Bức tranh quê trong thơ anh thơ trước cách mạng tháng tám

61 964 0
Bức tranh quê trong thơ anh thơ trước cách mạng tháng tám

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kho¸ luËn tèt nghiÖp -1- Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học vinh khoa ngữ văn ------o0o------ Bức tranh quê trong thơ anh thơ Trước cách mạng tháng tám Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành văn học việt nam hiện đại Khoá : 2001 2005 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Lợi Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Mai Lớp : 42B 1 Vinh 2005 ----***--- -2- Khoá luận tốt nghiệp Lời nói đầu Làng quê là hình ảnh quen thuộc, in đậm dấu ấn trong mỗi một con ngời Việt Nam. Từ xa đến nay làng quê đã đi vào sáng tác của không ít các nhà thơ, nhà văn. Trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945) nơi mà mọi "cái cũ", cái truyền thống tởng chừng nh bị gạt ra để nhờng chỗ cho cái mới, cái hiện đại thì hình ảnh làng quê lại một lần nữa xuất hiện với vẻ đẹp giản dị mộc mạc, chan chứa tình cảm gây ấn tợng mạnh trong lòng ngời đọc và tạo nên khuynh hớng thơ độc đáo, riêng biệt: Khuynh hớng thơ "chân quê". Việc tìm hiểu làng quê trong Thơ mới là điều cần thiết và có ý nghĩa. Đề tài "Bức tranh quê trong thơ Anh Thơ trớc cách mạng tháng Tám" (qua tập thơ "Bức tranh quê") là việc làm thiết thực nhằm khẳng định vai trò, vị trí của nhà thơ Anh Thơ cũng nh khuynh hớng "chân quê" trong phong trào Thơ mới. Mặt khác đề tài còn có ý nghĩa trong việc tìm về tài năng và hồn thơ rất riêng, rất độc đáo của nữ thi sĩ Anh Thơ. Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi đã nhận đợc sự hớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo Nguyễn Văn Lợi - Cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn, Trờng Đại học Vinh. Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy cùng các thầy giáo, cô giáo Khoa Ngữ văn và rất nhiều bạn bè đã tạo điều kiện hớng dẫn, động viên giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khoá luận này. Dù cố gắng nhiều song do điều kiện thời gian, tính chất thiết thực của vấn đề, trình độ hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiết sót. Rất mong nhận đợc sự góp ý của thầy cô và các bạn. Vinh, tháng 4/2005 -3- Khoá luận tốt nghiệp Phần mở đầu 1. Lý do - mục đích nghiên cứu: Trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945) khi mà hầu hết các nhà thơ tìm cách thoát ly hiện thực bằng mộng tởng, trốn vào quá khứ, vào vũ trụ, vào tình yêu các hình ảnh trong thơ họ xa lạ với cuộc sống trần thế, lại xuất hiện một số nhà thơ mà quan điểm sáng tác hoàn toàn khác. Họ chủ trơng trở về với cuộc sống trần thế, với những vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, hoạt động của ngời dân quê. Hình ảnh làng quê với nếp sống văn hoá và truyền thống lâu đời, cùng những cảnh đẹp nên thơ trở thành nổi nhớ niềm thơng trong trái tim mỗi con ngời Việt Nam đến đây đã đợc các nhà thơ tái hiện lại một cách rõ nét, vừa đẹp lại vừa giản dị, mộc mạc. Chúng ta bắt gặp nhiều bài thơ hay viết về làng quê: Tràng giang (Huy Cận), "Đây thôn Vĩ Dạ", "Lời quê" (Hàn Mặc Tử), "Quê h- ơng" (Tế Hanh) và nhiều bài thơ của Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ Những tác giả chuyên chú về đề tài làng quê này đã tạo nên một khuynh hớng thơ rất độc đáo và có ý nghĩa trong phong trào Thơ mới, đó là khuynh h- ớng "chân quê". Trong sự đa thanh, đa sắc đó của khuynh hớng thơ "chân quê" Anh Thơ là nhà thơ nữ đạt đợc nhiều thành công với tập thơ "Bức tranh quê", thể hiện tài năng, quan điểm nghệ thuật của nhà thơ. Thơ của Anh Thơ nằm trong sự phát triển chung của khuynh hớng nhng với tài năng và cá tính sáng tạo của mình bà đã cho ra đời một lối thơ "chân quê" mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong khuynh hớng "chân quê" làng quê đợc miêu tả với tấm lòng trân trọng gần gũi, Anh Thơ với bút pháp khắc hoạ tinh nhạy, nắm bắt đợc nhiều hình ảnh, nhiều bức tranh chân thực của làng quê. Khi tái hiện lại "bức tranh quê" nhà thơ đã xây dựng đợc những không gian đặc trng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ với: bến nớc, con đò, ao làng, chợ quê, cây đa, sân đình, ruộng lúa và những con ngời giản dị, chất phác với: yếm thắm, khăn mỏ quạ, quần thâm, khuyên bạc, miệng quết trầu trong sự luân chuyển của bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông. Vì thế khi nghiên cứu "Bức tranh quê" ta hiểu rõ đợc làng quê truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ, khơi dậy trong lòng mỗi ngời tình cảm yêu mến, gắn bó với làng xóm, quê hơng, đồng thời có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá tốt đẹp từ bao đời. -4- Khoá luận tốt nghiệp Việc tìm hiểu "Bức tranh quê" (Anh Thơ) là công việc bổ ích và cần thiết cho việc giảng dạy văn thơ. Vì lẽ đó, đề tài "Bức tranh quê trong thơ Anh Thơ trớc cách mạng tháng Tám" mong góp phần tìm hiểu về cảnh vật, con ngời cũng nh làng quê Việt Nam xa mà nay đã bị mất dần đi những nét đẹp truyền thống về cảnh vật cũng nh con ngời. Khoá luận góp phần khẳng định vị trí xứng đáng của nữ thi sĩ Anh Thơ, bà có thể đợc xem là nhà thơ của làng quê trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. 2. Lịch sử vấn đề. Liên quan đến vấn đề của khoá luận, từ trớc đến nay có một số tác giả đã đề cập ở những cấp độ khác nhau. Có thể kể một số công trình chính sau: - Hoài Thanh - Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam (phần Anh Thơ), NXB Văn học, H, 1988 (tái bản). - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên): Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập V - quyển II), NXB văn học, 1994. - Hoàng Trung Thông: Anh Thơ hay Chị Thơ, tạp chí văn học số 6 - 1996. Thơ mới 1932 - 1945 tác giả, tác phẩm, lời bình; Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1999. Ngô Văn Phú, Nguyễn Phan Hách (biên soạn): Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, NXB Hội nhà văn, 2000. Lê Bảo: Thơ Việt Nam, tác giả, tác phẩm, lời bình, NXB Giáo dục, 1998. Lê Bá Hán, Lê Quang Hng, Chu Văn Sơn: Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, NXB Giáo dục, 1998. Phan Cự Đệ: Văn học lãng mạn (1932 - 1945) NXB Giáo dục, H, 1997. Ngoài ra còn các bài viết trên các báo, các tạp chí văn học của các tác giả khác. Hoài Thanh - Hoài Chân là những tác giả đầu tiên đã quan tâm đến Anh Thơ bằng bài viết của mình đợc tập hợp trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" xuất bản năm 1942. Hai ông đã giới thiệu những nét khái quát về Anh Thơ. Với nữ thi sĩ "Anh Thơ từ lâu chỉ chuyển lối tả cảnh, mà lại tả cảnh rất tầm thờng: Một phiên chợ, một đứa bé quyét sân, một vài mụ đàn bà ngồi bắt chấy. Thơ của ngời biệt hẳn ra một lối, có kẻ sẽ cho Anh Thơ là vô tình, nhng có ngời thiếu nữ nào 20 -5- Khoá luận tốt nghiệp tuổi mà lại vô tình". Những lời đánh giá của các nhà phê bình cho ta hiểu rõ hồn thơ, phong cách sáng tác của nhà thơmảng đề tài viết về làng quê với bút pháp tả chân. Trong cuốn "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1930 - 1945" tác giả khẳng định vai trò vị trí của Anh Thơ trong phong trào Thơ mới nêu ra những nét khái quát về phong cách thơ của nhà thơ. Qua đó tác giả nêu những biểu hiện tích cực của phong trào Thơ mới. Đặc biệt là tấm lòng yêu quê hơng đất nớc của các nhà Thơ mới thông qua việc sử dụng các thể thơ truyền thống và những tìm tòi, sáng tạo mới nhng không đi ra ngoài chất giọng riêng của thơ Việt, tiếng Việt. "Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX" nói về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Trong đó chúng ta biết đợc những tâm sự kín đáo của nhà thơ về quan điểm sáng tác của mình, viết về làng quê cũng bắt nguồn từ những quan điểm đó. Trong tuyển tập "Thơ mới 1932 - 1945" các soạn giả giới thiệu tập "Bức tranh quê", trích dẫn một số bài cùng một số nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Trong "Thơ Việt Nam tác giả, tác phẩm, lời bình" (Lê Bảo) lại có hớng tiếp cận khác. Tác giả chỉ mới đề cập đến những nét tiêu biểu, đặc sắc của thi nhân. Trong cuốn này Lê Bảo chỉ trích dẫn bài "Chiều xuân" nhằm nhấn mạnh nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ. Các cuốn sách trên đều cha thực sự quan tâm đến nội dung chủ đạo của tập thơ, đó là "bức tranh quê" đợc thể hiện rõ nét qua các phơng diện không gian, thời gian và cuộc sống con ngời. ''Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm'' tuyển chọn những bài thơ vào loại tiêu biểu nhất cho thế giới nghệ thuật, cho phong cách sáng tạo của từng thi sĩ. Đó cũng là những bài thơ có ý nghĩa đại diện cho các xu hớng của một trào lu đa dạng, đa phong cách, viết về làng quê cũng là một xu hớng văn học đáng đợc quan tâm. Cuốn sách có bàn một số bài thơ của các nhà thơ viết về làng quê "Mùa xuân chín'' (Hàn Mặc Tử), ''Tơng t'' (Nguyễn Bính), ''Chiều xuân'' (Anh Thơ) và ''Quê hơng'' (Tế Hanh). Nhng cũng chỉ dừng lại ở việc thẩm bình những bài thơ đó, cha thực sự quan tâm đến vấn đề mà khoá luận này đề cập. Thêm nữa phải kể đến cuốn ''Văn học lãng mạn (1930 - 1945)''. Phan Cự Đệ nói đến con đờng bế tắc của chủ nghĩa cá nhân, mỗi nhà thơ đều tìm cho mình một cách thoát ly. Nhng chung quy các nhà Thơ mới đều có mối tình tha thiết với quê hơng: ''Các nhà Thơ mới đã dồn tất cả lòng yêu nớc và lòng yêu -6- Khoá luận tốt nghiệp văn chơng, yêu tiếng Việt'' và ''Tiếng nói trong thơ mới là tiếng mẹ đẻ yêu th- ơng, phong cảnh trong Thơ mới là đất nớc Việt Nam mỹ lệ''. Tác giả đề cập đến một số nhà thơ viết về làng quê còn ở dạng điểm qua cha đi vào chi tiết, cụ thể. Qua tình hình nghiên cứu thơ Anh Thơ, chúng tôi thấy rằng: Anh Thơ đã đợc nhiều nhà nghiên cứu khai thác, tuy nhiên trong phạm vi hiểu biết của mình và dựa trên những công trình đã đợc công bố, chúng tôi thấy rằng vấn đề mà khoá luận đề cập là vấn đề cha đợc đi sâu và tập trung nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống. Khoá luận tiếp thu những nhận định trên và khái quát ở mức tổng quát nhất, từ đó tuỳ theo từng bớc nghiên cứu cụ thể để nhằm làm rõ thêm hình ảnh làng quê Việt Nam qua "Bức tranh quê''. 3. Phạm vi nghiên cứu. Do điều kiện thời gian hạn hẹp cũng nh sự hạn chế về trình độ t duy, hơn nữa đây là một bài nghiên cứu nhỏ nên chúng tôi chỉ nghiên cứu ''Bức tranh quê'' trên các phơng diện không gian nghệ thuật đặc trng, thời gian nghệ thuật, con ngời và cuộc sống chân quê. Phạm vi tác phẩm mà chúng tôi tìm hiểu: ''Bức tranh quê'' (Anh Thơ), NXB Hội nhà văn, H, 1995 (tái bản), ''Thôn ca I'' (Đoàn Văn Cừ), ''Ngày xa'' (Nguyễn Nhợc Pháp), Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB văn học, H, 1998, một số bài thơ của các nhà thơ khác và ca dao. 4. Phơng pháp nghiên cứu. Khoá luận sử dụng nhiều phơng pháp khác nhau, trong đó chủ yếu: - Thống kê, phân loại - Phân tích - So sánh đối chiếu - Tiếp cận thi pháp. phần nội dung Chơng 1: -7- Khoá luận tốt nghiệp Về khuynh hớng "chân quê" trong thơ mới. 1.1. Tại sao lại xuất hiện khuynh hớng "chân quê" trong một trào lu thơ ca đang đợc cách tân? Thơ mới là khái niệm chỉ một trào lu thơ ca trong nền văn học nớc ta xuất hiện trong khoảng thời gian 1932 - 1945, phong trào này thể hiện tiếng nói cá nhân của tầng lớp tiểu t sản. Nó đợc xem là một cuộc cách mạng trong thơ ca cả trên phơng diện nội dung và nghệ thuật. Thơ mới ra đời là bớc ngoặt của thơ ca Việt Nam bớc hẳn sang giai đoạn mới, đoạn tuyệt với thơ cũ bị ràng buộc bởi niêm luật, vận đối nhất định. Nh vậy nói đến Thơ mới là nói đến sự đổi mới, hiện đại. Nhng trong trào lu ấy xuất hiện khuynh hớng ''chân quê'' với những vần thơ mang đậm truyền thống, gần gũi với văn hoá cổ truyền, đây là một hiện tợng đặc biệt. Thực ra sự xuất hiện của khuynh hớng này hợp quy luật và có nguyên nhân của nó. 1.1.1. Nguyên nhân xã hội. Một trào lu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của xã hội. Văn minh phơng Tây xâm nhập vào nớc ta từ trớc nhng phải đến khi thực dân Pháp đặt ách xâm lợc của chúng lên mảnh đất này thì nó bắt đầu lớn mạnh và có phần lấn át văn hoá Việt. Thời kỳ này ngời ta gọi là thời kỳ ''á Âu xáo trộn'', ''ma Âu gió Mỹ'' tràn vào nớc ta làm thay đổi các quan niệm, giá trị văn hoá. "Cả nền tảng xa bị một phen điên đảo lung lay, sự gặp gỡ phơng Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mơi thế kỷ". Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX là giai đoạn giao thời, là sự gặp gỡ, giao tranh giữa mới và cũ, giữa Đông và Tây. ''Cái mới'' xuất hiện đợc đón nhận khá nồng nhiệt, tuy có phần lấn át nhng cha giành đợc thắng lợi hàn toàn, ''cái cũ'' tuy lung lay, suy yếu nhng cha mất hẳn. Cho nên sự tồn tại có phần trái ngợc giữa cái cũ và cái mới là một tất yếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kinh tế bên cạnh phơng thức sản xuất t bản là phơng thức sản xuất phong kiến, trong xã hội có sự tồn tại của những giai cấp mới cạnh những giai cấp cũ, ở lĩnh vực văn hoá đó là sự tồn tại của văn hoá phơng Đông và văn hoá phơng Tây văn học cũng không nằm ngoài thông lệ ấy. Hàng loạt tác phẩm ra đời có sự đổi mới về cả nội dung lẫn nghệ thuật, nhiều thể loại mới xuất hiện, đề tài đợc mở rộng các nhà văn đã đi sâu khai thác những vấn đề mà trớc đây văn học cha hề nhắc đến. Bên cạnh đó vẫn còn những tác phẩm còn mang đậm chất truyền thống: Thơ Đờng vẫn đợc sáng tác, nhiều tác giả vẫn đi vào khai thác những đề tài cũ, những thể loại thơ dân tộc, họ hớng ngòi bút của mình về -8- Khoá luận tốt nghiệp với những gì thuộc về đất nớc, về quá khứ đáng tự hào. Bối cảnh giao thời đã góp phần tạo nên những thành công lớn trong các tác phẩm thuộc dòng truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh. Không gian, thời gian trong các truyện ngắn của họ là không gian, thời gian của buổi giao thời. Dù Thạch Lam hơi nghiêng về phía phố, Thanh Tịnh nghiêng về phía làng nhng cái không gian nửa làng, nửa phố "nữa mùi thôn ổ, nửa đã thị thành'', đã đủ nói lên điều đó. Đối với phong trào Thơ mới (1932 - 1945), với tên gọi tởng chừng nh không còn dấu vết của những gì gọi là "cũ'', nhng cùng với những bài thơ có sự đổi mới, hiện đại về thể loại, về đề tài, những khuynh hớng sáng tác mới là những bài thơ có xu hớng quay trở về truyền thống, mang âm hởng dân tộc đậm nét. Đó là những bài thơ tả cảnh quê hơng đất nớc, dựng lại những giá trị văn hoá cổ truyền, mang đậm phong vị ca dao dân ca của các nhà thơ thuộc khuynh hớng ''chân quê''. Nh vậy sự ra đời của khuynh hớng thơ ''chân quê'' trong phong trào Thơ mới đợc khơi nguồn từ bối cảnh xã hội giao thời. 1.1.2. Nguyên nhân thẩm mĩ. Quan điểm thẩm mĩ của nhà văn chi phối sự hình thành tác phẩm. Quan điểm thẩm mĩ của các nhà Thơ mới nói chung là ''nghệ thuật vị nghệ thuật''. Thế Lữ ngời mở đầu cho Thơ mới từng tuyên ngôn: "Tôi chỉ là một khách tình si Ham cái đẹp muôn hình muôn vẻ Mợn cây bút nàng Ly Tao tôi vẽ Và mợn cây đàn ngàn phím tôi ca''. Còn Xuân Diệu: ''Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây'' (Cảm xúc) Huy Cận: ''Chàng Huy Cận khi xa hay sầu lắm Gió trăng ơi nay còn nhớ ngời chăng Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng Nỗi hiu quạnh của hồn buồn không cớ''. -9- Khoá luận tốt nghiệp (Mai sau) Chế Lan Viên: ''Trong thơ ta dân Chàm luôn sống mãi Trong thơ ta xơng máu khóc không thôi''. Quan điểm sáng tác của họ là thoát ly hiện tại đi vào thế giới huyền ảo của cõi tiên, những đắm say của tình yêu, quay về với vẻ đẹp đã chết trong quá khứ, hay tìm đến với vũ trụ bao la, không cùng Nh ng trong phong trào thơ ấy còn có một số nhà thơ luôn hớng ngòi bút của mình tới cuộc sống hiện thực. Theo họ cái đẹp không phải ở đâu xa lạ, mà cái đẹp tồn tại trớc mắt ta, gắn bó hàng ngày với ta. Những nhà thơ này đã tinh tế tìm thấy vẻ đẹp của cuộc sống đang ẩn mình nơi chốn làng quê yên bình, giản dị với những cảnh quê thanh bình thơ mộng, những con ngời quê chất phác, hồn hậu. Tuy còn nhiều khó khăn gian khổ nhng hồn quê hơng đã ăn sâu trong nếp nghĩ, thôi thúc họ viết nên những vần thơ ca ngợi quê hơng, để tỏ bày tấm lòng của mình, đối tợng mà họ đa vào thơ của mình là cánh đồng quê xứ Bắc với những thôn Đoài, thôn Đông, những bến đò ngày ma, gốc đa quán chợ, cổng làng nắng mai những mái nhà tranh, những giậu mồng tơi xanh rờn, những rặng hoa xoan tím mùa xuân, những hàng phợng đỏ mùa hạ Chính lòng yêu đồng quê, làng xóm đã là động lực lớn thôi thúc các nhà thơ. Dù bị chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ của cả trào lu thơ, nhng các nhà thơ thuộc khuynh hớng thơ ''chân quê" đã có một quan điểm và một hớng đi riêng. Anh Thơ sau khi say mê tìm hiểu những bài Thơ mới đã rút ra cho mình: ''Tự tìm tòi suy nghĩ làm sao mình cũng sáng tác đợc những bài thơ mới thật hay, thật độc đáo, nhất là độc đáo và thế là tôi sáng tác Bức tranh quê. Khi tôi làm thơ tôi thấy rất yêu đồng quê''. 1.1.3. Quy luật khách quan. Việt Nam là một nớc nông nghiệp nên làng xóm, đồng quê đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi ngời dân. Yêu quê hơng đối với họ trớc hết là yêu làng xóm, ruộng đồng, cây đa, bến nớc, sân đình Từ x a trong văn học dân gian cụ thể là trong ca dao, chúng ta đã bắt gặp hình ảnh làng quê gần gũi, thân thơng thấm đ- ợm hồn dân tộc. Đó là những bức tranh đẹp, giản dị chan chứa ân tình, đó là dòng sông quê êm đềm: ''Làng anh có con sông êm Cho em tắm mát những đêm mùa hè''. -10- . hớng thơ "chân quê& quot;. Việc tìm hiểu làng quê trong Thơ mới là điều cần thiết và có ý nghĩa. Đề tài " ;Bức tranh quê trong thơ Anh Thơ trớc cách. văn thơ. Vì lẽ đó, đề tài " ;Bức tranh quê trong thơ Anh Thơ trớc cách mạng tháng Tám& quot; mong góp phần tìm hiểu về cảnh vật, con ngời cũng nh làng quê

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan