Góp phần tìm hiểu một số lễ hội cổ truyền của người việt ở nghệ an

94 733 2
Góp phần tìm hiểu một số lễ hội cổ truyền của người việt ở nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Trang Mở đầu 1 Chơng 1: Vài nét tổng quan về lễ hội cổ truyền của ngời việt 1.1. Lễ hội là gì ? 4 1.2. Nguồn gốc của lễ hội 6 1.3. cấu tổ chức lễ hội .9 1.4. Phân loại lễ hội .15 1.5. ý nghĩa và giá trị của lễ hội trong cuộc sống tinh thần của ngời Việt 21 Chơng 2: Một số lễ hội của ngời Việt Nghệ An 2.1. Đặc điểm môi trờng tự nhiên, xã hội, lịch sử Nghệ An 24 2.2. Một số lễ hội tiêu biểu Nghệ An . 28 2.2.1. Lễ hội Đền Cờn .29 2.2.2. Lễ hội Đền Quả .34 2.2.3. Lễ hội Đền Bạch Mã 42 2.2.4. Lễ hội Đền Cuông 48 2.2.5. Lễ hội Vua Mai 54 Chơng 3: Đặc điểm, ý nghĩa lễ hội cổ truyền của ngời Việt Nghệ An. 3.1. Nhận xét về lễ hội cổ truyền Nghệ An .63 3.2. ý nghĩa của lễ hội trong đời sống tinh thần của ngời Nghệ An. 77 1 3.3. Một số ý kiến đề xuất. .79 Kết luận 82 Tài liệu tham khảo. 85 Phụ lục Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Ngay từ xa xa, lễ hội dân dã là một sinh hoạt phổ biến trong các cộng đồng dân c trên đất nớc ta, Nghệ An cũng vậy. Từ lâu lễ hội cổ truyền của ngời Việt Nghệ An đã trở thành một đề tài nghiên cứu hấp dẫn, thu hút đợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, mỗi nhà khoa học, xuất phát từ mục đích cụ thể chỉ tập trung vào một khía cạnh nhất định nào đó, do vậy hầu nh cha một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện vấn đề lễ hội cổ truyền của ngời Việt Nghệ An. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này với mục đích là để góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công xây dựng và gìn giữ để lu truyền cho con cháu hôm nay . Là một sinh viên khoa Lịch sử, chuyên ngành lịch sử văn hoá, chúng tôi tìm hiểu đề tài này với mục đích đi sâu vào một vấn đề văn hoá cụ thể và bớc đầu mong muốn đợc tập nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 2 Liên quan tới đề tài này đã nhiều công trình nghiên cứu nhng chỉ mới tập trung từng lễ hội cụ thể hoặc tập hợp các lễ hội theo kiểu liệt kê. Chẳng hạn nh: Đền Cờn với Lịch sử văn hoá trong tâm thức dân gian ; Đền Quả Sơn - Sự tích - Đền miếu - Lễ hội ; Thân thế và sự nghiệp thái s Cơng Quốc Công Nguyễn Xí hay Lễ hội Nghệ An cũng chỉ là một tài liệu thống kê lễ hội chứ cha nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống theo từng loại lễ hội. Cho đến nay vẫn cha tác phẩm nghiên cứu nào khái quát đợc những nét riêng biệt của lễ hội cổ truyền Nghệ An một cách chung nhất, trọn vẹn nhất. Chúng tôi không tham vọng thực hiện đợc yêu cầu to lớn đó, song những suy nghĩ, những kiến giải trong khoá luận này hy vọng góp thêm phần nào trong việc nghiên cứu lễ hội cổ truyền của nguời Việt Nghệ An. 3. Nguồn t liệu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau đây: - Nguồn t liệu thành văn: Các tác phẩm nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội cổ truyền của ngời Việt Nghệ An nói riêng; Các bằng sắc, câu đối, hoành phi trong các đền chùa. - Nguồn t liệu truyền miệng: Truyện kể, thơ ca, hò vè của ngời dân xứ Nghệ su tầm đợc qua công tác điền dã tại các địa phơng Nghi Lộc, Đô Lơng, Diễn Châu, Quỳnh Lu - Những t liệu về hình ảnh: Tranh ảnh về đền chùa, đình miếu, những nét phác thảo, đồ hoạ 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Nhiệm vụ su tầm t liệu. 3 Phục dựng lại các lễ hội cổ truyền của ngời Việt Nghệ An. Từ đó khái quát, phân tích, tổng hợp nghiên cứu và đề xuất những giải pháp bảo tồn, cải tiến, cải biên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Tìm hiểu một số lễ hội cổ truyền của ngời Việt Nghệ An. 5. Phơng pháp nghiên cứu. Phơng pháp lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành của các lễ hội. Phơng pháp lôgic: Sử dụng các thao tác t duy, khái quát hoá, trừu tợng hoá để tìm hiểu các lễ hội cổ truyền của ngời vịêt Nghệ An nói chung. Phơng pháp điền dã: Su tầm tài liệu dân gian, ghi chép và phỏng vấn những ngời trông coi đền chùa và những ngời dân vốn sống, hiểu biết về vấn đề cần tìm hiểu. 6. Bố cục của khoá luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, th mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của khoá luận gồm 3 chơng: Chơng 1: Vài nét tổng quan về lễ hội cổ truyền của ngời Việt. Chơng2: Một số lễ hội cổ truyền của ngời Việt Nghệ An. Chơng 3: ý nghĩa lễ hội trong cuộc sống tinh thần của ngời dân Nghệ An. Những nội dung đợc trình bày trong khoá luận mới chỉ là kết quả nghiên bớc đầu. Do trình độ ngời viết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không dài, vấn đề nghiên cứu lại quá rộng, quá trình điền dã và thu thập tài liệu cha thật đầy đủ nh mong muốn, khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy giáo, các bạn sinh viên. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa Lịch sử, các thầy giáo trong tổ bộ môn, th viện Trờng Đại học Vinh, Th viện Khoa Lịch sử, Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian Việt Nam, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Nghệ An, 4 Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An. Đặc biệt, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Tiến sỹ Trần Viết Thụ ngời đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bài khoá luận này. 5 Ch ơng 1: Vài nét tổng quan về lễ hội cổ truyền của ngời Việt 1.1. Lễ hội là gì? Lễ hội hay Hội lễ hai thuật ngữ này đều biểu hiện hai yếu tố LễHội gắn bó chặt chẽ với nhau, hoà quyện vào nhau, không thể bỏ đi một yếu tố nào. Ngời ta thờng dùng cặp đôi lễ hội hay hội lễ với một hàm ý là một loại sinh hoạt văn hoá mang tính tôn giáo của một cộng đồng dân c. 1.1.1. Lễ. Theo Từ điển Tiếng việt, Lễ là khái niệm chỉ những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện ý nghĩa nào đó. Trong lịch sử, ngay từ thế kỷ XII TCN thời nhà Chu, chữ Lễ đây đựơc hiểulễ vật của các gia đình quý tộc nhà Chu dùng để cúng tế tổ tông. Về sau, chữ lễ đợc mở rộng ra nhiều nghĩa khác: Lễ đây đợc hiểu là phép tắc, cung cách ứng xử của ngời trên, kẻ dới. Lễ trong phạm vi đề tài này là mang ý nghĩa bao quát về những nghi thức ứng xử của con ngời với tự nhiên và của con ngời với xã hội. Cho nên nó chứa đựng nhiều yếu tố thần bí, những câu hỏi không dễ dàng gì phải đáp đợc bởi lẽ các nghi thức của lễ luôn toát lên sự cầu mong phù hộ độ trì của các đấng thần linh. Nó phảng phất yếu tố tâm linh, huyền bí. Việt Nam chúng ta, các nghi lễ nói chung tập trung cầu cho nhân khang vật thịnh. Cho nên lễphần đạo, phần tâm linh của một cộng đồng, làm thoả mãn nhu cầu về tín ngỡng. 1.1.2. Hội. 6 Theo Từ điển Tiếng Việt, Hội là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo ngời dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Nh vậy, đặc điểm của hội là đông ngời tập trung trong một địa điểm để vui chơi. Thế nhng theo quan niệm Dân tộc học nh thế cha phải là hộihội phải đảm bảo 3 yếu tố: Hội phải tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó liên quan đến cộng đồng, hội nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên cộng đồng; Hội bao gồm nhiều trò chơi hỗn độn, vô số, vui chơi cho đến tả tơi: Vui xem hát Nhạt xem bơi Tả tơi xem hội . Bởi vì đây là sự cộng cảm cần thiết về phơng diện tâm lý với những dồn nén sau bao nhiêu tháng ngày lao động nay lấy lại để giải toả thăng bằng. Nh vậy, Hộimột cuộc vui bằng vô số hoạt động giải trí công cộng diễn ra tại một thời điểm nhất định nhân kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên nhằm diễn đạt sự phân tích, sự hoan hỉ của một cộng đồng khi tham gia dự nó. Nếu Lễphần đạo thì Hội lại là phần đời rất thực, là khát vọng của một thành viên trong một cộng đồng nhằm vơn tới những điều tốt đẹp. Những khát vọng của con ngời đợc khái quát hóa, nhân cách hoá hoặc lý tởng hoá và những hoạt động rất cụ thể, rất đơng thời. Bởi vậy, phần Hội bao giờ cũng kéo dài hơn phần Lễ, nó diễn rất sôi động cho nên con ngời muốn tham gia vào Hội để quên đi những nhọc nhằn vất vả, những tai ơng, những bất công nhằm hớng tới tơng lai cuộc sống tơi đẹp hơn. 1.1.3. Mối quan hệ giữa Lễ và Hội: thể nói rằng khó tách rời đợc Lễ với Hội bởi vì Lễ, Hội thờng xuyên gắn kết với nhau. Mối quan hệ giữa LễHội là sự kết hợp hài hoà giữa phần đạo và 7 phần đời. Đó là mối quan hệ không thể tách rời, cũng không thể tách bạch đợc ranh giới của các yếu tố tạo nên Lễ với Hội. Lễ nằm trong HộiHội thì phải Lễ. Với tinh thần ấy cả phần Lễphần Hội, cả phần đạo và phần đời đều là một cuộc vui lớn của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tín ngỡng, thi thố tài năng, biểu dơng sức mạnh hoặc tái hiện lại cuộc sống trong các thời kỳ lịch sử. Nh vậy Lễ hộimột loại hình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian tơng tác lẫn nhau. Ngời nông dân Việt Nam đã sáng tạo ra các lễ hội nh cuộc sống thứ hai của mình cho nên thể gọi lễ hộimột bảo tàng Dân tộc học tự nhiên. Cũng vậy, lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngỡng; văn hoá nghệ thuật; linh thiêng và đời th- ờng. Tham dự lễ hội, thực ra con ngời đang muốn tái sinh thời gian, trong một không gian phi trần tục. Trong khoảnh khắc nhất định nhờ những thể thức lễ nghi qui định cùng với những điệu nhạc, lời ca, con ngời bớc vào một thế giới khác, bồng bềnh với trạng thái nhập thần không phải là mê mà thực sự lúc ấy, họ đang tự vợt mình, tự giải phóng khỏi cái trật tự hiện hành để hoàn thành trạng thái tự do, phóng khoáng. Sự tự do này chính đáng. Nhận ra đợc sự chính đáng ấy là tôn trọng con ngời và hiểu đúng bản chất củahội . Liệu sinh hoạt lễ hội thực sự là nhu cầu của quảng đại quần chúng nhân dân hay không? Câu hỏi này không cần đợc đặt ra với lịch sử, bởi vì trong lịch sử, nếu lễ hội không phải là nhu cầu thực sự của nhân dân thì nó đã không thể lí do tồn tại hàng nghìn năm. Vậy phục hồi lễ hội truyền thống là tất yếu. 1.2. Nguồn gốc của lễ hội . Lễ hội cổ truyền của dân tộc Việt xuất hiện đầu tiên đâu, từ bao giờ, cho đến nay vẫn cha một tài liệu nào xác minh đợc rõ ràng và xác đáng song một 8 điều không ai thể chối cãi đợc là lễ hội cổ truyền của ngời Việt nói chung, Nghệ An nói riêng xuất hiện rất sớm. Bằng chứng là trên những trống đồng, thạp đồng - những hiện vật đã đợc xác định niên đại ba bốn nghìn năm - khắc hình ảnh từng đoàn ngời hoá trang chim đang nhảy múa, bơi thuyền, săn bắn mừng đợc mùa. Chỉ biết rằng lễ hội xuất hiện sớm và trở thành một nhu cầu không thể thiếu đợc trong đời sống tinh thần của ngời Vịêt chúng ta, thể hiện trong câu: Tháng giêng là tháng ăn chơi Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè . Với đặc tính của ngời Việt Nam là lạc quan, yêu đời và phóng khoáng, lễ hội đã trở thành mảnh đất để chúng ta gửi gắm niềm tin và cũng là nơi con ngời thể sống thực với lòng mình, nơi con ngời thể thi thố tài năng. Nhiều lễ hội gắn liền với làng. Ngày hội tính chất độc lập và duy nhất của từng làng. Phải chăng đó là một tiến trình từ những ngày hội không định kỳ, đến những ngày hội tơng đối định kỳ, cuối cùng đến ngày hội định kỳ một cách chắc chắn. Điều dễ nhận thấy, hội làng là loại hội tiêu biểu nhất cho lễ hội nớc ta. Nó đã đợc hình thành trong hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp lúa nớc và phù hợp với loại hình văn hoá này. Làng Việt Nam, dù là miền Nam hay miền Bắc, dù miền xuôi hay miền ngợc thì vẫn đợc phủ đều một màu xanh của sự sống, của niềm tin. Làng quê ấy, nơi ăn chốn đã chứa đựng và ghi nhận một văn hoá. Văn hoá ấy lấy con ngời làm chủ, lấy Đất Trời làm khuôn, làm mẫu. Văn hóa ấy hài hoà nh nắng ma, ruộng đồng nh con ngời, nh đất nớc Văn hoá ấy mang tâm hồn Việt Nam, mang nghị lực rắn rỏi mà thanh cao, mang trí tuệ giản dị mà sâu sắc coi thờng bão táp phong ba, coi khinh đen bạc và gian khổ. Văn hoá ấy đã đợc hình thành, rạng rỡ, vừa định hình, vừa biến động, phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử. Và phải chăng, vì cái đức Việt 9 Nam hài hoà với đất trời tạo ra văn hoá làng mang cảm giác êm đềm, trầm mặc của những làng quê?! Thực ra trong xóm làng ấy trào dâng bao đợt sóng cồn, sau luỹ tre xanh ấy, từng giờ từng giờ, chạy theo mặt trời, cuốn theo thời vụ, chuyển theo nhịp điệu của thiên nhiên. Và cũng từng giờ, từng giờ văn hoá ấy phát triển. Từ những sáng tạo hàng ngày sẽ đợc chung lại thành sáng tạo cả tháng, rồi từ sáng tạo của cả tháng chung lại thành sáng tạo năm, bung ra theo ngày hội, ngày lễ. Ngời Việt ngoài thời gian dành để đáp ứng nhu cầu sinh học của thể thì không giờ nào là giờ ngời nông dân không tham gia vào công việc sinh hoạt văn nghệ không tham gia vào sáng tạo văn hoá để chăm sóc cho tâm hồn mình, chăm sóc cho thế hệ tơng lai. Nhng đó là phơng thức sáng tác và rèn luyện cá nhân. Để tránh cái riêng lẻ, để hoà với tập thể cộng đồng, từng tháng cả làng rộn theo tuần trăng. Cứ chu kỳ mồng mời, hai mơi, không khí nông thôn bao giờ cũng rộn rã. Ngoài bến nớc những cảnh hát đối ngắn ngủi giữa trai đò dọc và các gái gánh nớc, rửa khoai. Bên bờ ao, từng lớp trai gái căng dây hát ống. Trong sân đình tổ chức một đám trống quân Bọn trẻ kéo nhau ra những bãi rộng chơi đủ các trò Mùa trăng, mùa hoạt động văn hoá tập thể của làng. Song không phải mùa trăng nào cũng lặp lại những cách chơi nh nhau. Mỗi năm Xuân Thu nhị kỳ làng mở hội. Các hoạt động văn hoá cũng hớng theo cái hoạt động trung tâm này. Hội lớn phải chuẩn bị trớc hàng tháng. Chuẩn bị cả văn hoá vật chất, cả văn hóa tinh thần. Không khí chuẩn bị làm nông thôn náo nức hẳn lên. Bởi đó là những ngày hào hứng nhất. Bởi đó là những ngày sảng khoái ca ngợi kỳ tích của giống nòi của dân tộc Đó là những ngày mang tình nhà làm nghĩa nớc, đem cuộc sống cá nhân vào nghĩa vụ công dân. Đó là những ngày phấn 10 . tổng quan về lễ hội cổ truyền của ngời Việt. Chơng2: Một số lễ hội cổ truyền của ngời Việt ở Nghệ An. Chơng 3: ý nghĩa lễ hội trong cuộc sống tinh thần của. 2.2.4. Lễ hội Đền Cuông 48 2.2.5. Lễ hội Vua Mai 54 Chơng 3: Đặc điểm, ý nghĩa lễ hội cổ truyền của ngời Việt ở Nghệ An. 3.1. Nhận xét về lễ hội cổ truyền

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan