Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

116 4.5K 26
Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX  đầu thế kỷ XX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh nguyễn thị kim anh Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix - đầu thế kỷ xx luận văn thạc sĩ ngữ văn vinh - 2007 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tác giả và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam là một vấn đề đang đợc quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt loại hình nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam giai đoạn chuyển tiếp từ trung đại sang hiện đại (nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) còn chứa đựng nhiều điều mới mẻ và đòi hỏi phải đợc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ. Đề tài vì vậy mang một ý nghĩa khoa học và thực tiễn cấp thiết trên nhiều phơng diện. 1.2. Kiểu tác giả nhà nho tài tử ở giai đoạn chuyển tiếp này tỏ ra hết sức độc đáo với những đặc điểm đặc sắc của văn học trong một bối cảnh xã hội mới. Nó đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu, khảo sát, xác định một cách cụ thể, hệ thống. Nghiên cứu vấn đề này luận văn nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu mang tính thời sự ấy. 1.3. Loại hình nhà nho tài tử cuối mùa (giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) gồm những tác giả không chỉ giữ vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc, mà còn giữ vị trí quan trọng trong chơng trình văn họchọc đờng. Do đó, nghiên cứu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, luận văn còn có ý nghĩa thiết thực trong vận dụng vào giảng dạy - học tập thơ vănnhà trờng phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Về loại hình tác giả nhà nhonhà nho tài tử trong văn học Việt Nam trung - cận đại Việc nghiên cứu và nhận thức tiến trình phát triển của văn học các nớc Đông á nói chung, văn học Việt Nam nói riêng không thể nào thực hiện đợc nếu thiếu đi sự hiểu biết nhiều loại học thuyết khác nhau, bởi các học thuyết này gây ra những tác động mạnh mẽ lên sự phát triển văn học. Đối với Việt Nam, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo có ảnh hởng sâu sắc tới đời sống t tởng, tinh thần, đặc biệt là văn học. Hơn bất cứ học thuyết nào trong tam giáo, Nho giáo có vai trò ảnh hởng quyết định đến lịch sử văn học Việt Nam trong thời kỳ trung đại. Loại hình tác giả nhà nho chiếm địa vị chính thống trên văn đàn. Đây là đội ngũ tác giả chủ lực với số l- ợng lớn, tác phẩm nhiều. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn lịch sử văn học Việt Nam, giới nghiên cứu vẫn cha có điều kiện xác định rõ và đầy đủ vị trí, vai trò và ảnh hởng của Nho giáo đối với lịch sử văn học dân tộc, cũng nh loại hình tác giả nhà nho. Cho đến hôm nay, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo. Tuy nhiên, lịch sử nghiên cứu nó gián đoạn chứ không phát triển liên tục. Nếu tính riêng ở Việt Nam, việc trình bày Nho giáo một cách chính diện, có hệ thống trớc hết phải kể đến 2 công trình Nho giáo của Trần Trọng Kim. Trớc cách mạng Tháng tám, một số tác giả cũng đã trình bày học thuyết này, nh Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố song ch a hoàn chỉnh, và còn nhiều hạn chế. Từ sau cách mạng Tháng tám đến đầu thập kỷ 80, phần nghiên cứu của tác giả Việt Nam không nhiều. Rất đáng chú ý là công trình Sự phát triển của t tởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng tám của Trần Văn Giàu. ở đó, tác giả đã trình bày Nho giáo chủ yếu ở phơng diện t t- ởng, chứ không chủ trơng nhấn mạnh vai trò quyết định của nó tới đời sống văn học. Trong những năm gần đây, giới nghiên cứu đã có sự quan tâm cao hơn tới Nho giáo và loại hình tác giả nhà nho. Các tác giả Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hợu, Quang Đạm từ năm 1984 trở lại đây là những tác giả đã có những công trình nghiên cứu nghiêm túc, hệ thống về Nho giáo. Đặc biệt, Trần Đình Hợu với các bài viết Mấy ý kiến bàn về nghiên cứu Nho giáo, Nho giáo và văn học nghệ thuật, sách Nho giáo và văn học Việt Nam trung- cận đại, giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1900 1930 đã quan tâm sâu sắc về mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học. Một số tác giả khác trong các bài viết và các chuyên luận, giáo trình đều có đề cập tới vấn đề này. Nhng có một thực tế, nó vẫn cha đợc giải quyết triệt để. Trong các công trình nghiên cứu Nho giáo hiện đang đợc lu hành, hầu nh các tác giả đều thừa nhận sự tồn tại của hai loại hình nhà nho: nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật. Tuy nhiên, vai trò của hai loại hình nhà nho này vẫn cha đợc nghiên cứu đầy đủ, cặn kẽ. Đối với loại hình nhà nho tài tử, loại hình nhà nho xuất hiện muộn màng hơn hai loại hình nhà nho nói trên về mặt thời gian, nhng lại có vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói chung, nghệ thuật nói riêng, giới nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu. Song, đây vẫn còn là hiện tợng có nhiều vấn đề cần giải quyết. T tởng về sự tồn tại của loại hình nhà nho tài tử nh là loại hình tác giả thứ ba của văn chơng Nho giáo ở Việt Nam lần đầu tiên đợc Trần Đình Hợu đề xuất trong phần viết về Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, và ở một số bài nghiên cứu khác. Giáo s đã nêu ra những phẩm chất chính của ngời tài tử: Ngời tài tử coi tài và tình, chứ không phải đạo đức, làm nên giá trị của con ngời. Đó là chỗ để họ tự phân biệt với ngời thánh hiền và họ lấy chỗ đó làm điều tự hào. Ngời tài tử quan niệm tài nhiều cách. Có thểtài kinh luân nh Nguyễn Công Trứ. Có thểtài học vấn nh Cao Bá Quát. Có thểtài cầm quân đánh giặc. Nhng dù đã có những tài nh vậy, vẫn phải có thêm tài văn chơng nhả ngọc phun châu, tài cầm kỳ thi họa, những thứ nghệ thuật tài hoa, gắn bó với tình nữa, mới thành ngời tài tử [43, tr170] Trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, tác giả có sự phân biệt giữa ba loại hình nhà nho: Xét về mặt tác giả văn học, hình nh có một sự khác biệt rõ rệt giữa ba mẫu nhà nho: ngời hành đạo, ngời ẩn dật, và ngời tài tử. Ngời hành đạo và 3 ngời ẩn dật là con sinh đôi, thay thế nhau xuất hiện trong những tình thế khác nhau của xã hội nông thôn - cung đình cố hữu. Còn ngời tài tử ra đời chậm, gắn với sự phát triển eo hẹp của đô thị. Nhà nho tài tử đối lập tài với đức, tình với tính, coi trọng thích thú cá nhân, đòi tự do phóng khoáng và hởng lạc thú trần tục [21, tr53,54] Ông cũng đã nêu lên sự thành công ở mặt thể loại của đội ngũ nhà nho tài tử. Cuối cùng rút ra kết luận: nhìn toàn bộ sáng tác, họ không chống quan niệm văn học Nho giáo. Dần dần, khái niệm nhà nho tài tử cũng đợc nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng. Phan Ngọc trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tuy không có một giới thuyết nào về việc sử dụng khái niệm này, nh- ng cũng đã đề cập đến nó. Ông cho rằng vào giai đoạn văn học thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, T tởng thị dân đòi hởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc, chống lại thói an bần lạc đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính. Các tài tử ra đời để thay thế các quân tử, các trợng phu, là những ngời độc chiếm văn đàn trớc đây. Các tài tử ấy học đạo thánh hiền, nhng suy nghĩ theo lối thị dân [37, tr45] Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam có lớt qua việc phân loại tác giả nhà nho: Việc phân chia nhà nho thành các kiểu nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử có ý nghĩa để nghiên cứu loại hình tác giả văn học trung đại. Đặc biệt nhà nho tài tử quả là một hiện tợng độc đáo[49, tr122]. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những ngời đi trớc, Trần Ngọc Vơng trong các bài giảng, các báo cáo khoa học đã nhiều lần phát triển thêm t tởng về ngời tài tử. Với công trình Loại hình học tác giả văn học nhà nho tài tửvăn học Việt Nam tác giả Trần Ngọc Vơng đã trình bày một cách có hệ thống hai loại hình nhà nho chính thống: hành đạo và ẩn dật, cũng nh văn học của họ. Cặn kẽ hơn, tác giả đi sâu vào nghiên cứu loại hình nhà nho tài tử: sự hình thành, phát triển, sự đổi thay của hệ thống chủ đề, đề tài và hệ thống hình tợng; sự biến đổi của hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học. Tuy nhiên, trong công tình nghiên cứu ấy, vẫn còn một số vấn đề cha đợc giải quyết thấu đáo. Đặc biệt, đặc trng mỗi thời kỳ phát triển của loại hình nhà nho tài tử cha đợc phân biệt rõ ràng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đã đề cập đến Nho giáo, và mối quan hệ giữa nó với văn học, và kiểu tác giả nhà nho. Tuy nhiên, mức độ nông sâu có khác nhau. Loại hình nhà nho tài tử đang còn là một hiện tợng văn học chứa đựng nhiều vấn đề đòi hỏi phải nghiên cứu thêm. 2.2. Kiểu tác giả nhà nho tài tử ở giai đoạn "cuối mùa" trong văn học Việt Nam Nh luận văn đề cập, trong lịch sử văn học đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về loại hình tác giả nhà nho nói chung, nhà nho tài tử nói riêng. Song, cha có công trình khoa học nào thực sự tìm hiểu một cách có hệ thống các giai đoạn phát 4 triển của kiểu tác giả nhà nho tài tử. Xuất hiện vào thế kỷ XVIII và tồn tại cho đến đầu thế kỷ XX, loại hình tác giả này có những đặc trng độc đáo. Mỗi giai đoạn gắn với một bối cảnh xã hội đặc thù, sáng tác của nhà nho tài tử sẽ bộc lộ những đặc điểm riêng. Vào nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong chế độ thực dân nửa phong kiến, nhóm nhà nho tài tử xuất hiện trở lại. Kiểu tác giả nhà nho tài tử ở giai đoạn chuyển tiếp này tỏ ra hết sức độc đáo với nhiều hiện tợng mới mẻ. Chu Mạnh Trinh, Dơng Lâm, Dơng Khuê, Trần Tế Xơng, Tản Đà đều đợc các nhà khoa học, nhà phê bình văn học tìm hiểu, nghiên cứu trong nhiều công trình chuyên luận, báo cáo khoa học. ở mức độ khái quát hơn, Nguyễn Lộc trong giáo trình " Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX)" đã chia các nhà nho tài tử nửa sau thế kỷ XIX thành hai xu hớng chính. Thứ nhất là khuynh hớng văn học tố cáo hiện thực với tác giả tiêu biểu: Trần Tế Xơng. Thứ hai là khuynh hớng văn học hởng lạc thoát ly, với nhóm nhà thơ Dơng Lâm, Dơng Khuê, Chu Mạnh Trinh. Tuy nhiên sự đánh giá của tác giả Nguyễn Lộc về nhóm nhà nho tài tử này có một số điểm cha thỏa đáng. Ông viết: Trên bối cảnh chung là sự thất bại của phong trào chống Pháp và việc đặt ách thống trị của thực dân Pháp lên đất nớc ta, các nhà thơ thuộc khuynh h- ớng hởng lạc thoát ly vốn là những ngời xuất thân từ tầng lớp quan lại suy tàn, mang sẵn tâm lý tùy thời . Họ làm quan là để có điều kiện thỏa mãn cuộc sống hởng lạc cá nhân, và sáng tác cũng là một cách để thỏa mãn cuộc sống ấy. Trong thơ văn của họ, thỉnh thoảng cũng có bài nói đến thời thế, ngụ một chút tâm sự, xa gần đả kích một thói xấu, hoặc đeo đuổi hình bóng của ngời đẹp ngày xa. Nhng chủ yếu là nói về cuộc sống ăn chơi của họ ở các nhà chứa, nhàđầu [26, tr604] Đến đầu thế kỷ XX, Tản Đà đợc nghiên cứu vừa với t cách cá nhân vừa với t cách một đại diện cuối cùng của loại hình nhà nho tài tử. Ông là một điển hình văn học giao thời 1900-1930. Rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu hiện tợng văn học độc đáo này. Riêng Trần Ngọc Vơng dới cái nhìn loại hình đã đánh giá: Trong môi trờng thành thị, hợp pháp, sáng tác của Tản Đà là sáng tác của một nhà nho tài tử .càng về cuối Tản Đà càng bộc lộ rõ những hạn chế cơ bản của một dòng văn học cũng bị phủ định. Sáng tác của Tản Đà đã tuân theo quy luật vận động dẫn đến tàn cục của dòng văn học cũ [65, tr427]. Nh vậy, Tản Đà mang đầy đủ đặc trng, bi kịch của loại hình nhà nho tài tử đầu thế kỷ XX. Tổng quan hơn, Trần Ngọc Vơng trong công trình Loại hình học tác giả văn học, nhà nho tài tửvăn học Việt Nam đã đề cập tới văn học của nhà nho tài tử giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Song, tác giả mới chỉ dừng lại trong việc xem xét khả năng tồn tại, phản ứng của lớp nhà nho tài tử "cuối mùa" ở vào hoàn cảnh xã hội mới. Kết thúc phần viết của mình, Trần ngọc Vơng 5 nhận xét: "Việc duy trì mạch văn chơng cuối thế kỷ XIX với tác giả Chu Mạnh Trinh, Dơng Khuê . đáng đợc ghi nhận lại một cách công bằng" [64,tr192]. Đến đầu thế kỷ XX, khả năng tồn tại của loại hình tác giả này đợc tác giả nhận định: Sự biến dạng của văn chơng tài tử trong môi trờng xã hội t sản hóa vẫn không giúp họ kéo dài đợc bao lăm vận mệnh của đẳng cấp mình, bởi đó là "Cái chết đã đợc báo trớc". Với t cách một mẫu ngời trí thức truyền thống và một loại hình tác giả văn học, nhà nho tài tử đi dần vào chung cục [64, tr193] Nh vậy, các công trình nghiên cứu vẫn cha đi sâu khai thác đặc trng cụ thể của loại hình tác giả nhà nho tài tử giai đoạn "cuối mùa". Vì thế, hiện tợng văn học này còn có nhiều ẩn số đòi hỏi sự khám phá. 2.3 Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những ngời đi trớc, luận vănthể nói là công trình thực sự đi sâu, tập trung nghiên cứu đặc điểm kiểu tác giả nhà nho tài tử "cuối mùa" trong văn học Việt Nam với một cái nhìn hệ thống, và với t cách là vấn đề có tính chuyên biệt. 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi giới hạn của đề tài 3.1. Đối tợng nghiên cứu Đối tợng nghiên cứu của luận văn là: Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. 3.2. Phạm vi, giới hạn của đề tài 3.2.1. Luận văn khảo sát sáng tác của các nhà nho tài tử giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Từ đó luận văn đi vào phân tích, luận giải, xác định những đặc điểm độc đáo mang tính loại hình trong sáng tác nghệ thuật của lớp nhà nho tài tử cuối mùa này. 3.2.2. Tài liệu mà luận văn dựa vào để tìm hiểu, khảo sát chủ yếu là các cuốn: - Chu Mạnh Trinh, thơ và giai thoại của Lê Văn Ba, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 1999. - Xơng-tác phẩm, giai thoại do Đỗ Huy Vinh - Mai Anh Tuấn - Nguyễn Văn Huyền su tầm, Nxb Hội văn học nghệ thuật, Hà Nam Ninh, 1986. - Tuyển tập thơ ca trù do Ngô Linh Ngọc - Ngô Văn Phú biên soạn và giới thiệu, Nxb Văn học Hà Nội, 1987. - Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX do Huỳnh Lý chủ biên và giới thiệu, Nxb văn học, Hà Nội, 1976. - Thơ văn yêu nớc nửa sau thế kỷ XIX do Nhiều tác giả biên soạn, Nxb văn học Hà Nội, 1976. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đa ra cái nhìn tổng quan về kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam và đóng góp của họ cho lịch sử văn học dân tộc. 6 4.2. Khảo sát, phân tích và xác định Đặc điểm kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trên phơng diện cảm quan nghệ thuật và sự tự thể hiện của cái tôi tác giả. 4.3. Khảo sát, phân tích và xác định Đặc điểm kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trên phơng diện thể loại, giọng điệu, và ngôn ngữ sáng tác. Cuối cùng rút ra một số kết luận về đặc điểm kiểu tác giả nhà nho tài tử cuối mùa này. 5. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phơng phơng pháp chính: Phơng pháp phân tích - tổng hợp, phơng pháp thống kê - phân loại, phơng pháp so sánh - loại hình, phơng pháp cấu trúc - hệ thống để giải quyết vấn đề. 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp Thực hiện đề tài với những nhiệm vụ và quan điểm, phơng pháp nghiên cứu trên đây, luận văn của chúng tôi là công trình thực sự đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này một cách có tính hệ thống, toàn diện. Hy vọng luận văn sẽ tìm và xác định đúng đặc trng độc đáo của kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đợc triển khai trong ba chơng: Chơng 1: Nhà nho tài tử trên những chặng đờng cuối cùng của văn học nhà nho. Chơng 2: Cảm quan nghệ thuật và sự tự thể hiện cái tôi tác giả Chơng 3: Thể loại, giọng điệu và ngôn ngữ sáng tác Chơng 1 Kiểu tác giả nhà nho tài tử trên những chặng đờng cuối cùng của văn học nhà nho 1.1. Văn học nhà nhovấn đề phân loại loại hình tác giả nhà nho trong văn học Việt Nam 1.1.1. Một số giới thuyết về phạm trù tác giả văn họcvăn học nhà nho Khái niệm tác giả văn học 7 Khi đề cập đến phạm trù tác giả, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy tầm quan trọng hàng đầu của nó trong việc xác định tiến trình văn học. Phạm trù tác giả là phạm trù hạt nhân đóng vai trò trung tâm tổ chức và thống nhất các mối quan hệ văn học. Xung quanh vấn đề này đã có nhiều ý kiến tuy khác nhau nhng đều thống nhất. Các nhà nghiên cứu có uy tín, tiêu biểu nh Bakhtin, V.Vinôgrađôp, M.Khrapchencô, v.v . Có những quan niệm rất xác đáng về vấn đề tác giả. ở Việt Nam, khoảng vài ba thập kỷ qua, cũng đã có một số công trình nghiên cứu theo h- ớng ấy đã chứng tỏ đợc tính thuyết phục. Về khái niệm tác giả văn học, theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: Nhìn bề ngoài, tác giả là những ngời làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác giả văn học là ngời làm ra cái mới, ngời sáng tạo ra các giá trị văn học mới . Xét về mặt xã hội, tác giả văn học là ngời có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc. Đó là ngời phát biểu một t tởng mới, quan niệm mới, một cách hiểu mới về các hiện tợng đời sống, bày tỏ một lập trờng xã hội và công dân nhất định. Xét về đặc trng tác giả văn học là ngời xây dựng thành công hình tợng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại đợc trong sự cảm thụ thích thú của ngời đọc. Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học ngời xây dựng đợc một ngôn ngữ nghệ thuật mới có phong cách, giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tợng đặc trng riêng [18, tr242] M.Bakhtin cho rằng tác giả là: Trung tâm tổ chức nội dung - hình thức của cái nhìn nghệ thuật. Thế giới của cái nhìn nghệ thuật là thế giới đợc tổ chức, đợc chỉnh đốn, đợc hoàn thành xuyên qua tính hiện hữu và ý nghĩa xung quanh một con ngời cụ thể, nh là một trờng giá trị. Chúng ta nhìn thấy xung quanh ngời ấy các yếu tố vật thể và tất cả các quan hệ - không gian, thời gian, ý nghĩa đã trở nên có ý nghĩa nghệ thuật nh thế nào. Sự định hớng giá trị và sự cố kết, lèn chặt thế giới xung quanh đã tạo nên thực tại thẩm mỹ của anh ta nhằm phân biệt với thế giới nhận thức và đạo đức [51, tr434] M.Bakhtin nhận thấy rằng chức năng của ngời nghệ sỹ là tạo ra cái nhìn nghệ thuật và hình thức nghệ thuật: Tôi tìm thấy mình trong hình thức, tìm thấy tính tích cực tạo hình thức có giá trị sinh sản của mình trong đó, tôi tìm thấy một cách sống động sự vận động sáng tạo khách thể của mình, không chỉ trong hành vi sáng tác, biểu diễn, mà cả trong cảm thụ tác phẩm nghệ thuật [51, tr111] Với t cách là tác giả, nghệ sỹ có một quan hệ nhất định với thế giới vật liệu đời sống sẽ tạo thành thế giới nghệ thuật của anh ta, có thái độ nhất định đối với ngôn ngữ mà anh ta sử dụng, có thái độ với nhân vật của mình và các đặc điểm tài năng của chính mình. Mỗi tác phẩm nghệ thuật sẽ in đậm dấu ấn chủ quan, cá tính 8 sáng tạo của ngời nghệ sỹ. Căn cứ vào chất lợng t tởng, nghệ thuật của các tác phẩm, ngời ta đánh giá tầm cỡ và vị trí của tác giả ấy. Trong việc quyết định chất lợng nghệ thuật của ngời nghệ sỹ thì ý thức cá tính đóng tầm quan trọng rất lớn. Nhng nh thế không có nghĩa mỗi tác giả nh một khoảng trời riêng tách bạch nhau. Giữa họ luôn tồn tại mối liên hệ trớc cùng một hiện thực cuộc sống, cùng một nỗi lòng, một cảm quan nghệ thuật . Đặc biệt là các tác giả cùng thời. Cái khác, cái riêng biệt chính ở chỗ cách họ thể hiện đề tài, chủ đề đó nh thế nào. Còn lại, dẫu sao giữa các tác giả thơ văn sẽ có những ngời cùng chung một con mắt, một tấm lòng khi nhìn về thế giới và nhìn nhận chính bản thân mình. Tổng hòa tất cả những đặc điểm loại hình trong các quan hệ và thái độ đó sẽ tạo thành một kiểu tác giả nhất định trong lịch sử văn học thuộc một loại hình nhất định. Vấn đề tác giả và loại hình tác giả hiện nay đang đợc giới nghiên cứu quan tâm. Nó là vấn đề có ý nghĩa khoa học cấp thiết trên nhiều phơng diện. Khái niệm văn học nhà nho Trong văn học việt Nam, tác giả với t cách là một phạm trù văn học và mang tính loại hình đậm nét từng tồn tại với những quy luật thành tạo riêng. Tơng ứng với một loại hình tác giả sẽ là một loại hình văn học. Đặc biệt đối với văn học Việt Nam trung đại, văn học nhà nho và loại hình tác giả nhà nho giữ vai trò hết sức quan trọng. Cha xa cái thời mà ngời Việt Nam coi chữ Hán là chữ ta, coi thơ văn, phú, lục mới là văn chơng. Có thể nói, đối với Việt Nam, ảnh hởng của văn hóa Trung Quốc, của Nho giáo thật sâu sắc và toàn diện. ở phạm vi văn học, Nho giáo có ảnh hởng lớn, quyết định đặc trng sáng tạo. Nó đã tạo nên một loại hình văn học nghệ thuật, đó là văn học nhà nho. Văn học nhà nhovăn học của những tác giả Nho gia. Nho gia là những trí thức phong kiến đợc đào tạo theo nho học. Họ đi học, đi thi, cầu mong sự đỗ đạt để ra làm quan. Các tác giả Nho gia rèn luyện kỹ xảo viết văn, trau chuốt hơi thơ Đờng, giọng phú Hán, câu đối trớc hết là để thi cử. Sau đó làm thơ văn để xớng họa, thù tạc, ngâm vịnh. Sáng tác của họ có quan hệ chặt chẽ với Nho giáo. Nho giáo ảnh hởng trực tiếp đến văn học qua quan niệm, thế giới quan, hệ thống thể loại . Vì vậy, tính quy phạm, khuôn thớc của văn học nhà nho rất cao. Nó giữ vai trò quyết định tạo nên một phạm trù thi pháp: thi pháp văn học Việt Nam trung đại. Tuy mỗi tác giả đều có ý thức tạo nên phong cách riêng, nhng nhìn chung sáng tác của họ cha vợt ra khỏi phạm trù thi pháp ấy. Văn học nhà nho và loại hình tác giả Nho gia phát triển, tồn tại với những quy luật sáng tạo riêng. Luận văn sẽ đi vào tìm hiểu vấn đề phân loại loại hình tác giả văn học Việt Nam trung - cận đại nói chung, loại hình tác giả nhà nho nói riêng. 1.1.2. Vấn đề phân loại loại hình tác giả văn học Việt Nam trung - cận đại Trong vài thập kỷ gần đây, những cố gắng tìm kiếm các phơng pháp tiếp cận đối tợng một cách khách quan hơn, khoa học hơn đã làm xuất hiện và phát triển một số định hớng mới về nghiên cứu văn học: loại hình học, thi pháp họcvăn 9 học so sánh. Trong các công trình nghiên cứu loại hình học, cả về mặt lý thuyết lẫn lịch sử, đã có nhiều công trình loại hình học về phong cách, loại hình học về thể loại, loại hình học nhân vật . Tuy nhiên lại rất ít ngời để ý đến một lý lẽ hiển nhiên của sự vật: sự khác biệt giữa các trào lu, trờng phái, khuynh hớng, phong cách . đến cả sự khác nhau trong hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn lại có nguồn gốc trớc hết ở sự khác biệt trong chính bản thân đội ngũ tác giả. Sự khác biệt mang tính loại hình giữa các chủ thể sáng tạo cần đợc coi là một trong những tiêu chí định tính, và các nhà nghiên cứu, các nhà làm lịch sử văn học buộc phải tính đến nó khi phân kỳ các tiến trình lịch sử văn học, khi xác định các trào lu, các trờng phái, chủ nghĩa . trong văn chơng [64, tr18] Nh vậy phạm trù tác giả cũng đợc tồn tại trong tính loại hình của nó. Loại hình (Pattern) là tập hợp các sự vật, hiện tợng cùng có chung những đặc điểm nào đó. Loại hình học là khoa học nghiên cứu về loại hình. Loại hình trở thành khái niệm cơ bản, cơ sở của phơng pháp nghiên cứu khoa học dựa trên những đặc điểm cùng loại hình của đối tợng nhận thức nhằm để tập hợp hoặc phân chia chúng. Trong tình hình nghiên cứu hiện nay, phơng pháp loại hình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính nhờ phạm trù này mà ngời nghiên cứu có thể phân loại, tập hợp các hiện tợng phức tạp của đời sống. Phơng pháp này có ý nghĩa quan trọng khi ngời ta đối diện với vấn đề tơng quan giữa cái chung và cái cá biệt xuất hiện trong nghiên cứu quá trình văn học. M. Khrapchenkô trong công trình nghiên cứu Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học đã xác định mục đích của phơng pháp loại hình là tìm hiểu những nguyên tắc và những cơ sở cho phép nói tới tính cộng đồng nhất định về văn học thẩm mỹ, tới việc một hiện tợng nhất định thuộc về một kiểu, một loại hình nhất định. Với vai trò nh thế, phơng pháp loại hình không chỉ dùng cho văn học mà cả các ngành khoa học khác. Theo Trần Đình Sử, tơng ứng với một kiểu văn học thì có một kiểu tác giả sáng tạo ra nó. Tuy nhiên một tác giả lớn vẫnthể sáng tác theo nhiều kiểu khác nhau. Vậy, kiểu tác giả sẽ đợc xác định nh thế nào? Tùy theo tiêu chí loại hình cụ thể mà ngời nghiên cứu có thể phân chia hoặc khái quát thành những kiểu tác giả khác nhau. Nếu xuất phát từ cái nhìn loại hình - trào lu, phơng pháp sáng tác thì có thể nghiên cứu kiểu tác giả chủ nghĩa hiện thực, lãng mạn, hiện đại. Nếu xuất phát từ cái nhìn loại hình - thể loại sáng tác sẽ có loại hình tác giả thơ, truyện, kịch. Dựa vào lịch sử có kiểu tác giả trung đại, hiện đại. Cũng có thể xuất phát từ cái nhìn loại hình - ý thức hệ, t tởng, văn hóa v.v . để khái quát các kiểu tác giả. Trong thời kỳ trung đại, văn học tồn tại với những đặc trng riêng. Văn học trung đại dù ở phơng Đông hay phơng Tây đều mang đậm tính quy phạm. B.L Riptin từng nhận xét: Tác giả trung đại, dù ở phơng Đông hay phơng Tây, trong một mức độ lớn đều xây dựng tác phẩm của mình bằng những công thức tu từ và cốt truyện có sẵn [49, tr112]. Có thể thấy, các tác giả văn học trung đại trong mức 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan