Sự phát triển của xu hướng cánh tả ở một số nước khu vực mỹ la tinh

105 723 0
Sự phát triển của xu hướng cánh tả ở một số nước khu vực mỹ la tinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trong qúa trình hoàn thành luận văn tác giả đã nhận đợc rất nhiều sự giúp đỡ.Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới: *Tiến sĩ Văn Ngọc Thành, ngời hớng dẫn tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. * Các thầy, cô giáo trong khoa lịch sử, khoa sau đại học Trờng đại học Vinh đã đóng góp ý kiến cho tác giả hoàn thành luận văn này. * Các đồng chí, đồng nghiệp trong Ban tuyên giáo Tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu. * Thông tấn xã Việt Nam, Viện nghiên cứu châu Mỹ đã cung cấp nguồn tài liệu cho tác giả. * Gia đình, bạn bè, những ngời thân yêu đã động viên giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn. Do điều kiện và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn chắc không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để tác giả có hớng nghiên cứu tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Vinh, tháng 01năm 2009 Tác giả 1. L DO CHN TI 1.1. Sau khi thoỏt khi s thng tr ca ch ngha thc dõn Tõy Ban Nha, B o Nha, nhõn dõn M Latinh nhng tng l s c sng trong c lp, t do xõy dng v phỏt trin t nc theo ý nguyn ca mỡnh, c chung sng hũa bỡnh, hu ngh vi tt c cỏc quc gia trờn th gii. Song, thc hin nhng mong mun chớnh ỏng ú khụng phi d, bi ngay sau khi Tõy Ban Nha v B o Nha ri khi khu vc M Latinh, quc M ó lp tc xõm nhp vo lónh th rng ln ny v M t coi ú l khu vc sõn sau ca mỡnh. Cng t ú, M t cho mỡnh cỏi quyn c can thip sõu 1 vào khu vực này. Được sự hậu thuẫn của Mỹ, các chính phủ thân Mỹ đã lần lượt lên nắm chính quyền nhiều quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Theo đó, mô hình phát triển theo xu hướng tư bản chủ nghĩa đã lần lượt được xác lập (trừ Cuba), tiếp đó chủ nghĩa tự do mới cũng nhanh chóng được thử nghiệm đây, nhằm hướng các nước Mỹ Latinh vào quỹ đạo chung của chủ nghĩa tư bản. Trên thực tế, chủ nghĩa tư bản cùng với mô hình chủ nghĩa tự do mới đã bao trùm lên toàn bộ khu vực Mỹ Latinh và trong một thời gian ngắn đã phần nào đó làm thay đổi được diện mạo của các nước Mỹ Latinh. Tuy nhiên, từ những thập niên 70 của thế kỷ XX, trong "bức tranh chính trị" của các quốc gia Mỹ Latinh lại có sự thay đổi đột ngột "gam màu chính trị". Thiết chế nhà nước quân phiệt, cùng với mô hình chủ nghĩa tự do mới đã dần dần rời khỏi vũ đài chính trị và thay vào đó các chính phủ cánh tả đã lần lượt lên nắm chính quyền. Sự thay đổi quyền lực này đã thực sự gây bất ngờ lớn không chỉ đối với giới cầm quyền nước Mỹ, mà còn gây bất ngờ lớn đối với toàn thế giới. Từ đó, hàng loạt các câu hỏi đã được đặt ra như: Tại sao lại có sự thay đổi đó? Chính phủ mới sẽ có những bước đi như thế nào? Kết quả ra sao? v.v . Những câu hỏi đó chính đề tài mới, hấp dẫn và lý thú cho những ai quan tâm đến cánh tả khu vực Mỹ Latinh. 1.2. Năm 1959, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuba đã ra đời, sự kiện đó như một "cái gai chọc vào mắt" của giới cầm quyền nước Mỹ, làm cho họ vô cùng lo lắng. Từ đó, Mỹ luôn cố gắng tìm mọi âm mưu để không xuất hiện một Cuba thứ hai trong khu vực "sân sau". Trong suốt một thời gian dài, Mỹ gần như đã thực hiện được ý đồ đó. Nhưng từ những năm cuối của thế kỷ XX, chính trong khu vực này lại có sự trỗi dậy của trào lưu cánh tả. Không chỉ dừng lại việc lên nắm chính quyền, mà lực lượng cánh tả còn công khai tuyên bố sẽ đưa đất nước phát triển theo xu hướng mới, trong đó có xu hướng chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại hoàn toàn với con đường mà Chính phủ Mỹ đã 2 "lựa chọn" cho họ trước đây. Sự xuất hiện của hàng loạt các chính phủ cánh tả trong một thời gian ngắn đã gây bất ngờ lớn đối với Mỹ. Việc các chính phủ cánh tả trỗi dậy ngay trong khu vực "sân sau" của Mỹ đã đặt ra một câu hỏi lớn đó tại sao lại có hiện tượng này? Đây chính một hiện tượng rất lạ, gây không ít sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu. 1.3. Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới được xác lập. Ngay sau đó, dưới sự lãnh đạo của Lênin, nhân dân Liên Xô đã bắt tay vào xây dựng đất nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Theo đó, hàng loạt các nước khu vực Đông Âu cũng đã lựa chọn mô hình này. Trải qua hơn 70 năm tìm tòi, xây dựng và phát triển, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã xác lập được trên thực tế một chế độ xã hội của người lao động, góp phần làm thay đổi diện mạo của các dân tộc bị áp bức. Thế nhưng vào những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội Liên Xô và khu vực Đông Âu đã lâm vào khủng hoảng và đi đến sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991. Từ đây, chủ nghĩa xã hội không còn một hệ thống, mà chỉ còn lại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên . Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã gây không ít khó khăn cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, một chế độ tốt đẹp đã dần dần mất đi và thay vào đó tâm lý hoang mang, dao động. Họ bắt đầu có sự hoài nghi về mô hình chủ nghĩa xã hội, về các đảng cộng sản và chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong khi đó, cùng thời điểm này, chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào cải thiện được đời sống của người dân. Từ đó, chủ nghĩa tư bản đã tạo được không ít niềm tin nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bức tranh tương phản về lợi ích đó, thì khu vực Mỹ Latinh một số quốc gia lại hướng đất nước đi theo xu hướng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, Venezuela - Tổng thống Hugo Chavez đã công khai tuyên bố lấy chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng tiến bộ của Người Anh hùng 3 giải phóng dân tộc Ximôn Bôliva làm nền tảng tư tưởng và sẽ đưa đất nước đi theo xu hướng chủ nghĩa xã hội. Điều này, đã đặt ra dấu hỏi lớn đối với chúng ta, tại sao Venezuela lại đưa đất nước đi theo xu hướng chủ nghĩa xã hội? "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" mà Venezuela sẽ hướng tới thực chất gì? Hugo Chavez có thực hiện được mục tiêu mà ông đã đưa ra hay không? v.v . Tất cả những câu hỏi trên hiện đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Vì vậy, nếu nghiên cứu về cánh tả và công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela một cách nghiêm túc sẽ có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm sáng tỏ những điều còn băn khoăn về xu hướng cánh tả khu vực Mỹ Latinh nói chung, về "Chủ nghĩa xã hội xã hội thế kỷ XXI" Venezuela nói riêng. Như vậy, nghiên cứu về cánh tả một đề tài rất mới, vừa mang tính thời sự sâu sắc, vừa có ý nghĩa thực tiễn to lớn. một cán bộ công tác trong lĩnh vực tư tưởng, nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu về xu hướng cánh tả khu vực Mỹ Latinh và sự nghiệp xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela hiện nay đối với việc định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này. Với những nỗ lực của bản thân và lòng say mê nghiên cứu, chúng tôi hy vọng đề tài "Sự phát triển của xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh" có thể góp phần giúp bản thân và mọi người có thêm những hiểu biết về tình hình cánh tả khu vực Mỹ Latinh nói chung và mô hình "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela nói riêng. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần củng cố niềm tin về chủ nghĩa xã hội, góp phần gìn giữ những giá trị mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã để lại cho nhân loại. Đặc biệt, thông qua việc nghiên cứu về cánh tả Mỹ Latinh sẽ góp phần củng cố lòng tin cho nhân dân Việt Nam vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới, phát 4 triển đất nước hiện nay. Khẳng định những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như mô hình chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam đang xây dựng hoàn toàn đúng đắn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Xu hướng cánh tả một trong những trào lưu tư tưởng được chúng ta chú ý nghiên cứu trong những năm gần đây. Đã có một số bài viết góc độ tạp chí tìm hiểu về vấn đề này, nó cung cấp cho người đọc hiểu biết bước đầu về diện mạo mới của xu hướng cánh tả. Tuy nhiên, nghiên cứu về cánh tả mảng đề tài rất mới, nên rất hấp dẫn và lý thú. Thời gian gần đây, khu vực Mỹ Latinh đã xuất hiện hàng loạt các chính phủ theo xu hướng cánh tả. Điều này, đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu của không ít các nhà nghiên cứu. Tất nhiên những công trình đó chỉ đề cập đến sự phát triển của xu hướng cánh tả nhiều góc độ, phương diện với độ đậm, nhạt khác nhau. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có tính hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh. Các công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh "Phong trào cánh tả Mỹ Latinh" (Hồ sự kiện số 34), "Mỹ Latinh và các xu hướng cánh tả" (Thông tấn xã Việt Nam). Ngoài ra, còn có nhiều bài viết nghiên cứu góc độ tạp chí như: 1. "Thể chế nhà nước các quốc gia trên thế giới" (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia), có phần viết về thể chế các quốc gia Mỹ Latinh. 2. "Sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh" (Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Văn Tuấn). Trong những năm gần đây nhất, có nhiều bài nghiên cứu viết về cánh tả Mỹ Latinh như: 5 1. "Bước phát triển mới của phong trào cánh tả Mỹ Latinh" (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế). 2. "Đánh giá mới về phong trào cánh tả Mỹ Latinh" (Thông tấn xã Việt Nam tại Buenot Airet). 3. “Làn sóng cánh tả Mỹ Latinh” (Nguyễn Hoàng Giáp) v.v . Nhìn chung, các tư liệu trên đây đã đề cập đến một số vấn đề về sự hình thành và phát triển của xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh cũng như công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela hiện nay. Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Văn Tuấn . đã tập trung nghiên cứu khá công phu về các chủ trương, chính sách của các lãnh tụ cánh tả. Đồng thời, cũng đã nêu bật được những thành tựu mà cánh tả Mỹ Latinh đã đạt được. Tuy nhiên, tất cả những công trình nghiên cứu đó đều những mảng riêng lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện. Hơn nữa, các tác giả mới chỉ dừng lại góc độ nghiên cứu của một bài báo, hoặc tạp chí. Bấy nhiêu đó cũng đã chứng minh rằng xu hướng cánh tả một đề tài lớn, mới mẻ trong "bức tranh" chính trị quốc tế hiện nay. Từ đó, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Nghiên cứu về cánh tả một mảng đề tài tương đối khó và rất mới, bản thân tác giả lại công tác miền núi, nên việc tiếp xúc với các nguồn tư liệu còn gặp khó khăn và do hạn chế về trình độ, thời gian nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Phạm vi 6 Trên cơ sở những tài liệu hiện có một số nước khu vực Mỹ Latinh được nghiên cứu chung, khái quát, chúng tôi đặt ra phạm vi nghiên cứu về sự phát triển của xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh, chủ yếu các nước: Venezuela, Chile, Brazil, Argentina, Bolivia, Nicaragua, Ecuador, Uruguay. Tìm hiểu về sự nghiệp xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela. 3.2. Nhiệm vụ Xuất phát từ nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu về xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh và "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela đối với việc định hướng tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta, luận văn nhằm đi sâu vào tìm hiểu sự phát triển của cánh tả khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, do đây một đề tài còn mới mẻ, nguồn tư liệu còn ít, nên luận văn chỉ đề cập đến một số khía cạnh về cánh tả khu vực Mỹ Latinh, cụ thể như sau: - Tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển của xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh. - Tìm hiểu về công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela. - Tìm hiểu những nét mới của xu hướng cánh tả cũng như "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela. 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tư liệu 4.1.1. Tài liệu gốc 7 Tài liệu gốc quan trọng trước hết đối với chúng tôi Hồ sự kiện về phong trào cánh tả khu vực Mỹ Latinh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tài liệu về cánh tả và "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela hiện nay còn rất hạn chế, phần lớn đều được viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Do vốn ngoại ngữ về Tiếng Tây Ban Nha còn hạn hẹp, chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu qua bản dịch chữ quốc ngữ 4.1.2. Tài liệu nghiên cứu Chúng tôi tham khảo những tài liệu nghiên cứu lịch sử như: Tìm hiểu hình thức chính thể các nước Mỹ Latinh (Nguyễn Chu Dương), Sự đồng thuận mới của Mỹ Latinh (Greg Grandin), Mô hình phát triển của Mỹ Latinh (Hồ Châu), Tình hình Mỹ Latinh (Tạp chí Nghiên cứu các vấn đề quốc tế), Sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh (Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Văn Tuấn), Sự hình thành và phát triển của Nhà nước Venezuela độc lập (Đỗ Minh Tuấn), Bước phát triển mới của phong trào cánh tả Mỹ Latinh (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế), Thế giới thứ ba trong trật tự thế giới mới (Nguyễn An Ninh), Một vài gương mặt lãnh đạo mới châu Mỹ Latinh (Đỗ Trọng Quang) v.v . Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của những tác nêu trên cũng đã đề cập khá toàn diện về diện mạo của cánh tả khu vực Mỹ Latinh. Một số tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu về những chủ trương, chính sách của chính phủ cánh tả như tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế . một số công trình khác thì tập trung nghiên cứu về các đảng cánh tả. Những công trình này tuy mới mức độ khái quát, nhưng đó cũng chính nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 8 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày quá trình hình thành và phát triển của xu hướng cánh tả theo diễn biến thời gian, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo khoa học để tìm hiểu về sự phát triển của xu hướng cánh tả, "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela trong thời gian tới. 5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 5.1. Đóng góp khoa học - Luận văn sẽ cung cấp và giới thiệu quá trình hình thành cũng như phát triển của xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh, giúp mọi người hiểu rõ hơn về xu hướng cánh tả cũng như những nét mới của nó. - Qua nghiên cứu về sự nghiệp xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela, chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ thêm về mô hình chủ nghĩa xã hội mà Venezuela đang hướng tới. - Luận văn góp phần cung cấp nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh. 5.2. Giá trị thực tiễn - Luận văn góp phần định hướng tư tưởng, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mô hình chủ nghĩa xã hội. - Luận văn với việc tìm hiểu cụ thể sự phát triển xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh, sẽ góp phần xây dựng một "bức tranh" về xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh cũng như mô hình "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela hiện nay. - Từ những thành công và thất bại của lực lượng cánh tả nói chung và sự nghiệp xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela nói riêng, sẽ 9 để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu. Từ đó vận dụng nó trong công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của xu hướng cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh. Chương 2: Công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" Venezuela. Chương 3: Nhận xét chung về cánh tả một số nước khu vực Mỹ Latinh. 10 . về xu hướng cánh tả ở một số nước khu vực Mỹ Latinh là "Phong trào cánh tả Mỹ Latinh" (Hồ sơ sự kiện số 34), " ;Mỹ Latinh và các xu hướng cánh. xu hướng cánh tả ở một số nước khu vực Mỹ Latinh, sẽ góp phần xây dựng một "bức tranh" về xu hướng cánh tả ở một số nước khu vực Mỹ Latinh cũng

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan