Bản sắc văn hoá việt nam trong thơ nôm hồ xuân hương

84 1.4K 9
Bản sắc văn hoá việt nam trong thơ nôm hồ xuân hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trờng đại học vinh khoa ngữ văn ------------------ trần thị hiền bản sắc văn hoá việt nam trong thơ nôm hồ xuân hơng khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học việt nam trung đại Vinh - 2010 Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận đợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý của các thầy cô và bạntrong khoa Ngữ văn, trờng Đại học Vinh, đặc biệt là sự chỉ dẫn chu đáo của thầy giáo ThS. Hoàng Minh Đạo. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả mọi ngời đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này! Vinh, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Hiền 2 A - Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài 1.1. Thơ Nôm Hồ Xuân Hơng là một hiện tợng độc đáo trong nền văn học trung đại Việt Nam. Sự độc đáo trong thơ Nôm của nữ sĩ họ Hồ đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn học ở nớc ta cũng nh ở một số nớc trên thế giới. Họ tìm thấy ở đây một cá tính sáng tạo của một con ngời mà sáng tác thơ ca của con ngời đó đã và đang gây nhiều tranh cãi. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Xuân Diệu đã tôn vinh Hồ Xuân Hơng là Bà chúa thơ Nôm . Thơ Nôm của bà cuốn hút, hấp dẫn ngời đọc không chỉ ở những nét mới lạ trong cảm hứng, mà còn ở những nét rất thân quen, bình dị từ đề tài đến nguồn chất liệu gắn với cuộc sống và con ngời Việt Nam. Hay nói cách khác, thơ Nôm của nữ sỹ họ Hồ đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Để góp phần làm sáng tỏ giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hơng trên bình diện văn hoá, chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề Bản sắc văn hoá Việt Nam trong thơ Nôm của bà. 1.2. Nh chúng ta đã biết, trong quá trình sinh thành và phát triển, giữa văn học dân gian và văn học trung đại ở nớc ta luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại ở giai đoạn văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, Hồ Xuân Hơng trong sáng tác thơ bằng chữ Nôm cũng nằm trong quy luật chung đó. Thơ Nôm của bà có sự gắn bó mật thiết với văn học dân gian, hay nói rộng hơn là với văn hoá dân gian do nhân dân lao động sáng tạo. Do đó, việc tìm hiểu Bản sắc văn hoá Việt Nam trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng còn nhằm làm rõ mối quan hệ giữa văn hoá dân gian và văn học trung đại Việt Nam, đồng thời giúp cho mọi ngời thấy rõ hơn về sự vận dụng sáng tạo nguồn chất liệu từ kho tàng văn hoá dân tộc trong quá trình sáng tác thơ Nôm của một nhà thơbản lĩnh. 1.3. Trong sách giáo khoa môn Ngữ văntrờng trung học cơ sở và trung học phổ thông ở nớc ta, thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng đã và đang đợc dành vị 3 trí xứng đáng. Một số bài thơ của bà nh: Mời trầu, Bánh trôi nớcđợc tuyển chọn để dạy và học. Nội dung trữ tình của những bài thơ đó ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều ánh lên cái hồn văn hoá của dân tộc ta. Vì thế, vấn đề mà chúng tôi quan tâm ở khoá luận này, nếu đợc giải quyết thấu đáo hi vọng sẽ giúp ích cho việc dạy học thơ Nôm Hồ Xuân Hơng đạt hiệu quả cao. II. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Khảo sát, thống kê, phân loại các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng trên bình diện văn hoá dân tộc, tập trung sự chú ý vào đề tài và nội dung phản ánh. 2.2. Chỉ rõ những biểu hiện cụ thể về bản sắc văn hoá Việt Nam trong thơ Nôm của bà từ nội dung đến hình thức; từ cảm hứng đến nguồn chất liệu. Nhiệm vụ trọng tâm xoay xung quanh việc trả lời câu hỏi: Bản sắc văn hoá Việt Nam đợc thể hiện nh thế nào trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng? 2.3. Lý giải nguyên nhân là do đâu mà thơ Nôm của nữ sỹ họ Hồ bao giờ cũng đậm đà bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo thành một tiếng nói rất riêng trong thơ bà. III. Phơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về bản sắc văn hoá Việt Nam và tập thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng, đặc biệt phải có phơng pháp thực hiện phù hợp; ở đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng phơng pháp sau: - Phơng pháp thống kê, phân loại - Phơng pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp Đồng thời, khi thực hiện đề tài phải luôn luôn tuân thủ hai quan điểm khoa học: - Quan điểm duy vật lịch sử (tính lịch đại, tính đồng đại) - Quan điểm duy vật biện chứng (hình thức trong mối quan hệ với nội dung). 4 IV. Phạm vi nghiên cứu Tài liệu về tập thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng sử dụng phục vụ cho khoá luận này đó là tập Hồ Xuân Hơng thơ và đời do Lữ Huy Nguyên tuyển, soạn và giới thiệu, NXB Văn học, 2004. Xung quanh vấn đề xác định văn bản thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng hiện nay còn có nhiều tranh cãi, có nhiều ý kiến cho rằng nên gọi là thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng. Tuy nhiên dựa vào cuốn tài liệu mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn coi tất cả những sáng tác thơ Nôm đó là của Hồ Xuân Hơng. V. Lịch sử vấn đề Ngời ta thờng bảo Nôm na là cha mách qué thế nhng với thơ Hồ Xuân Hơng thì đó lại là một ngoại lệ, bởi vì ngời đọc nhớ Xuân Hong, yêu Xuân H- ơng lại chính từ sự mách qué ấy. Nếu không có cái chất nôm na , mách qué , xỏ xiên đầy tinh nghịch này thì có lẽ đã không có một Hồ Xuân Hơng để cho ngời đời chiêm ngỡng và tôn vinh bà thành Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu) trong làng thơ Việt Nam. Chính cái chất nôm na và ý nghĩa t tuởng trong thơ bà đã tạo men xúc tác mãnh liệt trong lòng ngời đọc, và là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nghiên cứu về thơ Nôm Hồ Xuân Hơng có rất nhiều công trình, ý kiến, do phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số bài viết có liên quan đến vấn đề mà đề tài đặt ra: Xuân Diệu với bài viết Hồ Xuân Hơng-Bà chúa thơ Nôm đã nói rằng: Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính cách dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hơng thì treo giải nhất chi nh ờng cho ai ! Thơ Xuân H ơng Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đợc cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng Nội dung thơ Xuân Hơng toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nớc nhà [20; tr.171] 5 Tác giả Phạm Thế Ngũ với bài viết Đặc sắc thơ Hồ Xuân Hơng lại nói về việc đòi hỏi quyền bình đẳng cho ngời phụ nữ của Hồ Xuân Hơng: Bà lớn tiếng đòi hỏi dân quyền, nhất là nữ quyền: quyền cho ngời đàn bà đợc vơn lên ngang hàng với đàn ông, quyền cho ngời đàn bà đợc chủ động trong việc tìm khoái lạc sinh lý nh đàn ông [19; tr.115] Nguyễn Tuân trong bài viết Băm sáu cái nõn nờng Xuân Hơng lại nêu lên rằng: Thế giới quan,nhân sinh quan của Xuân H ơng (Cổ Nguyệt) là một nhân sinh quan nõn nờng. Bất cứ cái gì,bất kể lúc nào và ở đâu, vẫn vang ngân lên chỉ nõn và nờng. Câu nào,chữ vần nào cũng chỉ có mỗi cái sự nh thế của cái ấy và cái nọ [20, tr.219] Nguyễn Lộc trong bài Thơ Hồ Xuân Hơng có viết: Tr ớc đây, có nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hơng là một hiện tợng ngoại lệ trong lịch sử văn học dân tộc. Nhận định nh thế chắc chắn là không đúng. Hồ Xuân Hơng không ngoại lệ chút nào. Những gì Hồ Xuân Hơng có trong sáng tác của mình đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong truyền thống của văn học, văn hoá dân tộc [20, tr.253] Nguyễn Đăng Na trong Thơ Hồ Xuân Hơng với văn học dân gian đã nêu lên rằng: Hồ Xuân H ơng nghĩ cái nghĩ dân gian, cảm cái cảm dân gian , Hồ Xuân H ơng rất dân gian nhng cũng rất Xuân Hơng [10,tr.36] Nhà phê bình văn học Tam Vị trong bài nghiên cứu Tinh thần phục hng trong thơ Hồ Xuân Hơng đã viết: Hồ Xuân H ơng coi thân thể và cả bộ phận sinh dục trên cơ thể con ngời nh là tự nhiên, thiên tạo, nó giống nh tự nhiên, thiên nhiên vậy. Đã thế quyền miêu tả nó trong văn chơng cũng là một quyền năng tự nhiên [27, tr.21] Đỗ Đức Hiểu trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hơng đã viết: ở đây không hề có cái tục , mà chỉ có cái đẹp tự nhiên, cái đẹp sức sống của tồn tại con ngời.Không phải vấn đề đạo lý, mà vấn đề triết lý, triết lý tự nhiên và triết lý cao đẹp [6; tr.40] 6 Hoàng Hữu Yên với bài viết Thơ Hồ Xuân Hơng đã nhận xét: Thơ Hồ Xuân Hơng rất đại chúng nhng lại rất kết tinh. Tuy không có phân biệt về nguyên tác giữa ngôn ngữ thông thờng-ngôn ngữ giao tế - và ngôn ngữ văn học nhng với tập thơ của mình, nữ sỹ họ Hồ đã góp phần rất đáng kể làm cho ngôn ngữ dân tộc tức tiếng Việt văn học phong phú, trong sáng và chính xác hơn [20; tr.409] Bùi Ngọc Minh trong Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong thơ Hồ Xuân Hơng nhận xét: Điểm xuất phát trong quan niệm của bà là lấy con ng - ời đích thực mang khát vọng sống phồn thực của con ngời, đặc biệt là ngời phụ nữ để khám phá và biểu hiện cuộc sống [11;tr.335] Trơng Xuân Tiếu từng đa ra nhận xét: Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân h - ơng là kết tinh sáng tạo nghệ thuật của một tài năng lớn, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa truyền thống thơ quốc âm Việt Nam thời trung đại và những giá trị tinh thần của thời đại [24; tr.30] Đỗ Lai Thuý đã đa ra nhận định rằng: Trong các nhà thơ cổ điển Việt Nam, có lẽ Hồ Xuân Hơng là dân tộc nhất. Bà đặc Việt Nam. Trớc hết, ngời ta thấy nguồn cảm xúc của bà phát nguyên từ mạch dân gian. Mà ở xã hội Việt Nam cổ truyền dân gian và dân tộc là những khái niệm gần chồng khít. Dân tộc ở Hồ Xuân Hơng đó là lối t duy luỡng hợp của ngời Việt cổ hiện còn lu lại trong các phong tục tập quán và lời ăn tiếng nói hàng ngày [22; tr.224] Nh vậy, chúng ta thấy rằng vấn đề thơ Nôm Hồ Xuân Hơng đã đợc nhiều ngời nghiên cứu, tìm hiểu trên những phơng diện khác nhau, và ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều có những quan điểm, những cách nhìn nhận, đánh giá rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên các bài viết cha có một cái nhìn tổng quát đầy đủ về thơ Nôm Hồ Xuân Hơng ở phơng diện văn hoá, để chỉ rõ những giá trị dân tộc trong thơ bà. 7 Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và kết quả mà các nhà nghiên cứu đã đạt đợc liên quan đến đề tài, chúng tôi muốn tiếp tục tìm hiểu những nét bản sắc văn hoá Việt Nam thể hiện trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng một cách có hệ thống, đầy đủ. Qua đó để thấy đợc tính dân tộc rõ nét trong thơ nữ sỹ họ Hồ. VI. Cấu trúc của khoá luận Để giải quyết những vấn đề mà khoá luận đặt ra, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài đợc triển khai qua ba chơng sau: Chơng 1. Những Vấn đề chung Chơng 2. Bản sắc văn hóa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng thể hiện trên phơng diện nội dung Chơng 3. Bản sắc văn hoá trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng thể hiện trên phơng diện nghệ thuật 8 B - Phần nội dung Chính Chơng 1. Những Vấn đề chung 1. Giới thuyết khái niệm Bản sắc văn hoá Bản sắc: màu sắc riêng (Bản: gốc, căn bản. Sắc: màu sắc) [1; tr.19] Bản sắc còn đợc hiểu là: màu sắc nguyên, tức là cái màu sắc nguyên thuỷ ban đầu [ 2; tr.1033] ở Việt Nam đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu, luận bàn về khái niệm hay định nghĩa về bản sắc văn hoá. Theo Trơng Hữu Quýnh Cái chung cơ bản là con ng ời. Còn cái riêng khác biệt thể hiện trong văn hoá là cái bản sắc. Vậy có thể hiểu bản sắc dân tộc (hay bản sắc văn hoá dân tộc) là những biểu hiện giá trị (tinh thần hay vật chất nói lên đặc điểm của một tộc ngời nhất định, phân biệt họ với các tộc ngời khác. Vấn đề ở đây chủ yếu không thuộc lĩnh vực ngôn ngữ hay nhân dạng [12 ;tr.154 -155] Phan Ngọc lại khẳng định: Nói đến bản sắc văn hoá tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử. Dĩ nhiên văn hoá là một hệ thống những quan hệ, không phải là những vật. Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chứa đựng những cách lí giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành tính bất biến 9 của các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức con ngời Việt Nam [15; tr.34] Trần Ngọc Thêm cũng đa ra quan điểm của mình về bản sắc văn hoá, theo ông: Bản sắc văn hoá của một dân tộc là các giá trị tinh thần tồn tại t ơng đối lâu bền hơn cả truyền thống văn hoá dân tộc ấy. T ơng đối lâu bền nghĩa là bản sắc văn hoá vẫn có thể đợc điều chỉnh, biến đổi nhng rất chậm và khó khăn [25; tr.34] Đỗ Lai Thuý cho rằng: Tính dân tộc của ng ời Việt hoặc bản sắc văn hoá Việt đợc hình thành trong quá trình lịch sử và thay đổi theo lịch sử [22; tr.226], nghĩa là ông cũng cho rằng bản sắc văn hoá cũng luôn có sự điều chỉnh, biến đổi, chọn lọc. Ngô Đức Thịnh trong bài viết Văn hoá dân gian và văn hoá dân tộc khẳng định: Bản sắc văn hoá là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc tr ng của văn hoá dân tộc, đợc hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nớc với các giá trị, đặc trng mang tính bền vững, trờng tồn, trừu tợng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hoá, với t cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hoá ấy . [32] Civillawinfor trong bài viết Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lu hội nhập cho rằng: Bản sắc văn hoá dân tộc là cái hồn , là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn c ớc của mỗi dân tộc để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể bộc lộ một cách toàn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lu và hội nhập . [33] Nh vậy, ta có thể thấy rằng mỗi nhà nghiên cứu tuỳ theo t duy của mình mà đa ra những khái niệm riêng cho mình về bản sắc văn hoá để nghiên cứu và giảng dạy. Qua quá trình tìm hiểu về văn hoá ta có thể hiểu bản sắc văn hoá là cái cốt lõi, cái đặc trng riêng của một cộng đồng văn hoá trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái ngng đọng, bất biến, mà luôn phát triển một cách 10 . đề chung Chơng 2. Bản sắc văn hóa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng thể hiện trên phơng diện nội dung Chơng 3. Bản sắc văn hoá trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng thể hiện. tìm hiểu Bản sắc văn hoá Việt Nam trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng còn nhằm làm rõ mối quan hệ giữa văn hoá dân gian và văn học trung đại Việt Nam, đồng

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan