Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

87 373 4
Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành ngân hàngmột lĩnh vực kinh doanh đặc thù, có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước nhưng cũng rất nhạy cảm đối với các biến động của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước Đến cuối năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô. Ngành Ngân hàng đang ở giai đoạn phát triển hưng thịnh. Hàng chục ngàn điểm giao dịch có mặt trên khắp vùng miền đất nước tạo nên mạng lưới dày đặc. Sự cạnh tranh trong chính ngành ngân hàng diễn ra rất khốc liệt. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài đang trong giai đoạn được dỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước và có lợi thế về nhiều mặt như nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, công nghệ kỹ thuật, loại hình dịch vụ,… hứa hẹn sẽ thâm nhập ngày càng sâu và rộng. Sự cạnh tranh trong ngành Ngân hàng ngày càng gay gắt và áp lực lớn cho mỗi một ngân hàng đang đứng trong thị trường mỗi ngày một tăng. Các ngân hàng một mặt đang đứng trước những cơ hội lớn từ quá trình phát triển nhanh của nền kinh tế, mặt khác phải đối mặt với không ít thách thức . Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) là một trong những ngân hàng thương mại ra đời muộn nhất tại Việt Nam, thành lập tháng 05/2008 bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và một số cổ đông khác. TPB không đứng ngoài xu thế chung là buộc phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong và ngoài nước. Mặc dù mới ra đời nhưng TPB đã xác định phương hướng và lộ trình phát triển rõ ràng, đó là phải vươn lên top 15 trong khối ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam vào - 2 - năm 2015, do vậy ban lãnh đạo TPB rất quan tâm đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ sau ba năm ra đời, TPB đã đạt được những kết quả khả quan, mạng lưới giao dịch có mặt tại 07 tỉnh thành lớn của Việt Nam là các khu vực trọng tâm làm nền tảng để phát triển rộng ra các khu vực lân cận và rộng khắp Việt Nam trong đó có tỉnh Đồng Nai. Số lượng và chất lượng khách hàng của TPB đang ngày một tăng thêm nhanh chóng. Mặc dù tốc độ phát triển của TPB khá khả quan, nhưng đặt trong bối cảnh các NHTM trong nước đang có bước tăng trưởng lớn về tài sản, quy mô hoạt động, mạng lưới, chất lượng sản phẩm dịch vụ,…. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, TPB cần phải đánh giá lại thực trạng hoạt động kinh doanh của mình để xác định những thế mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức phải đối diện; đồng thời cần phải xác định vị trí của mình trên bản đồ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới. Từ những lý do đã nêu, tác giả xin chọn đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Tiên Phong đến năm 2015” với hy vọng dựa trên những kiến thức đã được học cùng với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác tại TPB, tác giả xây dựng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa TPB phát triển nhanh chóng và bền vững trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống lại các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM Đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của TPB trong thời gian từ khi ra đời đến năm 2010 Tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm 2015. 3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngân hàng TMCP Tiên Phong trong mối tương quan với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - 3 - Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ giới hạn trong ngành ngân hàng. Đồng thời, các số liệu phân tích chủ yếu là tại TPB và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 đến nay, thời điểm TPB chính thức ra đời, tham gia vào thị trường. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập dựa trên nền tảng lý thuyết của các môn học: Quản trị chiến lược, Quản trị học, Quản trị Marketing, Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số sách liên quan của các tác giả nổi tiếng kết hợp kiến thức thực tế của tác giả. Thu thập thông tin từ các luận văn, công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng Điều tra, khảo sát thực tế từ các chuyên gia ngân hàng 4.2. Phương pháp xử lý thông tin Phương pháp chủ đạo là thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp chuyên gia . để làm sáng tỏ và cụ thể hoá nội dung nghiên cứu của luận văn. 4.3. Công cụ tổng hợp, xử lý dữ liệu Phần mềm Excel; Ma trận các yếu tố bên trong (IFE); Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE); Ma trận hình ảnh cạnh tranh; Ma trận kết hợp SWOT để xây dựng các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB 5. Kết quả đạt được dự kiến Hệ thống được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM Đánh giá tổng quan được thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của TPB trong thời gian từ khi ra đời đến năm 2010 Tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm 2015 và đưa ra một số kiến nghị của tác giả 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng - 4 - Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP Tiên Phong Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP Tiên Phong đến năm 2015 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Xác định vị thế cạnh tranh của TPB trong giai đoạn hiện nay, rút kinh nghiệm trong hoạt động thời gian qua, nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong tình hình mới, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm 2015 - 5 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại Theo luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo đó, Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Từ những nhận định trên cho thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với các nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ NH khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về SP, DV ngân hàng của xã hội. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại NHTM là một doanh nghiệp trong nền kinh tế, mục đích cuối cùng hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, nên các NHTM phải nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng cung ứng SP, DV ngân hàng cho nền kinh tế, chiếm lĩnh thị phần nhằm gia tăng lợi nhuận. Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, cung cấp các SP, DV về tiền tệ, NH có liên quan đến nhiều hoạt động trong nền kinh tế - xã hội. Nên hoạt động kinh doanh của NHTM có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của NHTM chủ yếu dựa trên lòng tin của khách hàng và có tính nhạy cảm cao. NHTM kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, chỉ có một phần nhỏ bằng nguồn vốn tự có của mình và thực hiện cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nên sự mất uy tín hay một NHTM có thể sẽ tác động đến tâm lý, lòng tin của khác hàng đối với hệ thống NH. Khi đó, hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến NH đó mà có thể lan rộng trong toàn hệ thống NH và xa hơn nữa là gây ra những ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia. Thứ hai, hoạt động NHTM là phong vũ biểu phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế. - 6 - Thông qua chức năng cung ứng vốn và “tạo tiền” cho nền kinh tế, sự thay đổi khối lượng tiền tệ do các NHTM tạo ra có liên quan mật thiết tới tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết tình trạng thất nghiệp, kiểm soát lạm phát. Chức năng “tạo tiền” là một đặc trưng khác biệt trong hoạt động kinh doanh của NHTM so với các loại hình doanh nghiệp khác. Mỗi NHTM là một mắt xích liên hoàn trong quá trình tạo tiền của toàn bộ hệ thống NH Do vậy, NHTM là công cụ để NHNN thực hiện CSTT thông qua các quy định như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tham gia thị trường mở, chính sách tỷ giá,… Do vậy, hoạt động kinh doanh của NHTM bị ảnh hưởng lớn bởi những chính sách, quy định của NHNN. Thứ ba, với vai trò là trung gian tài chính cung ứng vốn và thực hiện trung gian thanh toán cho nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của NHTM thường rất đa dạng và có liên quan trực tiếp tới nhiều loại đối tượng khách hàng. Khách hàng của NHTM có thể là CP, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân trong xã hội và cả các TCTD khác hoặc bất kỳ đối tượng nào có nhu cầu sử dụng các SP, DV của NH. Ngoài ra, các NHTM còn hợp tác với nhau trong việc cung ứng dịch vụ cho một hoặc một nhóm khách hàng chung. Thứ tư, với mức độ hội nhập về tài chính - tiền tệ của các nước trên thế giới ngày càng sâu rộng, một khi có khủng hoảng xảy ra, mức độ ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại trong phạm vi một quốc gia mà có thể lan rộng ra cả khu vực và toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế, hoạt động kinh doanh của các NHTM còn bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, tài chính - tiền tệ thế giới. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 1.2.1 Một số khái niệm về cạnh tranh 1.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh Các nhà kinh tế học đã có nhiều nghiên cứu về cạnh tranh, nhưng vẫn chưa thống nhất được khái niệm cạnh tranh, còn có nhiều cách hiểu khác nhau Trong sách “Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin” xuất bản năm 2005, quan điểm của kinh tế chính trị cho rằng: “Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi nhuận nhất cho mình” P.Samuelson và W.D Nordhuas cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường” (Kinh tế học - xuất bản lần - 7 - thứ 12) Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung - cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” Trong cuốn sách “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” NXB TP Hồ chí Minh năm 2004, Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm lại cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là để đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình”. Từ những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, cạnh tranh là chìa khoá của sự phát triển chung của xã hội. Cũng như trong các lĩnh vực khác, hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực NH là một quá trình diễn ra không ngừng nhằm cung cấp các SP, DV, các tiện ích cho khách hàng ngày càng cao hơn. Như vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động cạnh tranh giữa các NHTM và những định chế tài chính khác nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường và tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng tốt hơn cho khách hàng. 1.2.1.2. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lường. Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần”. Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu (do các Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng) thì năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ - 8 - đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Theo Micheal Porter trong sách “Chiến lược cạnh tranh” năm 2006 thì “những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt đến mức độ cao hơn trung bình về chất lượng hàng hóa và dịch vụ và/hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho phép họ tăng được lợi nhuận (doanh thu - chi phí) và/hoặc thị phần” Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm viết trong sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2006: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”. Từ những nhận định trên, có thể đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM như sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. 1.2.1.3. Năng lực lõi Năng lực lõi là khái niệm do Michael Porter đưa ra đầu tiên khi nói về quản trị chiến lược. Theo ông, một doanh nghiệp muốn thành công khi hoạch định chiến lược kinh doanh phải dựa trên những năng lực lõi của mình để tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức của môi trường kinh doanh. Theo đó, “Năng lực lõi, có thể định nghĩa là khả năng làm tốt nhất một việc nào đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một phương thức nào đó. Nói một cách nôm na, có thể diễn đạt năng lực lõi như là sở trường, là thế mạnh của doanh nghiệp”. 1.2.1.4. Lợi thế cạnh tranh Khái niệm về lợi thế cạnh tranh có rất nhiều định nghĩa khác nhau Theo Admin Smith: “Lợi thế cạnh tranh dựa trên lợi thế tuyệt đối về năng suất lao động. Năng suất lao động cao có nghĩa là chi phí sản xuất giảm”. Theo quan điểm của Heckscher-Ohlin-Samuel: “Lợi thế cạnh tranh là do lợi thế tương đối về mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất là vốn và lao động. Yếu tố quyết định hình thành lợi thế cạnh tranh là chi phí về vốn và chi phí về lao động”. - 9 - Theo sách “Lợi thế cạnh tranh” năm 1985 của Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà tổ chức có hoặc khai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của một NHTM so với các đối thủ là khả năngngân hàng đó cung cấp giá trị lớn hơn cho khách hàng, làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng so với các đối thủ. Giá trị mang lại cho khách hàng là khoảng chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận được (bao gồm giá trị về sản phẩm, giá trị dịch vụ, giá trị nhân lực và giá trị tâm lý) với tổng chi phí của khách hàng phải bỏ ra (bao gồm tiền bạc, thời gian/công sức và chi phí rủi ro). 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại NHTM là một doanh nghiệp trong nền kinh tế, mục đích cuối cùng hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Cũng như trong các lĩnh vực khác, hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực NH là một quá trình diễn ra không ngừng, không có giá trị tiện ích nào tồn tại vĩnh viễn mà luôn có những SP, DV mới ra đời. NH nào hài lòng với vị thế đang có của mình trên thương trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải nhanh chóng trong một môi trường kinh doanh ngày càng phát triển và có nhiều biến động. Do đó, NHTM luôn phải chú trong nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trên thương trường. Các NHTM phải nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng cung ứng SP, DV ngân hàng cho nền kinh tế, chiếm lĩnh thị phần nhằm gia tăng lợi nhuận. 1.2.3. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Theo khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM đưa ra ở phần trên, một số tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM là:  Năng lực tài chính: cho biết nguồn vốn tự có, khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro  Nguồn nhân lực: cho biết số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cùng với các chiến lược phát triển nguồn nhân lực của NHTM  Năng lực quản trị điều hành ngân hàng: cho biết tầm nhìn và những chiến lược kinh doanh của ban điều hành giúp NHTM không ngừng lớn mạnh  Năng lực công nghệ: Công nghệ là yếu tố quyết định tới sự phát triển của NHTM, - 10 - hầu hết hoạt động của NHTM đều dựa vào công nghệ  Hoạt động marketing: Cho biết sự đa dạng của SP, DV, giá cả của chúng cùng với hoạt động xúc tiến truyền thông tới khách hàng  Mạng lưới, kênh phân phối: giúp NHTM dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và đánh giá được quy mô của NH là lớn hay nhỏ.  Năng lực nghiên cứu và phát triển: đảm bảo cho NHTM phát triển bền vũng ở hiện tại và tương lai, giúp NHTM không bị tụt hậu so với thị trường. 1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, năng lực cạnh tranh của NHTM cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trên. Tuy nhiên, là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, mang đặc thù riêng. Do vậy, năng lực cạnh tranh của NHTM chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính đặc thù như sau: 1.3.1. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 1.3.1.1. Yếu tố chính trị - pháp luật. Chính trị và pháp luật có thể làm tăng hoặc cũng có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của NHTM. Các yếu tố cần xem xét gồm quan điểm của Đảng, sự ổn định của nền chính trị, tác động của hệ thống pháp luật. Với đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau: luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các TCTD… Bên cạnh đó, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào CSTT của CP và NHNN. Ngoài những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu những quy định, chuẩn mực chung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình. 1.3.1.2. Yếu tố kinh tế Nội lực của nền kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của GPD, dự trự ngoại hối… Mối quan hệ giữa môi trường kinh tế và ngành NH thường là mối quan hệ thuận chiều. Các yếu tố trong môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển thương mại điện tử… Nếu như nền kinh tế có các chỉ tiêu chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân . nêu, tác giả xin chọn đề tài: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Tiên Phong đến năm 2015 với hy vọng dựa trên những. thời gian từ khi ra đời đến năm 2010 Tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm 2015 và đưa ra một số kiến nghị của tác

Ngày đăng: 18/12/2013, 09:48

Hình ảnh liên quan

Hình 1.2: Mô hình “5 lực lượng cạnh tranh” của Michael Porter - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 1.2.

Mô hình “5 lực lượng cạnh tranh” của Michael Porter Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 1.3: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 1.3.

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 1.4: Chuỗi giá trị của NHTM - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 1.4.

Chuỗi giá trị của NHTM Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 1.1: Mô hình ma trận IFE - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 1.1.

Mô hình ma trận IFE Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 1.2: Mô hình ma trận EFE - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 1.2.

Mô hình ma trận EFE Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 1.3: Mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 1.3.

Mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 1.4: Mô hình ma trận kết hợp SWOT - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 1.4.

Mô hình ma trận kết hợp SWOT Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của TPB giai đoạn 200 8- 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.1.

Một số chỉ tiêu tài chính của TPB giai đoạn 200 8- 2010 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP VN theo quý giai đoạn 200 8- 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 2.1.

Tăng trưởng GDP VN theo quý giai đoạn 200 8- 2010 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 2.2: Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 2.2.

Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2010 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 2.3: Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 2.3.

Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2010 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2010 của TPB và các đối thủ cạnh tranh - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.2.

Một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2010 của TPB và các đối thủ cạnh tranh Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của TPB với các đối thủ. - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.3.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh của TPB với các đối thủ Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.4.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2.4: VCSH của TPB từ 200 8- 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 2.4.

VCSH của TPB từ 200 8- 2010 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Từ năm 2009, TPB phát triển nhiều loại hình huy động vốn như: tiết kiệm thường, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm đa lộc, Tiết kiệm điện tử, Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm  An Khang, tiết kiệm An Thịnh,… để thu hút tiền gửi - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

n.

ăm 2009, TPB phát triển nhiều loại hình huy động vốn như: tiết kiệm thường, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm đa lộc, Tiết kiệm điện tử, Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm An Khang, tiết kiệm An Thịnh,… để thu hút tiền gửi Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.5: VCSH của một số NHTMCP giai đoạn 200 8- 2010. - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.5.

VCSH của một số NHTMCP giai đoạn 200 8- 2010 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.6: khả năng thanh toán của TPB giai đoạn 200 8- 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.6.

khả năng thanh toán của TPB giai đoạn 200 8- 2010 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 2.5: Tổng huy động vốn của TPB giai đoạn 200 8- 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 2.5.

Tổng huy động vốn của TPB giai đoạn 200 8- 2010 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 2.6: Lợi nhuận sau thuế của TPB giai đoạn 200 8- 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 2.6.

Lợi nhuận sau thuế của TPB giai đoạn 200 8- 2010 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.7: Chỉ số ROA, ROE của TPB giai đoạn 200 8- 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.7.

Chỉ số ROA, ROE của TPB giai đoạn 200 8- 2010 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.9: Phân loại nợ của TPB năm 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.9.

Phân loại nợ của TPB năm 2010 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.10: Phân loại nợ của TPB năm 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.10.

Phân loại nợ của TPB năm 2010 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.11: Phân loại cán bộ nhân viên TPB năm 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.11.

Phân loại cán bộ nhân viên TPB năm 2010 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.12: Mức thu nhập của TPB và một số NHTMCP giai đoạn 200 8- 2010 (Đvt: triệu đồng)  - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 2.12.

Mức thu nhập của TPB và một số NHTMCP giai đoạn 200 8- 2010 (Đvt: triệu đồng) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 2.9: Vốn huy động và dư nợ tín dụng của TPB giai đoạn 200 8- 2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 2.9.

Vốn huy động và dư nợ tín dụng của TPB giai đoạn 200 8- 2010 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Các tài liệu truyền thông về SP, DV của NH như: website, tờ rơi, bảng hướng dẫn,… được đầu tư khá kỹ lưỡng - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

c.

tài liệu truyền thông về SP, DV của NH như: website, tờ rơi, bảng hướng dẫn,… được đầu tư khá kỹ lưỡng Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bước 2: tác giả thiết kế bảng câu hỏi như phụ lục 1 Bước 3: tác giả gửi câu hỏi khảo sát cho 20 chuyên gia TPB bằng email, fax và gửi trực tiếp   Bước 4: nhận lại câu trả lời và  xử lý kết quả của các chuyên gia TPB để xác định mức độ quan trọng và phân - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

c.

2: tác giả thiết kế bảng câu hỏi như phụ lục 1 Bước 3: tác giả gửi câu hỏi khảo sát cho 20 chuyên gia TPB bằng email, fax và gửi trực tiếp  Bước 4: nhận lại câu trả lời và xử lý kết quả của các chuyên gia TPB để xác định mức độ quan trọng và phân Xem tại trang 60 của tài liệu.
Hình 2.11: Chuỗi giá trị của TPB - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Hình 2.11.

Chuỗi giá trị của TPB Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3.1: Ma trận kết hợp SWOT của TPB MA  TRẬN  KẾT  HỢP  SWOT - Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP tiên phong đến năm 2015

Bảng 3.1.

Ma trận kết hợp SWOT của TPB MA TRẬN KẾT HỢP SWOT Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan