Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

77 5.3K 83
Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ===  === GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ THEO DI CHÚC TẠI TAND TP. VINH – THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Minh Duệ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền VINH - 2011 1 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Hội đồng khoa học của khoa, các Thầy cô giáo trong tổ bộ môn Luật dân sự, các Thầy cô khoa Giáo dục chính trị, các Thầy cô khoa Luật trường Đại học Vinh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đã giành nhiều thời gian tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Minh Duệ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, đã hướng dẫn đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thiện khóa luận này. Đó cũng là nguồn động viên lớn lao để cổ vũ tiếp thêm nghị lực cho em hoàn thành tốt khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị là cán bộ của ngành Tòa án nhân dân thành phố Vinh đã giúp đỡ, chỉ bảo cung cấp những tài liệu quý báu để giúp em hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình những bậc sinh thành đã có công sinh thành nuôi dưỡng em đến ngày hôm nay, những người luôn hết lòng tận tụy, chăm sóc động viên em trong lúc khó khăn cũng như trong suốt thời gian học tập nghiên cứu. Dù cố gắng hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp nhưng trong quá trình nghiên cứu do năng lực bản thân còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm tận tình chỉ bảo của thầy cô các bạn. Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hiền 2 BẢNG TỪ VIẾT TẮT CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa BL Bộ luật BLDS Bộ luật Dân sự PL Pháp lệnh TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao TP. Vinh Thành phố Vinh TAND TP. Vinh Tòa án nhân dân Thành phố Vinh MỤC LỤC Trang 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài . 5 2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 6 3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu . 8 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 8 4. Phương pháp nghiên cứu . 8 5. Phạm vi nghiên cứu . 9 6. Ý nghĩa của đề tài 9 6.1. Ý nghĩ lý luận 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn . 9 7. Bố cục của đề tài 9 PHẦN NỘI DUNG Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc Chương 1 1.1.Một số khái niệm chung .11 1.1.1. Khái niệm thừa kế 11 1.1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc 12 1.1.3. Khái niệm tranh chấp thừa kế theo di chúc 13 1.2. Tiến trình phát triển quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc từ 1945 đến nay 14 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1990 .15 1.2.2. Giai đoạn từ 1990 đến 1996 18 1.2.3. Giai đoạn từ 1996 đến nay .19 1.3. Các loại tranh chấp thừa kế theo di chúc .26 1.3.1. Tranh chấp liên quan đến người lập di chúc .27 4 1.3.2. Tranh chấp về nội dung của di chúc .29 1.3.3. Tranh chấp về người thừa kế theo di chúc .43 1.3.4. Tranh chấp về hình thức của di chúc 45 1.3.5. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc 47 Tiểu luận chương 1 49 Chương 2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay 2.1. Thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh trong giai đoạn hiện nay .50 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Vinh 50 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 50 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .51 2.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp dân sự tại TAND TP. Vinh .52 2.1.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh58 2.2. Nguyên nhân .66 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh trong giai đoạn hiện nay 68 Tiểu kết chương 2 72 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài Thừa kế là một chế định xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ khi xã hội loài người mới hình thành nhất là giai đoạn có sự xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất. Theo đó việc một cá nhân để lại di sản của mình sau khi chết cho các thành viên khác trong gia đình hoặc trong gia tộc, bộ lạc của mình là vấn đề thường xuyên diễn ra. Cho đến ngày nay, quan hệ thừa kế vẫn là quan hệ pháp luật phổ biến trong xã hội. Đặc biệt là khi nền kinh tế xã hội càng phát triển thì số lượng giá trị tài sản của cá nhân ngày càng tăng lên đa dạng phong phú hơn dẫn đến xảy ra các tranh chấp về di sản thừa kế cũng tăng lên đáng kể. Để hạn chế những tranh chấp về di sản thừa kế trong thực tế đời sống xã hội, luật pháp của các nước trên thế giới nói chung luật pháp của Việt Nam nói riêng đã có những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật về thừa kế. Trên thế giới từ trước đến nay, hầu hết các nước đều có những quy định về thừa kế thừa kế theo di chúc. Ví dụ như: Bộ luật dân sự Napolêon, Bộ luật La Mã trong các bộ luật đó quan niệm rằng, thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản từ người chết cho người còn sống, theo quyết định của người đó trước khi chết. Ở Việt Nam, trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qua các thời kỳ đều quy định: Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản được nhà nước bảo hộ. Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1995 năm 2005 ra đời đã kế thừa phát triển các quan niệm về thừa kế, thừa kế theo di chúc trong pháp luật của các nước trên thế giới pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Bộ luật dân sự đã đáp ứng được các yêu cầu bức thiết của xã hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay về việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên thực tiễn cũng chỉ ra nhiều bất cập khó khăn trong việc giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc. Những khó khăn đó thể hiện ở nhiều dạng tranh chấp như tính hợp pháp của di chúc, điều kiện của người lập di chúc, ý chí của người lập di chúc, nội dung của di chúc, hình thức của di chúc hiệu lực của di chúc. 6 Trong thực tiễn thực hiện quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc có nhiều bất cập như khi chấp hành hay áp dụng pháp luật về thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhầm lẫn, hiểu sai áp dụng sai hoặc không đầy đủ các quy phạm đó. Từ đó dẫn tới việc có nhiều dạng tranh chấp di sản thừa kế. Mặt khác các cơ quan nhà nước các cá nhân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng còn nhiều hạn chế về năng lực trình độ chuyên môn, nên cùng một vụ án tranh chấp nhưng lại có các hướng giải quyết khác nhau. Những vấn đề tồn tại trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc không chỉ ảnh hưởng tới tình cảm gia đình, mà còn gây sự mất tin tưởng đối với cơ quan chức năng mà cụ thể là cơ quan tòa án. Đồng thời còn ảnh hưởng tới đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh - thực trạng giải pháp” nhằm làm rõ các quy phạm pháp luật về thừa kế theo di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 2005. Thực tiễn các tranh chấp về thừa kế cách giải quyết các tranh chấp đó tại TAND Thành phố Vinh trong thời gian gần đây. Việc nghiên cứu đề tài còn nhằm chỉ ra những bất cập trong lý luận thực tiễn để đưa ra những kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về thừa kế nói chung thừa kế theo pháp luật nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đây là đề tài được các nhà khoa học pháp lý, các luật gia, các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, các nghiên cứu sinh cũng như sinh viên trên thế giới trong nước lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, Bộ luật dân sự của các nước đều quy định về quyền định đoạt bằng di chúc của chủ sở hữu tài sản nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác. Quyền định đoạt bằng di chúc là quyền dân sự được Nhà nước bảo hộ, được ghi nhận trong Hiến pháp của Nhà nước ta của các nước khác trên thế giới. 7 Ở nước ta, việc nghiên cứu về thừa kế theo di chúc nói chung nghiên cứu về các tranh chấp về di chúc nói riêng đã có từ xa xưa. Chúng ta có thể kể đến nhiều bộ luật như: Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ . Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, các tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng đã được các nhà lập pháp nghiên cứu, nhưng những quy định đó còn đơn giản chưa đầy đủ. Trong số các loại văn bản này, đáng chú ý là Thông tư số 81 - TATC ngày 24/07/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế (đúc kết từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân) Pháp lệnh Thừa kế ngày 10/9/1990. Chỉ khi Bộ luật dân sự năm 1995 năm 2005 được ban hành thì vấn đề tranh chấp thừa kế theo di chúc mới được quy định rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Bộ luật này, cũng còn nhiều vấn đề cần phải trao đổi. Tính đến thời điểm hiện nay cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thừa kế, nhưng chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về thừa kế theo di chúc. Đáng chú ý trong các công trình nghiên cứu này, phải kể đến đề tài: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của tiến sĩ Phùng Trung Tập; đề tài: “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam” của tiến sĩ Phạm Văn Tuyết; cuốn sách: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; “Một số vấn đề thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế tại TAND trong thời gian qua”của Tưởng Lương Bằng;“Giải quyết tranh chấp về thừa kế, thực trạng giải pháp” của Đào Tuân Tiến . Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã nêu ra được những vấn đề bất cập cả trong lý luận thực tiễn, từ đó đã nêu ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế các tranh chấp diễn ra trong thực tế đời sống; nâng cao hiểu biết về pháp luật cho quần chúng nhân dân; nâng cao trình độ lý luận, hiểu biết của các cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc . 8 Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên chỉ mới dừng lại ở tầm khái quát chung, mà chưa đi sâu vào thực tiễn cụ thể của một huyện, thành phố, tỉnh . Đề tài nghiên cứu “Giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc tại TAND Thành phố Vinh, thực trạng giải pháp” kế thừa bổ sung một số lý luận về tranh chấp thừa kế theo di chúc. Đồng thời, chỉ ra thực trạng các tranh chấp giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND thành phố Vinh. Từ đó đưa ra các giải pháp. 3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số khái niệm khoa học về thừa kế theo di chúc, các loại tranh chấp thừa kế theo di chúc. - Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc giai đoạn 1945 đến nay. - Nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc của cơ quan thực thi là TAND thành phố vinh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra như sau: - Phân tích các tranh chấp thừa kế theo di chúc. - Phân tích thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả, hợp lý, đúng pháp luật các tranh chấp thừa theo di chúc. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu: phân tích các nguồn tư liệu có sẵn về thực trạng giải quyết các tranh chấp tại TAND Thành phố Vinh. 9 - Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp so sánh hệ thống văn bản pháp luật về thừa kế theo di chúc của Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: đề tài giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra ở mục 3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Khoảng 5 tháng 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong khoa học pháp lý về các khái niệm: thừa kế, thừa kế theo di chúc, tranh chấp thừa kế theo di chúc . 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc, phục vụ cho cơ quan TAND Thành phố Vinh nói riêng cũng như các TAND các cấp nhân có thẩm quyền nâng cao trình độ lý luận. Các giải pháp giải quyết tranh chấp có tác dụng giảm thiểu các tranh chấp trong thực tế đời sống xã hội nâng cao năng lực của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Những luận cứ khoa học thực tiễn được trình bày có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu của các sinh viên các khóa học sau này cũng như những người quan tâm. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo khoa học gồm 2 chương: 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:03

Hình ảnh liên quan

BẢNG TỪ VIẾT TẮT - Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học
BẢNG TỪ VIẾT TẮT Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2: Số lượng các vụ tranh chấp thừa kế (chia theo pháp luật và chia theo di chúc) giai đoạn 1/10/2005 đến 30/9/2010 - Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 2.

Số lượng các vụ tranh chấp thừa kế (chia theo pháp luật và chia theo di chúc) giai đoạn 1/10/2005 đến 30/9/2010 Xem tại trang 57 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan