Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3 6 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn tp vinh

83 9.8K 34
Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3   6 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn tp vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lêi c¶m ¬n Hoàn thành khoá luận này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ Nhiệm cùng các thầy cô giáo khao Giáo Dục Tiểu Học - Những người đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu, các cô giáo tập thể các cháu trường mầm non bán công Hoa Hồng, Trường Thi đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã quan tâm, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn - ThS. Trần Thị Hoàng Yến - người đã giành cho tôi sự chỉ bảo tận tình. Bước đầu làm công tác khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục để đề tài được hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 5 năm 2009 Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU .1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu .2 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu .3 6. Đóng góp của đề tài .3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .4 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .4 2. Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu .6 2.1. Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ .6 2.1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữsự phát triển .6 2.1.2. Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ 7 2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) .10 2.2.1 Đặc điểm phát triển ngữ âm của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) 10 2.2. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) .11 2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp của trẻ mẫu giáo 11 2.2.4. Đặc điểm lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) .13 2.3. Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) 14 2.3.1. Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) 14 2.3.2 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) 15 2.3.3. Các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) 16 2.4. Trò chơi dân gian với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) .17 2.4.1. Một số vấn đề chung về trò chơi .17 3.4.2 Trò chơi dân gian và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ qua trò chơi dân gian 22 4.2.4.Phân loại trò chơi dân gian .26 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Vinh 4.2.5. Tổ chức và hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo .27 GVHD: ThS. Trần Thị Hoàng Yến SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 3 4.2.6. Khả năng phát triển ngôn ngữ qua trò chơi dân gian 31 5. Kết luận chương I 32 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO (3-6 TUỔI) .34 1. Khái quát về tình hình nghiên cứu thực trạng lựa chọn-sử dụng TCDG đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuôi) 34 1.1 Mục đích nghiên cứu 34 1.2 Đối tượng khảo sát .34 1.3 Nội dung nghiên cứu .34 1.4 Phương pháp nghiên cứu .34 2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng .35 2.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về TCDG và việc sử dụng TCDG trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 35 2.2 Thực trạng việc lựa chọn, sử dụng TCDG trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo .37 3. Kết luận chương II .40 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGHUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG TCDG NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO (3-6 TUỔI) 42 1. Các nguyên tắc lựa chọn trò chơi dân gian 42 1.1. Lựa chọn trò chơi phù hợp khả năng phát triển từng độ tuổi 42 1.2. Lựa chọn trò chơi theo chủ điểm giáo dục .44 1.3 Lựa chọn trò chơi cần căn cứ vào mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ .45 1.4 Lựa chọn trò chơi dựa vào hình thức tổ chức hoạt động .46 2. Giới thiệu trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ mẫu giáo .47 3. Giới thiệu một số giáo án thử nghiệm vận dụng TCDG nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo .60 4. Kết luận chương III .72 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẠM 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PhiÕu ®iÒu tra Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Vinh PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời Hồ chủ tịch đã dạy: ''Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, quý trọng nó…" Lời dạy của Người đã khắc sâu vào tâm trí người dân Việt Nam bao đời. Cũng vậy thành ngữ Việt Nam có câu: ''Học ăn, học nói, học gói, học mở". Với con người phải học nói ngay từ thũa còn thơ. Trẻ em sinh ra mới chỉ có tiền đề vật chất, để trở thành người, có tình cảm đạo đức, trí tuệ những yếu tố đầu tiên của nhân cách thì trẻ phải được sống trong môi trường xã hội, môi trường ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữmột hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là công cụ tư duy của con người. Nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ tác giả Usinxki cho rằng: ''Tất cả mọi sự hiểu biết dều bắt đầu từ ngôn ngữtrở lại với ngôn ngữ. Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi nhân thức''. Vì vậy: ''Việc dạy tiếng mẹ đẻ một cách có hệ thống, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cơ sở cho toàn bộ hệ thống giáo dục mầm non'' (Theo E.Tikheva – “Phương phát triển ngôn ngữ trẻ em'' - NXBGD, 1977). Trẻ em là lứa tuổi đánh dấu nhiều bước phát triển về tư duy và ngôn ngữ. Vì vậy dạy ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn này là cần thiết. Điều quan trọng để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là cần có nội dung hình thức và phương tiện giáo dục cụ thể. Một trong những hình thức giáo dục trẻ có hiệu quả là tổ chức cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi. Thông qua trò chơi trẻ tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, thoã mãn nhu cầu vui chơi, đặc biệt qua chơi trẻ bộc lộ được khả năng giao tiếp, ứng xử trong xã hội. Trò chơi dân gian là loại trò chơi do nhân dân sáng tạo nên, trênsở mô phỏng các hoạt động tự nhiên và xã hội xảy ra trong cuộc sống xung quanh. Trò chơi dân gian mang chủ đề nhất định, nó là dạng trò chơi dễ chơi, dễ hoà nhập, chơi bất cứ đâu và đem lại cho trẻ em tinh thần sảng khoái. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định: Trò chơi dân gian là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ thơ. Trò chơi dân gian thường gắn liền với các bài ca dao, đồng dao, hò vè, câu GVHD: ThS. Trần Thị Hoàng Yến SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 1 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Vinh đố…mang tính vần điệu. Những bài ca dao, đồng dao, hò vè… là loại hình nghệ thuật ngôn từ có ý nghĩa giáo dục cao, đặc biệt trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vậy việc sử dụng TCDG nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻviệc làm cần thiết. Việc hướng dẫn và tổ chức trò chơi dân gian một cách khoa học, hợp lý để đạt được các mục tiêu giáo dục nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng là nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên mầm non. Nhằm làm rõ thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trường mầm non để từ đó định hướng một số nguyên tắc tổ chức có hiệu quả hơn cho loại trò chơi này chúng tôi đã xác định và thực hiện đề tài: ''THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO (3-6 TUỔI)”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1.Tìm hiểu thực trạng sử dụng TCDG (việc lựa chọn trò chơi, cách hướng dẫn trò chơi) nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. 2.2. Xác định một số nguyên tắc lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo một cách có hiệu quả. 3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 6 tuổi một số trường mần non thành phố Vinh. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận về trò chơi dân gian đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. GVHD: ThS. Trần Thị Hoàng Yến SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 2 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Vinh 4.2.Tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non. 4.3. Đề xuất một số nguyên tắc lựa chọn và sử dụng tốt trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non. 4.4. Rút ra kết luận khoa học 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Mục đích: Xây dựngsỏ lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát Mục đích: tìm hiểu việc hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non. - Phương pháp nghiên cứu điều tra Mục đích: tìm hiểu nhận thức của giáo viên mần non về trò chơi dân gianviệc sử dụng trò chơi dân gian vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ các trường mầm non. 5.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số lượng thu được. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 6.1. Hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về trò chơi dân gian đối với việc phát triển ngôn ngữ 6.2. Làm rõ thực trạng của việc lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trường mầm non. 6.3. Đề xuất một số nguyên tắc lựa chọn để sử dụng tốt hơn trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trường mầm non 6.4. Sưu tầm và giới thiệu một số trò chơi dân gian phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo các độ tuổi. 6.5. Giới thiệu một số giáo án thực nghiệm vận dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. GVHD: ThS. Trần Thị Hoàng Yến SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 3 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Vinh PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ngôn ngữmột hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ được sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Như Mac đã nhận định: “Ngôn ngữmột sáng tạo kì diệu của con người, ngôn ngữ cũng cổ xưa như con người.’’. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, những tình cảm yêu thương …Chính ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là công cụ của tư duy. Sự phát triển của nó có mối quan hệ gắn kết với sự phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách của con người. Vì thế trong nhiều thế kỷ qua ngôn ngữ luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: triết học, ngôn ngữ học, tâm lí học, sinh lí học, xã hội học… Vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm như: I.Jrutxo, J.Hpestoloji , I.Acomenxki, K.Pusinssky, J.Piegie . Và người đặt nền móng đầu tiên cho quá trình nghiên cứu ngôn ngữ cho trẻ em có hệ thống nhất là nhà giáo dục người Nga-Bà E Tikheeva (1867-1943) với tác phẩm “ Phát triển ngôn ngữ trẻ em ”. Trong công trình nghiên cứu bà đã đề xuất một số phương pháp, hình thức giáo dục ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi đến trường có giá trị khoa học cao. Việt Nam vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ em cũng được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Tác giả Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Việt, Nguyễn Kim Đức trong giáo trình “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dưới 6 tuổi” đã xây dựng hệ thống phương pháp, bài tập thực hành tạo cơ sở cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. GVHD: ThS. Trần Thị Hoàng Yến SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 4 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Tác giả Nguyễn Xuân Khoa lựa chọn sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo làm đối tượng nghiên cứu của mình, trong giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” cũng đề xuất hệ thống phương pháp phát triển ngôn ngữ (phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành trò chơi). Với những góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng các nhà khoa học đều phát hiện ra “mảnh đất màu mỡ” cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đó là thông qua con đường thực hành trải nghiệm mà hoạt động vui chơi là chủ đạo, trong đó trò chơi dân gian có ý nghĩa quan trọng. Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì trò chơi có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi trò chơi là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí. “Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc…”( N.K Crupxkaia, tuyển tập 6, trang 344_1959). Tác giả Ph.Phreben (1782_1852) cho rằng: “Ở tuổi mẫu giáo hoạt động chơi chính là cơ sở giáo dục thể chất, để làm giàu vốn từ, phát triển tư duy, óc tưởng tượng.” Trò chơi dân gian là loại trò chơi đến với trẻ rất sớm, không những thoả mãn nhu cầu chơi của trẻtrò chơi còn là phương tiện, nội dung, hình thức giáo dục trẻ hiệu quả, đặc biệt là giáo dục ngôn ngữ. Tác giả Trương Thị Kim Oanh xem: “ Trò chơi dân gianmột biện pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số” (tạp chí giáo dục số 1 năm 2001). Tác giả Ninh Viết Giao viết về tầm quan trọng của trò chơi dân gian: “… lứa tuổi mẫu giáo, giữa chơi và học thì chơi là chủ yếu, chơi để học ,trong học có chơi. Chơi không chỉ để các em thoải mái về cơ thể, về tâm hồn mà là để tiếp xúc, để hiểu biết, nhận thức thế giới xung quanh”. Chính vì lẽ đó tác giả đã sưu tầm và giới thiệu “ Trò chơi dân gian xứ Nghệ ”. Tuy nhiên các trò chơi mà tác giả giới thiệu chưa thực sự phù hợp với trẻ mẫu giáo. Người có công lớn trong việc sưu tầm và giới thiệu “Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam” là tác giả Hà Huy. Với nhiều trò chơi phong phú vùng miền, GVHD: ThS. Trần Thị Hoàng Yến SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Vinh đa dạng độ tuổi đã góp phần phục hồi, lưu giữ trò chơi giải trí lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc này. Và đưa nó đến với trẻ thơ như một món ăn tinh thần không thể thiếu và là một phương thức giáo dục hiệu quả. Như vậy, vấn đề trò chơi với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu một cách sâu rộng và toàn diện. Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu về vấn đề lựa chọn, hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mầm non. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1. Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ 2.1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữsự phát triể Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phát triển là quá trình biến đổi sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là quá trình tích luỹ dần về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất sự vật, hiện tượng, là quá trình đấu tranh giải quyết những mâu thuẩn bản chất bên trong sự vật hiện tượng. Theo các nhà giáo dục học: Phát triển là quá trình trong đó có sự hình thành, hoàn thiện, đa dạng hoá, phức tạp hoá các chức năng của con người và sự phát triển mang tính tổng thể. Hai quá trình giáo dục và phát triển khác biệt nhau nhưng phụ thuộc vào nhau, diễn ra trong suốt quá trình liên tục phản ứng và thích ứng với những điều kiện bẩm sinh và môi trường xã hội bao quanh. Theo các nhà ngôn ngữ học: Ngôn ngữmột hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những quy tắc kết hợp với các đơn vị này để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị ngôn ngữ và các quy tắc này được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng hoá khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và một ước muốn cụ thể nào. Giữa ngôn ngữsự phát triển chúng luôn luôn có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Sự phát triển của con người trải qua những giai đoạn: sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, tuổi đi học, tuổi trưởng thành. mỗi độ tuổi cơ thể con người có một tầm cỡ và cấu tạo nhất định, cùng với những khả năng về tâm lí, nhận thức nhất GVHD: ThS. Trần Thị Hoàng Yến SVTH: Nguyễn Thị Hạnh 6

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:54

Hình ảnh liên quan

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy có 40% giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục tất cả các mặt cho trẻ mẫu giáo - Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3   6 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn tp vinh

ua.

bảng số liệu trên cho ta thấy có 40% giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục tất cả các mặt cho trẻ mẫu giáo Xem tại trang 40 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan