Thể tài chân dung văn học trong văn họa việt nam hiện đại (qua kí ức người thân)

63 875 3
Thể tài chân dung văn học trong văn họa việt nam hiện đại (qua kí ức người thân)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ==== ==== THể TàI CHÂN DUNG VĂN HọC TRONG VĂN HọC VIệT NAM HIệN ĐạI (QUAứC NGƯờI THÂN) TóM TắT KHóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC CHUYÊN NGàNH : VĂN HọC VIệT NAM Ngời hớng dẫn : PGS.TS. Đinh Trí Dũng Sinh viên thực hiện : Cao Thị Sao Kim Lớp : 47A Văn Vinh- 5/2010 1 Môc lôc Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu tham khảo 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4 6. Cấu trúc của khóa luận. 5 Chương 1 6 NHÌN CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. 6 1.1. Giới thuyết khái niệm về thể tài chân dung văn học. 6 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học 9 1.2.1. Cơ sở, tiền đề sự ra đời thể tài chân dung văn học. 9 1.2.2. Những thành tựu của thể tài chân dung văn học. 10 1.3. Thể tài chân dung văn học trong Nhà văn qua hồi ức người thân. 13 Chương 2 THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (QUA ỨC NGƯỜI THÂN) TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG. 15 2.1. Cung cấp tư liệu về các nhà văn. 15 2.2. Cắt nghĩa một thời văn học 30 2.3. Ca ngợi sự nghiệp, nhân cách qua góc nhìn người thân 35 Chương 3 THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (QUA ỨC NGƯỜI THÂN) TRÊN PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC. 45 3.1. Tiếp cận góc nhìn đời tư các nhà văn trong mối quan hệ thân thiết 45 3.2. Giọng điệu. 50 3.3. Tạo dựng bối cảnh, không khí 54 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 LỜI CẢM ƠN 2 Trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới thầy giáo – PGS.TS Đinh Trí Dũng, người đã tận tình chỉ dẫn và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, những người đã tận tâm giảng dạy và giúp đỡ tôi thời gian học tập. Cảm ơn tập thể 47A - Văn đã sát cánh cùng tôi trong suốt khóa học. Xin cảm tạ bố mẹ, cảm ơn tấm lòng của những người thân và bạn hữu đã chia sẻ giúp tôi hoàn thành khóa học 2006 – 2010. Vinh, tháng 5, năm 2010. Sinh viên Cao Thị Sao Kim MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 3 1.1. Thể tài chân dung văn họcthể tài mới trong văn học Việt Nam, nhất là sau 1986 với chủ trương đổi mới của Đảng thể tài này phát triển mạnh mẽ. Có thể nói, đây là thời điểm ghi nhận sự đổi mới tư duy trên các lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật. Thời này không khí cởi mở, dân chủ của đời sống văn học tác động đến chủ thể sáng tạo với quan niệm mới về nhà văn, đến sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, đến sự thay đổi thi pháp thể loại của các thế hệ nhà văn. Đây chính là tiền đề cho sáng tác văn học, trong đó có thể tài chân dung văn học phát triển lên bước mới. Sự nở rộ của nhiều tác phẩm ở thể tài chân dung văn học này trở thành một hiện tượng thẩm mĩ đáng chú ý. Chính vì vậy, thể tài chân dung văn học đang trở thành đối tượng nghiên cứu. 1.2. Văn học phản ánh cuộc sống, các văn nghệ sĩ là nhân vật của cuộc sống nên họ là đối tượng khách quan cần được văn học phản ánh, bởi đằng sau những trang viết của họ là tính cách, số phận, tài năng, vui buồn của một con người. Đó chính là mảng hiện thực mà các nhà văn khai thác để dựng lên chân dung các nhà văn. Khi nghiên cứu văn học, nghiên cứu các tác giả, tác phẩm dựa vào tập chân dung này người đọc được cung cấp rất nhiều tư liệu cuộc đời với các chi tiết thuộc về tiểu sử của tác giả trong ứng xử nói năng cụ thể. Ở đó, tác giả cũng như một nhân vật trong văn học, tất nhiên nhân vật ấy chủ yếu làm văn nghệ, làm tranh, thơ, soạn kịch. 1.3. Đối tựơng chính của chân dung văn học là các văn nghệ sĩ. Phần lớn là các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong chương trình phổ thông. Khi học về những tác giả văn học, sách giáo khoa Ngữ văn thường trình bày phần Tiểu dẫn rất ngắn gọn thậm chí là khô khan. Cách thức trình bày như vậy không những cung cấp ít tư liệu mà còn làm giảm đi hứng thú học tập ở học sinh. Dẫu biết rằng thời lượng một bài học đã được sắp xếp theo phân phối chương trình dựa trên những cơ sở nhất định, song thiết nghĩ người biên soạn cần linh hoạt, làm sinh động hơn phần Tiểu dẫn bằng việc 4 vận dụng kiến thức chân dung văn học. Sự vận dụng kiến thức thể tài này vào bài học là rất có ý nghĩa trong việc tạo ra sự say mê, tính tích cực, chủ động sáng tạo ở đối tượng học sinh. Chính vì vậy, trong giờ dạy người giáo viên cần lưu ý xử lý kiến thức phù hợp để đạt kết quả cao nhất. 1.4. Đã có những công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học được xây dựng dưới góc nhìn của các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về thể tài chân dung văn học dưới góc nhìn của những người thân nghĩa là chân dung của các nhà văn hiện lên qua cái nhìn, qua những suy nghĩ, cảm nhận, tưởng nhớ của những người thân trong gia đình nghệ sĩ. Những điều này là lý do tôi tìm đến đề tài Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại (qua ức người thân). 2. Lịch sử vấn đề Chân dung văn họcthể tài khá mới mẻ trong văn học dân tộc. Ở nhiều nước trên thế giới cũng như nước ta đã có nhiều tác giả viết chân dung văn học như M.Goorky, K.Pautopxki, I.Exenbua… hay Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Tô Hoài… Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhưng bài viết thuộc thể tài nay trên các trang báo Văn nghệ, Tiền phong, trong các tập sách: Chân trời có người bay của Đỗ Lai Thúy, Cây bút, đời người Vương Trí Nhàn, Phía sau con chữ Vũ Từ Trang, Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn, Nhà văn qua hồi ức người thân Lưu Khánh Thơ sưu tầm và biên soạn… Phần lớn những tập sách này dựng chân dung của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong nước và thế giới ở cuộc sống đời thường và đời sống văn nghệ. Những tập chân dung này đóng góp lớn trong việc giúp người đọc tiếp cận con người thật ngoài đời của văn nghệ sĩ, để từ đó dễ dàng khám phá vào thế giới nghệ thuật của họ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể tài này: Luận án Tiến sĩ Chân dung văn học - lịch sử thể loại - đặc trưng (Nguyễn Quốc Luân - 5 1993), Luận văn Thạc sĩ Mảng chân dung văn học trong sáng tác Tô Hoài (Nguyễn Văn Quang - 1996, Đại học Vinh); Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại của (Phan An Na - 2008, Đại hoc Vinh); các khóa luận tốt nghiệp Đại học như: Chân dung đối thoại: Chân dung văn học, bình luận văn học (Phạm Thị Thùy Dương - 2002, Đại học Vinh); Nghệ thuật dựng chân dung văn học của VươngTrí Nhàn (Nguyễn Thị Xuân Giang – 2003, Đại học Vinh), So sánh nghệ thuật dựng chân dung văn học của Nguyễn Tuân và Vũ Bằng (Cao Thị Thủy – 2005, Đại học Vinh); Đóng góp của Nguyễn Tuân đối với lý luận về tiểu thuyết và thể tài chân dung văn học (Bùi Hà Phương – 2007, Đại học Vinh). Nhìn chung các công trình này đều xoay quanh một số vấn đề cơ bản sau: Khái niệm thể tài chân dung văn học; vì sao thể tài này nở rộ trong những năm gần đây; đặc điểm khía cạnh nổi bật nhất của thể tài chân dung văn học cũng như phong cách của người dựng chân dung. Một số bài viết đi vào phân tích, đánh giá một số tác phẩm chân dung văn học cụ thể: Cây bút, đời người, Cánh bướm và đóa hướng dương, Những kiếp hoa dại…của Vương Trí Nhàn hay Chân dung đối thoại của Trần Đăng Khoa. Đáng chú ý là luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quốc Luân đã chỉ ra được khá sâu sắc lịch sử và đặc trưng của thể tài. Và luận văn Thạc sĩ của Phan An Na đã nghiên cứu đề tài này với tư cách là một đối tượng chuyên biệt. Những luận văn còn lại thì mới chỉ ra được một số đặc điểm của thể tài thông qua sáng tác của vài tác giả. Điều đó không có nghĩa là những luận văn ấy không có những đóng góp đáng ghi nhận. Nhìn chung, chúng ta thấy phần lớn các công trình nghiên cứu về đề tài chân dung văn học chỉ dừng lại ở việc dựng chân dung các nhà văn qua góc nhìn của các nhà nghiên cứu hay đúng hơn là ở góc độ người trong cuộc, trong giới, mà chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này trên phương diện chân dung văn học qua ức người thân, tức là các nhà văn, nhà 6 thơ được hiện lên qua cái nhìn của những người thân trong gia đình họ. Trên cơ sở những công trình đi trước, người viết đã học hỏi, tìm hiểu về thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại (qua ức người thân), với hi vọng sẽ đóng góp vào việc nhận diện đặc trưng thể tài chân dung văn học và giúp độc giả hiểu hơn về các nhà văn, nhà thơ trong văn học Việt Nam hiện đại qua cái nhìn của người thân trong gia đình họ. Do kinh nghiệm còn ít ỏi và năng lực còn hạn chế nên tất nhiên bài viết chưa thể hoàn thiện, chúng tôi mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu tham khảo Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chúng tôi là: thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại (qua ức người thân). Phạm vi tài liệu tham khảo (mẫu khảo sát) là tác phẩm Nhà văn qua hồi ức người thân do Lưu Khánh Thơ sưu tập và biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp: hệ thống – cấu trúc, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp… 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. Phát hiện, nhận diện và chỉ ra được thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại qua khảo sát tác phẩm Nhà văn qua hồi ức người thân do Lưu Khánh Thơ sưu tầm và biên soạn. Chỉ ra được thể tài chân dung văn học trên các phương diện nội dung: Cung cấp tư liệu về các nhà văn; dựng lên bối cảnh thời đại; ca ngợi sự nghiệp, nhân cách nhà văn qua góc nhìn người thân. Và trên phương diện hình thức: Tiếp cận góc nhìn đời tư qua mối quan hệ thân thiết; giọng điệu; tạo dựng bối cảnh 7 không khí. Từ đó, thấy được điểm khác biệt giữa thể tài chân dung văn học được dựng lên bởi trang viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình với thể tài chân dung văn học qua trang viết những người thân trong gia đình nghệ sĩ. Trên cơ sở này, khẳng định ý nghĩa nhiều mặt của thể tài chân dung văn học trong bức tranh chung của văn học Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc của khóa luận. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai ba chương: Chương 1: Nhìn chung về sự phát triển của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại. Chương 2: Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại (qua ức người thân) trên phương diện nội dung Chương 3: Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại (qua ức người thân) trên phương diện hình thức. Chương 1 NHÌN CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. 1.1. Giới thuyết khái niệm về thể tài chân dung văn học. 8 Tìm hiểu văn học nghệ thuật là sự tìm hiểu khám phá những thuộc tính, bản chất của văn học, phát hiện ra quy luật vận động của nó. Thực tiễn nghiên cứu văn học cho chúng ta thấy rằng chân dung văn học là một thể tài hoàn toàn mới trong làng văn báo Việt Nam. Vì vậy, để xác định khái niệm chân dung văn học chúng tôi tìm đọc các tài liệu, các công trình, những lời giới thiệu một số tập sách chân dung văn học…. Trước hết, chúng tôi phân biệt hai khái niệm thể loại và thể tài. Cùng thuộc một phạm trù thể trong sự phân biệt với phạm trù loại. Khái niệm thể loại thường được dùng để chỉ các hình thức cụ thể trong sáng tác như: tiểu thuyết, truyện, thơ, … Còn khái niệm thể tài thích hợp với việc chỉ định các sáng tác có những điểm chung về nội dung, đề tài. Ở đây các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học gần như hướng đến dựng chân dung của một con người gắn liền với việc tìm hiểu một sự thật, một thời đại. Chân dung văn họcthể tài chỉ ra đời trên cơ sở ý thức xã hội nhất định khi lịch sử chuyển sang thời kỳ cận đại, phát triển ở thời kỳ hiện đại, đặc biệt từ sau đổi mới từ năm 1986 trở đi. Đây là thời kỳ cùng với tư tưởng đổi mới nhất quán trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội là thời kỳ nhìn nhận, định vị lại nhiều giá trị văn chương cũ. Đây cũng là thời kỳ việc viết văn sáng tạo nghệ thuật trở thành loại hình lao động nghệ thuật được chuyên môn hóa. Từ đây văn nghệ sỹ trở thành một tầng lớp có vị trí nhất định trong xã hội và trở thành đối tượng miêu tả của văn học nghệ thuật. Họ là nhân vật chính của cảm hứng thế sự đời tư đang ngập tràn trong văn chương thời kỳ đổi mới. Làm chân dung văn học ở đây chính là lấy ngôn từ để vẽ một con người, thường là nhà văn. Càng về sau đối tượng chân dung càng mở rộng, không chỉ là nhà văn, nhà báo mà hướng tới những con người tiêu biểu trong lĩnh vực khác của xã hội và cả những sự kiện thời kỳ văn học. 9 Chân dung văn học được xây dựng dựa trên cuộc đời thực của đối tượng. Tuy nhiên, chân dung đó không phải là tập hợp những thông số, nhận dạng theo kiểu theo dõi hình sự hay nghiên cứu dân tộc học, mà cái được tạo ra bằng ngôn từ ở đây dưới dạng một thể tài phải là một cái gì gọi là “chân dung’’ nhưng đồng thời phải là văn học. Chân dung văn học phải chen chân với loại công trình nghiên cứu và phê bình vì nó cũng nhằm vào tác giả. Nó miêu tả không phải thông qua tác phẩm mà phần nhiều trực tiếp thông qua những chi tiết tiểu sử của con người, thông qua con người thật của tác giả về những ứng xử, nói năng ngày thường. Nó không hoàn toàn trùng khít với con người tiểu sử bởi chân dung văn học có chỗ khá rộng cho sự phân tích, nhận định, đánh giá của người viết về tác giả ấy, cho sự cảm thụ các tác phẩm của tác giả ấy. Chính vì thế nó có phần pha trộn truyện kể, suy tưởng, bình luận. Khi nghiên cứu tác phẩm chân dung văn học cần có sự phân biệt với tiểu luận nghiên cứu, bài báo, bài viết tưởng niệm có tính thời sự. Từ đó đặt ra vấn đề mỗi người viết cần có cách đi riêng cho mình để những bài chân dung văn học không đơn thuần là những bài giới thiệu tiểu sử hoặc những tiểu luận khoa học viết về sự nghiệp một tác giả nào đó mà phải nắm được cái thần của văn nghiệp người nghệ sĩ ngôn từ, để loại bỏ cách tiếp cận xơ cứng. Có thể nói, “Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó không thiên về cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử chỉ ngôn luận kể cả tác phẩm, tư thế hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng”[3,54]; “Nó miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật sao cho truyền được thần thái sống động của con người đó, phát hiện đặc điểm riêng, độc đáo không lặp lại một nhân cách với thế giới tinh thần của nó” [3,54]. 10 . của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại. Chương 2: Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại (qua kí ức người thân). Thể tài chân dung văn học trong Nhà văn qua hồi ức người thân. 13 Chương 2 THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (QUA KÍ ỨC NGƯỜI THÂN)

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan