Chất trữ tình trong truyện mạc can

130 1.1K 5
Chất trữ tình trong truyện mạc can

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Đoàn thị thanh huyền Chất trữ tình trong truyện mạc can luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2010 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mạc Can – nhà văn của vùng đất Phương Nam – được nhắc đến trên diễn đàn văn học như là một cái tên khá nổi đình, nổi đám. Người ta gọi ông là “Nhà văn trẻ” dù ông đã ngoài tuổi 65. Ông bắt đầu viết văn chưa lâu, số lượng tác phẩm chưa đồ sộ nhưng được đánh giá là một trong những tác giả có phong cách viết truyện độc đáo, tự nhiên, có những đóng góp quý báu vào bức tranh phản ánh những phương diện khác nhau của hiện thực xã hội, “một hiện tượng văn học mới mẻ, một tài hoa văn học bẩm sinh” (Viết Linh). Các tác phẩm của Mạc Can không tập trung khai thác những đề tài nóng bỏng, câu khách mà xoay quanh những câu chuyện đời thường, những số phận éo le, những mảnh đời cơ hàn cực khổ với lối viết giản dị, dịu dàng, sâu lắng đầy chất thơ, thấm đẫm màu sắc tự truyện. Cái tài của Mạc Can là ở chỗ ông đã trải được lòng mình vào trong trang viết, phát hiện ra những ngõ ngách sâu trong tâm hồn con người Nam Bộ bằng giọng văn hồn hậu, hóm hỉnh. 1.2. Mạc Can gây được ấn tượng với công chúng, bởi ông không còn trượt trên những rãnh mòn cũ của lối viết truyền thống nhưng cũng không quá tân kỳ để gây nên dị ứng. Bằng lối viết hài hòa,“văn Mạc Can kết hợp giữa chất thơ và chất triết lý về cuộc đời, về cõi người…” và ông đã có được một vị trí quan trọng trong văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung. Chính vì thế, có thể nói rằng: Chất thơ, chất trữ tình trong văn xuôi Mạc Can đã phần nào báo hiệu một phong cách đang dần được khẳng định. Nhận thấy chất trữ tình nổi bật ấy trong văn xuôi Mạc Can, điều đó đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. 1.3. Nghiên cứu chất trữ tình trong truyện Mạc Can cũng giúp chúng tôi hiểu rõ và kỹ hơn sự giao lưu, giao thoa giữa các thể loại văn học. Đồng thời giúp cho bản thân người nghiên cứu có nhiều thuận lợi trong việc 2 giảng dạy những hiện tượng văn học tương tự ở trường phổ thông được sâu sắc hơn. 2. Lịch sử vấn đề Văn xuôi Mạc Can ít nhiều đã tạo ra hai luồng dư luận khen, chê. Song tất cả những người yêu thích và quan tâm đến văn ông đều nhận thấy nét mới mà không lạ nhưng khó trộn lẫn. Có thể nói, nét riêng làm cho văn Mạc Can neo đậu trong tâm hồn người đọc là “cái tình” được lắng đọng trong đó. Do xuất hiện trên văn đàn chưa lâu nên những công trình hay các bài viết nghiên cứu về Mạc Can còn rất ít, chủ yếu nằm rải rác trên các báo, tạp chí, chưa tập hợp thành sách. Trong số những bài giới thiệu, phê bình viết về Mạc Can và các tác phẩm của ông, đây đó cũng có những ý kiến cảm nhận về “chất trữ tình”, chất thơ nhưng dung lượng còn ít. Chúng tôi chia những bài nghiên cứu về Mạc Can thành hai nhóm: những bài viết có tính chất giới thiệu khái quát các tác phẩm văn xuôi của Mạc Can; những bài viết, công trình nghiên cứu chi tiết hơn những vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật tác phẩm văn xuôi Mạc Can. Chúng tôi tập hợp ở đây những ý kiến liên quan đến đề tài và xem đó là những gợi mở cần thiết để thực hiện công việc nghiên cứu. 2.1. Những bài giới thiệu khái quát về truyện của Mạc Can Khi tiểu thuyết Tấm ván phóng dao trình làng và thu được những thành công bất ngờ thì trên báo Văn nghệ, số 37, với bài viết Cuộc tự vượt đáng trân trọng (Báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002 – 2004 của Hội Nhà văn Việt Nam), nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch, Trưởng ban chung khảo cuộc thi đã nhận xét: tiểu thuyết của Mạc Can “Cơ hồ như không tựa vào sự kiện nào cả… cái khác lạ, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyết này là dòng chảy nội tâm của tác giả được đẩy lên bình diện thứ nhất mang âm hưởng độc thoại sâu lắng”. Cũng trong bài viết Từ cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội Nhà văn Việt Nam, trên báo Văn nghệ, số 38, ngày 17/9/2005, nhà phê bình 3 nghiên cứu Phong Lê trình bày những suy nghĩ riêng của mình. Ông đưa ra những nhận định khá toàn diện về diện mạo của các tác phẩm dự thi. Nhìn chung vẫn chỉ quen với cách trang bị hiện thực và trữ tình truyền thống. Ông đặc biệt có cảm tình với cách tìm tòi để làm mới cách viết của một số tác giả trong đó có Mạc Can: “Chỉ riêng Tấm ván phóng dao là đạt được một hiệu quả gây nên một ấn tượng, bởi nó không còn bị trượt trên những rãnh mòn quá quen thuộc của cách viết cũ, nhưng cũng không quá tân kỳ để gây nên dị ứng. Văn của Mạc Can có sự kết hợp giữa chất thơ (tức là những kỷ niệm được lọc qua hồi tưởng) và chất triết lý về cuộc đời, về cõi người”. Còn trên Tuổi trẻ Online, Văn Giá với bài viết Tấm ván phóng dao - sức sống của giá trị nhân văn cổ điển, cũng thừa nhận rằng: “Văn của Mạc Can có sức cuốn hút kỳ lạ, sự cuốn hút đó được thể hiện qua những mảnh ký ức buồn và một ý vị triết học cùng với chất thơ lan tỏa – sự trở lại của giá trị nhân văn cổ điển. Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm chủ nghĩa nhân đạo trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện của lòng thương xót đối với con người”. Đường Lam, trong bài viết Khoảng lặng Mạc Can, cho rằng: Văn của Mạc Can hướng về số kiếp của những người nghèo khổ. “Hơn nửa cuộc đời lang bạt, Mạc Can thấm thía được cảnh khốn khó. Bởi thế, ông dành cho những người nghèo khổ tình cảm đặc biệt… và ông đã cầm bút, những câu chuyện đời thường được thăng hoa trên trang viết của ông”. Cùng ý kiến với Đường Lam, trên tờ báo An ninh thế giới giữa tháng, số 18 tháng 6 năm 2009, Thảo Điền cho rằng: “Mạc Can thích cuộc sống của những xóm lao động…Ông thường thuê nhà ở một xóm nào đó, ngắm nhìn cuộc sống đó. Trong cái cơ cực ấy có âm vang của lòng tốt và cả sự dữ dội của con người… Những câu chuyện của cuộc sống đời thường dưới ngòi bút của Mạc Can trở nên sống động mới lạ”. Nhận xét về văn phong Mạc Can, Thảo Điền viết: “Khi Mạc Can một anh hề viết văn đã mang đến một sự lạ của đời sống văn học. Ông mang 4 đến một thứ văn học vừa lộng lẫy vừa bi thương, vừa trần thế vừa ảo mộng. Dường như không thể phân biệt được đâu là ông, đâu là nhân vật. Những gì ông viết ra, ông đã để cuộc đời ông, những sự đời ông gặp, lấn sâu vào nhân vật của mình. Và cái gì cũng giống như một màn tự truyện. Nhưng lại không hoàn toàn tự truyện. Những cuốn sách của ông cứ ra đời. Và mỗi lần sách ra đời, ông lại kể thêm vài chuyện đời éo le khác thường bằng giọng kể hóm hỉnh hồn nhiên”. Cũng nhận xét về văn xuôi Mạc Can, Di Linh trong bài viết Mạc Can - Cuộc đời của người không định viết văn, cho rằng:“Văn Mạc Can là thứ văn chương bình dân, thứ văn dành cho số đông con người”.So sánh hai giọng văn trong làng văn miền Tây: Mạc Can và Nguyễn Ngọc Tư, Di Linh thấy “đây là hai giọng văn có phần giống nhau, nỗi buồn giống nhau, nỗi ám ảnh giống nhau”. Hồ Anh Thái được xem là người có sự quan tâm khá đặc biệt đối với Mạc Can, trong bài viết Lời tự vấn của bộ mặt cười, sau khi giới thiệu khái quát cuốn tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, tác giả sơ lược về truyện ngắn Người nói tiếng bồ câu, truyện Tờ một trăm đô la âm phủ. Từ đó tác giả rút ra một điều: “Càng đọc sách Mạc Can càng thấy sự kỳ diệu của văn chương, dù là nhà văn có hoàn cảnh xuất thân khá đặc biệt, trình độ học vấn thấp nhưng lại là người đọc nhiều, đọc sâu, đọc kỹ, ngấm đến từng “kẻ chữ chân câu”(Dư Thị Hoàn). Văn ông vì thế ngay lập tức cuốn hút bằng giọng điệu chững chạc của văn “thứ thiệt”. “Màu sắc man mác trên từng con chữ, trên cả cuốn sách, là màu huyền ảo chập chờn dòng ý thức và bút pháp hậu hiện đại”. Văn của Mạc Can chứa nhiều ưu tư và những nỗi buồn thấm thía lại do một người có bộ mặt cười viết ra. Đó là lời tự vấn của bộ mặt cười. Từ các bài viết ấy, có thể thấy các nhà nghiên cứu về truyện Mạc Can đều có chung một nhận định: Truyện Mạc Can có nhiều yếu tố mang tính tự truyện, mang ý nghĩa đời tư, có tư tưởng nhân văn sâu sắc và thấm đẫm chất 5 trữ tình. Có lẽ vì vậy mà Mạc Can xuất hiện chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng khi bước chân vào làng văn thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn ông đủ sức lôi cuốn các nhà lý luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng. 2.2. Những bài viết, công trình nghiên cứu về một số tác phẩm truyện của Mạc Can Trong nhóm này, các nhà nghiên cứu tập trung đề cập đến một số vấn đề cụ thể, chi tiết về các tác phẩm của Mạc Can như hình tượng nhân vật trung tâm, thông điệp mà nhà văn gửi gắm, các biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu… đáng chú ý nhất ở nhóm này là các bài viết của Hồ Anh Thái trong cuốn Họ trở thành nhân vật của tôi. Nhận xét về Tấm ván phóng dao, Hồ Anh Thái nhấn mạnh: “Với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, Mạc Can đã sử dụng hiệu quả thủ pháp gián cách. Mọi sự kiện biến động của cuộc sống bên ngoài được tái hiện lập tức được đẩy ra xa đưa qua màng lọc của chàng thiếu niên, khắc in lại đó những đồ thị run rẩy. Chuyện thế sự khi ấy chỉ còn là cái cớ để cho những rung cảm của một con người có dịp trào ra, ngân lên. Sự kiện ngay phút chốc được xóa mờ đi, nhường chỗ cho những chiêm nghiệm, những rung động, những cung bậc tình cảm tinh tế nhiều vẻ. Nhiều trang viết đạt đến độ hiếm hoi về nỗi buồn thấm thía của kiếp làm người.” Văn Giá với bài viết Tấm ván phóng dao – Sức sống của giá trị nhân văn cổ điển trên Tuổi trẻ Online, cho rằng: “Câu chuyện Tấm ván phóng dao về cơ bản được trần thuật từ nhân vật xưng tôi, chuyện không dựa vào cốt truyện rõ ràng… tác giả chọn cách thức trần thuật theo kiểu hồi ức… Về mặt kiến trúc, tác giả chọn cách thức tiến hành phân mảnh. Các mảnh sự kiện, mảnh suy tư, mảnh tâm tình, mảnh triết lý, mảnh hồi nhớ được sắp đặt cạnh nhau và luân phiên theo cách không đều nhau. Sự chuyển đổi linh hoạt trong cách thức trần thuật như đã nói ở phần trên góp phần khắc họa nội tâm nhân vật, gợi lên mặt giấy vỉa tâm hồn sâu khuất bí ẩn. Chất thơ của tiểu thuyết bộc lộ qua những tưởng tượng, những mơ mộng, xúc cảm của nhân vật trước cảnh trời mây 6 sông nước những thân phận nguời muôn mặt với thổ âm từ vị riêng, những tập tục sinh hoạt mang đầy phong vị phương Nam, hồn riêng Nam Bộ, âm vọng văn hóa truyền thống, bàng bạc, quyến luyến tấm lòng người đọc”. Trên Tuổi trẻ Online, Hồ Anh Thái có bài viết giới thiệu tác phẩm Cuộc hành lễ buổi sáng. Với tác phẩm này, Mạc Can đã chứng tỏ được sự tài hoa: Bản tường trình (số 1) từ đảo xanh là câu chuyện hoang đường giữa một câu chuyện trần trụi hiện thực. Truyện Khách sạn cánh đồng Diều hiện thực và kì ảo hoà quyện, cốt truyện được đẩy xuống và nhường chỗ cho văn…Một khách sạn lạ lùng nhưng quen quen đâu đó trên khắp đất nước này, những nhân vật cũng thuộc loại phổ biến của thế giới này. Nhưng Mạc Can đã khéo léo làm cho tất cả trở nên huyền hoặc vừa như ác mộng, vừa như một giấc mơ bảng lãng”. Trên trang Web Mạc Can Fanclup có bài viết Mạc Can: viết văn như làm ảo thuật. Bài viết tỏ thái độ bất ngờ trước cuốn tiểu thuyết Những bầy mèo vô sinh. Đó là cuốn tiểu thuyết thứ ba sau Tấm ván phóng dao và Phóng viên mồ côi. Càng đọc càng thấy ngạc nhiên bởi không thể ngờ được trí tưởng tượng của ông lại bay bổng và huyền diệu đến thế. Tiểu thuyết là câu chuyện viễn tưởng chỉ nói về loài bồ câu và lũ mèo hoang, hình ảnh con người dường như không xuất hiện, nhưng lại có thể khiến bất cứ ai cũng phải giật mình…Câu chuyện chính là hai mặt giữa thiện và ác, giữa bình yên và đầy rẫy những mưu mô toan tính. Còn trên báo Congannhandan Online, bài viết Mạc Can: Hề già nhà văn trẻ của Dương Bình Nguyên. Tác giả bài viết bày tỏ thái độ khâm phục trước cách viết, cách nghĩ của Mạc Can trong Những bầy mèo vô sinh. Đây là một thế giới tưởng tượng và hình thức thể hiện đặc biệt, có cảm giác như Mạc Can muốn vượt qua chính bản thân mình khi ông đi tìm sự quẫy đạp của một con người mới trong những tác phẩm mới. … Một thế giới mà ở đó, ông đi đến tận cùng những điều mà trong đời thực ông chưa một lần nói ra: “Sống vốn là điều không đơn giản.” 7 Gần đây, Trần Quốc Dũng với đề tài luận văn thạc sĩ Đặc sắc văn xuôi Mạc Can, đã đưa ra các kết luận khẳng định những đóng góp của Mạc Can trong hành trình sáng tạo của văn học Việt Nam hiện đại: về đề tài, về nội dung cảm hứng, về nghệ thuật thể hiện trong các tác phẩm văn xuôi Mạc Can. Già nửa cuộc đời lang bạt, Mạc Can thấm thía cảnh khốn khó. Bởi thế ông dành cho những người nghèo khổ tình cảm đặc biệt. Trong đó, ông quan tâm nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Khi nói về tâm nguyện sáng tác của mình, trả lời các báo Tuổi trẻ Online, CongannhandanOnline, Phongdiepnet, báo Ngươilaodong Mạc Can cho biết thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong các sáng tác của mình là thông điệp tình thương. 2.3. Những bài viết trực tiếp bàn về chất trữ tình trong truyện Mạc Can Cho đến nay, chưa có một công trình hay bài viết nào định danh bằng tên gọi trực tiếp về chất trữ tình trong các tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của nhà văn Mạc Can. Nhưng căn cứ vào nội dung của các bài viết thì các tác giả đã có những nhận xét, đánh giá từng khía cạnh liên quan đến chất trữ tình như giọng điệu, ngôn ngữ, cách lựa chọn tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong từng tác phẩm cụ thể của Mạc Can. Như vậy, các tác giả nói trên dù trực tiếp hay gián tiếp, thông qua các bài viết đã có những cảm nhận, phân tích, đánh giá về chất trữ tình trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở những nhận xét đơn lẻ, chưa định danh bằng những khái niệm của lý luận văn học, chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát toàn bộ các tác phẩm văn xuôi của Mạc Can ở phương diện chất trữ tình. Chính vì thế, tìm hiểu chất trữ tình trong trưyện Mạc Can vẫn là một hướng tiếp cận gợi mở nhiều hấp dẫn, thú vị cho người nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chất trữ tình trong truyện Mạc Can, thể hiện trong 4 tập truyện ngắn và 3 tập tiểu thuyết của ông. 8 4. Phạm vi tư liệu khảo sát Chúng tôi tập trung khảo sát 4 tập truyện ngắn, gồm: Món nợ kịch trường (1999); Tờ một trăm đô la âm phủ (2000); Cuộc hành lễ buổi sáng (2004); Người nói tiếng bồ câu (2006) và ba cuốn tiểu thuyết gồm: Tấm ván phóng dao (2004); Phóng viên mồ côi (2007); Những bầy mèo vô sinh (2008); và một số truyện ngắn in trên các báo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Giới thuyết về khái niệm chất trữ tình trong truyện làm cơ sở lý thuyết để tiến hành triển khai tìm hiểu chất trữ tình trong văn xuôi Mạc Can. 5.2. Phát hiện, nghiên cứu về những biểu hiện của chất trữ tình trong văn xuôi Mạc Can ở các phương diện: nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau : 6.1. Phương pháp thống kê, phân loại. 6.2. Phương pháp phân tích 6.3. Phương pháp so sánh 6.4. Phương pháp hệ thống 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai qua ba chương: Chương 1. Giới thuyết về chất trữ tình và cơ sở tồn tại của chất trữ tình trong truyện Mạc Can Chương 2. Chất trữ tình trong truyện Mạc Can thể hiện qua việc xây nhân vật Chương 3. Chất trữ tình trong truyện Mạc Can thể hiện qua giọng điệu và ngôn ngữ. Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ CHẤT TRỮ TÌNH VÀ CƠ SỞ TỒN TẠI CỦA CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN MẠC CAN 9 1.1. Giới thuyết khái niệm chất trữ tình 1.1.1. Quan niệm chất trữ tình trong đời sống Chất trữ tình trong cuộc sống thường nhật là một khái niệm được nhắc đến khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Chúng ta từng bắt gặp những cách nói quen thuộc kiểu như: Ca khúc trữ tình, khung cảnh trữ tình, dòng sông trữ tình, vẻ đẹp trữ tình Ở những trường hợp này, “trữ tình” được dùng với tư cách là một định ngữ chỉ một sắc thái, một tính chất, một đặc điểm. Muốn nhận thức được điều này, trước hết chúng ta cần cắt nghĩa được nguồn gốc của thuật ngữ trữ tình. Trong tiếng Việt, tính từ trữ tình được dịch từ thuật ngữ lysic/lyrical của tiếng Anh và một số ngôn ngữ Châu Âu. Còn danh từ “tính chất trữ tình” là lyrical ness có xuất xứ từ lyre vốn là tên của một loại nhạc cụ dây mà các nhà thơ và ca sỹ hát rong ở Châu Âu thời xa xưa dùng để đệm cho các chuyện kể, bài hát hay sử thi của họ. Các chuyện kể ấy người ta gọi lyricist. Đặc điểm của những chuyện này ngoài các sắc thái nhẹ nhàng, êm ái, du dương, tha thiết, dìu dặt, khoan thai còn có đau khổ, bi ai . Trữ tình là một từ Hán Việt, chữ Hán vốn biểu ý. Theo nghĩa Hán tự, trữ là bộc lộ, bộc bạch, còn tình là cảm xúc, tình cảm. Trong thực tế người Việt thường dùng từ trữ tình trong chất trữ tình với nghĩa như một tính từ chỉ sắc thái nhẹ nhàng, tha thiết, du dương, dìu dặt trong âm nhạc và các sắc thái mềm mại, nên thơ, hiền hoà, gợi cảm, mơ mộng trong hội hoạ cũng như trong miêu tả các sự vật khác. Theo Từ điển tiếng Việt, tính từ trữ tình có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân người nghệ sỹ trước cuộc sống [65]. Như vậy, trong đời sống, chất trữ tình được hiểu như là một tính chất thiên về biểu hiện cảm xúc, tâm trạng của một sự vật, hiện tượng. 1.1.2. Quan niệm chất trữ tình trong văn học 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan