Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử văn hóa hàm rồng thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học

82 1.5K 8
Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử   văn hóa hàm rồng thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ ----------***--------- LÊ THỊ LAN ANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNGTHANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC Vinh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ ----------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNGTHANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hải Lý Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lan Anh Lớp: 48B2 – Du lịch Mã số sinh viên: 0756063633 Vinh – 2011 LỜI CẢM ƠN Đề tài này được thực hiện có sự tạo điều kiện, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân trong suốt quá trình sưu tầm và xác minh tư liệu.Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ quản lý Thư viện Trường Đại học Vinh, Thư viện Nghệ An, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Ban quản lý khu di tích Hàm Rồng, Thư viện tỉnh Thanh Hóa cùng các thầy cô giáo và bạn bè. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Lê Thị Hải Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Chắc chắn rằng khóa luận này còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Hội Đồng khoa học, các thầy cô giáo khoa Lịch Sử, Trường Đại học Vinh và tập thể lớp 48B2 Du Lịch khoa Lịch Sử, niên khóa 2010-2011. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Vinh, tháng 5 năm 2011 Tác giả DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT Khu du lịch văn hóa KDLVH Hội đồng quản trị HĐQT Cổ phần CP Trách nhiệm hữu hạn TNHH Uỷ ban nhân dân UBND Hội đồng nhân dân HĐND Công nghiệp hóa CNH Hiện đại hóa HĐH MỤC LỤC 1.Lí do chọn đề tài .6 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài .9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 5. Mục đích nghiên cứu .10 6. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 10 7. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài 10 8. Kết cấu khóa luận 11 PHẦN NỘI DUNG 12 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THANH HÓA .12 VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNG 12 1.1. Thành phố Thanh Hóa – những nhận định tổng quát 12 1.2. Khái quát khu di tích lịch sử -Văn hóa Hàm Rồng .21 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH .31 CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNG .31 2.1. Giá trị của khu di tích Hàm Rồng đối với phát triển du lịch xứ Thanh .31 2.2. Vai trò, vị thế của khu di tích Hàm Rồng trong sự phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hoá .37 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng .39 2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của khu di tích Hàm Rồng trong thời gian tới 56 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 58 KHU DI TÍCH HÀM RỒNG TRONG TƯƠNG LAI 58 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng 59 3.2. Một số giải pháp tạo hướng phát triển du lịch của khu di tích Hàm Rồng trong tương lai. .62 PHẦN KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .79 PHẦN PHỤ LỤC 81 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Du lịch là một hoạt động bắt đầu xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển cho đến nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển nhanh chóng và được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”. Ngày nay ngành du lịch đã được rất nhiều quốc gia đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ở nước ta, ngành du lịch đã được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện phát triển trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có mức tăng trưởng cao, nhất là trong những năm gần đây, khi thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế và chính sách đối ngoại với phương châm hết sức năng động của Đảng ta: “Việt Nam là bạn của tất cả các nước”. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển kinh tế du lịch xứng đáng với vị trí, vai trò của ngành du lịch lại càng trở nên cần thiết. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18-25/4/2006) đã chỉ rõ: "Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống trong đó có du lịch. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch". Thanh Hoá là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của cư dân Việt cổ, nơi có nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, đồng thời là nơi phát tích của 3 triều vua, hai dòng chúa, có truyền thống văn hóa, lịch sử chống giặc ngoại xâm lâu đời, có nhiều cảnh quan, di tích lịch sử văn hóagiá trị. Không những vậy Thanh Hóa còn là địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa truyền thống có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước như dân tộc Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Thổ … Thanh Hóa còn được xem là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi đây không chỉ có sự trù phú bởi điều kiện tự nhiên, mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà và cũng là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử như: Lê Phụng Hiểu, một võ tướng có công lớn với vua Lý, người duy nhất được hưởng lộc “thác đao điền”, khi mất trở thành một vị thánh - Thánh Bưng, Thánh Tến, được thờ phụng và hàng năm tổ chức nghi lễ có trò Chèo Chải ở Hoằng Sơn quê Ông; như Nguyễn Hữu Cảnh, người đất Hà Trung, có công lớn trong việc chinh phục Chiêm Thành, Chân Lạp, làm trấn thủ nhiều vùng phiên trấn ở phương Nam; như Đào Duy Từ, một người văn võ song toàn, vừa là tác giả của cuốn binh thư Hổ trướng khu cơ, bàn về việc xây đắp thành, vừa là một nhà nghệ thuật sân khấu với các vở tuồng nổi tiếng, phụ trách nhà hát tuồng thời chúa Nguyễn [12,17] …góp công lớn trong sự 7 nghiệp dựng nước và giữ nước. Đồng thời còn là nơi lập nên những kỳ tích vang dội lừng lẫy như : chiến khu Ngọc Trạo, trận địa pháo Hàm Rồng. Có thể nói tất cả những điều kiện trên là tiềm năng quý của tỉnh cần được khai thác để phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên sự phát triển du lịch của Thanh Hóa trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, quy mô phát triển du lịch vẫn ở mức độ nhỏ bé, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, hiệu quả khai thác trong kinh doanh du lịch chưa cao. Đặc biệt là khu Di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng, với hệ thống di tích phong phú, đa dạng xứng đáng là trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Nhưng hiện nay chưa được khai thác, đầu tư một cách hợp lý dẫn đến tình trạng các tài nguyên bị bỏ phí, không mang lại hiệu quả trong kinh doanh du lịch. Nếu không nghiên cứu một cách cụ thể, không đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và thực trạng để đề ra định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch thì không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn gây ra tác động rất lớn đối với môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Vì vậy việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh nói chung, khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng nói riêng phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch mà còn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bản thân là một sinh viên ngành Du lịch, là một người con của quê hương Thanh Hóa, tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng Thanh Hóa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh nói chung và của khu Di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng nói riêng. 8 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Có thể nói trong những năm qua việc phát triển khu di tích Hàm Rồng đã gây được sự chú ý, quan tâm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Bởi vậy đã có rất nhiều các chỉ thị, Nghị quyết, công văn từ trung ương đến địa phương, nhiều mô hình du lịch hấp dẫn, sáng tạo, độc đáo đã trở thành điểm sáng về du lịch trên phạm vi cả nước. Xin đơn cử một số công trình sau: - Ban quản lý di tích & Di tích Thanh Hóa (2004), Thanh Hóa di tích danh thắng, Nxb Thanh Hóa. Trong đó tác giả đề cập đến hệ thống di tích, danh thắng của tỉnh Thanh Hóa. - Hoàng Tuấn Phổ (2009), Hùng Thiêng sông núi Hàm Rồng, Nxb Thanh Hóa. Tác giả đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của Hàm Rồng từ xưa đến nay. Tuy nhiên trong thực tế chưa có một công trình nghiên cứu tiêu biểu nào về thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích Hàm Rồng Thanh Hóa. Chính điều đó đã thôi thúc tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu để vừa tập sự nghiên cứu khoa học, vừa góp phần từng bước đẩy nhanh sự phát triển du lịch của tỉnh nhà trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịchkhu Di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ khu Di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng Thanh Hóa. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau: - Khái quát về thành phố Thanh Hóa và vị thế của khu di tích đối với hoạt động phát triển du lịch. - Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch của khu di tích. 9 - Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch của khu di tích Hàm Rồng. 5. Mục đích nghiên cứu Nhằm phát huy tốt các các yếu tố nội lực, tăng cường liên kết vùng miền để đưa du lịch Thanh Hóa phát triển nhanh, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia. Qua đó, nhằm quảng bá giới thiệu với các địa phương khác trong, ngoài tỉnh một mô hình du lịch mới, sáng tạo, hiệu quả theo hướng chuyên nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Hàm Rồng Thanh Hóa. 6. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu - Nguồn tài liệu : Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thu thập các tài liệu trên mạng internet, thư viện tỉnh Thanh Hóa, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa, những chủ trương chính sách của nhà nước và của tỉnh. Ngoài ra, đề tài còn có sự kế thừa có chọn lọc những tài liệu có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài này trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế + Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu. + Phương pháp thống kê 7. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài Đề tài hướng tới làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành Du lịch, đưa ra cái nhìn tổng quát về giá trị, thực trạng khai thác hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tế ở phường Hàm Rồng và nhiều địa phương khác trong cả nước về vấn đề phát triển du lịch trong tương lai. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan