Giao thông vận tải thanh hóa trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

103 700 0
Giao thông vận tải thanh hóa trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945   1954)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ, khuyến khích về mọi mặt của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến: PGS.TS Nguyễn Trọng Văn - Ngời đã trực tiếp hớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú công tác ở Trung tâm lu trữ Quốc gia III, Trung tâm lu trữ Uỷ ban tỉnh Thanh Hoá, Trung tâm lu trữ Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Th viện Khoa học tổng hợp Thanh Hoá đã giúp đỡ tôi rất nhiều về nguồn t liệu để thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Lịch sử - Trờng Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Xin cảm ơn sự động viên, cổ vũ của bạn bè, đồng nghiệp và của gia đình tôi. Vinh, tháng 12/2004 Tác giả Lê Thị Thanh Huyền Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Nhà văn Lỗ Tấn từng viết: Trên trái đất làm gì có đờng, ngời ta đi nhiều thì thành đờng thôi. Điều đó hoàn toàn đúng, những con đờng trên trái đất không phải tự nhiên mà có, loài ngời đã sản sinh ra nó, và nó đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đợc trong đời sống con ngời. Con ngời ở đâu đờng mở ở đó, đờng mở tới đâu, hàng hoá lu thông tới đó. Chính vì vậy, giao thông vận tải từ xa đến nay luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sản xuất, đảm bảo đời sống, chế ngự thiên nhiên, chống trả ngoại xâm của tất cả các dân tộc trên thế giới. 1.2. Trong chiến tranh, lĩnh vực giao thông vận tải có tầm quan trọng đặc biệt vì, đảm bảo giao thông vận tải thắng lợi là một trong những yếu tố dẫn đến sự thất bại của đối phơng. Bởi vậy giao thông vận tải luôn là mặt trận nóng bỏng và quyết liệt trong mỗi cuộc chiến. Hồ Chí Minh đã nói: Giao thông vận tải thắng lợi tức chiến tranh thắng lợi phần lớn rồi. Các cuộc chiến tranh trong lịch sử loài ngời đã chứng minh chân lý đó, giao thông vận tải trong chiến tranh đợc coi nh những huyết mạch dẫn đến những thắng lợi quân sự ở chiến trờng. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc (1945 - 1954) của dân tộc Việt Nam một lần nữa cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của giao thông vận tải trong chiến tranh. Đối với thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, một trong những nguyên nhân thất bại của họ trong cuộc chiến tranh xâm lợc Việt Nam (1945-1954) là đã không tính hết khả năng xây dựng, huy động và tổ chức tiếp tế của hậu phơng cho tiền tuyến. Hàng triệu ngời dân Việt Nam đã san núi, phá đá, mở đờng ra tiền tuyến dới ma bom bão đạn của kẻ thù, hàng vạn dân công, công nhân tiếp vận với đủ các loại phơng tiện vận tải từ thô sơ, đến cơ giới ngày đêm băng rừng 2 vợt suối đa hàng ra mặt trận kịp thời trong mọi hoàn cảnh. (Chỉ tính trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cả nớc đã huy động 626 ô tô, 11.800 thuyền bè các loại từ thuyền buồm, thuyền độc mộc đến bè mảng. Thuyền bè ngợc dòng sông Mã từ Thanh Hoá lên Nam Điện Biên Phủ, hoặc vợt thác sông Đà từ Liên khu III, Hoà Bình, Phú Thọ hoặc xuôi dòng Nậm Na từ Phong Thổ Lai Châu tiếp tế cho mặt trận. Hơn 20.000 xe đạp thồ, 500 ngựa thồ và hàng nghìn xe trâu, xe bò kéo đã phục vụ chiến dịch) [92, tr 190]. Học giả Béc Naphôn (Mỹ) đã nói về thắng lợi của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ rằng: Trớc hết và trên hết là những thắng lợi về tổ chức tiếp tế. Nhà báo Pháp Giuyn Roa thì khẳng định: Không phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tớng Nava mà chính là những chiếc xe đạp peugeot thồ 200, 300 kg hàng và đẩy bằng sức ngời, những con ngời ăn cha no và ngủ thì nằm ngay dới đất trải tấm ni lông. Cái đã đánh bại tớng Nava không phải bởi các phơng tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phơng. [5, tr. 29] Bản thân tớng Nava sau này, trong cuốn hồi ký Đông Dơng hấp hối của mình cũng đã thú nhận: Trong lĩnh vực quân sự, bài học đầu tiên là không nên đánh giá quá thấp những khả năng của đối phơng. [91, tr.124] Suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân ta, những chiến sĩ trên mặt trận giao thông vận tải cả nớc đã lao động, chiến đấu góp phần không nhỏ vào thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. 1.3. Thanh Hoá là một tỉnh có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc lâu dài của dân tộc Thanh Hoá luôn là địa bàn chiến lợc, một hậu phơng vững chắc của Tổ quốc. Trải qua các cuộc chiến tranh vĩ đại kế tiếp nhau để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân Thanh Hoá nói chung, những ngời làm công tác giao thông vận tải Thanh Hoá nói riêng đã vợt qua muôn ngàn khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hậu phơng đối với tiền tuyến. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), ngành giao thông vận tải Thanh Hoá rất tự hào vì đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi 3 chung của dân tộc. Hàng vạn ngời con Thanh Hoá đã có mặt trên mặt trận giao thông vận tải, họ tham gia mở đờng, vận chuyển lơng thực, vũ khí, hàng hoá ra tiền tuyến nhanh chóng, kịp thời, không quản đờng xa gánh nặng, kẻ thù rình rập đánh phá. Nhiều đồng chí, đồng đội, cán bộ, công nhân, dân công Thanh Hoá làm công tác giao thông vận tải đã ngã xuống trên những công trờng, những tuyến đờng, những trận tuyến để giữ vững mạch máu giao thông vận tải và sự an toàn cho những chuyến hàng tiếp viện từ hậu phơng ra tiền tuyến. Ghi nhận thành tích đó, Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch đã tặng nhiều phần thởng cao quý cho lực lợng giao thông vận tải Thanh Hoá trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Xuất phát từ những điểm đã nêu, chúng tôi thấy đề tài Giao thông vận tải Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc (1945 - 1954) là đề tài hấp dẫn, cần đợc sự quan tâm khai thác thoả đáng. 1.4.Nghiên cứu vấn đề này, sẽ làm sáng tỏ hơn bức tranh toàn cảnh về những hoạt động của quân dân Thanh Hoá trên mặt trận giao thông vận tải, nhằm đảm bảo giao thông vận tải thắng lợi trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định đợc tầm quan trọng đặc biệt của giao thông vận tải thời chiến, từ đó khích lệ thế hệ trẻ Thanh Hoá tiếp tục phát huy truyền thống của cha anh, để tiến hành xây dựng mở mang và phát triển mạng l- ới giao thông vận tảiThanh Hoá nói riêng, cả nớc nói chung, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn Giao thông vận tải Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc (1945 - 1954) làm đề tài nghiên cứu cho luận tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học Lịch sử của mình. 2. Lịch sử NGHIÊN CứU vấn đề. 4 Quân và dân Thanh Hoá có nhiều thành tích, chiến công vẻ vang trong việc đảm bảo giao thông vận tải phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân địa phơng và hết lòng phục vụ tiền tuyến trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), nhng từ trớc đến nay cha có một công trình nghiên cứu nào dựng lại toàn cảnh vấn đề này, mà chỉ mới đợc đề cập hết sức ngắn gọn, sơ lợc ở một số khía cạnh khác nhau trong một số cuốn lịch sử trung ơng, lịch sử địa phơng và trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nớc. Cuốn Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc 5/1945 - 7/1954, Nxb Sự thật, năm 1986, đề cập đến sự chi viện của quân dân cả nớc trong cuộc kháng chiến chống Phápkhẳng định tầm quan trọng của công tác giao thông vận tải đối với sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Cuốn sách cũng đề cập đến một số hoạt động giao thông vận tải của nhân dân Thanh Hoá phục vụ kháng chiến, nhng còn hết sức sơ lợc, chủ yếu là đề cập đến thành tích vận chuyển cho chiến trờng. Trong cuốn lịch sử Lịch sử Đảng bộ Thanh Hoá, Tập I (1930-1954), Nxb Thanh Hoá (1980), các tác giả đã đề cập đến những thành tích của nhân dân Thanh Hoá trong công tác giữ vững hậu phơng và đảm bảo giao thông vận tải trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, dới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá. Trong cuốn Bác Hồ với Thanh Hoá - Thanh Hoá làm theo lời Bác,của Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Nxb Lao động (1998), các tác giả đã nêu lên những quyết tâm của quân dân Thanh Hoá làm theo lời Bác, xây dựng Thanh Hoá thành một hậu phơng vững mạnh của cuộc kháng chiến toàn quốc, đồng thời cuốn sách cũng sơ lợc một số thành tích của lực lợng giao thông vận tải Thanh Hoá, trong công tác phục vụ tiền tuyến và chi viện cho các chiến trờng trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954. Cuốn Thanh Hoá lịch sử kháng chiến chống Pháp xâm lợc 1945 - 1954, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá, Nxb Thanh Hoá (1990), cũng đã 5 nêu lên những cố gắng, quyết tâm của nhân dân Thanh Hoá trong việc mở đờng, vận chuyển lơng thực, vũ khí tiếp viện cho các chiến trờng. Trong Địa chí Thanh Hoá tập I, Nxb Văn hoá thông tin (2000), các tác giả đã thống kê một số thành tích tiêu biểu của quân dân Thanh Hoá, đảm bảo giao thông vận tải phục vụ các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954. Luận văn tốt nghiệp Đại học Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phơng, chi viện tiền tuyến trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc, chuyên ngành Lịch sử Đảng của Phạm Thị Ngân Trinh, Trờng Đại học Tổng hợp Hà Nội (1986), đã cho thấy một số đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải của nhân dân Thanh Hoá đối với cuộc kháng chiến toàn quốc. Luận án Phó tiến sĩ Sử học Hậu phơng Thanh - Nghệ Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 của tác giả Ngô Đăng Tri, Trờng Đại học Tổng hợp Hà Nội (1989), cũng đã tổng hợp những thành tích về giao thông vận tải của hậu phơng Thanh - Nghệ Tĩnh trong công tác phục vụ tiền tuyến suốt cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuốn 50 xây dựng, chiến đấu, trởng thành giao thông vận tải Thanh Hoá, Nxb Giao thông vận tải (1995), đã nêu lên những đóng góp to lớn của ngành giao thông vận tải Thanh Hoá từ 1945-1995 đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nớc, đặc biệt cuốn sách đã thống kê những thành tích tiêu biểu của giao thông vận tải Thanh Hoá chi viện cho chiến trờng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Nhìn chung, với những tài liệu đã tiếp cận đợc cùng các công trình nghiên cứu đã nêu trên chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, các tác giả đã đề cập đến giao thông vận tải Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp, nhng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở một số khía cạnh nh: thống kê các thành tích làm đờng, vận chuyển hàng hoá chi viện cho chiến tr- 6 ờng, qua đó khẳng định tầm quan trọng của giao thông vận tải trong kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Thứ hai, các tác giả mới chỉ đề cập đến những cố gắng của quân dân Thanh Hoá trong việc đảm bảo giao thông vận tải phục vụ chiến đấu, mà cha đề cập đến toàn bộ hoạt động của ngành giao thông vận tải Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Tuy nhiên những công trình đã công bố trên đây là nguồn tài liệu hết sức quý giá giúp chúng tôi tiếp cận và giải quyết vấn đề đặt ra một cách tốt nhất. Nh vậy, cho đến nay cha có một chuyên khảo nào về vấn đề Giao thông vận tải Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc (1945 - 1954), xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi muốn tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống những hoạt động của giao thông vận tải Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc 1945 - 1954. Đồng thời có những nhận xét đánh giá khách quan hơn về đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong lĩnh vực giao thông vận tải suốt cuộc kháng chiến chống Pháp. 3. Đối tợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tợng nghiên cứu. Nh tên đề tài đã chỉ rõ, đối tợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là: Nghiên cứu những hoạt động ngành giao thông vận tải Thanh Hoá (1945 - 1954) và những đóng góp của giao thông vận tảiThanh Hoá trong thời gian này. Trong luận văn, chúng tôi cha có điều kiện để trình bày cụ thể tất cả mọi hoạt động của ngành giao thông vận tải Thanh Hoá mà chỉ đi sâu nghiên cứu những hoạt động phục vụ phát triển kinh tế, đời sống nhân dân địa phơng và phục vụ chiến trờng từ 1945-1954. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 7 - Tìm hiểu những hoạt động của quân dân Thanh Hoá trên mặt trận giao thông vận tải trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 nhằm phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế ở địa phơng và chi viện cho tiền tuyến. - Nêu bật những đóng góp quan trọng của giao thông vận tải Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp, và nguyên nhân đảm bảo giao thông vận tải thắng lợi chi viện cho kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của hậu phơng Thanh Hoá. 3.3. Phạm vi nghiên cứu. - Thời gian: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc (1945 - 1954). - Không gian: Tỉnh Thanh Hoá theo địa giới thời kỳ 1945 - 1954. 4. Đóng góp của luận văn. Luận văn làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh những hoạt động của nhân dân Thanh Hoá, trên mặt trận giao thông vận tải trong kháng chiến chống Pháp để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc. Thông qua việc nghiên cứu, luận văn góp phần nêu lên một số nhận xét, đánh giá về sự phát triển, và những đóng góp xuất sắc của ngành giao thông vận tải Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đó khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của giao thông vận tải trong chiến tranh. Nội dung và t liệu luận văn sẽ bổ sung t liệu học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phơng Thanh Hoá. 5. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu. 5.1. Nguồn tài liệu. Để thực hiện luận văn này chúng tôi đã tham khảo những nguồn tài liệu khác nhau ở các Trung tâm lu trữ, các th viện trong và ngoài tỉnh Thanh Hoá. Cụ thể là: 8 - Tài liệu gốc: các Chỉ thị, Nghị quyết, Báo cáo, Công văn của Tỉnh uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chính Thanh Hoá, của Bộ Giao thông công chính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954. - Các công trình nghiên cứu lịch sử của trung ơng và địa phơng viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc(1945-1954). - Tài liệu qua sách báo, phim tài liệu, bản đồ. 5.2. Phơng pháp nghiên cứu. - Trong quá trình làm t liệu, chúng tôi sử dụng phơng pháp su tầm, tích luỹ, sao chép tài liệu có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, còn sử dụng phơng pháp hồi cố: Tiếp thu những lời kể của các lão thành cách mạng, những nhân chứng lịch sử ở Thanh Hoá đã từng tham gia các đoàn dân công làm đờng, vận tải lơng thực phục vụ các chiến trờng trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). - Trong xử lý tài liệu chúng tôi sử dụng phơng pháp tổng hợp, thống kê, phân loại t liệu theo thời gian, so sánh, thẩm định, đối chiếu giữa các nguồn tài liệu để đánh giá sự kiện lịch sử một cách chân thực. - Trong biên soạn, chúng tôi tuân thủ quán triệt lý luận Mác xít ở hai ph- ơng pháp lịch sử và lôgíc. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đợc trình bày trong ba chơng: Chơng 1. Giao thông vận tải Thanh Hoá từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến đầu năm 1950. Chơng 2. Giao thông vận tải Thanh Hoá từ đầu năm 1950 đến giữa năm 1953. Chơng 3. Giao thông vận tải Thanh Hoá trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ. 9 Nội dung Chơng 1 Giao thông vận tải Thanh Hoá từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến đầu năm 1950 1.1. Khái quát giao thông vận tải Thanh Hoá trớc Cách mạng tháng Tám năm 1945. 1.1.1. Vài nét về tỉnh Thanh Hoá. 1.1.1.1. Vị trí địa lý. Thanh Hoá là một tỉnh cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ của nớc Việt Nam, có địa thế trọng yếu, ba mặt (Bắc, Tây, Nam) bao bọc bởi núi rừng trùng điệp: - Phía Bắc, Thanh Hoá giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đờng ranh giới dài 175km. - Phía Nam và Tây Nam, Thanh Hoá giáp tỉnh Nghệ An với đờng ranh giới dài hơn 160km. - Phía Tây, Thanh Hoá nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nớc CHDC ND Lào, với đờng biên giới dài 192km. - Phía Đông mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với đờng bờ biển của dải đất liền dài hơn 102km và một thềm lục địa khá rộng. - Phần đất liền của Thanh Hoá chạy dài theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam: + Điểm cực Bắc: nằm ở vĩ tuyến 20 0 40 B thuộc xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá (giáp tỉnh Hoà Bình). + Điểm cực Nam: nằm ở vĩ tuyến 19 0 18B thuộc xã Hải Hà huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An). 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan