trình du lịch là một hành trình du lịch khép kín trong đó có quy định: nơi xuất phát (cũng là nơi kết thúc) của hành trình, một hay nhiều nơi đến, điểm đến du lịch, độ dài thời gian chuyến đi và các dịch vụ kèm theo nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch. - Đặc điểm: + Tính tổng hợp; + Tính kế hoạch; + Tính linh hoạt; + Tính đa dạng. 1.2. Phân loại chương trình du lịch. - Căn cứ vào phạm vi không gian (lãnh thổ): + Chương trình du lịch nội địa; + Chương trình du lịch quốc tế: Chương trình du lịch vào Việt Nam (inbound tour) & Chương trình du lịch ra nước ngoài(outbound tour). - Căn cứ vào phạm vi thời gian. + Chương trình du lịch 1 ngày; + Chương trình du lịch ngắn ngày (ít ngày); NHÓM :2 + Chương trình du lịch dài ngày (nhiều ngày ). - Căn cứ vào chủ thể đề xuất chương trình: + Chương trình du lịch của doanh nghiệp; + Chương trình du lịch theo yêu cầu của khách. - Căn cứ vào mức giá chào bán: + Chương trình du lịch giá trọn gói; + Chương trình du lịch giá từng phần. 1.3. Quản lý và tổ chức thực hiện chương trình du lịch. - Quản lý và tổ chức chuẩn bị thực hiện chương trình (quản lý trước tour); - Tổ chức thực hiện chương trình du lịch; - Quản lý sau khi thực hiện chương trình (quản lý sau tour). 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình 2. Quản lý và tổ chức thực hiện chương trình du lịch Hà Nội - Hạ Long - Tuần Châu - Hà Nội. 2.1. Giới thiệu tour: - Khách xuống sân bay ở Hà Nội; - Đi ôtô đến Hạ Long - Quảng Ninh; - Đi trực thăng ngắm cảnh Vịnh Hạ Long; - Xem biểu diễn cá heo tại khu Du lịch Tuần Châu; - Tham gia lửa trại trên bãi biển và kết hợp tổ chức hội nghị khen thưởng. - Về Hà Nội. 2.2 . Quản lý và tổ chức chuẩn bị thực hiện chương trình (quản lý trước tour). - Công ty cử 01 hướng dẫn viên kiêm người dẫn đoàn. - Người dẫn đoàn với nhiệm vụ: + Tập hợp và nghiên cứu các thông tin về đoàn khách: Số lượng: 60 người Giới tính: Tuổi tác: Nghề nghiệp: Quốc tịch: Việt Nam Mục đích chuyến đi: Du lịch kết hợp hội nghị khen thưởng nhân viên ( Du lịch MICE). NHÓM :2 + Nghiên cứu kỹ hành trình của khách: Hà Nội – Hạ Long - Tuần Châu – Hà Nội trong 05 ngày & 04 đêm. + Chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho chuyến đi: hợp đồng thuê ôtô, vé tàu phà, đặt phòng khách sạn,…. 2.3. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch. - Giao dịch với các đối tác; - Cung cấp thông tin cho khách hàng; - Giám sát các dịch vụ cung cấp cho khách của đối tác; - Thường xuyên liên lạc với các nhà quản lý điều hành của doanh nghiệp. 2.4. Quản lý sau khi thực hiện chương trình. - Tiễn khách; - Tập hợp giấy tờ, hoá đơn liên quan đến chuyến đi; - Báo cáo chuyến đi của người dẫn đoàn; - Báo cáo về các đối tác cung cấp dịch vụ của người dẫn đoàn; - Phiếu (báo cáo) đánh giá của khách; - Báo cáo tài chính; - Đánh giá, rút kinh nghiệm: Những thành công của tour, những hạn chế, khó khăn còn gặp phải. 3. Thực trạng công tác quản lý quá trình tổ chức thực hiện tour du lịch ở Việt Nam hiện nay. 3.1. Điểm mạnh. - Đội ngũ lao động, quản lý trẻ, năng động, nhiệt tình.Tỷ lệ lao động được đào tạo, bố trí đúng nghề, tỷ lệ lao động được đào tạo lại, lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng nên chất lượng các chương trình du lịch ngày càng có chất lượng. - Việt nam có nhiều địa điểm danh thắng đẹp tạo nên sự đa dạng của các chương trình du lịch. 3.2. Điểm yếu - Sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch còn nhiều hạn chế; - Chương trình du lịch còn nhàm chán nên chưacó khả năng thu hút; - Tính chuyên nghiệp chưa cao, yếu về trình độ quản lý; - Chất lượng đội ngũ lao động còn thấp; - Chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu; - Có sự chênh lệch khá lớn về ý thức, thái độ làm việc, trình độ; NHÓM :2 - Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động. 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tour. - Xây dựng chương trình phát triển các khu du lịch, vui chơi giải trí ở nơi đến; - Hoàn thiện công tác tuyển dụng; - Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; - Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch; - Hoàn thiện chính sách luật du lịch; - Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động; - Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận . Kết luận. Tài liệu tham khảo: 1. TS. Nguyễn Trọng Đặng- PGS. TS. Nguyễn Doãn Thị Liễu- TS. Vũ Đức Minh – TS. Trần Thị Phùng, Quản trị doanh nghiệp khách sạn – du lịch, NXB Thống Kê – 2008. 2. Tổng cục Du lịch, Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam và hội nhập khu vực, NXB LĐ – XH, Hà Nội – 2006. 3. http://www.hanoitourist-travel.com.vn/ 4. http://www.khachsanexpress.com/ 5. http://vietnamtourism.edu.vn/ 6. Tài liệu khác.

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan