Giáo dục trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi như thế nào?

5 632 2
Giáo dục trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi như thế nào?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo dục trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi như thế nào? Từ khi sinh ra đến khi tròn một tuổi là giai đoạn đầu tiên của thời kỳ sơ sinh trước 3 tuổi, cùng là giai đoạn phát triển tốt nhất của một con người. Nếu khi sinh ra, con bạn nặng 3kg, sau một năm sẽ khoảng 9kg, tăng gấp 3 lần. Đặc biệt cần chú ý sinh lý và tâm lý của trẻ sẽ đồng thời cùng phát triển. Các tiêu chí quan trọng làm người sẽ dần được chuẩn bị cho trẻ ngay trong thời gian 1 tuổi như: ăn uống, đứng dậy, đi, sử dụng ngôn ngữ. Trong đó, quy luật phát triển thông thường của trẻ trước 6 tháng tuổi như thế nào? Nên thúc đẩy tâm sinh lý trẻ phát triển ra sao? Thứ nhất: Sinh hoạt, nuôi dưỡng và giữ cho trẻ khỏe mạnh - Giấc ngủ: sau khi đầy tháng, trẻ sẽ ngủ ít hơn, lúc 3-4 tháng, mỗi ngày trẻ ngủ khoảng 17 tiếng (trong đó ban ngày ngủ bốn lần, mỗi lần khoảng 2 tiếng, buổi đêm ngủ khoảng 10 tiếng), lúc 5 tháng, mỗi ngày trẻ ngủ khoảng 16 tiếng (trong đó ban ngày ngủ ba lần, buổi đêm ngủ khoảng 10 tiếng). Phòng ngủ của trẻ phải có nhiệt độ vừa phải, không khí trong lành, sạch sẽ. Tạo cho trẻ thói quen tự ngủ, hạn chế đu đưa và lắc lư. Có thể bật nhạc với âm lượng vừa phải, các bài hát ru hoặc băng đọc thơ, đọc truyện ru bé ngủ. - Ăn uống: Chủ yếu cho trẻ bú sữa mẹ, cứ 2-3 tiếng cho trẻ bú một lần, ban ngày bú 5-6 lần, buổi đêm cho bú 1-2 lần. Giữa hai lần bú sữa, cho trẻ uống một lần nước ấm, sau 3 tháng cho uống thêm nước hoa quả, canh rau. Khi cho trẻ bú, cần bế trẻ, không gây ảnh hưởng tới trẻ, tập cho trẻ tự tìm ti mẹ hoặc đầu ti ở bình sữa. Sau 3 tháng, tập cho trẻ nhìn bình sữa và cho trẻ chạm tay vào bình sữa khi bú. Khi được 4 tháng, có thể dùng thìa nhỏ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng, đầu tiên cho trẻ ăn ¼ lòng đỏ, quan sát xem phân của trẻ có bất thường không rồi mới tăng dần lên cho ăn ½. Khi ăn, hòa lòng đỏ trứng với sữa hoặc nước cơm thành dạng sệt rồi cho trẻ ăn. 5 tháng bắt đầu cho ăn các thức ăn loãng, ăn rau thái nhỏ, hoa quả nghiền nát, tập cho trẻ tự mở mồm, dùng miệng ngậm thức ăn và đưa thức ăn vào trong. 6 thángthể cho trẻ tự cầm bánh quy hoặc miếng bánh bao, đưa lên mồm, trước khi cho trẻ cầm, cần rửa tay trẻ thật sạch, tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ. Thời gian này, có thể thêm các loại thức ăn cho trẻ như rau thái nhỏ, canh cá, cháo dinh dưỡng, mỳ nát, gan lợn nghiền…, tiếp tục để trẻ nếm các loại vị khác nhau (bao gồm vị chua của cà chua, nước mướp đắng, vị cay của canh…), kích thích vị giác của trẻ phát triển. Nguyên tắc tăng cường thêm thực phẩm là từ nhỏ đến thô, từ ít đến nhiều, từ nhạt đến đậm, thức ăn đa dạng nhưng phải dễ tiêu hóa. - Đại tiểu tiện và vệ sinh: Khi trẻ 3 tháng tập cho trẻ đi tiểu tiện đúng giờ, khi xi trẻ hãy phát ra âm thanh “xi xi” để làm tín hiệu cho trẻ tiểu tiện, tạo thành một phản xạ có điều kiện. Khoảng hai tiếng xi trẻ tiểu tiện một lần. Còn đại tiện thì hàng ngày xi trẻ một lần vào buổi sáng khi trẻ thức dậy. Trẻ được 5-6 tháng thì tập cho trẻ ngồi bô, cha mẹ cần kiên trì tập cho trẻ, chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, hàng ngày phải tắm, thường xuyên cắt móng chân móng tay, và cắt tóc. Tùy theo từng mùa cho trẻ ra tắm nắng, cho cả người trẻ tắm nắng 1-2 lần mỗi ngày (không phơi nắng lúc ánh mặt trời gay gắt), mỗi lần khoảng mười mấy phút. Rèn luyện sinh hoạt điều độ, ăn, uống, đại tiểu tiện, ngủ đều vào một thời gian nhất định, như vậy trẻ sẽ rất ít khi tè dầm ị đùn, nhanh nhẹn hoạt bát, thân thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, cha mẹ cũng cảm thấy thoải mái. - Miễn dịch: Trẻ được 2 tháng cho uống thuốc phòng chống bại liệt, khoảng 6 tháng tiêm vacxin phòng chống bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ. Cần tuân thủ đúng lịch tiêm phòng y tế của trẻ. Thứ hai: Sự phát triển của động tác 2-3 tháng trẻ bắt đầu có thể ngóc đầu lên khi lẫy hoặc khi bế thẳng, tròn 3 thángthể ngóc đầu thoải mái, biết dùng tay để nắm đồ vật 4 tháng, khi lẫy, có thể dùng tay nhấc ngực lên, có thể chơi với đồ chơi, biết từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng. 5 tháng biết lật người sấp ngửa. Người lớn kéo hai tay trẻthể từ vị trí ngồi đứng dậy, trẻ cũng biết với đồ chơi treo trên móc quay. 6 tháng khi lẫy biết dùng hai cẳng tay để nhấc đầu và ngực lên, đỡ dậy có thể ngồi được một lát, khi ngồi có thể xoay người với đồ chơi ở bên cạnh, biết lắc đồ chơi phát ra tiếng kêu và đổi tay để cầm chơi. Khi đỡ nách trẻ đứng, trẻthể nhảy lên nhảy xuống. Phương pháp rèn luyện như sau: - Có sự rèn luyện thêm cho trẻ căn cứ vào trình tự phát triển của các động tác như trên. Ví dụ: trẻ 5 tháng tuổi biết từ nằm ngửa chuyển sang nằm sấp, vậy thì từ 4 tháng tuổi hãy tập cho trẻ học động tác này, trước tiên giúp trẻ nhấc một chân đè lên chân khác, rồi dùng đồ chơi hoặc đồ vật phát ra âm thanh thu hút trẻ, giúp trẻ lật người. - Treo trước ngực trẻ nhiều đồ chơi màu sắc rực rõ hoặc các đồ chơi có âm thanh, thu hút trẻ nhìn, nghe, nắm. Chú ý các loại đồ chơi này treo cách chỗ trẻ khoảng 40-60 cm, ở vị trí vừa tầm mắt của trẻ. - Cần tập luyện cho cả hai tay trái phải của trẻ, tập cầm, nắm, chơi đồ chơi và tập đổi tay cầm đồ vật. Nên tiếp tục thường xuyên mát xa mười ngón tay của trẻ. Cách tập luyện hai bàn tay như vậy sẽ kích thích hai bán cầu não phát triển. - Tập luyện cho trẻ các động tác bị động từ dễ đến khó Thứ ba: Sự phát triển ngôn ngữ Sau 3 tháng trẻ biết ê a, khi trêu đùa có thể phát ra âm thanh hoặc tiếng cười. Khi 4 thángthể dùng âm thanh để thể hiện hài lòng hoặc không hài lòng, khó chịu. 5 thángthể nói ê a trong một thời gian dài hơn, biết phát ra những âm thanh phức tạp hơn, có thể phân biệt lời nói nhẹ nhàng và nghiêm khắc của người lớn. Phương pháp tập luyện cho trẻ như sau: - Nói chuyện với trẻ một cách nhẹ nhàng, ân cần, thường xuyên trêu đùa để trẻ phát ra âm thanh. - Gọi tên trẻ hoặc phát ra các tiếng động khác nhau từ mọi hướng, đồng thời để cho trẻ tìm ra người phát ra âm thanh, khi trẻ nhìn thấy thì nói “đúng, đúng rồi!” - Khi trẻ phát ra âm thanh, cần thể hiện sự vui mừng, khích lệ, đối diện với trẻ “đối thoại”, “ê”, “a”. - Cho trẻ xem các đồ vật hoặc các bản chữ, đọc cho trẻ nghe, nên nói những câu đơn giản, rõ ràng, lặp lại một vài lần, như “quả bóng, quả bóng, quả bóng”, “con gà, con gà, con gà”… - Chơi các trò chơi đơn giản, như dùng tay che mặt chơi ú òa với trẻ. - Khi 6 tháng tuổi, nói với trẻ bằng ngữ điệu nhẹ nhàng hoặc nghiêm khắc tùy vào từng tình huống, bồi dưỡng khả năng phân biệt âm điệu, xem nét biểu cảm (nhưng không nên dọa trẻ). Thứ tư: Sự phát triển của khả năng nhận biết và giao tiếp Sau 3 thángthể hướng tầm nhìn của mình từ vật này sang vật khác, nghe thấy âm thanh biết nhấc đầu lên nghe, quay đầu tìm hướng phát ra âm thanh, nếu là người thân nói chuyện sẽ biểu lộ sự vui mừng. Sau 5 tháng biết kết hợp giữa tay và mắt, mắt nhìn tay nắm, thích thú với mọi vật xung quanh, có thể tập trung một vài phút nhìn đồ vật. Khi được 6 tháng bắt đầu nhận biết, nếu nghe thấy tên của người thân hoặc đồ vật thường xuyên được nhắc tới sẽ chú ý nghe, xem. Phương pháp tập luyện cho trẻ như sau: - Bất chợt bật đèn trong bóng tối, hoặc bất chợt kéo rèm ở chỗ sáng, tập luyện nheo mắt, mở mắt to. - Thường dùng các đồ chơi màu sắc phát ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ hoặc để trẻ chuyển động theo các đồ chơi đó, dùng hai tay nắm đồ chơi. - Trong phòng nên treo các bức tranh màu sắc hoặc các chữ cái to, thường xuyên bế trẻ đi xem, và nói cho trẻ nghe. - Hàng ngày cho trẻ nghe nhạc hai lần, cứ nửa tháng lại thay bản nhạc mới (nhạc nhẹ, nhạc giao hưởng, các bài hát nổi tiếng thế giới). - Người thân, bạn bè, hàng xóm đều nên thân thiết, nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ, chơi đùa, chọc cho trẻ cười, đáp ứng yêu cầu được giao tiếp của trẻ. Bồi dưỡng cho trẻ có tính cách vui vẻ, ghi nhớ không được dọa nạt trẻ, như vậy sẽ không tốt đối với trẻ. Cuối cùng, chụp cho trẻ ảnh kỷ niệm khi trẻ được 6 tháng tuổi, ghi lại quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ (thông thường, cân nặng tiêu chuẩn của trẻ 6 tháng tuổi là: bé nam 8.09kg, bé nữ 7,43kg, chiều cao tiêu chuẩn là: bé nam 68,32cm, bé nữ 66,82 cm). Theo Internet . Giáo dục trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi như thế nào? Từ khi sinh ra đến khi tròn một tuổi là giai đoạn đầu tiên của thời kỳ sơ sinh trước 3 tuổi, cùng. tác như trên. Ví dụ: trẻ 5 tháng tuổi biết từ nằm ngửa chuyển sang nằm sấp, vậy thì từ 4 tháng tuổi hãy tập cho trẻ học động tác này, trước tiên giúp trẻ

Ngày đăng: 18/12/2013, 09:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan