phân tích phương pháp ứng dụng thuyết tạo động lực tập đoàn Sony

11 876 9
phân tích phương pháp ứng dụng thuyết tạo động lực tập đoàn Sony

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích các phương pháp tạo động lực trong tổ chức thông qua các biện pháp giáo dục-kinh tế-hành chính1) Biện pháp Giáo dụcLà cách tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong hệ thống,nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.a) Tạo bầu không khí thân thiết như các thành viên trong gia đình:Sony chủ trương phát triển mối quan hệ gần gũi và thân thiết giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với tổ chức, tạo bầu không khí làm việc thoải mái,thân thiện,đem lại cho họ cảm giác mình đang ở trong 1 gia đình,từ đó xây dựng ý thức tự nguyện đóng góp và cống hiến cho công ty.

Bài Tập Nhóm Bộ môn : Quản trị học Danh sách nhóm : - Nguyễn Minh Hồng (11121569) - Nguyễn Ngọc Uyên (11124507) - Nguyễn Thị Hồng Vân(11124542) Nội dung: Phần 1: giới thiệu về tổ chức Sony Phần 2: phân tích các phương pháp tạo động lực trong tổ chức thông qua các biện pháp giáo dục-kinh tế-hành chính 1 Phần 1: Giới thiệu về Sony 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Năm 1946, kĩ sư Masaru và nhà vật lý học Akio Morita đã đầu tư một số tiền tương đương 845 bảng Anh hiện nay để thành lập công ty, tọa lạc tại tầng hầm của một cửa hiệu bán thức ăn tráng miệng ở Tokyo. Ban dầu công ty có tên là Tokyo Tsunchin Kogyo với 20 nhân viên chuyên sửa chữa thiết bị điện và bán những sản phẩm do họ tạo ra. Vận may đến với họ vào năm 1954, khi công ty xin được giấy phép chế tạo Transistor. Transistor vốn đã được phát minh ở Hoa Kỳ nhưng khi đó nó chưa được ứng dụng cho radio, một thiết bị vốn rất có giá trị thời bấy giờ. Tháng 5 năm 1954, Sony đã tạo ra transistor đầu tiên của Nhật và máy radio dùng transistor đầu tiên trên thế giới. Akio Morita đã sớm nhận thức rằng công ty cần tham vọng mở rộng thị trường ra toàn cầu chứ không thể chỉ giới hạn hoạt động kinh doanh ở Nhật. Ông cũng còn là người có tầm nhìn chiến lược khi khẳng định rằng thương hiệu Sony sẽ nổi tiếng cùng với tất cả những sản phẩm của nó. Với những tiêu chí đã đề ra, Sony nhanh chóng trở thành một tập đoàn quốc tế hùng mạnh. Năm 1960, Hiệp hội Sony Hoa Kỳ ra đời và năm 1968, Sony Vương quốc Anh được thành lập. Do Sony ngày càng phát triển, Akio Morita quyết định vừa duy trì những thành quả đã đạt được vừa tiếp tục đổi mới. Triết lý của ông là “ toàn cầu hoá”. Chiến lược kinh doanh của công ty là chia thành nhiều tập đoàn nhỏ hoạt dộng thông qua việc lập kế hoạch và phát triển những sản phẩm được tung ra bởi những tập đoàn lớn.Những năm gần đây, để phát triển sản phẩm hàng điện tử gia dụng, Sony đặc biệt chú trọng đến việc vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực liên quan. Năm 1988, Sony tiếp nhận công ty CBS Records Inc để thành lập nên Sony Music Entertainment và năm 1989 tiếp tục mua lại Columbia Pictures thành lập nên Sony Picture Entertainment. Sony PlayStation khai trương vào năm 1995 đưa tập đoàn Sony trở thành tập đoàn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trò chơi điện tử. 2 Sony năm 1951 với 483 nhân viên 2. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC Sony là một tập đoàn công nghệ thông tin và thiết bị điện tử nghe nhìn hàng đầu thế giới. Đây là một công ty cổ phần. Cổ phiếu của nó được niêm yết ở 16 3 thị trường chứng khoán trên thế giới bao gồm Tokyo, New York và London. Hiện nay, Sony là công ty âm nhạc lớn thứ 2 trên thế giới, công ty hàng đầu về sản xuất TV, phim ảnh và là môt công ty đang phát triển mạnh về CD, VCD và Super Audio CD.Trong lịch sử phát triển cuả công ty, Sony đã phát minh, phát triển, sản xuất và đưa ra thị trường những dòng sản phẩm điện tử nghe nhìn gia dụng. Chính những sản phẩm này đã làm thay đổi lối sống của rất nhiều người bao gồm máy Walkman, máy quay phim kỹ thuật số, TV màn hình phẳng Wega, máy chụp ảnh Mavica, máy tính xách tay Vaio, máy nghe nhạc Mini Disc, thẻ nhớ Memory Stick IC, bộ trò chơi điện tử Play Station, Play Station 2 ,Play Station 3 Lợi nhuận của Sony trên từng lĩnh vực 4 Phần 2: Phân tích các phương pháp tạo động lực trong tổ chức thông qua các biện pháp giáo dục-kinh tế-hành chính 1) Biện pháp Giáo dục Là cách tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong hệ thống,nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. a) Tạo bầu không khí thân thiết như các thành viên trong gia đình: Sony chủ trương phát triển mối quan hệ gần gũi và thân thiết giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với tổ chức, tạo bầu không khí làm việc thoải mái,thân thiện,đem lại cho họ cảm giác mình đang ở trong 1 gia đình,từ đó xây dựng ý thức tự nguyện đóng góp và cống hiến cho công ty. Ở Sony,phương pháp này đã được sử dụng rất hiệu quả ngay từ thời kì đầu thành lập. Để làm được điều đó,Akio Morita-nhà đồng sáng lập của Sony trong suốt thời gian lãnh đạo của mình đã đưa ra rất nhiều biện pháp.Trong buổi giới thiệu về công ty và định hướng nghề nghiệp hằng năm,ông chủ động nói chuyện trực tiếp với các nhân viên mới vào làm với 1 thái độ thân thiện và chân thành. Ông cho rằng tiền bạc không phải là yếu tố chủ yếu để tạo ra động lực mà quan trọng là phải khiến các nhân viên cảm nhận được tầm quan trọng của mình,cho rằng mình được tôn trọng.Ông cũng nêu rõ chủ trương của Sony là muốn tạo ra 1 môi trường làm việc mà tại đó nhân viên sẽ không hề thấy hối tiếc về việc đã bỏ ra 1 thời gian dài,có thể là 10 năm,20 năm,thậm chí là 30 năm để gắn bó và tận tụy với công việc. Sony luôn coi trọng sự trung thành của nhân viên đối với công ty bởi đó là cơ sở để xây dựng mối quan hệ bền chặt,gắn bó giữa tổ chức với nhân viên. Một khi mối quan hệ đó được củng cố thì nhân viên sẽ tự có ý thức chia sẻ vận mệnh chung với công ty,thấu hiểu và thông cảm cho những khó khăn của công ty. Trong cuốn sách Made in japan của mình,ông chia sẻ, đã rất nhiều lần ông dùng bữa và có những cuộc trò chuyện thân mật với các nhân viên cấp 5 dưới,ông cũng rất thích việc trực tiếp đến thăm các chi nhánh của Sony ở các nơi,gặp gỡ các nhân viên ở đó,tìm hiểu thêm về họ và ông cũng khuyến khích các cán bộ quản lý nên làm như vậy,chỉ quan sát mọi việc ở văn phòng thì sẽ không thể có cái nhìn đầy đủ về đội ngũ nhân viên của mình. Ông còn cho mở 1 tiệm rượu riêng phục vụ không lấy lãi cho nhân viên,Câu lạc bộ Sony,nằm ngay liền kề trụ sở chính của công ty và chỉ cho phép các cán bộ,công nhân viên của công ty ra vào. Tất cả những người làm việc trong câu lạc bộ này,từ nhân viên phục vụ quầy bar,đầu bếp,bồi bàn và các nhân viên dịch vụ khác đều là nhân viên của tập đoạn Sony. Việc làm này không chỉ giúp tăng cường tinh thần đoàn kết trong công ty mà còn rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự rò rỉ thông tin từ các nhà quản lý hoặc nhân viên khi họ quá chén trong các cuộc vui bên ngoài. Ngay cả trong thời điểm hiện tại,ở trụ sở Sony tại Anh quốc cũng có những nhà hàng,quầy bar và quán café dành cho nhân viên,tạo cho họ một bầu không khí thoải mái và hoàn toàn thư giãn ngay cả khi làm việc căng thẳng. b) Môi trường làm việc không có sự phân biệt đối xử Trong những năm đầu của Sony,những nhà lãnh đạo luôn chủ trương không có sự phân biệt đối xử với các nhân viên mà thay vào đó luôn coi những nhân viên cấp dưới như những người đồng nghiệp ngang hàng. Họ làm việc ở cùng 1 nơi,mặc đồng phục,cùng ăn uống trong 1 quán café chung chỉ dành cho 1 tầng lớp,thậm chí đội ngũ quản lý còn được yêu cầu phải ngồi làm việc cùng với các nhân viên văn phòng,sử dụng chung các trang thiết bị. Akio Morita,nhà đồng sáng lập Sony trong bộ đồng phục của Sony 6 Mối quan hệ tổ chức trong Sony luôn được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các nhân viên trong công ty,cả về quyền lợi,khả năng thăng tiến, không phân biệt tuổi tác,xuất thân,nguồn gốc,thậm chí Sony còn tạo điều kiện để những người khuyết tật có khả năng làm việc trong tổ chức này tại các chi nhánh Sony Taiyo, Sony Hikari và Sony Kibo. Tỷ lệ nhân viên là người khuyết tật làm việc tại Sony Ở Sony,từ trước đến nay, các nhân viên luôn được tôn trọng và tạo điều kiện để tự do phát biểu ý kiến,dù rằng sẽ tạo nên sự bất đồng.Nếu một công ty chỉ dựa vào quyết định đơn lẻ của các nhà quản trị thì rất có thể ý kiến đó sẽ không đáp ứng được số đông nhân viên,gây nên sự bất mãn trong nội bộ công ty. Việc đề xuất các ý tưởng luôn được khuyến khích bởi từ những bất đồng đó có thể chúng ta sẽ tìm ra được giải pháp đúng đắn nhất và công ty cũng có thể xem xét đầy đủ các khái cạnh của vấn đề để tránh được những rủi ro. Rõ ràng,sự nhiệt tình,sáng tạo của các thành viên luôn đem lại hiệu quả tích cực đối với 1 tổ chức và điều kiện tốt nhất để phát huy chúng chính là nhờ sự tôn trọng ý kiến của họ. Một môi trường ổn định,duy trì mối quan hệ thân thiết giữa các nhân viên là một điều kiện tốt để phát triển. Làm việc trong môi trường như vậy sẽ khiến người lao động cảm thấy thoải mái,thân thiện,hòa đồng và hiểu nhau hơn,từ đó tạo dựng mối liên hệ mật thiết giữa người lao động với chính công ty, họ sẽ sẵn sàng cống hiến để có thể đóng góp cho công ty giống như cách mà họ xây dựng một gia đình. 7 2) Biện pháp hành chính: Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức,kỷ luật của hệ thống quản trị a) Chế độ sa thải: Trong 1 thời gian dài, như nhiều công ty Nhật Bản khác,Sony luôn mong muốn duy trì và đảm bảo chế độ thời gian làm việc lâu dài,thậm chí là cả đời đối với nhân viên. Một phần vì quan điểm này mà ở những chi nhánh Sony tại Nhật Bản,việc 1 nhân viên mắc sai lầm không phải là điều quá nghiêm trọng. Đôi khi việc tìm ra người mắc ai sai lầm là ai không phải chuyện dễ,đặc biệt là trong trường hợp mọi người đều thấy mình có trách nhiệm trước sai sót đó. Akio Morita cho rằng việc của nhà lãnh đạo không phải là tìm bằng được nhân viên ấy là ai để quy trách nhiệm, mà là chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sai lầm ấy là do đâu và phải khắc phục,sửa chữa như thế nào. Ông quan niệm,nếu vì một sai lầm nào đó mà 1 người bị nêu danh và mất đi cơ hội thăng tiến thì anh ta sẽ mất đi nguồn động lực làm việc của mình và có thể không còn muốn đem lại điều gì tốt đẹp cho công ty nữa.Nhưng ngược lại,nếu nguyên nhân gây nên sai lầm được làm sáng tỏ và tuyên bố trước mọi người thì anh ta sẽ không quên khuyết điểm ấy và mọi người cũng sẽ như vậy. Ông còn nói với nhân viên của mình rằng: “ Các bạn hãy mạnh dạn làm những gì các bạn cho là đúng.Nếu chẳng may mắc sai lầm thì các bạn có thể rút được kinh nghiệm quý báu.chỉ cần các bạn đừng mắc một sai lầm 2 lần mà thôi”. Không chỉ vậy,ông cho rằng nếu sa thải 1 nhân viên làm việc lâu năm sẽ khiến công ty mất đi cơ hội để tận dụng những khả năng,hiểu biết của anh ta,còn nếu đó là nhân viên mới thì việc sa thải là 1 hình phạt quá nghiêm khắc. và trong suốt những năm tháng làm việc của mình,có rất ít nhân viên bị ông cho thôi việc vì mắc sai lầm. Việc bảo đảm việc làm lâu dài cho các nhân viên có nhiều ưu điểm,nhưng cũng có những hạn chế nhất định.Việc duy trì trong 1 thời gian dài những nhân viên lâu năm sẽ rất tốn kém,thậm chí có thể làm mất đi cơ hội làm việc của những 8 tài năng trẻ.bên cạnh đó,những người trẻ tuối sẽ nhanh chóng thích nghi hơn với sự thay đổi của môi trường,mạnh dạn đề xuất những cải tiến,làm việc năng động,sáng tạo và linh hoạt hơn những người lao động lớn tuổi.Những năm gần đây,do sự tác động của nhiều yếu tố mà tình hình kinh doanh của Sony gặp nhiều khó khắn,đòi hỏi phải cắt giảm chi phí. Năm 2009, Sony đã phải sa thải 16000 lao động do sức ép về vấn đề kinh tế. CEO hiện tại của Sony,Kazuo Hirai, đã gia tăng áp lực vào tháng 4, bắt hầu hết các quản lý tự động hạ cấp khi họ 50 tuổi. Có nhiều phản ứng trái chiều về quyết định này của ông, nhưng Phát ngôn viên của Sony, bà Imada nói rằng chính sách này đưa ra nhằm "thay máu" cho các vai trò chủ chốt. b)Chế độ thăng tiến Sony luôn coi trọng việc sử dụng các thành viên ngay trong tổ chức của mình để đề bạt vào các vị trí cao hơn. Các vị CEO trong lịch sử của Sony như Norio Ohga, Nobuyuki Idei,Howard stringer và Kazuo Hirai đều là những người có thâm niên làm việc lâu năm trong Sony và chứng tỏ được khả năng của mình.Chính việc làm này sẽ thức đẩy tinh thần làm việc của các nhân viên,tạo cho họ mong muốn cống hiến và trung thành với công ty. Kazuo Hirai-CEO của Sony Kazuo Hirai được bổ nhiệm làm CEO mới của Sony vào tháng 4 năm 2012 và là CEO trẻ tuổi nhất của Sony trong suốt lịch sử hình thành công ty. Sự nghiệp của Kazuo Hirai tại Sony bắt đầu từ tháng 8/1995 với một vị trí trong mảng kinh 9 doanh giải trí và trò chơi Sony Computer Entertainment chi nhánh Bắc Mỹ. Hơn 10 năm sau, ông đã nắm giữ vị trí phó chủ tịch của Sony Computer Entertainment. Đây là nhân vật đem lại thành công đặc biệt cho thương hiệu PlayStation cũng Sony trong lĩnh vực game. 3)Biện pháp kinh tế: Là các phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế,để cho đối tượng bị quản trị lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ a) Chế độ tiền lương,thưởng: Là một công ty chuyên về các sản phẩm điện tử,Sony phải có những phương pháp kinh tế phù hợp để giữ chân các lao động trình độ cao,đội ngũ kĩ sư của mình.tuy nhiên,cách trả lương của họ không theo kiểu duy trì những lợi ích ngắn hạn mà tập trung vào các lợi ích dài hạn hơn. Sony thường không đề ra các mức lương cao ngay từ đầu mà đề xuất một mức lương cơ bản ở tầm trung bình nhưng sẽ được tăng dần theo từng năm,tùy vào sự đóng góp và cống hiến của các nhân viên mà họ có thể được thưởng thêm.Tuy nhiên,nếu một công nhân cứ đều đặn được tăng lương hằng năm theo thâm niên làm việc thì đến một lúc nào đó,họ sẽ không tích cực lao động nữa.Chính vì thế,Sony phải xây dựng 1 hệ thống đánh giá công việc rất nghiêm ngặt và chi tiết để đảm bảo quyền lợi của mỗi người được hưởng là tương xứng với mức độ đóng góp của họ. Đối với các nhà quản trị cấp cao, ngoài sự đảm bảo của công ty về 1 mức thu nhập trung bình,công ăn việc làm ổn định thì sẽ không có chế độ “ô dù vàng” nào cho họ cả. Đối với Sony,vào những thời điểm khó khăn,cả ban quản trị và các nhân viên đều chia sẻ những khó khăn ấy với công ty. Nhân viên chấp nhận việc không được tăng lương và tiền thưởng,các nhà quản lý cấp cao cũng sẽ phải chịu cắt giảm tiền lương,thậm chí còn trước cả các nhân viên vì họ là những người chịu trách nhiệm ra quyết định. 10 . chức Sony Phần 2: phân tích các phương pháp tạo động lực trong tổ chức thông qua các biện pháp giáo dục-kinh tế-hành chính 1 Phần 1: Giới thiệu về Sony. của Sony trên từng lĩnh vực 4 Phần 2: Phân tích các phương pháp tạo động lực trong tổ chức thông qua các biện pháp giáo dục-kinh tế-hành chính 1) Biện pháp

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan