Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

74 876 3
Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trêng ®¹i häc vinh Khoa luËt Thùc tiÔn c«ng t¸c b¶o hé lao ®éng t¹i mét sè doanh nghiÖp trªn ®Þa bµn tØnh NghÖ An khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc chuyªn ngµnh: LUËT KINH TÕ – QuèC TÕ Gi¸o viªn híng dÉn: Lª V¨n §øc Sinh viªn thùc hiÖn : Hå Mü Anh Líp : 48B2 – LuËt Vinh - 2011 MỤC LỤC Trang A PHẦN MỞ ĐẦU .1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu đề tài .2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3 5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 5 6 Bố cục đề tài 5 B PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 6 1.1 Một số vấn đề chung về bảo hộ lao động .6 1.1.1 Khái niệm 6 1.1.1.1 Bảo hộ lao động 6 1.1.1.2 An toàn lao động .7 1.1.1.3 Vệ sinh lao động .8 1.1.1.4 Bệnh nghề nghiệp 8 1.1.1.5 Điều kiện lao động 8 1.1.1.6 Tai nạn lao động .9 1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của bảo hộ lao động .9 1.1.2.1 Mục đích của bảo hộ lao động 9 1.1.2.2 Ý nghĩa của bảo hộ lao động 10 1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo hộ lao động .12 1.1.3.1 Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí hoạt động an toàn lao động .12 1.1.3.2 Nguyên tắc thực hiện bảo hộ lao độnglà nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong quan hệ lao động 13 1.1.3.3 Nguyên tắc thực hiện bảo hộ lao động toàn diện và đồng bộ .14 1.2 Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động 14 1.2.1 Hệ thống pháp luật về bảo hộ lao động 14 1.2.2 Những quy định của pháp luật về công tác bảo hộ lao động 16 1.2.2.1 Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động 16 1.2.2.2 Trang bị phương tiện bảo hộ lao động 19 1.2.2.3 Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động 20 1.2.2.4 Các quy định về khắc phục hậu quả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 23 1.2.2.5 Chế độ bảo hộ lao động đối với một số loại lao động đặc thù 24 1.3 Công tác bảo hộ lao động tại các nước ASEAN 27 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 31 2.1 Khái quát chung 31 2.1.1 Tình hình tai nạn lao động ở các địa phương 2010 31 2.1.2 Thực trạng về công tác bảo hộ lao động tại Nghệ An .33 2.1.3 Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động 34 2.2 Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 37 2.2.1 Tại công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An 37 2.2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 37 2.2.1.2 Tình hình tai nạn lao động tại công ty thời gian gần đây 39 2.2.1.3 Công tác bảo hộ lao động tại công ty 40 2.2.2 Tại công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai 49 2.2.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai .49 2.2.2.2 Công tác bảo hộ lao động tại công ty 51 2.3 Những tồn tại và giải pháp cho công tác an toàn lao động 55 2.3.1 Những tồn tại 55 2.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả an toàn lao động 60 C PHẦN KẾT LUẬN 68 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng Theo số liệu của Bộ Lao động - thương binh và xã hội nếu năm 2000 có 3.405 vụ tai nạn lao động được báo cáo làm 3.530 người bị tai nạn, trong đó 371 vụ tai nạn lao động chết người làm chết 406 người; thì đến năm 2008 đã xảy ra 5836 vụ tai nạn lao động làm 6.047 người bị nạn, có 508 vụ tai nạn lao động chết người làm 573 người chết, 1.262 người bị thương nặng Trong 6 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 1.958 vụ tai nạn lao động làm 1998 người bị nạn, có 231 vụ tai nạn lao động chết người làm 239 người chết, 418 người bị thương nặng Số liệu trong thực tế về tai nạn lao động còn có thể cao gấp nhiều lần Còn theo thống kê của Bộ y tế, tính đến hết năm 2008, cả nước có 26.000 người mắc bệnh nghề nghiệp, trong đó có 75% trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic, 15% mắc bệnh điếc nghề nghiệp Đáng chú ý là chỉ có khoảng 10% số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho người lao động Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra tổn thất lớn cho người bị tai nạn, gia đình và toàn xã hội Luật pháp đã có nhiều quy định về các chế độ hỗ trợ đối với người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Tuy nhiên, việc cải thiện điều kiện lao động, thực hiện các chế độ và bảo hiểm cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như các dịch vụ hỗ trợ các đối tượng này chưa bắt kịp yêu cầu của thực tiễn, cơ chế khuyến khích và phát triển các dịch vụ hỗ trợ chưa rõ ràng, khiến các đối tượng này gặp nhiều khó khăn Từ đó, vấn đề bảo hộ lao động được đặt ra và trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Nó gắn liền với hoạt động lao động sản xuất hàng ngày của con người, việc bảo đảm vệ sinh, an toàn tính mạng người lao động, trực tiếp góp 1 phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động Với thực tế của công tác bảo hộ lao động và nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động người viết đã chọn đề tài “Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình Để thể hiện mối quan tâm của mình về vấn đề này cùng với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác bảo hộ lao động vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu vấn đề bảo hộ lao động là một vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn Vấn đề này không chỉ được cơ quan nhà nước quan tâm ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh, mà nó được sự quan tâm trực tiếp của các chủ thể trong quan hệ lao động đó là người lao động và người sử dụng lao động Vì vậy mà vấn đề nghiên cứu về công tác bảo hộ lao động rất được quan tâm, trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: “Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty tu tạo và phát triển nhà” (trieufile.com); “Công tác bảo hộ lao động và giải pháp cải thiện điều kiện lao động tại công ty in Công Đoàn” (kilobook.com.vn); “Quản lý an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long” (Trần Hữu Hùng, Đại học luật Hà Nội); “Bảo hộ lao động trong lĩnh vực xây dựng” (Vương Văn Nam, Cao đẳng xây dựng TP Hồ Chí Minh); “Thực trạng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong các cơ sở sản xuất kinh doanh Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động cho người thợ lao động” (Quý Cường, Đại học Tôn Đức Thắng), “An toàn vệ sinh xây dựng trong thi công xây dựng” (Cục an toàn lao động); “Tai nạn trong ngành xây dựng” (baomoi.com); “Báo động về tình hình an toàn lao động, vệ sinh lao động” (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)… Những công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa đặc biệt vì nó cung cấp cho tác giả những kiến thức lý luận về bảo hộ lao động cũng như một số vấn đề thực tiễn về công tác bảo hộ lao động từ nhiều góc độ khác nhau Trên cơ sở kế thừa kết quả, thành tựu mà các tác giả 2 đã công bố cùng với sự nỗ lực của bản thân người viết đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung sau: Một số vấn đề chung về bảo hộ lao động, quy định của pháp luật về bảo hộ lao động; công tác bảo hộ lao động tại các nước ASEAN và thực tiễn bảo hộ lao động tại một số công ty trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời chỉ ra một số tồn tại và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động 3.1 Phạm vi nghiên cứu Bảo hộ lao động là một vấn đề nóng bỏng, được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và thu hút sự quan tâm của mọi người Đặc biệt trong thời gian gần đây khi mà tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra ngày càng nhiều với mức độ nghiêm trọng hơn thì vấn đề này được tất cả các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên với mục đích nghiên cứu như trên và trong khuôn khổ một tiểu luận, đề tài nghiên cứu về tình hình công tác bảo hộ lao động, thực tiễn thực hiện bảo hộ lao động tại trong phạm vi công ty, trong đó chủ yếu đề cập đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1 Mục đích Căn cứ vào hệ thống pháp luật quy định về bảo hộ lao động, mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ nội dung lý luận về bảo hộ lao động, từ đó đưa ra thực tiễn thực hiện bảo hộ lao động tại một số công ty nhằm thể hiện mối quan tâm của tác giả về vấn đề quan trọng này Đồng thời đưa ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong thời gian gần đây cùng với mong muốn góp một phần công sức của mình vào quá trình hoàn thiện công tác bảo hộ lao động tại công ty nói riêng cũng như công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp nói chung 3 Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu về xây dựng tăng nhanh Hệ thống giao thông, chợ, siêu thị, các khu chung cư, nhà dân sinh… được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa khắp nơi Để đáp ứng việc xây dựng các công trình đó, đòi hỏi tay nghề và trình độ của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân ngành xây dựng ngày càng phải nâng cao Nhiều công trình cầu, đường có yêu cầu kỹ thuật phức tạp đã được đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề trong nước thực hiện với chất lượng khá Đòi hỏi công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trên các công trường xây dựng phải được quan tâm sát sao hơn Thực hiện đúng theo khẩu hiệu “An toàn để lao động, lao động phải an toàn”, “Không an toàn không sản xuất”… Việc thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với các chủ thể của quan hệ lao động những người liên quan trực tiếp mà nó có ý nghĩa đối với toàn xã hội Theo thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội mỗi năm Việt Nam phải chi trả gần 40 tỉ đồng cho tai nạn lao động Có thể thấy đây là một khoản tiền không quá lớn nhưng nó sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi được đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội 4.2 Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể : - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo hộ lao động; - Nghiên cứu tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong những năm gần đây; - Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp; - Từ đó đưa ra các giải pháp 4 5 Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như những quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về người lao động và quan hệ lao động trong cơ chế kinh tế thị trường và một số vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu Đồng thời sử dụng một số phương pháp như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, lịch sử, logic, kết hợp phương pháp phỏng vấn, hồi cứu tài liệu… Việc sử dụng các phương pháp này đã giúp tác giả xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó có cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc 6 Bố cục đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, thì phần nội dung của đề tài gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề bảo hộ lao động Chương 2: Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số công ty trên địa bàn tỉnh Nghệ An 5 B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1 Một số vấn đề chung về bảo hộ lao động 1.1.1 Khái niệm 1.1.1 Bảo hộ lao động Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động Tri thức mở mang cũng nhờ lao động Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài người” Tuy nhiên, trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường… Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tai nạn đến mức thấp nhất Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động cho mọi người và làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm: Bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người trong lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ 6 môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động Bảo hộ lao động dưới góc độ pháp lý được hiểu là chế định bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành xác định các điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hay khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và nhân cách cho người lao động Theo nghĩa rộng, bảo hộ lao động được hiểu là tổng hợp các quy định về việc bảo vệ lao động khi tham gia quá trình lao động nhằm đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích cho người lao động; đồng thời thông qua quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động Theo nghĩa hẹp, bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ khác nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và trong một số trường hợp nhằm bảo vệ nhân cách cho người lao động 1.1.2 An toàn lao động Định nghĩa về an toàn lao động được nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau, chúng ta có thể đề cập đến một số định nghĩa như: An toàn lao động là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động (Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động) An toàn lao động là việc đảm bảo điều kiện lao động không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng người lao động (Giáo trình an toàn lao động, Trường Cao đẳng xây dựng) 7 ... tác bảo hộ lao động nước ASEAN thực tiễn bảo hộ lao động số công ty địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời số tồn đưa giải pháp nhằm nâng cao hiệu công tác bảo hộ lao động 3.1 Phạm vi nghiên cứu Bảo. .. lao động địa phương 2010 31 2.1.2 Thực trạng công tác bảo hộ lao động Nghệ An .33 2.1.3 Nguyên nhân xảy vụ tai nạn lao động 34 2.2 Thực tiễn công tác bảo hộ lao động số doanh nghiệp địa. .. bảo hộ lao động nước ASEAN 27 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 31 2.1 Khái quát chung 31 2.1.1 Tình hình tai nạn lao

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan