Hàm ngôn trong lời thoại nhân vật ( qua truyện ngắn nguễn huy thiệp)

71 736 1
Hàm ngôn trong lời thoại nhân vật ( qua truyện ngắn nguễn huy thiệp)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn Nguyễn thị bé Hàm ngôn trong lời thoại nhân vật (qua truyện nghắn nguyễn huy thiệp) Khoá luận tốt nghiệp Vinh - 2005 Lời nói đầu Đây là công trình khoa học đầu tiên của chúng tôi, chúng tôi xem việc nghiên cứu khoá luận này chỉ là bớc đầu có tính chất tập duyệt và mang tính định hớng. Giải mã t tởng tình cảm của nhà văn thông qua yếu tố ngôn ngữ là một việc làm hết sức phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Là một sinh viên trong bớc đầu trên con đờng nghiên cứu khoa học, do đó thiếu sót là không thể tránh khỏi. Chúng tôi mong đợc sự góp ý và sự chỉ bảo chân tình của các thầy cô giáo trong khoa. Nếu có dịp trở lại, chúng tôi sẽ làm tốt công việc của mình hơn. Đề tài này đợc hoàn thành là nhờ sự hớng dẫn nghiêm túc, tận tình của cô giáo Đỗ Thị Kim Liên và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ. Nhân dịp này, tôi xin đợc phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Vinh, tháng 5/2005 Sinh viên Nguyễn Thị Bé 2 Mục lục Trang: Phần mở đầu .3 1. Lý do chọn đề tài. 3 2. Đối tợng và mục đích nghiên cứu. 3 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 4 4. Phơng pháp nghiên cứu 6 5. Cái mới của đề tài .7 6. Cấu trúc của đề tài 7 Phần nội dung 8 Ch ơng 1 : Một số khái niệm giới thuyết xung quanh đề tài 8 1.1. Nghĩa hàm ngôn của văn bản hội thoại .8 1.2. Không gian và thời gian gắn với cuộc thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .9 1.3. Nhân vậtngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .16 Ch ơng 2 : Nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 23 2.1. Ngời trao lời sử dụng hàm ngôn 23 2.2. Ngời đáp sử dụng hàm ngôn .34 2.3. Cả ngời trao và ngời đáp cùng sử dụng hàm ngôn 44 2.4. Tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 52 Ch ơng 3 : Các phơng thức cấu tạo hàm ngôn trong lời thoại nhân vật qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 54 3.1. Điều kiện để xét hàm ngôn .54 3.2. Những phơng thức cấu tạo hàm ngôn trong hội thoại . .55 3.3. Một số nhận xét về phong cách của Nguyễn Huy Thiệp qua việc sử dụng hàm ngôn .66 Phần kết luận 68 1. Các kết luận khoa học của đề tài 68 2. Hớng nghiên cứu tiếp tục .69 3 Tài liệu tham khảo .70 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt là ngôn ngữ hội thoại của nhân vật có nhiều điểm độc đáo về hình thức cấu tạo lẫn ngữ nghĩa. Nguyễn Huy Thiệp tuy mới xuất hiện trên văn đàn Việt Nam vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Song đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông. Trong đó có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn và cũng có công trình đã đi sâu nghiên cứu và có tính hệ thống về đặc điểm ngôn ngữ hội thoại. Song cho đến nay, có thể nói cha có một công trình nghiên cứu nào thật hoàn chỉnh, toàn diện mang tính hệ thống về vấn đề nghiên cứu nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của ông. Chính vì vậy, đề tài này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu Nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp theo hớng tiếp cận dụng học. 2. Đối tợng và mục đích nghiên cứu 2.1. Đối tợng nghiên cứu: Luận văn tiến hành khảo sát 37 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp do Anh Trúc tuyển chọn, Nxb Phụ nữ, 2002: Chảy đi sông ơi, Tớng về hu, Cún, Không có vua, Muối của rừng, Con gái Thuỷ Thần, Những ngời thợ xẻ, Những bài học nông thôn, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Sang sông, Thơng nhớ đồng quê, Ma Nhã Nam, Những ngọn gió Hua Tát, Tâm hồn mẹ, Huyền thoại phố phờng, Giọt máu, Chút thoáng Xuân Hơng, Ma, Nguyễn Thị Lộ, Trơng Chi, Đời thế mà vui, Thiên văn, Tội ác và trừng phạt, Thơng cả cho đời bạc, Chăn trâu cắt cỏ, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Lòng mẹ, Không khóc ở California, Truyện tình kể trong đêm ma, Đa sáo sang sông, Sống dễ lắm, Thổ cẩm, Những ngời muôn năm cũ, Chuyện ông Mòng, Chú Hoạt tôi. 2.2. Mục đích nghiên cứu: 4 Qua khảo sát các phát ngôn hội thoại, biểu hiện ý nghĩa của chúng, đề tài đi vào tìm hiểu Nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó rút ra những đặc điểm phong cách ngôn ngữ của ông. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sau 1975 cuộc sống của dân tộc đã hoàn toàn thay đổi, chuyển từ thời chiến sang thời bình. Nhng có thể nói nó thật sự sôi động, thật mang sự sống, sự quẫy đạp mạnh mẽ để tái sinh thì phải đến những năm đất nớc ta bớc vào chặng đ- ờng đổi mới. Cuộc sống của mỗi con ngời của toàn xã hội trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, sâu sắc và toàn diện hơn. Văn học cũng hồi sinh sâu sắc, phức tạp, toàn diện, đa dạng, phong phú nh con ngời và xã hội. Có thể nói một hớng kết tinh đầy ấn tợng, sâu sắc của đổi mới văn học là sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tợng Nguyễn Huy Thiệp đó là thành quả của sự đổi mới văn học. Nguyễn Huy Thiệp - một cây bút mà ngay cả những ngời nặng lời chê trách cũng phải thừa nhận là tài năng, độc đáo, sắc sảo - ta không thể không quan tâm đến cái hơi và tiếng lạ lùng gây sửng sốt đến bất ngờ (Mai Ngữ - Quân đội nhân dân 28/8/1988) bao trùm toàn bộ truyện ngắn của anh. Phong cách Nguyễn Huy Thiệp hai lần kỳ lạ (Vơng Trí Nhàn - Văn nghệ 26/8/1988). Vì vậy nên ta cũng phải dùng biệt nhãn mà soi xét nó, dùng đặc cách mà khám phá nó - biệt nhãn và đặc cách này không nằm ngoài mĩ quan khoa học và nhân bản, chẳng qua nh dân sông nớc giàu kinh nghiệm chạy buồm xem gió nh thầy thuốc lành nghề tuỳ chứng lập phơng. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp , chữ nghĩa chắt lọc, nén chặt , hình tợng rất cụ thể, đồng thời chứa đựng sức khái quát lớn. Những câu triết lý sắc ngọt đột xuất . vì vậy, Văn Giá đã nhận xét: Truyện Nguyễn Huy Thiệp có nhiều ý nghĩa . Một số nhân vật của anh là những ẩn dụ đa nghĩa (Văn Giá - Văn nghệ 30/7/1988), tơng tự nh những tầng hiển ngôn, ẩn ngôn và vô ngôn trong thi ca. Do đó, đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không nên dừng lại ở phần lộ thiên: Điều tác giả muốn nói với chúng tôi hiện ra ở phía sau, ở bên trên hệ thống các nhân vật của anh (Phùng Văn Tửu - Văn nghệ 12/9/1987). Đặc biệt, các ẩn ngôn bên trên và các vô ngôn phía sau trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp có khi lại là những yếu tố cơ bản - Đó là sự im lặng của sấm sét (Mặc Nh Lôi) nh cổ nhân đã nói. Khi đọc Nguyễn Huy Thiệp, Văn Tâm đã có những nhận xét: Trong 5 những tác phẩm của mình một khi Nguyễn Huy Thiệp đã nói nhiều đến cái ác thì mặc nhiên trong lòng anh ý tởng thiện cũng đã đợc xác lập làm cơ sở đối chiếu và phản ứng. Biết căm thù thì cũng biết yêu thơng, Bởi chng hay ghét cũng là hay thơng (Nguyễn Đình Chiểu) - Có điều nói về cái ác, thái độ Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi khá lạnh lùng, không run tay đâu biết rằng ở giữa, đằng sau những dòng chữ tởng nh giá lạnh ấy là một nỗi đau nhân tình. Nhng tơng tự nh nghệ thuật múa chèo: có hai loại động tác biểu hiện chứa đựng nội dung cơ bản, có loại động tác minh hoạ lời hát, có loại động tác chỉ là trang sức . Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có những chi tiết quan trọng, nhng lại có những chi tiết ít ý nghĩa cần lớt qua, do đó cách cảm của ngời đọc cần phải nắm bắt toàn khối cơ cấu nghệ thuật, tổng hoà hiện với ẩn, cách cảm nhận xuyên tầng [ 15, tr 299 - 300]. Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết Tôi không chúc cho bạn thuận buồm xuôi gió đã viết: Dẫu là kể chuyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trớc sau viết về cuộc sống ngày hôm nay. Và tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật của đời sống hiện tại. Tác giả đã không ngần ngại nêu lên những sự bê tha, nhếch nhác trong cuộc sống, kể cả những sự thật rùng rợn, khủng khiếp [15, tr 9 - 10]. Nói về những sự đốn mạt, hèn kém của con ngời, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp thờng man mác cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình. Một nỗi đau âm thầm lặng lẽ nhng sâu sắc. Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa tàn nhẫn, vừa xót xa. Tàn nhẫn có nghĩa là không đợc thơng con ngời, đấy là mệnh lệnh của lơng tâm và tác giả đã đi đến cùng, phơi bày sự đốn mạt của con ngời. Nhng cuối cùng thì vẫn cứ xót xa, không thể không thơng con ngời. [15, tr 14]. Nguyễn Thanh Sơn khi Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên ngoài cái lớp vỏ xù xì, thô ráp trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhng đối với riêng tôi, những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống nh những viên ngọc biện hoà, những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì thô ráp bên ngoài và nó đẹp nhất chính vì ng- ời ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc [15, tr 118]. Ngọc Oanh trong bài viết Để đánh giá đầy đủ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp . đã viết: Trong các cây bút trẻ, Nguyễn Huy Thiệp khá nổi bật. Anh quả là mới mẻ lạ lẫm, thật lạnh lùng những khi phơi bày, lột tả sự sa đoạ của nhân cách, hành vi, ngôn ngữ của nhân vật. Song càng đọc kỹ, càng cảm thấy nỗi đau, niềm thơng của anh về thân phận những con ngời bị ruồng bỏ, xô đẩy đến tận đáy 6 xã hội. Nếu là một tuyên ngôn, thì phải nói rằng tuyên ngôn của Nguyễn Huy Thiệp cao quý lắm, và đạt đợc cũng khó khăn lắm. [15, tr430]. Qua sự phân tích các ý kiến của các tác giả đi trớc, chúng tôi thấy phần lớn họ mới dừng lại ở nhận xét tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp dới góc độ lý luận phê bình chứ cha có công trình nào đi sâu khảo sát một cách đầy đủ nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật Nguyễn Huy Thiệp. Đó là lý do để chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề: Đặc điểm nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, qua đó góp thêm một cách nhìn, cách đánh giá về tài năng của anh - nhà văn hai lần kỳ lạ. 4. Phơng pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu Nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi sử dụng một số phơng pháp chủ yếu sau: 4.1. Phơng pháp thông kê - phân loại Đề tài đi vào khảo sát toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp do Anh Trúc tuyển chọn (Nxb Phụ nữ, 2002). Từ đó tách chọn những truyện ngắn, những cuộc đoạn thoại, hay cặp l- ỡng thoại (tức mảng hội thoại) có chứa hiện tợng hàm ngôn cần nghiên cứu. Những truyện ngắn, những mảng hội thoại này sẽ là những ví dụ minh hoạ làm sáng tỏ những nhận xét, những luận điểm đã nêu. 4.2. Phơng pháp miêu tả Trên cơ sở khảo sát toàn bộ tập truyện ngắn, chúng tôi tiến hành miêu tả các kiểu nghĩa hàm ngôn trong lời thoại của các nhân vật, các phơng thức cấu tạo hàm ngôn trong các lời thoại đó. Trên cơ sở đó chỉ ra đặc trng riêng về ngôn ngữ hội thoại của Nguyễn Huy Thiệp khác với các tác giả khác. 4.3. Phơng pháp phân tích tổng hợp Từ sự phân tích những truyện ngắn, những mảng thoại cụ thể chúng tôi đi đến khái quát những kiểu nghĩa hàm ngôn hội thoại cơ bản và những phơng thức cấu tạo hàm ngôn chủ yếu của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 4.4. Phơng pháp so sánh Sau khi khái quát những kiểu nghĩa hàm ngôn hội thoại cơ bản và những 7 phơng thức cấu tạo hàm ngôn hội thoại chủ yếu của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trên cơ sở đó chúng tôi so sánh phong cách của Nguyễn Huy Thiệp với phong cách của Nguyễn Công Hoan qua việc sử dụng hàm ngôn. Từ đó để thấy đ- ợc nét đặc thù trong phong cách của Nguyễn Huy Thiệp. 5. Cái mới của đề tài Đây là đề tài đầu tiên đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ thống những kiểu nghĩa hàm ngôn qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và qua đó khẳng định tài năng lớn của ông. 6. Cấu trúc của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận và mục tài liệu tham khảo đợc cấu tạo gồm 3 chơng: Ch ơng 1 : Một số khái niệm giới thuyết xung quanh đề tài. Ch ơng 2 : Nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Ch ơng 3 : Các phơng thức cấu tạo hàm ngôn trong lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 8 ch ơng 1 : Một số khái niệm giới thuyết xung quanh đề tài 1.1. Nghĩa hàm ngôn của văn bản hội thoại Khái niệm nghĩa hàm ngôn đợc sử dụng không đồng nhất ở những tác giả khác nhau: Tác giả SGK Tiếng Việt lớp 12 khẳng định: Một câu nói ngoài cái nội dung mà nó trực tiếp nói ra bằng từ ngữ (nghĩa tờng minh) còn thông báo cho ngời nghe nhiều điều không thấy trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ (nghĩa hàm ẩn). Nghĩa hàm ẩn bao gồm TGĐ và hàm ngôn [7, tr93]. Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng cho rằng ngoài nghĩa hiển ngôn, câu còn chứa đựng một thôn tin không biểu hiện khác gọi là nghĩa hàm ngôn. Nghĩa hàm ngôn bao gồm TGĐ và hàm ý. Hàm ý lại chia ra hai nhóm: a) Hàm ý ngôn ngữ độc lập với ngữ cảnh b) Hàm ý hội thoại đợc hình thành trong những tình huống giao tiếp [15, 193-194]. Tác giả Hoàng Phê cũng đã trình bày quan niệm của mình về hiển ngôn, hàm ngôn và TGĐ. Tác giả trích dẫn ý kiến của O.Ducrot: Hàm ngôn là nói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực của nói năng, vừa có đợc sự vô can của sự im lặng [88,234]. ý kiến của H.P.Grice: Hàm ý hội thoại là khi nói một điều này, thật ra chúng ta muốn nói một điều khác. Đó là hàm ngôn. Vậy hàm ngôn là nói những lời nào đó có phần không đầy đủ, không bình thờng mà nguyên nhân là thiếu đi hoặc còn thiếu một nội dung nào đó, chính cái nội dung này là hàm ngôn mà ngời nghe phải suy luận mà đoán ra [99,40]. Còn tác giả C.J.Phillmore thì viết: Trong ngữ nghĩa của câu, của lời có hai cấp bậc thông báo: cấp bậc hàm ngôn hay TGĐ và cấp bậc hiển ngôn [101,277] Theo Hoàng Phê, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ thì cái đã biết là hiển ngôn và TGĐ, tức là những gì đã nói ra một cách trực tiếp và những gì coi nh đã biết rồi trong những điều kiện nhất định, còn cái cha biết là hàm ngôn [52b,108]. Tác giả Hồ Lê thì chia ra: ý nghĩa hiển hiện là loại ý nghĩa mà các phơng tiện dùng để biểu hiện nó đều hiện rõ trên bề mặt - hình thức của phát ngôn. ý nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa mà các phơng tiện hoặc điều kiện để thể hiện nó đều không hiện rõ lên trên bề mặt - 9 hình thức của phát ngôn. Chúng ẩn tàng ở đâu đó, hình nh ở bên dới hoặc đằng sau bề mặt - hình thức của phát ngôn [52b,52]. Ông chia ra cấu trúc nghĩa của câu là hiển ngôn ( = TGĐ và hiển nghĩa) và hàm ngôn ( = hàm nghĩa và hàm ẩn). Từ việc chỉ rõ sự không đồng nhất trong việc sử dụng khái niệm nghĩa hàm ngôn ở những tác giả khác nhau, ngời viết cuốn Ngữ nghĩa lời hội thoại đã rút ra nhận xét đúng đắn: dù gọi bằng một số tên gọi khác nhau: nghĩa hàm ngôn, nghĩa hàm ẩn, hàm ý hội thoại . thì đa số các tác giả đều thừa nhận một điều là trong phát ngôn, bên cạnh nghĩa bề mặt do câu chữ thể hiện, còn có một loại nghĩa do suy luận mới có đợc - đó chính là nghĩa hàm ngôn. Từ nhận xét đó tác giả đi tới một định nghĩa về hàm ngôn nh sau: Nghĩa hàm ngôn là nghĩa thực của một phát ngôn có thể suy ra trên một cấu trúc bề mặt cụ thể, gắn với một ngữ cảnh cụ thể. Chúng tôi thống nhất với quan điểm đó của tác giả cuốn sách. Trên nền tảng của sự thống nhất đó, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu sự biểu hiện của nghĩa hàm ngôn trong hội thoại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và phơng thức cấu tạo nghĩa hàm ngôn hội thoại trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn kỳ lạ này. 1.2. Không gian và thời gian gắn với cuộc hội thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Hội thoại có thể là một cuộc thoại, đoạn thoại, hay chỉ cặp lỡng thoại giữa hai nhân vật (hoặc nhiều nhân vật). Mặc dù lời hội thoại của nhân vật đợc bố trí, sắp xết theo ý đồ chủ quan ngời sáng tác, nhng chúng bao giờ cũng phải diễn ra trong một không gian, một thời gian nhất định (tức diễn ra trong một ngữ cảnh cụ thể, xác định) Ngữ cảnh tồn tại ngoài câu, không tồn tại trên hình thức bề mặt của câu nh- ng có ảnh hởng rất lớn đến nghĩa của câu. Để khảo sát tìm hiểu nghĩa hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách có hiệu quả, chúng ta không thể không đề cập tới yếu tố ngữ cảnh trong các truyện ngắn của ông. 1.2.1. Không gian. 1.2.1.1. Không gian để các cuộc thoại diễn ra thờng là không gian sinh tồn gắn với mỗi thời đại mà cá nhân đó đang sống. Đó là khoảng không gian rộng lớn nh vùng thành thị, nông thôn, vùng biển, rừng núi, vùng đồng bằng .hay một không gian hẹp: sân bay, nhà hàng, lớp học, nhà riêng, mảnh sân, vờn cây, góc bếp, chiếc giờng cá nhân .Những không gian này chi phối nhân vật sử dụng vốn từ ngữ, cách vào đề, cách nói chuyện, nội dung hội thoại, cách giải quyết sự việc. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan