Chất thơ trong truyện ngắn k pauxtôpxki

56 1.6K 13
Chất thơ trong truyện ngắn k pauxtôpxki

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng Đại học Vinh Khoa Ngữ văn -------------------- Tóm tắt khoá luận tốt nghiệp Chất thơ trong truyện ngắn K.pauxtôpxki ngành cử nhân khoa học ngữ văn chuyên ngành văn học nớc ngoài Giáo viên hớng dẫn: TS. Phan Huy Dũng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuỷ Lớp : 44B 2 - Ngữ văn Vinh 2007 1 Mục lục Trang Mở đầu 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tợng nghiên cứu 8 4. Phơng pháp nghiên cứu 9 5. Cấu trúc luận văn 9 Nội dung 10 Chơng 1. Quan niệm nghệ thuật của K.pauxtôpxki 10 1.1. Bối cảnh sáng tạo của K.pauxtôpxki 10 1.1.1. Vài nét về cuộc đời 10 1.1.2. Bốni cảnh xã hội và văn học Xô viết thời kỳ K.pauxtôpxki khẳng định vị trí trên văn đàn 10 1.1.3. Khái quát về quá trình sáng tạo của K.pauxtôpxki 12 1.2. Quan niệm của K.pauxtôpxki về chất thơ trong văn xuôi 13 1.2.1. Các hình thức phát biểu quan niệm 13 1.2.2. Những khía cạnh chính trong quan niệm của K.pauxtôpxki về chất thơ trong văn xuôi 17 1.3. Khái quát về sự chi phối của quan niệm đề cao chất thơ trong văn xuôi đến sáng tác của K.pauxtôpxki 20 Chơng 2. Chất thơ trong truyện ngắn của K.pauxtôpxki thể hiện ở phơng diện nội dung 22 2.1. Chất thơ thể hiện ở cảm hứng sáng tạo 22 2.1.1. Chất thơ toát lên từ niềm tin vào con ngời, vào quan hệ xã hội mới, vào tơng lai tơi đẹp 22 2.1.2. Chất thơ thể hiện ở niềm say mê vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của tâm hồn con ngời trong mối quan hệ với thiên nhiên 29 2.2. Chất thơ thể hiện ở việc lựa chọn đề tài, chủ đề 33 2.3. Chất thơ thể hiện ở cách triển khai xung đột trong tác phẩm 40 Chơng 3. Chất thơ của truyện ngắn K.pauxtôpxki thể hiện ở ph- ơng diện hình thức nghệ thuật 42 3.1. Chất thơ thể hiện ở lớp tạo hình khách thể 42 3.1.1. Miêu tả nhân vật, sự kiện 42 3.1.2. Miêu tả thiên nhiên 44 3.2. Chất thơ thể hiện ở kết cấu tác phẩm 45 2 3.2.1. Kết cấu suy tởng 46 3.2.2. Kết cấu hồi cố 47 3.2.3. Kết cấu mở 47 3.3. Chất thơ thể hiện ở lời văn của tác phẩm 49 kết luận 54 Tài liệu tham khảo 56 3 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Mời năm 1917 đã đa đất nớc Nga Xô viết vào một thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vào khoảng những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, nhân dân Liên Xô đã đạt đợc những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển. Những thay đổi về chính trị, những thành tựu xuất sắc về kinh tế, văn hoá trong giai đoạn này đã tác động mạnh mẽ tới văn học. Văn học giai đoạn này tập trung phản ánh những thay đổi to lớn của xã hội, ca ngợi cuộc sống mới của con ngời, ca ngợi con ng- ời xã hội chủ nghĩa. Tất cả những điều đó đã đi vào văn học Xô viết một cách sinh động. Văn học giờ đây không chỉ phản ánh chiến tranh, khai thác các khía cạnh của đề tài chiến trận, tinh thần chiến sĩ trên mặt trận chống quân thù mà còn tập trung phản ánh âm vang thời đại mới, những suy t, chiêm nghiệm, sự lắng đọng của tâm hồn, khát vọng, mơ ớc, sự biến đổi trong thế giới nội tâm của con ngời. Con ngời giờ đây đợc nhìn nhận, đánh giá và xem xét một cách toàn diện hơn. Nằm trong dòng chảy chung của văn học Xô viết giai đoạn này, những sáng tác của K.Pauxtôpxki mang đặc trng chung của một nền văn học cách mạng. Thông qua việc tìm hiểu những sáng tác của K.Pauxtôpxki chúng ta sẽ hiểu hơn về văn học Xô viết những năm hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đọc truyện ngắn K.Pauxtôpxki ta thấy toát lên một không khí dịu nhẹ, sự lắng đọng của một tâm hồn trong những khoảnh khắc thơ mộng, ngọt ngào nhất. Tác giả không đi sâu khai thác những xung đột, những tình huống gay cấn hay cố gắng nghĩ ra một cốt truyện mang tính chất giật gân gây sự chú ý của ngời đọc. Tác giả cũng không khuôn mình vào kết cấu quen thuộc của truyện ngắn truyền thống (có mở đầu, cao trào, đỉnh điểm, thắt, mở nút). Điều ông quan tâm nhất là chất thơ toả ra từ cốt truyện, sự kiện, nhân vật, cảnh sắc Có thể nói chất thơ là một biểu hiện đặc sắc của phong cách nghệ thuật 4 K.Pauxtôpxki. Đề tài mà chúng tôi lựa chọn chính đợc đặc điểm sáng tác này của ông gợi ý. Nghiên cứu "Chất thơ trong truyện ngắn K.Pauxtôpxki" còn có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy những tác phẩm, truyện ngắn giàu chất thơ (của văn học Nga, văn học Việt Nam hay của văn học các nớc khác) có hiệu quả hơn. Những sáng tác của K.Pauxtôpxki có ảnh hởng không nhỏ đến một số nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về ông còn quá ít, ngoại trừ một số bài viết nhỏ cùng những ý kiến phát biểu rải rác. Với khoá luận này, chúng tôi mong muốn đợc đóng góp phần vào việc tìm hiểu một tác giả từ lâu đợc bạn đọc Việt Nam yêu quý, hy vọng cung cấp đợc những thông tin bổ ích về K.Pauxtôpxki. Cuối cùng, sự lựa chọn đề tài còn xuất phát từ niềm yêu thích của bản thân đối với những sáng tác của K.Pauxtôpxki, từ mong muốn đợc tìm hiểu sâu hơn về một tác giả văn học Nga Xô viết. 2. Lịch sử vấn đề Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chúng tôi không thể tra cứu đầy đủ các công trình nghiên cứu cũng nh các ý kiến, các bài viết về K.Pauxtôpxki. ở Việt Nam, các sáng tác của K.Pauxtôpxki, đặc biệt là truyện ngắn đã đợc các độc giả biết đến và yêu mến từ lâu, tuy nhiên các công trình nghiên cứu về ông quá ít. Trong cuốn "Từ điển văn học, bộ mới", giới thiệu về K.Pauxtôpxki, tác giả Đặng Thị Hảo đã nhận xét truyện ngắn của ông nh sau: "ở truyện ngắn của ông, ngời ta không thấy những cốt truyện đầy kịch tính, những xung đột phức tạp hay những nhân vật mang cá tính độc đáo, tuân thủ một diễn biến với đầy đủ các khâu: thắt, đỉnh điểm, mở, v.v thậm chí ở những sáng tác vào gian đoạn cuối, nhà văn dờng nh còn cố ý xa rời lối kể chuyện có trớc, có sau một cách trọn vẹn. Cốt truyện của ông không giống Puskin, Gôgôn, Gorki, cũng không giống Sêkhốp với kiểu cốt truyện "là một cái gì đó có thể xảy ra, nên xảy ra, sắp xảy ra, rồi lại không xảy ra," mà nh chính Pauxtôpxki đã nói, đó là, cái 5 không bình thờng đợc hiện ra nh cái bình thờng", trong đó các yếu tố nh tình tiết, sự kiện, nhân vật thờng đợc triển khai theo mạch vận động của cảm xúc và suy tởng" [15, 1341]. Đánh giá về đặc trng của truyện ngắn K.Pauxtôpxki, tác giả Đặng Thị Hảo viết tiếp: "Chất thơ trong văn xuôi là một biểu hiện đặc sắc trong phong cách của nghệ thuật Pauxtôpxki, đó là sự kết hợp nhuần nhị cái khí sắc lãng mạn - đặc điểm xuyên suốt từ những sáng tác đầu tay của ông - với bút pháp trữ tình cùng cái duyên mợt mà của một văn phong điêu luyện, làm cho những "bài thơ văn xuôi" của ông thấm vào hồn ngời một cách nhẹ nhàng tinh tế, và rồi cứ sau mỗi câu chuyện ngời đọc lại tìm thấy một niềm vui nho nhỏ, một chút thanh thản trong tâm hồn, xa hơn nữa, nhiều khi đó là cả một chân trời mới của cái đẹp"[15, 1341-1342]. Cảm nhận chung về âm hởng các sáng tác của K.Pauxtôpxki, tác giả Phan Hồng Giang trong bài viết "Mấy lời nói thêm về Pauxtôpxki" nhận xét: Đọc Pauxtôpxki, các truyện ngắn của ông, "Bông hồng vàng", "Truyện cuộc đời", ta nh đợc nghe giọng nói khoan thai, điềm đạm. Nhìn thấy trớc mắt mình ánh mắt thông minh, đầm ấm, gặp gỡ những ý tởng lắng đọng sâu xa của ông về cuộc đời, cùng xúc động với ông những xúc động ly ty đầy run rẩy nhất trớc vẻ đẹp của thiên nhiên và lòng ngời" [10, 303]. Đánh giá về t tởng cốt lõi trong sáng tác của K.Pauxtôpxki, tác giả Phan Hồng Giang viết: "Trong nghệ thuật cũng nh trong cuộc sống, Pauxtôpxki là một con ngời u ái và nhân hậu. Tấm lòng yêu thơng, trân trọng con Ngời với ông là nguyên tắc cao cả nhất trong cuộc sống, là cốt lõi nghệ thuật, thiếu cái đó nghệ thuật không còn ý nghĩa gì. Pauxtôpxki đã không bỏ qua dịp nào để ca ngợi lòng nhân hậu. Ông biết quý từng cử chỉ nơng nhẹ giữa ngời với ngời lòng tốt của Pauxtôpxki không phải là lòng tốt thụ động theo kiểu nhà s ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ông biết rõ rằng nói những lời đẹp to tát dễ hơn rất nhiều so với việc làm một điều tốt nhỏ cụ thể. Nói yêu cả nhân loại thì dễ, nhng biết nơng nhẹ với một giấc ngủ trẻ thơ mới khó. Đối với ông không có một việc nhỏ nhặt nào trong cuộc đời cũng nh trong văn chơng" [10, 304]. 6 Cũng trong bài viết này tác giả Phan Hồng Giang đã chỉ ra đặc trng chung về truyện ngắn của K.Pauxtôpxki: "Nói đến truyện ngắn của Pauxtôpxki, ngời ta thờng nghĩ tới thơ, nhạc, họa, trung thành với hồn thơ của mình, Pauxtôpxki đã tránh xa những cốt truyện gay cấn, ly kỳ, đã từ chối việc kiên nhẫn lần theo sự hình thành các tính cách tuần tự, lớp lang (theo kiểu Đíchken hay Zôla vẫn viết) ; nh một nghệ sĩ nhiếp ảnh bậc thầy ông thiên về nắm bắt những khoảnh khắc đáng ghi nhớ của đời ngời, làm bất tử những vẻ đẹp chợt hiện ra, ghi lại diện mạo những con ngời với nét tính cách đã định hình. Giác quan tinh tờng, tâm hồn nhạy cảm nh sợi dây đàn mảnh mai, sẵn sàng rung lên khi chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đã đem lại cho văn xuôi ông một vẻ lạ lùng"[10, 314]. Về ngôn ngữ văn xuôi của K.Pauxtôpxki, tác giả Phan Hồng Giang đã chỉ ra: "Ngôn ngữ văn xuôi của Pauxtôpxki ngoài cái ý nghĩa cụ thể của từng câu chữ, dễ nhìn nhận, nắm bắt còn có một cái vô hình khó chỉ ra nhng hoàn toàn có thể cảm thấy - cái vô hình làm nên thần thái của Pauxtôpxki - ấy chính là giọng điệu của ông là âm điệu câu văn dùng tiết tấu nhịp nhàng của nó" [10,317]. Trong ý kiến phát biểu về truyện ngắn của mình, nhà văn Ts.Aimatôp cũng đã chỉ ra đặc điểm cơ bản của truyện ngắn K.Pauxtôpxki: "Hãy nhớ lại Pauxtôpxki. Trong truyện ngắn của ông, dờng nh chẳng có chuyện gì xảy ra không ai to tiếng với ai, không ai đuổi bắt ai mà cũng không ai rời bỏ ai. Vậy mà đọc truyện ta cảm thấy rất thú. Đấy là một ngời có tay nghề thành thục" [8, 147]. Nh vậy, khi nói về K.Pauxtôpxki, hầu hết các ý kiến đều đề cập đến cốt truyệnchất thơ trong văn xuôi của ông. Vậy chất thơ là gì? Ngời ta thờng nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nói đến chất thơ tức là ngời ta nói đến yếu tố thuộc mặt nội dung. Tuy nhiên, xác định đợc một định nghĩa về chất thơ là vấn đề không đơn giản. Bởi vì, chất thơ là một khái niệm có nội hàm rộng và đợc hiểu khá 7 linh hoạt tuỳ vào từng văn cảnh sử dụng. ở đây, chúng tôi chỉ đa ra một vài ý kiến mà chúng tôi cho là gần với vấn đề mà mình đang nghiên cứu trong khoá luận này. Nói về các nhân tố tạo nên chất thơ, tác giả Hà Minh Đức chỉ rõ: "Chất thơ là một phẩm chất tổng hợp đợc tạo nên từ nhiều nhân tố. Những nhân tố này cũng có thể có trong nội dung của các thể loại khác, nhng ở thơ biểu hiện tập trung hơn, và đợc hoà hợp, liên kết một cách vững chắc để tạo nên những phẩm chất mới" [2, 35]. Cũng theo ông, chất thơ gắn liền với sự rung động và cảm xúc trực tiếp, thơ là ở tấm lòng, nhng cũng chính là cuộc sống, thơ gắn liền với trí t- ởng tợng và chất thơ cũng gắn liền với cái đẹp. Đỗ Minh Tuấn nêu quan niệm của mình: "Chất thơ của một bài thơ nằm trong một cái đích rất mơ hồ nhng lại rất cụ thể, nó mơ hồ ở chỗ nó tan biến vào từng câu thơ, nó chảy ra bàng bạc trong từng tác phẩm nhng nó cụ thể ở chỗ nó tụ lại ở một "điểm ngời sáng nào đó" làm cho cái bàng bạc trải rộng kia lấp lánh lên. Điểm ngời sáng đó là nơi gặp gỡ của tất cả các câu thơ, ý thơ, là nơi ngã ba, ngã bảy toả đi các câu thơ - đối với ngời làm thơ là nơi cảm xúc gặp gỡ, đối với ngời đọc thơ là nơi cảm xúc toả đi. Ngời làm thơ mà không bắt nối các cảm xúc tinh tế và trải rộng đi nhiều hớng của mình khi tụ lại một điểm, thì ngời đọc thơ cứ phải sống trong một trạng thái chờ đợi vô hy vọng, phải chịu một bớc hẫng thi ca" [14, 383]. Nh vậy, chất thơ đợc biểu hiện trên rất nhiều phơng diện nghệ thuật. Chất thơ có thể toát lên từ bản chất thẩm mĩ của đối tợng. Xét trên phơng diện mĩ học chất thơ đợc xem là cái đẹp của tâm hồn, của cuộc sống và cao hơn nữa là cuộc sống với một lý tởng đẹp. Xét trên phơng diện cảm hứng, chất thơ gắn liền với cảm hứng bay bổng lãng mạn. Xét ở phơng diện ngôn ngữ, chất thơ gắn liền với tính nhạc của lời văn. Nghiên cứu chất thơ của văn xuôi, xét trên một phơng diện nào đó, gắn liền với việc thừa nhận hiện tợng giao thoa thể loại nh một thực tế hiển nhiên. Đã nghiên cứu chất văn xuôi trong thơ thì cũng có thể nghiên cứu chất thơ trong 8 văn xuôi vậy. Tìm chất thơ trong văn xuôi chính là tìm những đặc tính vốn làm nên đặc thù của của thể loại thơ vốn đợc văn xuôi tiếp nhận nhằm làm giàu có thêm cho sự biểu đạt của văn xuôi, thuận theo một tâm thế nhìn, một kiểu cảm thụ đặc biệt về thế giới và gắn với những đối tợng miêu tả cũng có nhiều nét đặc biệt. Mỗi khi ta gặp trong tác phẩm văn xuôi (không phải thơ văn xuôi) một sự - u tiên cho việc biểu hiện tâm tình chủ quan của nghệ sĩ (và sự biểu hiện đó đợc đẩy lên bình diện thứ nhất), một chiều hớng miêu tả nghiêng về nắm bắt những nét tinh lọc của thế giới, tâm hồn, một thái độ tôn sùng tính lý tởng và những cái đợc hiểu là lý tởng, một sự thích thú đẽo gọt câu văn theo hớng đề cao sự ám gợi và tính hài hoà của mọi yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là khi ta có thể nói tới cái gọi là chất thơ. Quả có một giao ớc ngầm nh thế hình thành trong đời sống văn học, cả trên hai lĩnh vực sáng tác và cảm thụ, dẫu ta biết rằng thơ cũng có ba bảy lối và không phải loại thơ nào cũng đề cao sự ngọt ngào và có thái độ thành kính trớc những gì đợc gọi là lý tởng. Trên cơ sở những ý kiến về truyện ngắn của K.Pauxtôpxki, những hiểu biết về chất thơ, ở khoá luận này chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu cụ thể hệ thống những biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn K.Pauxtôpxki trên cả hai phơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. 3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu Do khuôn khổ khóa luận và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ khảo sát chất thơ trong truyện ngắn của K.Pauxtôpxki ở tập "Bình minh ma" (gồm 29 truyện ngắn). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ rõ quan niệm của K.Pauxtôpxki về chất thơ trong văn xuôi. - Phân tích chất thơ trong truyện ngắn K.Pauxtôpxki thể hiện ở các ph- ơng diện thuộc nội dung nh cảm hứng sáng tạo, việc lựa chọn đề tài, chủ đề, việc khai thác, miêu tả các xung đột 9 - Phân tích chất thơ trong truyện ngắn K.Pauxtôpxki thể hiện ở các phơng diện thuộc hình thức nghệ thuật nh lớp tạo hình khách thể, kết cấu và lời văn. 4. Phơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu: hệ thống - cấu trúc, loại hình, phân tích, so sánh, 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 ch- ơng: Chơng 1. Quan niệm nghệ thuật của K.Pauxtôpxki. Chơng 2. Chất thơ trong truyện ngắn K.Pauxtôpxki thể hiện ở phơng diện nội dung. Chơng 3. Chất thơ trong truyện ngắn K.Pauxtôpxki thể hiện ở phơng diện hình thức nghệ thuật. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan