Sự thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến trong hai tiểu thuyết ba lần và một lần và chỉ còn một lần của chu lai

73 921 2
Sự thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến trong hai tiểu thuyết ba lần và một lần và chỉ còn một lần của chu lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn === === biện thị hòa Khóa luận tốt nghiệp đại học sự thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến trong hai tiểu thuyết ba lần một lần chỉ còn một lần của chu lai chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại Vinh - 2010 2 Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn === === biện thị hòa Khóa luận tốt nghiệp đại học sự thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến trong hai tiểu thuyết ba lần một lần chỉ còn một lần của chu lai chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại Ngời hng dn: pgs. ts. đinh trí dũng Vinh - 2010 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU . 1. Lý do chọn đề tài . 2. Lịch sử vấn đề . 3. Đối tượng nghiên cứu nhiệm vụ của khóa luận 4. Phương pháp nghiên cứu . 5. Cấu trúc của khóa luận NỘI DUNG . Chương 1. Sự thể hiện hình tượng người lính trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 1.1 Cơ sở xã hội cơ sở thẫm mỹ liên quan chi phối việc thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 1.1.1 Cơ sở xã hội 1.1.2 Cơ sở thẩm mỹ 1.2 Những đổi mới trong cách thể hiện hình tượng người lính hậu chiếntiểu thuyết Việt Nam sau 1975 . 1.3 Vị trí của tiểu thuyết Chu Lai trong việc thể hiện hình tượng người lính hậu chiến 1.3.1 Vài nét về tác giả, tác phẩm 1.3.2 Hình tượng người lính hậu chiếnhình tượng trung tâm trong sáng tác của Chu Lai Chương 2. Cảm hứng chủ đạo một số vấn đề nổi bật về số phận người lính thời hậu chiến trong hai tiểu thuyết Ba lần một lần Chỉ còn một lần của Chu Lai . 2.1 Cảm hứng bi kịch là cảm hứng chủ đạo trong hai tiểu thuyết . 6 2.2 Những vấn đề nổi bật về số phận người lính thời hậu chiến trong hai tiểu thuyết Ba lần một lần Chỉ còn một lần . 2.2.1 Những người lính chiến đấu, hi sinh vì lý tưởng, vì sự nghiệp chung . 2.2.2 Người lính sự hòa nhập với cuộc sống thời bình 2.2.3 Người lính sự xói mòn đạo đức truyền thống . 2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật . Chương 3. Nghệ thuật thể hiện hình tượng người lính hậu chiến trong hai tiểu thuyết Ba lần một lần Chỉ còn một lần . 3.1 Không gian nghệ thuật thời gian nghệ thuật 3.1.1 Không gian nghệ thuật 3.1.2 Thời gian nghệ thuật . 3.2 Độc thoại nội tâm 3.3 Giọng điệu ngôn ngữ 3.3.1 Sự đan cài nhiều giọng điệu 3.3.2 Giọng điệu thâm trầm, đầy chất triết lý suy nghiệm là giọng chủ đạo 3.3.3 Giọng điệu trần trụi, gần gũi đời sống KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO . MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, sự hiện diện của chiến tranh ở bề mặt khốc liệt nhất đã lùi xa nhưng vẫn còn đó biết bao điều trăn trở, day dứt. Bởi vì chiến tranh sẽ không bao giờ mất đi trong ký ức của nhân loại, kể cả những con người đang sống trong thời kỳ hậu chiến. Đối với những con người đã đi qua chiến tranh thì vẫn còn nguyên vẹn hồi ức nóng bỏng về những tháng ngày gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng của dân tộc. Bám sát những chặng đường lịch sử ấy, văn học thực sựmột nhân chứng của một quá trình lịch sử hết sức hào hùng. Có thể khẳng định mảng văn học viết về đề tài chiến tranh hình tượng người lính như “sợi chỉ xanh óng ánh” xuyên suốt theo một quá trình lịch sử không bị đứt quãng một dòng chảy chủ đạo của nền văn học nước nhà. 1.2. Hòa bình lập lại, cuộc sống trở về muôn mặt đời thường của nó, cả dân tộc oằn mình trong cuộc biến thiên vĩ đại, vươn mình đi lên từ những bề bộn, trăn trở của đời thường. Diện mạo đất nước ngày càng thay da đổi thịt. Chính thực tiễn của đời sống mới đòi hỏi nhà văn phải có những biến chuyển cho phù hợp. Dưới góc nhìn đổi mới đó hình tượng người lính cách mạng cũng được soi rọi từ nhiều chiều, nhiều phương diện. Trong không khí đổi mới sau văn học sau 1975 nổi lên rất nhiều tên tuổi: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Thiều . đặc biệt hơn cả, đáng chú ý hơn cả là nhà văn Chu Lai. 1.3. Chu Lai, một nhà văn - người lính trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chu Lai thuộc thế hệ những người chiến sỹ viết văn chương cũng là nhà văn đã đi qua chiến tranh đã trực tiếp tham gia chiến tranh. Người đọc từng biết đến ông qua vai trò một nhà văn, nhà biên kịch biên tập viên của một số tờ báo. Trong cuộc đời viết văn tiểu thuyếtthể loại Chu Lai gặt 8 hái được nhiều thành công hơn cả. Tiểu thuyết của ông chủ yếu viết sau chiến tranh nhưng số phận người lính (kể cả người lính trong chiến tranh người lính hậu chiến) lại là vấn đề trung tâm. Có thể khẳng định ông là một trong những nhà văn hàng đầu với những tiểu thuyết về hình tượng người lính thời hậu chiến với mười một tiểu thuyết từ tiểu thuyết Nắng đồng bằng (1997) đến Người im lặng (2005). Bao trùm sáng tác của Chu Laisự trăn trở, day dứt của tác giả về số phận con ngườitiêu biểu là hình tượng người lính trong sau cuộc chiến tranh. Một trong những điều mà Chu Lai trăn trở, day dứt là giá trị đạo đức truyền thống, là nhân cách, nhân phẩm của con người trong thời đại mới. Đi vào tìm hiểu giá trị nghệ thuật từ hình tượng người lính hậu chiến qua những trang tiểu thuyết của ông sẽ là một hướng giải quyết phần nào những day dứt, trăn trở đó. 1.4. Hiện nay trong chương trình văn học ở bậc THPT có đưa vào nhiều tác phẩm văn học viết về chiến tranh người lính. Do vậy nghiên cứu tiểu thuyết Chu Lai sẽ phần nào giúp giáo viên có sự đối chiếu, so sánh trong giảng dạy, giúp các em học sinh bước đầu có cái nhìn toàn diện về văn học viết về chiến tranh. Từ thực tiễn trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “Sự thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến qua hai tiểu thuyết Ba lần một lần Chỉ còn một lần của Chu Lai”. 2. Lịch sử vấn đề Trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại, đề tài viết về hình tượng người lính hậu chiến chiếm một vị trí quan trọng. Nhà văn Chu Lai sau chiến tranh được xem là một cây bút có những đóng góp nổi bật ở lĩnh vực tiểu thuyết viết về chiến tranh người lính cách mạng nên tạo được thu hút tranh luận của giới nghiên cứu phê bình bạn đọc. Viết về Chu Lai các tác phẩm của ông đã cí những ý kiến bài viết khác nhau. 9 * Trên tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 2/1999, trong bài: Một đề tài không cạn kiệt, Bùi Việt Thắng đã viết “Nhân vật Chu Lai được thể hiện như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối thúc bởi sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát. Đó là những con người trở về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn. Họ sống trong cảm giác không bình yên . [19, 104]. * Xuân Thiều khi đánh giá tác phẩm Ăn mày dĩ vãng nói: Tác phẩm đầy chất lính, giọng văn băm bổ, sôi động, các thứ tình cảm suy tư đều đẩy đến tận cùng, cốt truyện có pha chút li kì, bí hiểm kiểu kiếm hiệp rất cuốn hút. Có những chương, những đoạn anh viết về chiến tranh hết sức linh hoạt, nếu không là người trong cuộc, không dựng lại được không khí một địa bàn chiến đấu khá đặc biệt này. * Hồng Diệu khẳng định: “Chu Lai là nhà văn thủy chung với đề tài chiến tranh, anh có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính trên cả ba mặt trận: Văn học - Sân khấu - Điện ảnh” [2, 6]. * Lý Hoài Thu trong bài: Tập truyện ngắn Phố nhà binh có nhận xét: Dù trực tiếp viết về thời dĩ vãng mịt mùng bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp nhận những “kênh” thông tin mới, xô bồ của thời hiện tại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền ngẫm suy tư về hiện thực với sự nhiệt tâm lòng trung thực của người lính . Vì vậy trước đề tài chiến tranh, anh “không chỉ là viết, là tiếp cận, mà là sống, là day dứt vật bằng tâm linh máu thịt của chính mình” [21, 13]. * Trong bài: Bản chất cuộc đời là bi tráng, hai tác giả Thu Hồng - Hương Lan nói tới một vấn đề khá sâu sắc cập nhật liên quan đến văn người Chu Lai. Nổi bật nhất là vấn đề sự độc đáo, mới lạ của Chu Lai trong quá trình khai thác đề tài chiến tranh: “Những người từng đi qua cuộc chiến, mỗi ngườimột cách hồi tưởng chiến tranh không giống nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là một cảm giác tự hào về một thời oanh liệt. Chỉ riêng một 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:50

Hình ảnh liên quan

sự thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến - Sự thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến trong hai tiểu thuyết ba lần và một lần và chỉ còn một lần của chu lai

s.

ự thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan