Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ từ năm 1986 đến nay: thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp

6 531 0
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ từ năm 1986 đến nay: thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ từ năm 1986 đến nay: thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp

1. Tên đề tài Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ từ năm 1986 đến nay: thực trạng, kinh nghiệm giải pháp 2. Lý do tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Công nghiệp hoá nói chung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông nghiệp lạc hậu thành một nền công nghiệp hiện đại. Ở nhiều quốc gia trên thế giới quá trình này diễn ra một số nước thành công. Mấy thập kỷ gần đây, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở những nước công nghiệp mới (NICs) đã tiến hành cũng được luận bàn, khái quát thành kinh nghiệm mô hình công nghiệp hoá khác nhau Ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp hoá, trong đó có việc đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn đã được Đảng Nhà nước ta đề ra từ những năm 60 của thế kỷ trước, tuy đã đạt một số thành tựu đáng kể nhất là những năm đổi mới vừa qua, nhưng đến nay nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn, trở ngại. Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ đó đề ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình này trong giai đoạn tới. Phú Thọtỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, liền kề với thủ đô Hà Nội, là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Những năm đổi mới vừa qua, cùng với những chính sách của Đảng Nhà nước về nông nghiệp nông thôn, tỉnh Phú Thọ đã có những chủ trương, chính sách biện pháp tác động thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mang lại những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, xét động thái công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ vẫn bộc lộ không ít những hạn chế bất cập về cơ chế chính sách những giải pháp hữu hiệu cần phải được quan tâm giải quyết. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận thực tiễn cho việc đề ra chủ trương, chính sách những giải pháp cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tôi chọn đề tài: “Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ từ năm 1986 đến nay: thực trạng, kinh nghiệm giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của mình. 3. Tình hình nghiên cứu có liên quan Những năm qua vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã được nhiều nhà khoa học, tập thể quan tâm nghiên cứu. Đã có khá nhiều công trình thuộc nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau đề xuất phương hướng đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn như: - Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX tháng 3 năm 2002 về: “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp, nông thôn, thời kỳ 2001 - 2010”. - Ban tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn: “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002. - Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam: “Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nhiệp kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2001. - GS.TS Đỗ Hoài Nam: “Một số vấn đề công nghiệp hoá ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2004. - GS.TS Nguyễn Kế Tuấn: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, con đường bước đi”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006. - TS Mai Thị Thanh Xuân: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Bắc trung bộ”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2004. - GS.TS Nguyễn Đình Phan: “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội năm 2002. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều trung vào phân tích các khía cạnh từ những vấn đề lý luận cơ bản, vai trò, yếu tố tác động, sự cần thiết nội dung của công nghiệp hoá nói chung công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Một số công trình đề cập định hướng chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn; có công trình khoa học đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí bước đi, cơ chế chính sách của công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Có công trình nghiên cứu đặt vấn đề khá cụ thể về phương hướng, nội dung giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp kinh tế nông thôn hoặc vấn đề phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Các công trình đã nghiên cứu được công bố chủ yếu là phân tích, đánh giá tình hình hiện nay trên phạm vi cả nước hoặc mộtt vùng kinh tế của đất nước đề xuất các giải pháp cho những năm tới. Song có lẽ cho tới nay chưa có một luận án, công trình nào nghiên cứu, đánh giá về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ theo một quá trình lịch sử từ năm 1986 đến nay một cách tương đối đầy đủ có hệ thống . Trong quá trình nghiên cứu qua thực tiễn công tác của mình, tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận, đề xuất các quan điểm, phương hướng giải pháp để thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2015. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đề tài lấy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề rất rộng lớn phức tạp, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào những nội dung cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn lực . thời gian từ năm 1986, mà chủ yếu là từ khi tỉnh Phú Thọ được tái lập đến nay. 5. Mục tiêu hoạt động nghiên cứu 5.1. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích đã nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: + Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônPhú Thọ. + Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônPhú Thọ những năm vừa qua (từ năm 1986 đến nay). + Đề xuất một số phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ trong giai đoạn tới. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử logic; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, mô hình hóa tiếp cận hệ thống; phương pháp khảo sát, điều tra thực tế. 7. Kết cấu nội dung của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn kinh nghiệm trong ngoài nước. 1.1. Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.2. Mô hình bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn khả năng vận dụng vào tỉnh Phú Thọ Chương 2: Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ từ năm 1986 đến nay. 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ tác động đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 2.2. Chủ trương chính sách của trung ương của tỉnh Phú Thọ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 2.3. Kết quả thực hiện chủ trương chính sách về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ. 2.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ Chương 3: Phương hướng giải pháp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2015. 3.1. Những thuận lợi, khó khăn thách thức đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ 3.2. Những quan điểm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới 3.3. Phương hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ đến năm 2015 3.4. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ đến năm 2015 8. Dự kiến sản phẩm tạo ra khả năng áp dụng - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn kinh nghiệp một số nước, một số tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1986 đến nay, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn địa phương. - Xây dựng được quan điểm phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ, đồng thời đưa ra phương hướng, mục tiêu, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương sự phát triển chung của cả nước nhằm đấy nhanh quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đến năm 2015. - Những kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoạch định thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôntỉnh Phú Thọ. 9. Vấn đề có thể cần thiết phải nghiên cứu - Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ xung quy hoạch kinh tế - xã hội, trước hết là quy hoạch hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao. - Đi sâu nghiên cứu củng cố, đổi mới hợp tác xã kiểu mới, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. - Nghiên cứu xây dựng cơ sở huy động vốn tự có trong dân, ưu đãi hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. - Nghiên cứu xây dựng chính sách đầu vốn, khoa học công nghệ cũng như chiến lược sử dụng các nguồn lực để giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là khu vực nông thôn. Lời cam đoan . tài Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ từ năm 1986 đến nay: thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp 2. Lý do và tính. sách và những giải pháp cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tôi chọn đề tài: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan