Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết đoàn minh phượng

121 1.7K 23
Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết đoàn minh phượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học Vinh -------***------- nguyễn thị minh huệ Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết đoàn minh phợng Chuyên ngành: văn học việt nam Mã số: 60.22.34 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngi hng dn khoa hc: TS. Nguyễn phợng Vinh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Phượng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học, Khoa Ngữ văn, cán bộ Trung tâm Thư viện Trường Đại học Vinh cùng người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Vinh, ngày 25 tháng 12 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Thị Minh Huệ 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng nghiên cứu .9 5. Đóng góp của đề tài . 9 9 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Cấu trúc luận văn 10 Chương 1. Một số vấn đề chung về cảm quan hiện sinhtiểu thuyết Đoàn Minh Phượng 1.1.1 Cảm quan hiện sinh 11 1.1.1. Vài nét về chủ nghĩa hiện sinh 11 1.1.2.Cảm quan hiện sinh 16 15 1.1.3. Vài nét về cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 19 1.2 Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng .24 1.2.1 Tiểu thuyết “Và khi tro bụi” 26 1.2.2 Tiểu thuyết “Mưa ở kiếp sau” .27 Chương2. Biểu hiện cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng 2.1. Cảm quan về thế giới .29 2.1.1. Thế giới phi lý 30 2.1.2. Thế giới xa lạ 37 2.1.3. Thế giới phân rã 44 2.2. Cảm quan về con người .49 2.2.1. Cuộc sống bi thiết của con người .51 2.2.1.1. Con người lạc loài trong không gian, thời gian .51 2.2.1.2. Con người vong thân .58 2.2.2. Cuộc sống ê chề, đổ vỡ, hoài nghi của con người 63 3 2.2.2.1. Con người bất khả tri, mang ám ảnh phi lí về cái chết 63 2.2.2.2. Con người vô minh, hoài nghi .69 2.2.3. Con người với khát vọng “khải huyền” 78 2.2.3.1. Khát vọng sống là mình .79 2.2.3.2. Khát vọng tìm thấy những mối liên hệ hữu lí .83 2.2.3.3. Khát vọng được cứu chuộc 85 Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng 3.1. Kiểu tư duy hiện sinh 88 3.1.1 Tư duy bất khả .89 3.1.2 Tư duy gián đoạn .92 3.2. Cấu trúc .95 3.2.1 Cấu trúc mảnh vụn, đứt gẫy và gián đoạn .96 3.2.2 Cấu trúc lồng ghép 98 3.2.2.1. Đan xen nhiều mạch truyện .99 3.2.2.2. Lồng ghép điểm nhìn trần thuật .101 3.2.2.3. Kết cấu tạo độ “ hẫng” 103 3.3. Nhân vật 105 3.3.1. Phi điển hình hoá nhân vật .106 3.3.2. Phân mảnh nhân vật . 1 107 KẾT LUẬN . 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .112 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Từ giữa thế kỷ XIX đến nay phương Tây đã nở rộ nhiều triết thuyết với nhiều khuynh hướng khác nhau, tạo nên một bức tranh lịch sử triết học đa dạng và phong phú. Một trong những trào lưu triết học có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống văn hóa - xã hội phương Tây và nhiều quốc gia khác trên thế giới (trong đó có Việt Nam) là triết học hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh sau khi gây một hiệu ứng sôi nổi và sâu rộng trong văn học nghệ thuật, sau gần 20 năm ảnh hưởng ở bề nổi nay đã nhường chỗ cho nhiều trào lưu mới. Ở Việt Nam, triết học hiện sinh không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng nó vẫn mang một sức hút khó cưỡng đối với giới cầm bút. Những tư tưởng về nhân vị, tự do, về cuộc sống bất an và âu lo, sự ê chề của kiếp người, sự hoài nghi thực tại, nỗi ám ảnh về sự đổ vỡ của chủ nghĩa hiện sinh vẫn tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn của khá nhiều nhà văn khi họ đối diện với những đổi thay lớn lao, phức tạp của đất nước và thời đại. 1.2. Nhà văn nhìn cuộc sống, lẽ hiển nhiên không như những triết gia nhưng trong tác phẩm của họ một cảm quan mang màu sắc triết học vẫn hiện diện ở những cây bút nhiều trải nghiệm. Hiểu về cảm quan mang màu sắc triết học qua tác phẩm của nhà văn sẽ giúp người đọc hình dung được những nền tảng sâu xa chi phối đến quá trình sáng tác và những tư tưởng về thế giới, con người mà người viết muốn gửi gắm. Trên thế giới, có những tên tuổi bất hủ được coi là gắn liền với chủ nghĩa hiện sinh như: Franz Kafka, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Marcel Proust… Trong tầm nhìn của văn học so sánh, chúng ta có thể thấy được sự tác động mạnh mẽ của trào lưu văn học này đến nhiều nước trên thế giới, mặt khác, trong tương quan đồng điệu nào đó về văn hoá, thời đại, cảm 5 quan hiện sinh đã nảy sinh và mang những nét riêng do hoàn cảnh xã hội đất nước quy định. Nó đem đến cho văn học những điều vừa quen vừa lạ. Ở Việt Nam, cuối những năm 80 của thế kỉ trước, cảm quan hiện sinh ngày càng chi phối khá rõ cái nhìn hiện thực của các nhà văn. Người ta có thể tìm thấy điều đó trong sáng tác của những tên tuổi khá quen thuộc với công chúng như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Đoàn Minh Phượng… Thực chất, cảm quan hiện sinh không chỉ tác động, làm biến đổi nội dung mà còn tạo ra động lực để thay đổi nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết. Nó tạo ra một cuộc cách tân mạnh mẽ từ nội dung đến hình thức của thể loại nền tảng trong văn học. Theo chúng tôi, cảm quan hiện sinh để dấu ấn đậm nét trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng, yếu tố này còn có thể là tiền đề cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung đến nghệ thuật tiểu thuyết của tác giả này. Với tác phẩm Và khi tro bụi [49] của Đoàn Minh Phượng - cuốn sách đoạt giải thưởng văn xuôi duy nhất của Hội nhà văn Việt Nam năm 2007 và cuốn tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau [48] đã cho thấy Đoàn Minh Phượng là cây bút trẻ, tài năng. Vì những lý do trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng với mong muốn góp thêm một cách nhìn mới khi tìm hiểu tiểu thuyết của tác giả này. Từ đó có thể gợi ý một cách tiếp cận cho những tiểu thuyết “khó đọc” hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện đầu thế kỉ XX, được các nhà triết học hiện sinh phát biểu trong các công trình của mình. Husserl viết “Hiện tượng học”, 6 Heidegger viết “Triết học sinh tồn”, tác giả Sartre cũng viết “Hiện sinh, một nhân bản thuyết”. E. Mounier nghiên cứu “Những chủ đề triết hiện sinh” [64], trong đó ông đề cập đến Thuyết đề về sự bừng tỉnh triết lí. Ông cho rằng “Thuyết hiện sinh muốn giảm giá trị tính cách chắc chắn hay sự an tâm chủ quan, nơi ẩn náu cuối cùng của sự bất động tinh thần, giúp cho các đam mê được sống động và tiến tới chỗ nối kết con người hiện tồn với chân lý một cách sâu xa. Thuyết hiện sinh đã theo con đường này một cách quyết liệt đến độ như cho rằng cái quan trọng không phải là chân lý nhưng là thái độ của người biết” [64, 26]; Thuyết đề về sự cải hóa cá nhân. Ông nhấn mạnh “Triết hiện sinh nào cũng triển khai ý niệm về sự cải hóa có tính cách biện chứng. Mỗi triết thuyết đó đều diễn tả nhiều cách thức sống kể từ một cuộc sống đã mất tới cuộc sống đã tìm lại được. Có một lực tàn phá chặt chẽ liên kết với cuộc sống của ta, đôi khi ta không thể nào phân biệt nó ra nổi, nó lôi kéo chúng ta luôn để làm sao ta đánh mất cuộc sống đích thực - có một lực khác lại thôi thúc chúng ta phải làm hòa với chính ta” [64, 95-96]. Chủ nghĩa hiện sinh là lí thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954 - 1975. Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện khi chủ nghĩa duy linh nhân vị sụp đổ. Nó nhanh chóng trở thành một phần trong đời sống qua sự phổ biến của báo chí. “Những tờ tạp chí lúc đó như Đại học, Sáng tạo, Văn, Bách khoa…đều có những bài viết hay số báo đặc biệt về trào lưu triết học và văn học này cùng những tác gia của nó như Jean-Paul Sartre, Albert Camus… Hỗ trợ có hiệu quả cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đó là nỗ lực dịch thuật ngày càng sâu rộng những đứa con tinh thần của các tác gia hiện sinh. Về lý thuyết là các công trình cuả F.Nietzsche, K.Jaspers, M.Heidegger, J.-P. 7 Sartre…Về sáng tác là tiểu thuyết, kịch bản văn học của A.Camus, J.-P.Sartre, S.de Beauvoir, F.Sagan… Ngay từ 1942, công trình của Nguyễn Đình Thi Triết học Nietzsche đã đưa lại những hiểu biết ban đầu đúng đắn về Nietzche và gợi mở về chủ nghĩa hiện sinh: “dùng trực giác chống lí trí, dùng bi quan chống lại lạc quan, dùng phi đạo đức chống luân lí” [56, 202] Từ tháng 10-1961 đến tháng 9-1962, trên Tạp chí Bách Khoa, dưới bút hiệu Trần Hương Tử, Trần Thái Đỉnh đã viết một loạt bài giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh, về sau được tập hợp thành chuyên khảo “Triết học hiện sinh” [19]. Văn phong khúc chiết, cách dẫn giải linh hoạt của một ngòi bút am hiểu và có chủ kiến đã khiến cuốn sách của Trần Thái Đỉnh vượt ra ngoài ranh giới trường ốc, đến với đông đảo bạn đọc và có một tác động không nhỏ thời ấy. Sau khi trình bày một cái nhìn tổng quan về chủ nghĩa hiện sinh, những đề tài và hai ngành chính của nó, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm của Kiergaard, Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và Heidegger. Năm 1970, Lê Tôn Nghiêm viết hai công trình khá dày dặn để trình bày triết học Heidegger: Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương; Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger. Ở cuốn thứ nhất tác giả giới thiệu Heidegger như là lời giải đáp cho những vấn nạn và bế tắc của triết học phương tây hiện đại. Ở cuốn thứ hai trong một bối cảnh rộng hơn theo tiến trình tư tưởng từ thời Cận đại, Lê Tôn Nghiêm đã cho thấy những đóng góp của Heidegger trong việc trả lời những câu hỏi của Kant trong Phê phán lý tính thuần túy về vấn đề con người, từ đó tiến tới giải quyết vấn đề then chốt cho việc trả lời câu hỏi “Thế nào là tính thể con người” nhằm đặt nền móng cho khoa nhân thể học. Đến công trình Những vấn đề triết học hiện đại (NXB Ra khơi, Sài Gòn, 1970), Lê Tôn Nghiêm dành một chương viết về chủ nghĩa hiện sinh. 8 Nói đến chủ nghĩa hiện ở Miền Nam, cần phải dành một chỗ quan trọng cho Nguyễn Văn Trung, không chỉ vì ông là một trong những giáo sư triết học viết nhiều về trào lưu này mà còn vì các tác phẩm của ông có một tiếng vang lớn trong những năm đó. Nguyễn Văn Trung với bài nghiên cứu “Nhìn lại tư trào hiện sinh tại miền Nam” đã trình bày ảnh hưởng của Sartre trên thế giới để xác định chỗ đứng của ông trong phong trào cách mạng thế giới; trong các yếu tố tạo ảnh hưởng trên của Sartre, Nguyễn Văn Trung chỉ nói đến yếu tố lý luận về văn học, nghệ thuật; Sartre và Việt Nam, trình bày nhận định về sự du nhập, phổ biến hiện sinh ở Miền Nam. Năm 1978 trong chuyên luận “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa” tác giả Đỗ Đức Hiểu một mặt thừa nhận vai trò tiên phong của F.Kafka đối với văn học hiện sinh cũng như những yếu tố hiện thực có tính chất tố cáo một chế độ quan liêu, một chế độ Nhà nước đầy áp bức, ngạt thở trong truyện của F.Kafka. Mặt khác, ông phê phán những yếu tố siêu hình về thân phận con người siêu hình tràn ngập trong tác phẩm, lấn át cả một số yếu tố hiện thực vốn không nhiều nhặn gì. Tác giả Đỗ Đức Hiểu đã chỉ rõ “có thể nói tính thần bí bao trùm cả tác phẩm của F.Kafka phi lý, lo âu, cô đơn, xa lạ, tuyệt vọng, hư vô . những khái niệm ấy về con người của F.Kafka tìm thấy ở huyền thoại một hình thức biểu hiện phù hợp. F.Kafka đã huyền thoại hoá một thế giới bị tha hoá [30,90]. Năm 1989 trong tác phẩm Mấy trào lưu triết học phương Tây, tác giả Phạm Minh Lăng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa hiện sinh: vũ trụ, con người và đời người dưới con mắt của chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng góc nhìn của tác giả vẫn còn giới hạn trong nhận thức phê phán. Năm 2002, Thụy Khuê với bài“Nỗi đau hiện sinh trong Bướm trắng”, tác giả đã trình bày những chủ đề ẩn trong Bướm trắng về tính chất phi lý của 9 cuộc đời, về vấn đề tự tử, về sự ngộ nhận, về sự sa đọa của con người - những đề tài chủ yếu của hiện sinh đều có mặt trong tác phẩm của Nhất Linh [69]. Đáng chú ý là năm 2006, Nguyễn Tiến Dũng với công trình nghiên cứu “Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam”. Tác giả đã làm rõ vấn đề trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh: “Con người như một nhân vị” [7,20]. Đồng thời đã khái quái sự ra đời, phát triển và quá trình hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong một số tác giả tiêu biểu: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp… Theo tác giả: “chưa có một trào lưu văn học nào như văn học hiện sinh mà chỉ trong thời gian ngắn đã cho ra đời một khối lượng lớn đến thế…” Văn học hiện sinh: “quan niệm kiếp người là một bất đắc dĩ, là một thảm kịch, là thất bại, vì vậy nó mang nặng chủ nghĩa bi quan xa lạ với chủ nghĩa lạc quan cách mạng”. [20, 134] Vì thế, nó ít có những tác phẩm lớn, ít giá trị nhân văn. Năm 2006, Đỗ Minh Hợp với bài viết “Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hóa”[34] và bài “Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh”[35]. Nhìn từ góc độ văn hóa, tác giả cho rằng “Trung tâm của chương trình hiện sinh của thứ văn hóa tương đối hóa chính là mỗi cá nhân, là con người cụ thể, điều này kéo theo sự thông tin hóa một cách tối đa chương trình hiện sinh của văn hóa. Trong triết học hiện sinh, tình hình mới này được biểu thị ở luận điểm: con người có thể lựa chọn mọi thứ theo ý mình miễn là làm sao để sự lựa chọn ấy trở nên tự do. Sự lựa chọn đó trong liệu pháp tâm lý là ở tâm thế chối bỏ việc áp đặt cho con người những viễn cảnh nào đó và ở việc giành cho nó khả năng tự mình lựa chọn con đường của mình, trong nghệ thuật là ở việc từ bỏ mọi chuẩn tắc và quy tắc để có khả năng biểu thị tối đa tính chủ quan của người sáng tạo” [34]. 10 . vấn đề chung về cảm quan hiện sinh và tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Chương 2: Biểu hiện cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng. Chương. vấn đề cụ thể: cảm quan hiện sinh với thực tại và con người trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Trong đó gồm cảm quan về thế giới và cảm quan về con người.

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan