Con người trong truyện ngắn tinh chuyển 60 nam báo văn nghệ luận văn thạc sỹ ngữ văn

122 648 0
Con người trong truyện ngắn tinh chuyển 60 nam báo văn nghệ luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh NGUYN NGC ANH CON NGI TRONG TRUYN NGN TINH TUYN 60 NM BO VN NGH Luận văn thạcngữ văn Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam Mó s: 60.22.32 Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. BIN MINH IN Vinh 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Truyện ngắn là một trong những thể loại phát triển mạnh của văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là ở nửa sau thế kỷ XX. Đã có hàng trăm tập truyện ngắn của nhiều tác giả do nhiều nhà xuất bản ấn hành… Riêng truyện ngắn được đăng tải trên tờ báo Văn nghệ suốt hơn nửa thế kỷ qua cũng có thể cho ta thấy những nét chính của diện mạo và thành tựu của truyện ngắn Việt Nam hiện đại, thời kỳ từ 1945 đến nay. Nhân kỷ niệm 60 năm báo Văn nghệ (1948 – 2008), Hội Nhà văn Việt Nam cho xuất bản Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008). Bộ truyện ngắn tinh tuyển này không chỉ cho thấy hành trình hơn nửa thế kỷ của một tờ báo văn học – nghệ thuật, mà còn cho thấy hành trình của một thể loại rất năng động của văn xuôi tự sự Việt Nam hiện đại, từ sau 1945. Có thể xem Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) là một thành tựu rất đáng kể của thể loại truyện ngắn nói riêng, văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Bộ truyện ngắn tinh tuyển cho thấy nhiều vấn đề cần được tìm hiểu, nghiên cứu. 1.2. Lần theo hành trình của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008), có thể thấy được dấu ấn của thời đại, dấu ấn của Cách mạng, dấu ấn của hiện thực Việt Nam, dấu ấn của quan niệm nghệ thuật về con người Việt Nam qua từng chặng đường, từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Một trong những vấn đề rất cơ bản của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 -2008) là vấn đề nhận thức và phản ánh con người thời đại. Con người trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 -2008) thực sự là một vấn đề hết sức thú vị. Tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này không chỉ để thấy được hình tượng con người Việt Nam suốt cả một quá trình dài trong lao động, sản xuất, chiến đấu, trong cả cuộc sống đời thường, đời tư 2 với bao nỗi buồn vui, hạnh phúc và khổ đau, thành công và thất bại… Có thể nói giá trị nhận thức, phản ánh và tương ứng với nó là giá trị nghệ thuật của bộ tinh tuyển truyện ngắn là hết sức lớn lao (tuy nhiên các truyện ngắn trong bộ tinh tuyển này vẫn không tránh khỏi những hạn chế ở mặt này, mặt khác) … 1.3. Một số tác phẩm trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) đã từng được chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông (Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương, Bông Cẩm Thạch của Nguyễn Sáng, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, v.v . Tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này có nghĩa giúp ích, phục vụ cho công tác dạy - học Ngữ văn ở trường phổ thông (những tác phẩm liên quan đến Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) nói riêng, truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung) được tốt hơn, trước hết là cho tác giả luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung và Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ nói riêng 2.1.1. Về truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1945 đến nay, chiếm một khối lượng tác giả, tác phẩm đồ sộ, đa dạng và phong phú. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về thể loại truyện ngắn qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Trước hết phải kể đến các công trình là giáo trình lịch sử văn học, tiêu biểu như Văn học Việt Nam 1945- 1975 các tác giả Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội; Văn học Việt Nam thế kỷ XX (do Phan Cự Đệ chủ biên), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX của Phong Lê, v.v… đặc biệt đáng kể nhất là một số chuyên luận về thể loại truyện ngắn. 3 Bùi Việt Thắng là người luôn theo sát sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tác giả đã có nhiều công trình bàn về thể loại truyện ngắn như: Bình luận truyện ngắn (Nxb Văn học, 1999), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000), Một bước đi của truyện ngắn (Nxb Văn học, 2000), …Ngoài ra, trên các báo, tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết của ông về thể loaị này. Trong cuốn Một bước đi của truyện ngắn, Bùi Việt Thắng đã nói đến sự phong phú về tác phẩm và tác giả trong sự kế tục của các thế hệ, cũng như phát hiện những khuynh hướng mang phong cách cổ điển, phong cách trữ tình, phong cách hiện thực. Trong bài viết “sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới” (Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2/2002), tác giả Lý Hoài Thu cho rằng: “trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép của phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy đựơc ưu thế của mình một cách hiệu quả” [67]. Hay ở bài “khả năng của truyện ngắn trong việc thể hiện con người” (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5/2006), Vũ Thị Tố Nga đánh giá: “có thể nói, chưa bao giờ trong văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng, con người lại được khai thác ở nhiều chiều kích và bình diện đến vậy. Tiếp cận với thế giới nhân vật trong các sáng tác, người đọc như được tiếp xúc với những con người thực ở ngoài đời, cũng sinh động, phong phú và không kém phần phức tạp. Với ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, truyện ngắn góp phần làm cân bằng hài hoà trở lại cách nhìn nhận con người về mặt cộng đồng tập thể của giai đoạn văn học trước” [45]. Với bài “ Những thành tựu đạt được của truyện ngắn sau 1975” (Tạp chí Văn học, số 9 - 1996), tác giả Bích Thu nhận định: “sự phát triển của truyện ngắn từ 1975 đến nay là một hiện tượng mang tính tất yếu, không chỉ 4 bởi sự phát triển nội tại của bản thân thể loại mà còn do sự tác động của những đổi mới về mọi phương diện của môi trường sáng tạo mới, của sự giao lưu rộng rãi với văn hoá thế giới” [66]. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến sự cách tân về phương diện chủ đề, kết cấu, tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người và ngôn ngữ trần thuật,…của truyện ngắn sau 1975. Bên cạnh các công trình nghiên cứu, bài viết trên các báo và tạp trí chuyên ngành, thể loại truyện ngắn còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoá luận Tốt nghiệp đại học, luận văn Thạc sĩ, lụân án Tiến sĩ như: Lê Thị Hường với đề tài Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975- 1995 (luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội, 1995), Nguyễn Thị Kim Hoa với Con người cá nhân trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2007), Trương Thị Chính với đề tài Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2000 (luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2008), Trần Thị Hương Sen với đề tài Dấu ấn thời đại qua Truyện ngắn tinh tuyển báo Văn nghệ 1948 - 2008 (luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2010), v.v… 2.1.2. Về bộ Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 – 2008) Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ là một tập hợp tuyển chọn truyện ngắn được đăng tải trên báo Văn nghệ từ 1948 đến 2008 do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Những người sưu tầm và tuyển chọn cho biết: “Nhân kỷ niệm tờ báo tròn 60 tuổi (1948 - 2008), chúng tôi muốn ghi lại đây mốc son trong quá trình phát triển của nó bằng cách bước đầu giới thiệu rộng rãi cùng bạn đọc một bộ tinh tuyển truyện ngắn từng đăng tải trên Văn nghệ thuộc nhiều thời kỳ khác nhau. Sở dĩ chọn thể loại truyện ngắn – mà chưa phải là thơ hay bút ký, phóng sự… vì đây là thể loại sớm được khẳng định trên báo, được nhiều nhà văn sử dụng, nó cũng là cánh cửa vào đời văn của nhiều thế hệ cầm bút” [52, tr.5- 6]. 5 Do tập truyện ngắn tinh tuyển này mới xuất hiện nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về nó còn quá ít ỏi. Ngoài lời giới thiệu của nhóm sưu tầm và tuyển chọn, mới chỉ thấy một công trình là luận văn Thạc sĩ bàn về nó ở phương diện phản ánh thời đại (luận văn của Trần Thị Hương Sen với đề tài Dấu ấn thời đại qua Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 – 2008), Đại học Vinh, 2010). Trong lời giới thiệu, nhóm sưu tầm và biên soạn viết: “Phải nói rằng, bút pháp và phong cách truyện ngắn của các tác giả trên Văn nghệ ngày càng đa dạng, thể hiện trách nhiệm tìm tòi sáng tạo của các nhà văn và góp phần khẳng định vị trí của thể loại truyện ngắn trong nền văn học nước nhà, bên cạnh nhà thơ và các thể loại khác. Từ khi nước nhà thống nhất, đặc biệt là từ Đổi mới, một lớp nhà văn trẻ xuất hiện (Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Hồ Anh Thái…), đã đưa thể loại truyện ngắn lên một tầm mới. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập… khi xuất hiện trên Văn nghệ đã được người đọc đón nhận nồng nhiệt, nhiều lúc gây tranh cãi sôi nổi trong giới phê bình và người đọc… Có thể khẳng định rằng, trong một phạm vi nhất định, những thành tựu về sáng tác, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn trên Văn nghệ cũng chính là phản ánh sự phát triển và thành tựu của nền văn học nước ta hơn nửa thế kỷ qua”[52, tr.8]. Tác giả luận văn Dấu ấn thời đại qua Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 – 2008) cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu sự nhận thức và phản ánh thời đại của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) một cách khá công phu… 2.2. Vấn đề con người trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) Vấn đề con người trong sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung và trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng là vấn đề đã được bàn luận nhiều… 6 Sáng tạo văn học nghệ thuật là một sự lý giải, cắt nghĩa về con người. Con người được nhận thức, phản ánh trong văn học gắn liền với quan niệm về con người của nhà văn. Trần Đình Sử là người có công giới thiệu nhiều công trình về vấn đề này, và đấy cũng là vấn đề cốt lõi trong các công trình nghiên cứu của ông. Theo Lã Nguyên, “Xuyên suốt tất cả các công trình đã công bố trong vài chục năm nay của Trần Đình Sử, ta thấy ông không ngừng hoàn thiện cho mình một khái niệm công cụ, ấy là “quan niệm nghệ thuật về con người”. Khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người” với một nội hàm cụ thể, lần đầu tiên được ông đề xuất trong cuốn Thi pháp Tố Hữu, in năm 1987. Trong cuốn sách này, phù hợp với nhiệm vụ phân tích thi pháp, Trần Đình Sử đưa ra khái niệm “hình thức quan niệm” và nêu yêu cầu hết sức quan trọng về sự cần thiết phải phân biệt “hình thức quan niệm” với hình thức cụ thể, cảm tính. Phạm trù “quan niệm nghệ thuật” và hệ thống khái niệm công cụ thường được sử dụng trong các công trình của Trần Đình Sử tự chúng nói lên một tư tưởng khoa học có tính chất bao trùm. Hơn hai mươi năm nay, nhà nghiên cứu thuỷ chung với quan niệm cho rằng, mọi cách tân nghệ thuật suy cho đến cùng đều gắn liền với sự cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối cách lựa chọn đề tài, chủ đề, cách tổ chức hệ thống phương thức, phương tiện biểu hiện trong sáng tác của một nhà văn.…” (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9/2004, tr.63-74)… Từ phạm trù quan niệm nghệ thuật về con người, nhiều công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại đã đi sâu khảo sát, tìm hiểu nó ở nhiều thể loại, trong đó có truyện ngắn. Chẳng hạn như Phùng Ngọc Kiếm với tiểu luận Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 đã nhận xét: “Truyện ngắn là một thể loại có đóng góp nổi bật trong văn học 1945 - 1975. Hình tượng nghệ thuật về con người trong truyện ngắn cũng tiêu biểu cho quan niệm con người của văn học 30 năm sau cách mạng” [26, tr .302]… 7 Riêng vấn đề con người trong truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ còn là vấn đề chưa được nghiên cứu. Có thể xem luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên tìm hiểu quan niệm về con người trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 – 2008) với một cái nhìn hệ thống. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận vănCon người trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) 3.2. Giới hạn của đề tài Đề tài bao quát toàn bộ truyện ngắn trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008), gồm 5 tập: Tập I: Con đường sống, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 Tập II: Bút máu, Nxb, Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 Tập III: Mầm sống, Nxb, Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 Tập IV: Muối của rừng, Nxb, Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 Tập V: Nợ trần gian, Nxb, Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) trong bối cảnh của truyện ngắn Việt Nam đương đại. 4.2. Khảo sát, phân tích, xác định những biến chuyển trong quan niệm về con người của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ qua từng chặng đường (tương ứng với từng tập). 8 4.3. Khảo sát, phân tích, xác định những thay đổi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật (tương ứng với quan niệm về con người qua từng chặng đường) của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008). Cuối cùng rút ra một số kết luận về Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) xoay quanh về vấn đề trung tâm là quan niệm về con người. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chủ yếu: phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê -phân loại, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp cấu trúc - hệ thống. 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp Luận văn là công trình đầu tiên tìm hiểu những biến chuyển trong quan niệm về con người của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ với cái nhìn tập trung và hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ nói riêng và truyện ngắn Việt nam hiện đại nói chung. 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương Chương 1. Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) trong bối cảnh của truyện ngắn Việt Nam đương đại Chương 2. Con người trong nhận thức của một hành trình truyện ngắn hơn nửa thế kỷ (1948 - 2008) Chương 3. Quan niệm về con người với phương thức thể hiện của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) 9 Chương 1 TRUYỆN NGẮN TINH TUYỂN 60 NĂM BÁO VĂN NGHỆ TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Tổng quan về văn học Việt Nam đương đại 1.1.1. Thời đương đại và văn học Việt Nam đương đại Khái niệm thời đương đại, chúng tôi tạm quy ước, giới hạn từ 1945 đến nay. Đây là thời kỳ thứ hai của văn học Việt Nam thuộc phạm trù hiện đại. Kể từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay, đất nước ta đã diễn ra nhiều biến cố lịch sử to lớn, tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống xã hội và con người. Ba mươi năm ròng, dân tộc ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ để bảo vệ nền độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Từ sau tháng 4 - 1975, cả hai miền đất nước lại phải đương đầu với thử thách mới không kém phần khắc nghiệt: vừa bảo vệ Tổ quốc, vừa xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đã nảy nở, phát triển trong bối cảnh lịch sử ấy. Nó được nuôi dưỡng, tiếp sức và gắn bó mật thiết với những bước đi của cách mạng, với vận mệnh của dân tộc và đời sống nhân dân. Phải chăng văn học Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò và chức năng xã hội - lịch sử của nó (phục vụ những mục tiêu cao cả của cách mạng, phục vụ công cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc). Trong một hoàn đặc thù - hoàn cảnh chiến tranh, văn nghệ phải phục vụ chính trị, phục vụ công nông binh, có lẽ đó là điều tất yếu! Thực tế giới văn nghệ tự nguyện chấp nhận và coi đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm và lương tâm nghệ sĩ của mình. Ngay sau Cách mạng tháng Tám và trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, một thế hệ cầm bút mới đã có ý thức tìm kiếm, đổi mới để khẳng định tiếng nói nghệ thuật của thời đại mình. Nhìn bao quát diện mạo của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám có 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 19:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan