đề 55 câu đúng sai(có đáp án) môn lịch sử các học thuyết kinh tế

5 5.8K 126
đề 55 câu đúng sai(có đáp án) môn lịch sử các học thuyết kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đề 55 câu đúng sai(có đáp án) môn lịch sử các học thuyết kinh tế

1 "Cách mạng xanh" đã đạt được một số kết quả đáng kể nhưng nhìn chung nông nghiệp các nước ASEAN còn ở trình độ phát triển thấp (Đúng) "Cách mạng xanh" đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng nhìn chung nông nghiệp nhiều nước ASEAN vẫn đang trong tình trạng phát triển bấp bênh phụ thuộc trầm trọng vào viện trợ và đầu tư của Tư bản nước ngoài. Những tàn tích của quan hệ sản xuất phong kiến và tiền phong kiến vẫn còn tồn tại. Một bộ phận lớn nông dân nghèo không có hoặc có rất ít ruộng đất, sự phân hoá trong nông thôn gay gắt, mâu thuẫn kinh tế xã hội ngày càng phức tạp. Tại nhiều vùng nông thôn rộng lớn, kinh tế sản xuất còn rất lạc hậu ở trong "Cách mạng xanh" chỉ chiếm 33% diện tích và 48% số hộ ở nông thôn. 2 Các nước thành viên sáng lập ASEAN sau chiến tranh thế giới II đã tiến hành cải cách ruộng đất với nội dung là xoá bỏ hoàn toàn sở hữu ruộng đất của địa chủ (Sai) Sau chiến tranh thế giới II, hầu hết các nước ASEAN đều đã ban hành các đạo luật về cải cách ruộng đất và có đặc điểm chung là: - Cải cách ruộng đất đều nhằm tiếp tục duy trì chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ - Cải cách ruộng đất đều thực hiện chế độ bồi thường cao đối với phần ruộng đất bị thu hồi, một số Ýt địa chủ được bồi thường một khoản tiền rất lớn. - Cải cách ruộng đất cùng với một số biện pháp khác đã đem lại quyền lợi cho tầng lớp trên ở nông thôn và tạo điều kiện cho sự phát triển của CNTB trong nông nghiệp. 3 Các phát kiến địa lý là một nhân tố thức đẩy sự ra đời của CNTB (Đúng) Các phát kiến địa lý đã ảnh hưởng tới thị trường thế giới và tác động tới thương nghiệp: Nghiệp vụ thương nghiệp quốc tế thay đổi: người ta không cần mang hàng đến chỗ buôn bán mà chỉ mang hàng mẫu, rồi ký hợp đồng, nhận hàng và trả tiền. Các hình thức tín dụng, kế toán thương mại quốc tế . trở thành công cụ phổ biến trong mọi hình thức buôn bán tạo nên cuộc cách mạng giá cả ở Châu Âu làm tan rã chế độ Phong kiến thúc đẩy quá trình hình thành CNTB, tạo ra bước nhảy vọt trong thương nghiệp và công nghiệp. 4 Cách mạng công nghiệp ở Bắc Mỹ diễn ra muộn và chậm chạp hơn cách mạng công nghiệp ở Anh (Sai) Cách mạng công nghiệp Mỹ cũng tuân theo qui luật chung của cuộc cách mạng công nghiệp nhưng ở Bắc Mỹ cách mạng công nghiệp phát triển với tốc độ rất nhanh chóng so với các cuộc cách mạng công nghiệp khác. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp Mỹ đi từ công nghiệp nhẹ nhưng đã nhanh chóng chuyển sang phát triển công nghiệp nặng. Cách mạng công nghiệp Mỹ được tiến hành trong điều kiện rất phong phú, có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng mở mang hệ thống giao thông vận tải và có nguồn vốn, sức lao động kỹ thuật từ Châu Âu chuyển sang. 5 Cách mạng công nghiệp ở nước Anh diễn ra trong một thời gian ngắn (Sai) Cách mạng công nghiệp Anh là nước đầu tiên thực hiện cách mạng, tuân theo trình tự từ thấp đến cao, từ thủ công đến nửa cơ khí và cơ khí. Nó bắt đầu từ năm 1733 và hoàn thành vào năm 1825. 6 Cải cách kinh tế ở Liên Xô từ giữa những năm 1960 đã làm thay đổi căn bản cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp (Sai) Cuộc cách mạng kinh tế có tác dụng nhất định thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật, tăng cường nhịp độ phát triển kinh tế nhưng những kết quả đạt được không như mong muốn vì nó vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi cơ chế kinh tế đã lỗi thời của thời kỳ phát triển chủ yếu theo chiều rộng với lối tư duy kinh tế đã cũ mòn và tính tập trung quan liêu bao cấp còn đất tồn tại. 7 Cải cách Minh Trị ở Nhật mang tính chất của cuộc cách mạng Tư sản (Đúng) Cải cách Minh Trị đã giải phóng nước Nhật khỏi sự ràng buộc của quan hệ sản xuất Phong kiến đem lại cho nước Nhật trở thành một quốc gia thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nước Nhật phát triển nhanh chóng. Nó mở đầu cho sự phát triển cách mạng công nghiệp của Nhật làm cho Nhật nhanh chóng tiến lên con đường TBCN. 8 Cải cách và mở cửa kinh tế ở Trung Quốc là sự đột phá đầu tiên vào mô hình kinh tế chỉ huy của các nước XHCN (Đúng) Vấn đề cải cách và mở cửa mà Trung Quốc tiến hành là để tranh thủ vốn, kỹ thuật nước ngoài và giải toả tình trạng trì trệ và bế tắc truyền thống. Cùng với cải cách kinh tế Trung Quốc còn tiến hành cải cách thể chế chính trị. Nội dung chủ yếu của nó là sự tách biệt chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng thực hiện của Nhà nước. Đảng sẽ không can thiệp và làm thay công việc của Nhà nước. Từ những chuyển biến và thay đổi ấy, những người Macxit cho rằng Trung Quốc đi theo con đường XHCN là phù hợp với xu thế thời đại, với nguyện vọng chung của các dân tộc trên đất nước này. 9 Chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến ở nước Nga (1918-1920) là chính sách tất yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Sai) Nhờ thực hiện chính sách này mà Nhà nước Xô viết mới có lương thực cung cấp cho quân đội và nhân dân đảm bảo chiến thắng thù trong giặc ngoài. Nhưng chính sách này hoàn toàn không phải là một giai đoạn tất yếu trong chính sách kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH. Nó không khuyến khích sản xuất phát triển, không sử dụng quan hệ hàng hoá tiền tệ nên không khuyến khích người lao động. 10 Chính sách kinh tế mới ở nước Nga (1921-1925) đã có tác dụng lớn đối với sự phát triển nông nghiệp (Đúng) Chính sách kinh tế mới được quán triệt trong các ngành kinh tế và lấy việc khôi phục nông nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu, là vấn đề trước mắt. Đến cuối năm 1922 Liên Xô vượt qua nạn đói, năm 1925 nông nghiệp Liên Xô vượt mức trước chiến tranh 11 Cơ cấu kinh tế hai tầng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Nhật giai đoạn 1952-1973 (Đúng) Mét trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng kinh tế Nhật giai đoạn 1952-1973 là duy trì được tích luỹ vốn cao thường xuyên. Do tận dụng triệt để nguồn lao động "thừa" sau chiến tranh vào việc duy trì và phát triển khu vực sản xuất nhỏ, thủ công. Khu vực này kết hợp với khu vực sản xuất hiện đại đã tạo nên một đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản là coư cấu kinh tế hai tầng. Khu vực 1 là khu vực sản xuất hiện đại, sử dụng nhiều vốn, kỹ thuật cao, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp mòi nhọn. Khu vực 2 là sản xuất nhỏ sử dụng lao động là chủ yếu, tiền lương thấp, ngày lao động kéo dài. Nó được coi là "đệm giảm xóc" chống đỡ khủng hoảng cho khu vực lớn, hiện đại. 12 Có sự thay đổi căn bản trong chủ trương của Chính phủ Trung Quốc đối với nông nghiệp từ cuối năm 1978 (Đúng) Với nông nghiệp, từ Hội nghị trung ươnglần thứ 3 Khoá 11 (1978) đã coi "Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân" và "Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt là tập trung tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển". Sau đó Trung Quốc thực hiện chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. Chế độ khoán là một hình thái cụ thể của việc tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng kinh doanh ruộng đất. Với việc như vậy người nông dân đã phát huy được quyền tự chủ trong kinh doanh 13 Có sự thay đổi căn bản trong kinh tế đối ngoại ở Trung Quốc từ sau năm 1978 (Đúng) Các hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc diễn ra sôi động. Trong những năm qua, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc tăng nhanh cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cơ cấu thị trường có nhiều thay đổi rõ rệt. Về nhập khẩu Trung Quốc chỉ nhập khẩu có chọn lọc thiết bị toàn bộ cho những công trình lớn, nhưng rất cá biệt Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ để cải tạo các xí nghiệp cũ đã lạc hậu. Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa để thu hót vốn và kỹ thuật của Tư bản nước ngoài. Xây dựng các đặc khu kinh tế để thu hót đầu tư nước ngoài. Đặc biệt sau 20 năm gián đoạn Trung Quốc đã nối lại quan hệ với Liên Xô và các nước trong khối SEV 14 Có sự thay đổi căn bản trong nhận thức về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất ở Trung Quốc từ sau 1978 (Đúng) Trung Quốc cho rằng với nền kinh tế hiện tại không hoàn toàn càng công hữu, càng thuần khiết XHCN càng tốt mà cần đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làn chủ thể. Ở Trung Quốc thời gian qua đã hình thành nhiều loại hình sở hữu cùng tồn tại và giao tiếp với nhau trong đó sở hữu XHCN với tư cách là chủ thể. Chính sự đổi mới nhận thức về chế độ sở hữu dưới CNXH càng phá bá quan niệm truyền thống là "càng thống nhất càng tốt" để xác lập quan niệm mới là trong điều kiện nhất định quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách rời nhau. 15 Cuộc cải tổ kinh tế ở Liên Xô từ giữa năm 1985 đã thúc đẩy kinh tế Liên Xô phát triển (Sai) Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp 4-1985 đề ra chủ trương cải tổ căn bản nền kinh tế quốc dân Liên Xô, nhằm đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế xã hội của Liên Xô. Nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn: năm 1989 mức thâm hụt ngân sách là 120 tỷ Rúp, nợ nước ngoài 59 tỷ USD. Nguyên nhân là do công cuộc cải tổ có những sai lầm nhất định nên mô hình CNXH ở đây bị sụp đổ vào đầu thập kỷ 90. 16 Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) thực chất là một cuộc cách mạng Tư sản (Đúng) Cuộc nội chiến này nhằm giải quyết mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất TBCN và quan hệ sản xuất Phong kiến đang tồn tại ở nước Mỹ. Nó đã thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ ở miền Nam mở đường cho trang trại kinh doanh theo phương thức TBCN phát triển ở Mỹ. Quyền lực chính trị tập trung trong tay giai cấp Tư sản và chính sách kinh tế xoá bỏ mậu dịch tự do  bảo hộ công nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. 17 Đã diễn ra sự điều chỉnh căn bản cơ cấu kinh tế Trung Quốc từ sau năm 1978 (Sai) Tuy Trung Quốc khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển nhưng thành phần kinh tế công hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò chủ đạo với sự phát triển kinh tế. Điều đó chứng minh tính chất XHCN của nền kinh tế Trung Quốc 18 Đầu những năm 70 ưu thế kinh tế của Mỹ trong thế giới Tư bản giảm đi rõ rệt (Đúng) Đầu những năm 70, sự lớn mạnh của Tây Âu và Nhật Bản đã làm thay đổi cục diện trong nền kinh tế thế giới Tư bản. Đây là thời kỳ thế giới Tư bản hình thành ba trung tâm: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Vị trí kinh tế của Mỹ ngày càng suy giảm biểu hiện là tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, tình trạng lạm phát tăng, thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, ngoại thương liên tục nhập siêu (Lạm phát '76 = 5,1%, '77 = 7%) (Thâm hụt ngân sách '75 = 4,7 tỷ USD, '78 = 70 tỷ USD) (Nhập siêu '76 = 5,9 tỷ USD, '78 = 28 tỷ USD) 19 Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN vào những năm 70 và 80 (Đúng) Nền kinh tế của các nước ASEAN hướng về xuất khẩu ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào nguồn vốn, kỹ thuật và thị trường của thế giới TBCN. Bằng các biện pháp kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới các công ty đế quốc nước ngoài đã kiểm soát và chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt thuộc hầu hết các nước ASEAN. Năm 1979 nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài lên tới 9 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn đầu tư của các nước này và tập trung chủ yếu trong nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn Phần lớn các công ty hỗn hợp đều phải phụ thuộc vào nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài. Như trường hợp Indo trong tổng số 1.216 công trình năm 1979 có 756 công trình có vốn hỗn hợp trong đó Tư bản Mỹ-Nhật chiếm khoảng 80-85% tổng số vốn. Về thực chất viện trợ và đầu tư nước ngoài giữa vai trò có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế các nước ASEAN 20 Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất (Đúng) Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau. Mỗi phương thức sản xuất gồm có hai mặt: quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất - quan hệ biện chứng với nhau. Do đó đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. 21 Hai cuộc chiến tranh thế giới đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mỹ (Sai) Mỹ là nước không chịu ảnh hưởng và thiệt hai do chiến tranh gây ra mà còn lợi dụng chiến tranh để làm giầu. Kinh tế Mỹ phát triển nhanh từ việc bán vũ khí cho chiến tranh. Tỷ trọng công nghiệp trong thế giới Tư bản tăng 36% (38) đến 54% (48) chiếm 3/4 kim ngạch xuất khẩu, 3/4 trữ lượng vàng trong thế giới Tư bản. Mỹ đã trở thành kẻ thống trị tuyệt đối trong thế giới Tư bản sau những năm chiến tranh. 22 Hai hệ thống nông nghiệp ở phía Bắc và Nam nước Mỹ trước nội chiến có sự khác biệt căn bản (Đúng) Ở phía Bắc, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo con đường trang trại TBCN; trong khi Êy ở phía Nam, chế độ nô lệ đồn điền vẫn ngự trị trong nông nghiệp. Với các trang trại phía Bắc, trong sản xuất rất chú trọng ứng dụng kỹ thuật và sử dụng phổ biến các loại máy móc nông nghiệp và sức lao động làm thuê. Còn các đồn điền miền Nam ít sử dụng máy móc kỹ thuật, thay vào đó nó khai thác và sử dụng tới kiệt quệ sức lao động của nô lệ da đen. Do vậy năng suất lao động thấp. 23 Kết quả của cuộc nội chiến (1861-1865) có tác dụng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế Mỹ cuối Thế kỷ XIX (Đúng) Nội chiến Mỹ 1861-1865 với việc thủ tiêu chế độ nô lệ đồn điền ở phía Nam đã được coi là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ. Đồng thời chính chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã giúp cho công nghiệp Mỹ tránh khỏi sự cạnh tranh với hàng công nghiệp nước ngoài. Chính thắng lợi của con đường trang trại TBCN trong nông nghiệp đã tạo ra hậu thuẫn vững chắc cho công nghiệp trong quá trình phát triển. 24 Khi nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân cần phải kết hợp cả phương pháp lịch sử và phương pháp logic (Đúng) Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các sự kiện và hiện tượng với mọi tính chất cụ thể cuả chúng. Nó có ưu điểm là hết sức rõ ràng, nhưng lại có nhược điểm là hạn chế khả năng nhận thức của sử học. Còn phương pháp logic là sự khái quát, tổng hợp lý luận của tiến trình lịch sử. Nó phân tích lý luận dưới dạng thuần tuý trừu tượng, nên lại không nói lên mặt cụ thể của sự phát triển. Do đó cần kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này để tránh các khuynh hướng lệch lạc sau đây: Một là: Thiên về miêu tả các sự việc một cách vụn vặt, kể dài dòng và trình bầy la liệt Hai là: Thiên về khái quát lý luận và suy diễn không coi trọng đúng mức việc sưu tầm, nghiên cứu các tư liệu lịch sử 25 Khủng hoảng kinh tế 1973-1975 ở các nước TBCN có biểu hiện khác biệt cuộc khủng hoảng 1929-1933 (Đúng) - Khủng hoảng 1929-1933 là cuộc khủng hoảng thừa, cung vượt quá cầu - Khủng hoảng 1973-1975 là cuộc khủng hoảng thiếu, ngành sản xuất, chế tạo thiếu năng lượng (dầu mỏ) nguyên vật liệu để sản xuất  nền kinh tế trì trệ, đình đốn. 26 Khủng hoảng năng lượng 1973-1975 có tác động mạnh đến kinh tế các nước TBCN (Đúng) Khủng hoảng xảy ra toàn diện và trầm trọng, sản xuất công nghiệp các nước giảm 11,6% đẩy lùi nền kinh tế TBCN lại 3 năm. Các nước phải đối mặt với khó khăn: thất nghiệp cao và lạm phát trầm trọng 27 Kinh tế các nước Tư bản phát triển nhanh và ổn định trong giai đoạn 1951-1970 (Đúng) Trong 20 năm nền kinh tế các nước Tư bản tăng trưởng với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP khoảng 5,3%, các ngành công nghiệp phát triển nhanh, nguyên nhân là do: - Ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. - Nhà nước Tư bản độc quyền can thiệp vào đời sống kinh tế bằng phương pháp "chương trình hoá" với khả năng điều hành một NS chi lớn - Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa các nước Tư bản - Tăng cường quân sự hoá nền kinh tế - Đẩy mạnh việc xuất khẩu kỹ thuật vào các nước đang phát triển 28 Kinh tế Mỹ giai đoạn 1865-1913 phát triển chậm chạp (Sai) Đây là thời kỳ nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh chóng và đa dạng. Về công nghiệp từ sau nội chiến có sự gia tăng đáng chú ý về số lượng, chất lượng. Nguyên nhân là do cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865) với việc thủ tiêu chế độ đồn điền ở miền Nam được coi là nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh chóng ở Mỹ. Thời kỳ này Mỹ vẫn tiếp tục thu hót được nguồn vốn sức lao động và kỹ thuật từ Châu Âu chuyển sang. Do những biến đổi trong cơ cấu của nền công nghiệp thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp ở Mỹ. 29 Kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kỳ" trong những năm 1952-1973 (Đúng) Trong hơn 20 năm sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ nhanh chóng. Từ một nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, Nhật bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới Tư bản (sau Mỹ). Nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế Nhật rất cao, mức tăng GDP (1960-1980) là 8,5% và giá trị tổng sản lượng trong nước năm 1973 so với năm 1950 tăng 20 lần. Nhiều ngành công nghiệp then chốt đã tăng rất nhanh như công nghiệp sản xuất thép, ô tô, đóng tầu. Tốc độ phát triển công nghiệp Tư bản hàng năm thời kỳ 1950-1960 là 15,9%. 30 Lênin coi thương nghiệp là "mắt xích" quan trọng trong giai đoạn khôi phục kinh tế ở nước Nga (1921-1925) (Đúng) Trong việc thực hiện NEP, Lênin coi thương nghiệp là "mắt xích" trong chuỗi dây xích các sự biến lịch sử mà Nhà nước phải đem toàn lực ra nắm lấy nó. Do đó thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ (về nội thương) tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 1926 đã bằng 2 lần năm 1924, về ngoại thương mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước - thực hiện nguyên tắc độc quyền ngoại thương). 31 Liên Xô đã tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp đi trước cơ giới hoá (Sai) Trong quá trình cải tạo XHCN Liên Xô đã tiến hành hợp tác hoá đi cùng với cơ giới hoá. Hình thức chính của nông trang tập thể trong giai đoạn này là nông nghiệp. Nhà nước Xô viết đã tăng cường giúp đỡ các nông trang về tổ chức và vật chất (như giúp vốn và máy móc, máy kéo nông nghiệp) 32 Mặc dù tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm 1970-1980 nhưng kinh tế các nước ASEAN còn gặp nhiều trở ngại trên con đường phát triển (Đúng) - Nền kinh tế hướng về xuất khẩu ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào nguồn vốn, kinh tế và thị trường của thế giới TBCN. Nền kinh tế tăng trưởng trong chi phối kiểm soát của các công ty Tư bản độc quyền nước ngoài (Vốn đầu tư nước ngoài chiếm 45% toáng số vốn đầu tư công nghiệp của ASEAN) - Nền kinh tế một số nước ASEAN vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, mất cân đối. - Các nước ASEAN đang đứng trước những vấn đề kinh tế-xã hội gay gắt: cán cân thương mại và thanh toán thiếu hụt, nợ nước ngoài tăng, tình hình chính trị, xã hội chưa ổn định. 33 Mầm mống của quan hệ sản xuất Tư bản đã xuất hiện trong lòng xã hội Phong kiến (Đúng) Ở các thành thị Phong kiến, các thương nhân giầu có trở thành những nhân vật trung tâm trong thành thị Phong kiến. Họ tự đứng ra tổ chức xưởng thợ, thuê lao động, tự sản xuất hàng hoá đem bán theo nhu cầu của thị trường, không cần lệ thuộc vào người thợ thủ công nữa. Như vậy đã xuất hiện một tầng líp người mới. Họ không trực tiếp lao động, có vốn, thuê lao động để bóc lột. Đó là mầm mèng đầu tiên của quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến. 34 Mỹ có vai trò to lớn trong khôi phục kinh tế các nước TBCN sau chiến tranh thế giới II (Đúng) Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước trên thế giới bước vào công cuộc khôi phục kinh tế. Với tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn, Mỹ tăng cường thao túng nền kinh tế thế giới Tư bản. Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall với viện trợ cho các nước Tây Âu. Tổng số tiền các nước Tây Âu xin của Mỹ là 29 tỉ USD nhưng Mỹ đã hạ xuống 12-17 tỉ USD. Kế hoạch Marshall do Mỹ vạch ra đã đạt hai ý đồ nô dịch và kiểm soát Tây Âu. Đồng thời chính sách viện trợ chủ yếu bằng hàng hoá giúp Mỹ tiêu thụ hàng hoá ế thừa và thực hiện chính sách đầu tư để chiếm thị trường Tây Âu. 35 Nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân góp phần nâng cao khả năng công tác thực tiễn (Đúng) Nghiên cứu toàn bộ lịch sử phát triển của sự vật, hiện tượng, người học mới nắm được vấn đề một cách cơ bản nhất, khách quan nhất đồng thời giúp người học hiểu rõ và vận dụng đúng đắn kinh nghiệm lịch sử 36 Nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân góp phần nâng cao trình độ lý luận kinh tế (Đúng) Những kiến thức về lịch sử kinh tế giúp cho người học hiểu được lý luận kinh tế cơ bản một cách sâu sắc hơn, phong phú hơn và trong một chõng mực nào đó, cho phép người học có thể khái quát, nêu ra được lý luận mới. 37 Nguồn vốn công nghiệp hoá XHCN của Liên Xô vừa dùa vào trong nước vừa thu hót vốn từ nước ngoài (Sai) Nguồn vốn chủ yếu cho công nghiệp hoá của Liên Xô dùa vào nguồn vốn trong nước là chủ yếu gồm: Do thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và trong tiêu thụ, do thu từ kinh tế quốc doanh, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu 38 Nguồn vốn để thực hiện cách mạng công nghiệp Nhật chủ yếu dùa vào trong nước (Đúng) Ở Nhật Bản kinh tế Nhà nước vẫn là chủ yếu, khoảng 75-80% dân cư nằm trong khu vực nhà nước và phần lớn thu nhập quốc dân là bắt nguồn từ khu vực này. Trong khoảng 20 năm đầu, nguồn vốn chủ yếu cho cách mạng công nghiệp là dùa vào nông dân. Ngoài lương thực, nông dân Nhật bằng công nghiệp nhỏ gia đình cung cấp một phần lớn những hàng xuất khẩu đầu tiên và đóng góp về tài chính, thuế nhà nước thường xuyên cung cấp trên 50% nguồn thu của ngân sách thời kỳ 1870-1917. Vào thời kỳ cuối, Nhật đã tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để vơ vét tài nguyên và nhận tiền bồi thường chiến tranh tạo nguồn vốn đáng kể cho cách mạng công nghiệp. 39 Nhà nước có vai trò quan trọng trọng sự tăng trưởng nhanh và ổn định của kinh tế Nhật (Đúng) Nhà nước Nhật thực hiện các biện pháp chính sách như chính sách tài trợ, đầu tư thuế, chính sách kinh tế đối nội, chính sách giáo dục đào tạo nhằm phát triển kinh tế một cách toàn diện. Chủ trương xây dựng ngân sách siêu cân bằng để giảm lạm phát giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. 40 Nhà nước Nhật đã tham gia trực tiếp vào quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật (Đúng) Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng công nghiệp thể hiện: - Nhà nước là nơi đầu tư vốn nhiều nhất vào xây dựng cơ sở hạ tầng và các nguồn nguyên vật liệu chính - Có chính sách khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, thi hành chế độ bảo hộ thuế quan, trợ cấp những mặt hàng xuất khẩu quan trọng. - Nhà nước chú trọng nhập nguyên liệu và kỹ thuật hiện đại của nước ngoài để phát triển một số ngành công nghiệp - Nhà nước bán lại cơ sở kinh tế của nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với bên ngoài 41 Phát hành công trái là một biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ Tư bản ở nước Anh (Đúng) Quá trình tích luỹ nguyên thuỷ Tư bản ở mỗi nước có những nét riêng biệt, diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở nước Anh quá trình tích luỹ nguyên thuỷ diễn ra sớm và mang nhiều phương pháp điển hình như tước đoạt ruộng đất của người nông dân, buôn bán nô lệ, phát hành công trái, thực hiện chế độ bảo hộ công nghiệp . bằng những biện pháp đó đến cuối Thế kỷ XVI, Tư bản Anh đã tích luỹ được khoảng 1triệu phun - Steclinh vàng bạc. 42 Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước thành viên sáng lập ASEAN đã tiến hành quốc hữu hoá tất cả các cơ sở kinh tế của Tư bản nước ngoài (Sai) Các nước ASEAN đều có chính sách ưu tiên đảm bảo để thu hót ngày càng nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài. Bảo đảm cho đầu tư của Tư bản nước ngoài vào tạo điều kiện thuận lợi cho Tư bản nước ngoài nhanh chóng phát huy vốn đầu tư. Các nước ASEAN đều đã sớm ban hành luật đầu tư nước ngoài trong đó bảo đảm không quốc hữu hoá, xác định rõ quyền sở hữu kinh doanh của Tư bản nước ngoài. Nhà nước trực tiếp thực hiện chính sách bảo hiểm đối với vốn đầu tư bên ngoài. 43 Số lượng các nước thành viên tổ chức ASEAN đến năm 1995 gồm 8 nước (Sai) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (Association ò the South East Asian Nations) ASEAN tính đến 7-1995 gồm 7 nước thành viên là Indônexia, Philipine, TháiLan, Malaysia, Singapore, Brunay,Việt Nam. 44 So với chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến, NEP ở nước Nga có nội dung thay đổi căn bản đối với các xí nghiệp công nghiệp (Đúng) Những xí nghiệp vừa và nhỏ trước đây bị quốc hữu hoá nay cho tư nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tù do cho phép mở rộng trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, cho thương nhân được tự do hoạt động để góp phần khôi phục kinh tế 45 Sự chuyển hướng chiến lược phát triển công nghiệp ở các nước ASEAN đã thúc đẩy kinh tế các nước đó tăng trưởng nhanh trong những năm 70 (Đúng) Từ đầu những năm 70, các nước ASEAn bắt đầu thực hiện chiến lược mới "Phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu". Từ đó các nước ASEAN trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, tốc độ tăng GDP rất cao (trên 9%). Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tếcấu nền kinh tếsự thay đổi căn bản: Nông nghiệp chiếm ưu thế  chuyển dần sang các ngành công nghiệp chiếm ưu thế. Những năm 1950 nông nghiệp chiếm 40-50% GDP đến năm 1990 chiếm 20%. 46 Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế giai đoạn 1952-1973 đã giảm bớt sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp ở Nhật (Sai) Sự phát triển nhanh của nền kinh tế Nhật gây ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế, giữa công nghiệp và nông nghiệp. Do chạy theo thị trường, phần lớn công nghiệp tập trung ở phần phía Đông nước Nhật. Trong khi đó các vùng phía Tây hết sức lạc hậu. Nhiều nhà kinh tế phương Tây nhận xét ở Nhật có hai nước Nhật: "Nước Nhật rất hiện đại và nước Nhật cò - khuất sau bóng núi". Nông nghiệp rất lạc hậu so với công nghiệp, trong nông nghiệp sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế. 47 Thời kỳ 1958-1976 kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng và ổn định (Sai) Từ năm 1958 tới năm 1976 là giai đoạn Trung Quốc với những chính sách kinh tế tả khuynh, nóng vội, duy ý chí được phản ánh qua các mốc lịch sử cụ thể như "Đại nhảy vọt" (58-65) "Đại cách mạng văn hoá vô sản" (66-76). Những chính sách nói trên đã đưa nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất cân đối nghiêm trọng. 48 Thời kỳ 1958-1976 kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt (Sai) như câu trên 49 Thương mại có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Nhật giai đoạn 1952-1973 (Đúng) Nó được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật vì Nhật thông qua xuất nhập khẩu mới phát triển được kinh tế. Từ 1950 đến 1971 tăng 25 lần về tổng kim ngạch ngoại thương, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần. 50 Trong giai đoạn 1913-1945 kinh tế TBCN phát triển chậm chạp nhưng ổn định (Sai) Trong thời gian này diễn ra hai cuộc chiến tranh và cuộc khủng hoảng (1929-1933) là cuộc khủng hoảng lớn nhất làm cho kinh tế TBCN phát triển không đều và không ổn định. Các nước Tư bản lùi lại 20 năm về trước, và sự sụp đổ hoàn toàn của cơ chế "bàn tay vô hình". 51 Trong giai đoạn 1949-1957 quan hệ sản xuất ở Trung Quốc có sự thay đổi căn bản so với trước năm 1949 (Đúng) Từ năm 1949-1957 quan hệ sản xuất Phong kiến đã bị thủ tiêu, nhà nước Trung Quốc tiến hành cải cách ruộng đất, dần dần thực hiện công nghiệp hoá XHCN, cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp theo hướng XHCN. Quan hệ sản xuất XHCN được xác lập đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc 52 Trong giai đoạn độc quyền hoá, kinh tế TBCN phát triển chậm chạp (Sai) Đặc điểm kinh tế nổi bật của các nước TBCN thời kỳ này là phát triển tương đối nhanh thể hiện giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tăng 7 lần trong đó Mỹ tăng 13, nguyên nhân là do sự thống trị của các tổ chức độc quyền. Do các nước Tư bản đã sử dụng được những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và áp dụng nhanh chóng vào sản xuất TBCN phát triển nhanh hơn. Do hệ thống thuộc địa của CNTB vẫn còn đang ổn định nên các nước Tư bản còn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. 53 Trong quá trình công nghiệp hoá XHCN Liên Xô đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý (Đúng) Vì trong quá trình công nghiệp hoá XHCN Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp ngay từ đầu, dành 75-80% vốn cho công nghiệp nặng. Đây là quyết định hợp lý vì: - Đòi hỏi Liên Xô phải phát triển công nghiệp quốc phòng mạnh mà đó là công nghiệp nặng. - Liên Xô là một nước giầu tài nguyên thiên nhiên, lại thừa hưởng những di sản của CN mà tư sản để lại. - Nguồn vốn cho công nghiệp hoá của Liên Xô dựa vào vốn trong nước. - Được tiến hành một cách có kế hoạch, chỉ đạo tập trung từ trên xuống. 54 Tư bản nước ngoài đã thâm nhập và nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế các nước ASEAN vào những năm 70 (Đúng) Nền kinh tế của các nước ASEAN hướng về xuất khẩu ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào nguồn vốn, kỹ thuật và thị trường của thế giới TBCN. Bằng các biện pháp kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới các công ty đế quốc nước ngoài đã kiểm soát và chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt thuộc hầu hết các nước ASEAN. Năm 1979 nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài lên tới 9 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn đầu tư của các nước này và tập trung chủ yếu trong nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn 55 Từ cuối những năm 60 nông nghiệp ASEAN có bước chuyển biến nhanh chóng (Đúng) Từ cuối những năm 60 nông nghiệp ASEAN có bước chuyển biến nhanh chóng theo hướng chuyển thành phần kinh tế điạ chủ phong kiến sang kinh doanh TBCN một bộ phận lớn nông dân từ sản xuất tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá phục vụ hệ thống đô thị và xuất khẩu. Cùng với việc mở rộng diện tích canh tác, đa dạng hoá cây trồng xuất khẩu nhiều nước đã triển khai mạnh mẽ áp dụng kỹ thuật và phương pháp canh tác mới, phát triển hệ thống thuỷ lợi, lai tạo giống mới, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. . tăng trưởng nhảy vọt (Sai) như câu trên 49 Thương mại có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Nhật giai đoạn 1952-1973 (Đúng) Nó được coi là. hiểu rõ và vận dụng đúng đắn kinh nghiệm lịch sử 36 Nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân góp phần nâng cao trình độ lý luận kinh tế (Đúng) Những kiến thức

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan