Sự thâm nhập giữa truyện và thơ từ truyện thơ trung đại đến truyện có chất thơ hiện đại qua hai hiện tượng tiêu biểu truyện kiều của nguyễn du và truyện trữ tình của thạch lam

93 763 0
Sự thâm nhập giữa truyện và thơ từ truyện thơ trung đại đến truyện có chất thơ hiện đại qua hai hiện tượng tiêu biểu truyện kiều của nguyễn du và truyện trữ tình của thạch lam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== Tô thị vân anh Sự thâm nhập giữa truyện thơ từ truyện thơ trung đại đến truyện chất thơ hiện đại (qua hai hiện tợng tiêu biểu truyện kiều của nguyễn du truyện trữ tình của thạch lam) Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học việt nam ii Vinh 2010– 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận với đề tài Sự thâm nhập giữa truyện thơ từ truyện thơ trung đại đến truyện chất thơ hiện đại (Qua hai hiện tượng tiêu biểu Truyện Kiều của Nguyễn Du truyện trữ tình của Thạch Lam) chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Văn Tùng – Người đã dành nhiều thời gian tâm huyết để hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Thầy giáo, giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành khoá luận này. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn liệu khả năng nghiên cứu của bản thân nên khó luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong sự chỉ dẫn góp ý của quý thầy cô, bạn bè để khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Vinh, tháng 5 năm2010 Sinh viên Tô Thị Vân Anh 3 MỤC LỤC Lời nói đầu Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu .4 5. Bố cục khóa luận .4 Nội dung .6 Chương 1: Sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại trong lịch sử văn học .6 1.1. Khái quát về sự thâm nhập lẫn nhau trong lịch sử văn học 6 1.2. Về đặc trưng thể loại của thơ, chất thơ truyện .11 1.3. Sự thâm nhập lẫn nhau giữa truyện thơ 19 Chương 2: Truyện với thơ trong Truyện Kiều truyện ngắn của Thạch Lam .26 2.1. Chất thơ trong Truyện Kiều .26 2.2. Chất thơ trong truyện trữ tình Thạch Lam .43 Chương 3: Sự tương đồng khác biệt của hiện tưọng thâm nhập thơ - truyện giữa Truyện Kiều truyện Thạch Lam 69 3.1. Sự tương đồng, gặp gỡ giữa Truyện Kiều truyện trữ tình Thạch Lam 69 3.2. Sự khác biệt dẫn đến tính độc đáo của việc thể hiện chất thơ trong tác phẩm của Nguyễn Du Thạch Lam 72 Kết luận 87 Tài liệu tham khảo .89 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Trong lịch sử văn học không phải nhất thiết một tác phẩm này thì phải thiên hoàn toàn vào thể loại nấy. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện tượng, tính chất, đặc điểm, hình thức thể loại này lại tồn tại trong tác phẩm thuộc thể loại khác là hiện tượng thời nào, trong văn học dân tộc nào cũng có. Hiện tượng đó góp phần mở rộng biên giới hoạt động của các thể loại, tăng khả năng nghệ thuật của từng thể loại, tạo ra giá trị độc đáo trong sáng tác của nhà văn. Trong lịch sử văn học Việt Nam cũng nhiều hiện tượng như vậy cả văn học trung đại văn học hiện đại. trường hợp sự thâm nhập mạnh đến mức tạo ra một thể loại thứ ba để lại những giá trị nghệ thuật xuất sắc. Chẳng hạn, trong văn học trung đại đã để lại truyện thơ Nôm văn học hiện đạitruyện trữ tình. Chúng tôi làm khoá luận muốn tìm hiểu hiện tượng này qua Truyện Kiều của Nguyễn Du truyện trữ tình của Thạch Lam được coi là hiện tượng tiêu biểu cho hiện tượng đó. Tìm hiểu đề tài này vừa để hiểu thêm một hiện tượng phổ biến trong văn học dân tộc vừa để điều kiện nhận thức sâu hơn giá trị nghệ thuật của hai nhà văn. 2. Hiện tượng thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại trong sáng tác của các nhà văn khác thời đại chắc chắn sẽ những sự khác nhau ngoài những sự gặp gỡ, tương đồng nào đó. Hiện tượng đó đến tác phẩm mỗi nhà văn lại còn sự độc đáo hơn nữa. Tìm hiểu hiện tượng đó từ Truyện Kiều của Nguyễn Du đến truyện trữ tình của Thạch Lam ngoài việc muốn nêu nên những sự gặp gỡ giữa chúng mà còn muốn chứng minh tính độc đáo sáng tạo của mỗi tác giả. 5 3. Tác phẩm của Nguyễn Du Thạch Lam được giảng dạy rất nhiều ở trường phổ thông. Việc tìm hiểu đề tài này thể giúp ích nhiều cho công việc giảng dạy sau này của chúng tôi. nhiều truyện ngắn của Thạch Lam không thể giảng như giảng một truyện tự sự thông thường bởi chất trữ tình đã thành một phần hồn của truyện. Giảng Truyện Kiều cũng không thể chỉ dùng phương pháp giảng truyện. đoạn trích Truyện Kiều nặng về chất truyện (Thuý Kiều báo ân báo oán) lại những đoạn thấm nhuần chất thơ (Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều). Ở các đoạn đó, người giảng không hiểu rõ ảnh hưởng qua lại giữa đặc trưng của truyện thơ trong Truyện Kiều, chắc chắn sẽ khó khăn. 2. Lịch sử vấn đề Truyện Kiều từ khi ra đời tồn tại cho đến ngày nay đã hơn 200 năm. Trong suốt khoảng thời gian đó đã biết bao công trình nghiên cứu về tất cả mọi phương diện của tác phẩm. Mỗi công trình đều một hướng khai thác riêng đều những phát hiện mới mẻ, riêng, độc đáo đáng ghi nhận. Không chỉ giới phê bình nghiên cứu văn học trong nước mà còn những độc giả nước ngoài yêu thích Việt Nam, yêu nền văn hoá văn nghệ say mê Truyện Kiều đã để lại nhiều công sức thời gian tìm hiểu về nó. Về phương diện nghệ thuật của Truyện Kiều tất cả các tác giả các công trình nghiên cứu của họ đều đánh giá cao. 1979, Đặng Thanh Lê với công trình “Truyện Kiều thể loại truyện thơ Nôm” cũng đã khẳng định Nguyễn Du đã tiếp nhận nền văn hoá dân gian của quê hương ông, tiếp nhận văn hoá - câu ca - giai điệu mượt mà của làng quê Kinh Bắc mảnh đất “ngàn năm văn vật” Thăng Long để sáng tác nên thi phẩm bất hủ Truyện Kiều. 1985, trong cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” giáo Phan Ngọc đã tiến hành phân tích so sánh đối chiếu với tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân để nêu nên những nét độc 6 đáo của Nguyễn Du trong phương pháp tự sự. Trong bài viết của mình Phan Ngọc đã bổ xung nhiều khiếm khuyết của các bài nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du trước đây. Đây là một công trình nghiên cứu rất thành công của giáo Phan Ngọc. Còn với Thạch Lam là nhà văn đã tạo cho mình được một phong cách nghệ thuật độc đáo không lẫn với bất cứ ai trong dòng văn học lãng mạn 1930 - 1945. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nghiên cứu về phong cách truyện ngắn Thạch Lam là một lĩnh vực ít được đề cập tới. Qua việc khảo sát những bài viết về Thạch Lam, thì thấy hầu hết các tác giả đều đã chú ý khai thác thế giới nghệ thuật của nhà văn tuy nhiên họ mới chỉ dừng lại ở những nhận xét lẻ tẻ. Trong cuốn “Thạch Lam - Văn chương cái đẹp”, Vũ Tuấn Anh đã tập hợp tất cả các bài viết của nhiều tác giả về Thạch Lam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của Thạch Lam. Bài viết đầu tiên: “Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn” của giáo Phong Lê đã nêu lên ấn tượng chung về thế giới nghệ thuật Thạch Lam, đó là “Cảnh ngộ số phận con người trong rất nhiều lo âu vì nghèo đói vì bất công oan trái, vì trăm thứ tai họa dồn lên kiếp sống mong manh, không nơi bấu víu nương tựa”. Ông lại nhận định ở thế giới nghệ thuật của Thạch Lam, tất cả đều hiu hiu, đạm đạm, không chói gắt, không những vang động mạnh, nhưng lại gợi bao ám ảnh về số phận con người, về sự tối tăm của các cảnh đời”. Tác giả Trần Ngọc Dung với bài “Phong cách truyện ngắn Thạch Lam” đã nêu lên được thế giới nhân vật của Thạch Lam, không gian, giọng điệu nhưng chỉ dừng lại ở mức điểm qua chứ chưa phân tích cụ thể. Cũng trong cuốn “Thạch Lam - Văn chương cái đẹp”, còn bài viết “Thế giới nhân vật của Thạch Lam” của tác giả Hà Văn Đức, “Truyện ngắn Thạch Lam - đặc điểm không gian nghệ thuật” của Hồ Thế Hà. Những bài viết này nhìn chung chỉ nghiên cứu thế giới nghệ thuật của Thạch Lam ở một khía cạnh nhỏ lẻ. 7 Nhìn chung từ trước đến nay chưa công trình nào nghiên cứu đồng thời cả Truyện Kiều của Nguyễn Du truyện trữ tình của Thạch Lam. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với người nghiên cứu độc giả. 3. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu sự thâm nhập ảnh hưởng qua lại giữa đặc trưng thơ đặc trưng truyện từ truyện thơ trung đại đến truyện chất thơ hiện đại” Nghiên cứu về truyện thơ trung đại qua đại diện là Truyện Kiều đến truyện chất thơ hiện đại qua truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam để thấy được những điểm tương đồng khác biệt giữa hai thời đại văn học qua hiện tượng truyệnthơ mặt trong nhau. 4. Phương pháp 4.1. Phương pháp đối sánh. 4.2. Phương pháp miêu tả. 4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp. 4.4. Phương pháp thống kê. 5. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại trong lịch sử văn học 1.1. Khái quát về sự thâm nhập lẫn nhau trong lịch sử văn học. 1.2. Về đặc trưng thể loại của thơ, chất thơ truyện. 1.3. Sự thâm nhập lẫn nhau giữa truyện thơ. Chương 2: Truyện với thơ trong Truyện Kiều truyện ngắn của Thạch Lam 2.1. Chất thơ trong Truyện Kiều. 2.2. Chất thơ trong truyện trữ tình Thạch Lam. 8 Chương 3: Sự tương đồng khác biệt của hiện tượng thâm nhập thơ - truyện giữa Truyện Kiều truyện Thạch Lam 3.1. Sự tương đồng, gặp gỡ giữa Truyện Kiều truyện trữ tình Thạch Lam. 3.2. Sự khác biệt dẫn đến tính độc đáo của việc thể hiện chất thơ trong tác phẩm của Nguyễn Du Thạch Lam. 9 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 SỰ THÂM NHẬP LẪN NHAU GIỮA CÁC THỂ LOẠI TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC 1.1. Khái quát chung về sự thâm nhập lẫn nhau trong lịch sử văn học 1.1.1. Khái niệm thể loại văn học Thể loại là một trong những quan niệm quen thuộc ổn định của lí luận, cũng như trong thực tiễn sáng tạo, là các dạng thức tổ chức tác phẩm, quy tụ những hình thức nhìn nhận phản ánh đời sống. Chúng ta đều biết rằng tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của các yếu tố đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn. Nhưng sự thống nhất ấy lại được thực hiện theo những quy luật nhất định. Thể loại của tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm hình thức tồn tại chỉnh thể. Thể loại của tác phẩm văn học bao giờ cũng sự thống nhất quy định lẫn nhau của các loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu hình thức lời văn. Chẳng hạn, nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịch với lời văn kịch, nhân vật trữ tình, kết cấu thơ tình lời thơ, luật thơ . Sự thống nhất này lại do những phương thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau quy định, thể hiện những quan niệm thẩm mỹ khác nhau đối với hiện thực, mang những khả năng khác nhau trong tái hiện đời sống. Bởi vì các phương thức ấy ứng với các hình thức hoạt động nhận thức của con người hoặc trầm tư, hoặc chiêm nghiệm, hoặc qua các biến cố liên tục, hoặc qua xung đột, mâu thuẫn, hoặc qua các sự thật sinh động . Đến lượt mình các thể loại tạo cho nó một kênh giao tiếp với người đọc. Giao tiếp thơ khác giao tiếp kịch, giao tiếp bằng tiểu thuyết khác với giao tiếp bằng các thể loại ký. Mỗi 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan