Cách sử dụng từ ai trong ca dao và truyện kiều

60 587 0
Cách sử dụng từ ai trong ca dao và truyện kiều

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo trờng đại học vinh KHoa ngữ văn ------------------------ Lu Thị Thanh Nga Cách sử dụng từ AI trong ca dao truyện kiều Khoá luận tốt nghiệp đại học Ngời hớng dẫn : T hS. Hoàng Minh Đạo Vinh, 2005 Lời cảm ơn Khám phá ngôn ngữ trong ca dao Truyện Kiều là một vấn đề phức tạp lý thú tìm hiểu về nó là mối quan tâm của nhiều ngời. Đợc sự động viên góp ý cổ vũ của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên trong khoa Ngữ văn tôi đã chọn "Cách sử dụng từ "Ai" trong ca dao Truyện Kiều" làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình. Do trình độ của bản thân thời gian có hạn, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong đ ợc các thầy cô, các bạn chân thành góp ý. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Hoàng Minh Đạo ngời đã trực tiếp giúp đỡ tận tình chu đáo để tôi hoàn thành luận văn này . Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam I, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn các bạn sinh viên đã động viên góp ý cho tôi. Vinh, tháng 4/2005 Sinh viên Lu Thị Thanh Nga Mục lục Trang Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài mục đích nghiên cứu 1 2. Phạm vi phơng pháp nghiên cứu 1 3. Phơng pháp nghiên cứu 2 4. Lịch sử vấn đề 2 Phần nội dung Chơng I : Những vấn đề chung 5 1. Một số đặc điểm chung về ngôn ngữ ca dao Truyện Kiều 5 1.1. Ngôn ngữ ca dao 5 1.2. Ngôn ngữ Truyện Kiều 7 1.3. Đặc điểm chung về ngôn ngữ ca dao Truyện Kiều 8 2. Giới thuyết khái niệm khảo sát, thống kê, phân loại 11 2.1. Giới thuyết khái niệm từ "Ai" 11 2.2. Khảo sát, thông kê, phân loại 12 2.3. Nhận xét 19 Chơng II. Những điểm tơng đồng về cách sử dụng từ "Ai" trong ca dao Truyện Kiều 20 1. Từ "Ai" đợc dùng với t cách là đối tợng trữ tình 20 1.1. Đối tợng trữ tình 20 1.2. Đối tợng trữ tình trong ca dao Truyện Kiều 20 2. Từ "Ai" đợc dùng với t cách là chủ thể trữ tình 27 2.1. Chủ thể trữ tình 27 2.2. Chủ thể trữ tình trong ca dao Truyện Kiều 28 3. Từ "Ai" đợc dùng với t cách vừa là đối tợng vừa là chủ thể trữ tình 32 4. Sự trùng hợp hoàn toàn của một số câu thơ có sử dụng từ "Ai" 36 5. Nguyên nhân của sự tơng đồng 39 Chơng 3: Những điểm khác biệt về cách sử dụng từ "Ai" trong ca dao Truyện Kiều 42 1. Các kiểu kết hợp có tính phổ biến của từ "Ai" trong ca dao Truyện Kiều 42 2. Vị trí xuất hiện của từ "Ai" trong ca dao Truyện Kiều 50 3. Tính xác định của từ "Ai" trong ca dao Truyện Kiều 51 4. Nguyên nhân của sự khác biệt 53 Phần kết luận 55 Tài liệu tham khảo 56 Phần mở đầu 1- Lý do chọn đề tài mục đích nghiên cứu: Ca dao Truyện Kiều tuy có phơng thức sáng tác khác nhau, nhng lại có quan hệ gắn bó, ảnh hởng qua lại lẫn nhau. Sự ảnh hởng đó diễn ra trên cả hai phơng diện: Nội dung hình thức. Nếu chỉ xét riêng về mặt hình thức thì trong ca dao Truyện Kiều, tác giả dân gian Nguyễn Du đều đã sử dụng từ Ai để góp phần diễn tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật. Việc sử dụng từ này là tín hiệu ngôn ngữ giúp chúng ta có thể nhận ra sự gặp gỡ giữa một thể loại trong loại hình trữ tình dân gian với một kiệt tác thuộc thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Tìm hiểu cách sử dụng từ Ai trong ca dao Truyện Kiều nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn học dân gian văn học trung đại qua hai thể loại tiêu biểu thuộc hai bộ phận văn học khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi khi tìm hiểu vấn đề này là cố gắng chỉ ra những chỗ tơng đồng những điểm khác biệt trong cách sử dụng từ Ai trong ca dao Truyện Kiều. Trên cơ sở đó thấy rõ thêm những nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả dân gian khi sáng tác ca dao của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Trong sách giáo khoa Ngữ văn ở trờng Trung học cơ sở (lớp 7) Trung học phổ thông (lớp 10), các bài ca dao một số đoạn trích Truyện Kiều đợc đa vào chơng trình giảng dạy đều có sự xuất hiện của từ Ai. Do đó tìm hiểu cách sử dụng từ này còn giúp cho việc giảng dạy ca dao Truyện Kiều trong Trờng phổ thông thật sự có hiệu quả, nhất là việc dạy Văn bằng phơng pháp tích hợp, tích hợp theo trục ngang giữa ba phân môn: Văn, Tiếng Việt Tập làm văn. 2- Phạm vi phơng pháp nghiên cứu: T liệu: 1- Cuốn Kho tàng ca dao Ngời Việt do Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Phan Đăng Nhật - NXB VHTT - HN 1995. 2- Cuốn Truyện Kiều (Nguyễn Du) Bùi Thiết Tuyển - NXB VH - HN 2001 Tập trung xem xét ở đề tài tình yêu đôi lứa đối với ca dao. 3- Phơng pháp nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề chúng tôi sử dụng các phơng pháp sau: - Khảo sát, thống kê - Phân tích, tổng hợp - So sánh, đối chiếu. 4- Lịch sử vấn đề: Ca dao Việt Nam Truyện Kiều (Nguyễn Du) là hai bộ phận văn học khác nhau nhng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bàn về ngôn ngữ trong ca dao Việt Nam Truyện Kiều (Nguyễn Du) đã có nhiều công trình nghiên cứu nh: Công trình Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính giành nguyên một chơng (chơng III) bàn về cách sử dụng tổ chức của ngôn ngữ cách dùng tên riêng chỉ địa điểm. Ông viết: Trong hoạt động ngôn ngữ thao tác lựa chọn liên quan đến vốn ngôn ngữ, tức đến những đơn vị ngôn ngữ tồn tại trong óc nhân, vận dụng năng lực liên tởng để cung cấp sự lựa chọn những đơn vị ngôn ngữ cần thiết [7, 89]. Công trình: Ca dao Việt Nam những lời bình - NXBVHTT, trong đó có nhiều bài đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trong ca dao nh: Sự kết hợp tài tình giữa tính thơ ngữ điệu đời sống ngôn ngữ thơ ca (Minh Hiệu). Tác giả viết: Mỗi từca dao cũng phải là từ duy nhất đúng nh ở thơ. Từtrong vị trí cụ thể đó thì nó là từ không thể thay thế đợc bằng bất cứ một từ nào khác tốt hơn . [17, 170] Hay Ngôn ngữ ca dao (Mai Ngọc Chừ) Ngôn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của Tiếng Việt. Nó có cả những đặc điểm tinh tuý của ngôn ngữ văn học (mà cụ thể là ngôn ngữ thơ) đồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình, có hiệu quả cao của ngôn ngữ chung [17, 159]. Công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc). ở chơng VIII bàn riêng về ngôn ngữ trong đó tác giả khẳng định ngôn ngữ của Nguyễn Du không phải ở từ ngữ cao sang mà ở từ ngữ dung tục rất gần với đời thờng dân dã [10, 331 ] . Công trình Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình Sử) tác giả viết: ở Truyện Kiều có một ngời nghệ sỹ đang dùng ngôn từ của mình đập vỡ cấu trúc ngôn ngữ hàng ngày để tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật, các năng lực đó của tác giả không nói bằng ngôn từ mà làm cho ngôn từ nói lên đó là những năng lực nghệ sỹ [14, 306]. Trên là những công trình bàn về ngôn ngữ nói chung, mà cha đợc bàn một cách cụ thể, với đề tài này chúng tôi cố gắng tìm hiểu một cách hệ thống hơn trên những phơng diện biểu hiện của từ Ai . Bàn về từ Ai trong công trình Những thế giới nghệ thuật thơ (Trần Đình Sử) viết: Trong nhiều trờng hợp chữ ai đợc dùng theo cách hiểu của từng nhân vật, nhng trong khuynh hớng nó hớng tới kinh nghiệm giữa nhân vật, tác giả ngời đọc, nh những ngời sống cùng thời vấn đề đặt ra cho nhân vật cũng là vấn đề của tác giả ngời đọc [13, 331]. Nh vậy ở đây ông Trần Đình Sử muốn nói đến khoảng cách gần gũi giữa ngời kể thế giới nhân vật thể hiện tập trung ở điểm nhìn trần thuật của truyện. Trong cuốn Bình giảng ca dao. Tác giả Hoàng Tiến Tựu viết: "Từ Ai trong ca dao, nhất là trong ca dao tình yêu đôi lứa đợc sử dụng hết sức rộng rãi sáng tạo, chứa đựng nhiều nét nghĩa cụ thể khác nhau đến mức không thể nói hết đợc. Ai không chỉ là đại từ phiếm chỉ những đối tợng xác định cụ thể khác nhau (tuỳ theo từng bài ca dao một), Ai còn đợc dùng để chỉ thời gian, năm, tháng, hoàn cảnh khó khăn" [18, 35]. Vậy tác giả đã đề cập đến từ Ai khi đi vào phân tích, bình giảng các bài ca dao cụ thể. Trong luận văn tốt nghiệp của Phan Thị Chi Hoài "Cách sử dụng từ "Ai" trong ca dao xứ Nghệ" cũng đã đề cập nhng chỉ mới ở giới hạn của ca dao Xứ Nghệ". Qua đó ta thấy các tác giả dù ít nhiều đã nói tới đại từ phiếm chỉ Ai trong ca dao Truyện Kiều, nhng vẫn cha có một công trình cụ thể nào đề cập đến nó một cách hệ thống. Vấn đề mà chúng tôi muốn đa ra là sự đối sánh trong cách dùng từ Ai của ca dao Truyện Kiều . Phần nội dung Chơng 1 Những vấn đề chung 1- Một số đặc điểm chung về ngôn ngữ của ca dao Truyện Kiều . 1.1. Ngôn ngữ của ca dao. - M.Gorki từng nói: Văn học dân gian là ngọn nguồn đầu tiên của nghệ thuật ngôn ngữ. Đợc thử thách qua không gian, thời gian lòng ngời, đợc gọt dũa bởi hàng vạn nhà thơ vô danh, ngôn ngữ ca dao Việt Nam đã trở nên những viên ngọc quý óng ánh trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc. Có thể nói ngôn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt. Nó có cả đặc điểm tinh tuý của ngôn ngữ văn học (mà cụ thể là ngôn ngữ thơ) - đồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình, có hiệu quả cao của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ đời thờng vào một loại ngôn ngữ truyền miệng bằng thơ. Bởi vậy, ở ca dao chúng ta không chỉ bắt gặp những cách nói trau chuốt, mợt mà, ý nhị đầy chất thơ. Đến đây mận mới hỏi đào Vờn hồng có lối ai vào ra cha Mận hỏi thì đào xin tha Vờn hồng có lối nhng cha ai vào . mà còn gặp cả những lời đao to bua lớn" đầy sức mạnh đầy tính chất khẩu ngữ: Chuột chù chê cú rằng hôi Cú mới trả lời cả họ mày thơm. Chính sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ đời thờng (vốn phù hợp với hình thức truyền miệng) với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ gọt dũa đã tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáo của ngôn ngữ ca dao. Với tính chất đời thờng giản dị do có tính chất truyền miệng nên ngôn ngữ ca dao còn phản ánh lời ăn tiếng nói của quần chúng bình dân. Tính chất khẩu ngữ đợc thể hiện trong ca dao, trớc hết ở hiện tợng thêm (hoặc bớt) âm tiết đối với những thể thơ truyền thống. Hiện tợng này rất hay gặp ở thể lục bát. Thêm (hoặc bớt) âm tiết càng làm cho ca dao gần gũi với lời nói hàng ngày của quần chúng lao động. Em nh con giữa vời Ai nhanh tay thì đợc, ai chậm lời thì thôi. Những câu trên hoàn toàn có thể viết gọn lại thành hình thức trên 6 d- ới 8 cho đúng lục bát chính thể . Ví dụ : - Dù cho trúc mọc thành mai Em cũng không xiêu lòng tạc dạ nghe ai phỉnh phờ Viết lại: - Dù cho trúc mọc thành mai Không xiêu lòng dạ nghe ai phỉnh phờ. Nhng nh thế thì còn đâu nữa những câu nói đích thực còn tơi nguyên của ngời con gái. Đấy là cha kể nếu cắt đi những tiếng em, ai thêm vào ở dòng lục thì sẽ chẳng còn gì là ngôn ngữ của tình yêu. - Tính chất khẩu ngữ, phiếm chỉ của ca dao còn đợc thể hiện ở cách sử dụng các lớp từ, đặc biệt là những đại từ nhân xng. Nếu nh các cặp anh - em, chàng - nàng, mình - ta, thiếp chàng thờng có hơng vị đậm đà ngọt ngào của cách nói trau truốt gọt dũa thì anh- tôi, mày - tao lại mang nặng tính chất khẩu ngữ mạnh mẽ, quyết liệt . - Từ ngày tôi ở với anh Anh đánh anh chửi anh tình phụ tôi - Một lời nói tựa nhát dao Thề cùng giặc pháp có tao không mày. Sự kết hợp giữa phong cách gọt dũa phong cách đối thoại trong ca dao nhiều khi rất nhuần nhuyễn. Bởi vậy cũng là hình thức đối thoại nhng đối thoại trong ca dao trong nhiều trờng hợp không phải là lời nói trực diện nh ngôn ngữ nói hằng ngày mà vẫn đầy chất thi vị. Những cách nói nh: mình ở, chàng ơi, Vì vậy vừa thể hiện một lời gọi, nhng là một lời gọi thẩm mỹ,đầy chất văn học. - Mình ơi ta hỏi thực mình Còn không hay đã chung tình với ai ? Cái đặc sắc của ngôn ngữ ca dao chính là ở chỗ nó đã kết hợp đợc nhuần nhuyễn hai phong cách: Ngôn ngữ thơ ngôn ngữ đời thờng nó truyền miệng bằng thơ chính cái hình thức tồn tại ấy đã là một trong những điều kiện để ca dao dễ thấm đợm thơm lâu trong mỗi con ngời. [17, 159 ]. 1.2. Ngôn ngữ của Truyện Kiều: Nói đến ngôn ngữ của Truyện Kiều chúng ta không chỉ nhằm khẳng định Nguyễn Du là một ngời sành, ngời giỏi Tiếng Việt, mà còn thấy ông là một nghệ sỹ ngôn ngữ. Trong kiệt tác bất hủ đó ta thấy ông đã sử dụng ngôn ngữ một cách rất đặc sắc, đặc biệt là cách sử dụng câu hay, từ đắt, từ dùng chính xác tinh tế. Ngời ta chú ý tới cách dùng h từ, khối lợng từ đồng nghĩa, từ có phong cách khẩu ngữ, từ giống ca dao, tục ngữ, tơng quan từ thuần Việt Hán Việt. Bởi trong văn học mọi cái đều đợc bằng bản thân chất liệu các phơng thức của ngôn ngữ, biến ngôn ngữ văn học thành một nghệ thuật của sự biểu đạt bằng ngôn từ. Những ánh mắt, nhún vai, phẩy tay, nụ cời đều bị trừu tợng đi để hoá thân vào bản thân ngôn ngữ tạo thành sự biểu diễn của bản thân ngôn từ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du với t cách nghệ sỹ, ông cũng đập vỡ" cấu trúc ngôn ngữ hằng ngày để tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật. Ông đã tránh ngôn từ của tác giả thực dụng để sử dụng ngôn từ đa chủ thể. Ông đã trao

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:26

Hình ảnh liên quan

Trong ca dao, ta lại găp hình ảnh của một chủ thể trữ tình là chàng trai nh sau: - Cách sử dụng từ ai trong ca dao và truyện kiều

rong.

ca dao, ta lại găp hình ảnh của một chủ thể trữ tình là chàng trai nh sau: Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan