Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn

101 1.4K 6
Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN ĐỨC DŨNG ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÒNG TIM TRONG TỤC NGỮ CA DAO DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 60.22.01 Người hướng dẫn khoa học GS.TS Đỗ Thị Kim Liên VINH – 2011 2 MỤC LỤC Trang 2 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn này, trước hết cho phép chúng tôi xin chân thành cảm ơn Giáo Sư, Tiến Đỗ Thị Kim Liên, người đã hướng dẫn chỉ bảo cho chúng tôi thấy sự giản dị, minh bạch trang trọng của ngôn ngữ học. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Tiến Nguyễn Văn Bằng, người đã dành thời gian quý báu đóng góp cho bài viết cùa chúng chúng tôi; xin cảm ơn các thầy cô giáo ngữ văn trường Đại học Vinh đã truyền thụ kiến thức cho chúng tôi; xin cảm ơn quý ban lãnh đạo các bạn đồng nghiệp trường Đại học Sài Gòn đã cổ vũ chúng tôi trong học tập. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2012 Tác giả Nguyễn Đức Dũng 3 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Tục ngữ ca dao là kho tàng văn học quý giá của nhiều dân tộc, trong đó có cả người Việt. Đến với tục ngữ, ca dao, từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã đi vào tiếp cận chúng từ nhiều phương diện khác nhau: văn học, triết học, đạo đức, ngôn ngữ, đặc biệt là lối tri nhận mang đặc thù văn hóa của người Việt. Trong tục ngữ, ca dao còn chứa đựng những trầm tích văn hóa mà nếu đi sâu giải mã những yếu tố ngôn ngữ cấu thành tục ngữ, ca dao, chúng ta sẽ có thêm cơ sở khoa học để hiểu một cách đầy đủ văn hóa Việt, văn hóa phi vật thể, văn hóa biểu tượng. 1.2 Từ lòng từ tim là hai từ được sử dụng rộng rãi trong văn bản viết lẫn trong đối thoại hàng ngày. Đặc biệt trong tục ngữ, ca dao, chúng được sử dụng không còn chỉ những "vật" cụ thể - bộ phận cơ thể người-mà trở thành biểu tượng của thế giới bên trong con người, thế giới nội tâm. Trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ, không biết từ lúc nào, hai từ này đã được người Việt gửi gắm vào đấy tiếng nói tình cảm của mình mà chỉ có bằng cảm thức văn hóa Việt, người đó mới cảm nhận được cái sâu sắc, cái hay, sự rung động về giá trị ngữ nghĩa của chúng, nói một cách khác, người đó có sự duy đúng về cái “không thấy”này. Thật khó giải thích ngay từ khi còn bé, con trẻ đã cảm nhận được cái nghĩa trong câu ca dao “Một lòng thờ mẹ kính cha” mà không hề có những vật hiện hữu nào, từ nào làm rõ nghĩa cho từ lòng ở đây, nếu không phải là cảm thức văn hóa. Trong thực tế, chắc cũng không cần một lời giải thích đầy đủ nào để đứa trẻ thỏa mãn được nếu như không phải chính nó. Ngoài ra, ta gặp những cách nói Lòng vả cũng như lòng sung; Lòng trâu cũng như dạ bò (tục ngữ); Lòng đá thắm, dạ vàng phai/ Hơi đâu theo đuổi đường dài uổng công; Lòng em còn đợi còn chờ/ Sao em rứt nghĩa bao giờ không hay (Ca dao)… càng gợi lên cái bề rộng ngữ nghĩa từ này. 4 5 Việc đi sâu tìm hiểu ngữ nghĩa của hai từ lòng tim dưới góc nhìn của ngôn ngữ chức năng hay cấu trúc dường như chưa đủ, có cái gì đấy quá khách quan mà thiếu đi yếu tố nhận thức bên trong của con người cụ thể - yếu tố văn hóa. Chính vì lẽ đó, đề tài chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa của từ lòng từ tim trong tục ngữ ca dao dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tục ngữ, cao dao là đối tượng thu hút hiều sự quan tâm của giới nghiên cứu với tên tuổi của các tác giả như: Vũ Ngọc Phan (1978), Đinh Gia Khánh (1998), nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975), Hoàng Tiến Tựu (1999), Nguyễn Thái Hòa (1997), Nguyễn Quí Thành (1998), Phan Thị Đào (2001), Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Nguyễn Xuân Kính (2002), Đỗ Thị Kim Liên (2006), Nguyễn Văn Nở (2006), Nguyễn Đức Tồn (2008)… Các tác giả này đã đi vào khai thác, tìm hiểu những vấn đề nội dung tưởng, quan niệm triết lý nhân sinh, thi pháp… vấn đề hình thức, mô típ, cấu trúc… Có nhiều bài viết, luận văn, chuyên khảo về tục ngữ, ca dao được công bố rộng rãi. Gần đây, những từ ngữ chỉ người, vật trong ca dao, tục ngữ Việt có sắc thái tình cảm, đời sống bên trong, đời sống tâm linh Việt được đi sâu nghiên cứu. Chúng không chỉ được khảo sát về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa từ vựng, ngữ pháp… mà còn được nghiên cứu từ phương diện văn hoá Việt. Hà Quang Năng (1997) với bài viết Hình ảnh con trâu trong thành ngữ, tục ngữ ca dao Việt Nam, trong tạp chí Ngôn Ngữ Đời Sống, số 1 đã phân tích miêu tả một cách đầy đủ về biểu tượng con trâu gắn với đời sống vật chất tinh thần của người Việt trên cứ liệu thành ngữ, tục ngữ, ca dao. 5 6 Cũng về “con trâu”, Phạm Văn Thấu (1997), với bài Con Trâu trong tâm thức người Việt qua tục ngữ ca dao đã có kết luận “Tâm thức Việt Nam in đậm hình ảnh con trâu. Với mỗi người dân Việt từ tấm bé, con trâu đã gần gũi, gắn bó hằng ngày từ ngày xửa ngày xưa” Năm 2000, Hoàng Văn Khoáng trên báo Giáo dục thời đại, số Xuân Canh Thìn, có bài viết Rồng có thực hay huyền thoại? Trí Sơn (2001) với bài Con rắn trong tâm thức người Việt qua thành ngữ tục ngữ. Bên cạnh các công trình nghiên cứu qua hình ảnh các con vật, còn có các công trình tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam qua hình ảnh các cây cỏ có trong ca dao tục ngữ Việt. Đỗ Thị Kim Liên (2009), trường ngữ nghĩa về “cây lúa” các sản phẩm từ lúa phản ánh đặc trưng văn hoá lúa nước trong tục ngữ người Việt. Đặc biệt từ 2005 trở lại đây, với sự phát triển mạnh của ngôn ngữ học tri nhận, mà lý thuyết đại cương phương pháp luận đã được hai tác giả trình bày một cách tường minh trong tác phẩm của mình. Tác giả Trần Văn Cơ (2006) với cuốn Ngôn ngữ học tri nhận đã giới thiệu lí thuyết tri nhận trên thế giới ảnh hưởng của lí thuyết này ở Việt Nam. Lý Toàn Thắng (2009), với cuốn Ngôn ngữ học tri nhận. Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, một hướng nghiên cứu mới đã được mở ra cho việc khảo sát các từ ngữ Việt có tính biểu tượng chiều dày văn hoá như bánh chưng, bánh giầy, số phận, cây tre, cây đa, cây chuối, sông, đò . Cũng chính lý thuyết này đã gợi ý cho chúng tôi khảo sát từ lòng tim dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Từ lòng tim xuất hiện trong phát ngôn của đời sống người Việt có tần số đáng kể. Qua quá trình tìm hiểu bước đầu, chúng tôi thấy đây là hai từ rất giàu sắc thái, tình cảm văn hoá Việt. Hai từ này khá quen thuộc với mọi lứa tuổi của người Việt, đời sống Việt. Khi điểm lại lịch sử vấn đề, chúng tôi 6 7 chưa thấy một công trình nào đi sâu nghiên cứu hai từ lòng tim như môt chuyên khảo từ góc nhìn của ngôn ngữ học truyền thống cũng như ngôn ngữ học tri nhận. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lòng tim trong phạm vi liệu tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận với hy vọng đưa ra được một bức tranh tương đối đầy đủ về ý niệm của người Việt đối với hai từ lòng tim. 3. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn hai từ lòng từ tim từ bộ sưu tập Kho tàng tục ngữ người Việt Kho tàng ca dao người Việt của các soạn giả: Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nguyễn Thúy Loan, Phạm Lan Hương, Nguyễn Luân in năm 2002, Nxb Văn hóa - Thông tin làm đối tượng nghiên cứu. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn hướng đến thực hiện những nhiệm vụ sau: - Thống kê, phân loại những câu tục ngữ ca dao chứa từ tim lòng. Bước đầu, chúng tôi đã thống kê được 507 câu chứa hai từ này. - Phân tích ý niệm (ẩn dụ tri nhận), xác lập ra những đặc điểm ngữ nghĩa của những phát ngôn chứa từ lòng từ tim qua từ điển. - Rút ra những đặc trưng ngữ nghĩa của từ lòng từ tim dưới góc nhìn tri nhận. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 7 8 4.1 Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại Bước đầu chúng tôi đã thống kê số lượng 507 phát ngôn có chứa từ lòng tim. Sau đó, chúng tôi tiến hành phân loại chúng theo các tiểu nhóm đi sâu phân tích, miêu tả các tiểu nhóm đó. 4.2 Phương pháp miêu tả Dựa vào kết quả thống kê, phân loại các phát ngôn có chứa từ lòng tim, chúng tôi đi vào miêu tả ý niệm dẫn đến ngữ nghĩa của các phát ngôn thuộc những nhóm ngữ nghĩa khác nhau đã phân loại được. 4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu Trên những nét đặc trưng rút ra được từ các phát ngôn chứa từ lòng từ tim trong tục ngữ, ca dao, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu các tiểu nhóm ngữ nghĩa, qua đó rút ra nào là yếu tố cơ sở thuộc cảm thức văn hóa của người Việt. 5. Cái mới của đề tài Có thể xem đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu ngữ nghĩa của từ lòng từ tim dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm ba chương. Chương 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài Chương 2: Đặc điểm cấu tạo những ý niệm, nhận thức văn hoá trong phát ngôn tục ngữ ca dao chứa từ lòng từ tim Chương 3: Phân loại ngữ nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ chứa từ lòng, tim dưới góc nhìn tri nhận 8 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI 1.1 Nhận diện về tục ngữ, ca dao 1.1.1. Phân biệt tục ngữ thành ngữ Từ trước đến nay, có nhiều ý kiến của những tác gải khác nhau bàn về tiêu chí nhận diện tục ngữ thành ngữ. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí cơ bản nhận diện thành ngữ, tục ngữ để lấy đo lam cơ sở cho việc phân loại hai đối tượng này. Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn. Về cấu tạo, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh. Về ý nghĩa, thành ngữ mang nghĩa hình ảnh, nghĩa khái quát có giá trị tương đương từ: Áo rách, quần manh; Ăn trắng, mặc trơn; Ăn trên, ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; bể, chim ngàn; Bụng đói, cật rét . Còn tục ngữ lại nêu lên những kinh nghiệm: Chó cắn áo rách; Bệnh quỷ thuốc tiên; Người chửa, cửa mả; Bồi ở lở đi; Ai đắp người ấy ấm mồ… Hầu hết, thành ngữ, tục ngữ đều do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có những thành ngữ, tục ngữ rút ra từ các thi phẩm, hoặc rút từ ca dao - dân ca ra. Như vậy, tục ngữ được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm về tự nhiên xã hội: Chết đuối vơ phải cọng rơm; Múa rìu qua mắt thợ; Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa. Trong tục ngữcả thành ngữ: Chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi, thì xỏ chân lỗ mũi là thành ngữ. 1.1.2 Phân biệt tục ngữ ca dao Ca dao là một thuật ngữ Hán-Việt. Ca dao là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng được phổ biến rộng rãi 9 10 trong nhân dân. Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là nói về chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người, trong đó một mảng ca dao chủ yếu nói về tình yêu nam nữ. Ngoài ra, tìm hiểu ca dao chúng ta sẽ thấy được tính chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo, tính triết lí, đạo làm người. Còn tục ngữ, như đã trình bày ở mục 1.1.1, là sự đúc rút những kinh nghiệm trong đời sống tự nhiên đời sống xã hội, tác động đến nhận thức của mọi người nói chung. Về hình thức, ca dao tục ngữ cũng khác nhau. Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi tai, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu cân đối, có vần vẻ, ngắn gọn: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Làm phúc phải tội; Lươn ngắn chê chạch dài; Cần xuống muống lên. Tục ngữ có số lượng lớn nhất là 20 âm tiết, ít nhất là 4 âm tiết, như: Cha già con cọc; Mẹ nào con ấy (bốn âm tiết); Hoài hồng ngâm cho chuột vọc, hoài hạt ngọc cho ngâu vầy, hoài bánh dày cho thằng méo miệng ăn (20 âm tiết). Tục ngữ có những câu vần liền, vần cách (cách 2 âm tiết, 3 âm tiết, thậm chí cách 4, 5 âm tiết) Ví dụ: - Vần liền: Con dại cái mang; Cha gánh lon, con gánh vại - Vần cách 1 âm tiết: May tay hơn hay thuốc; Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con; Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm - Vần cách 2 âm tiết: Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão; Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thịt mềm… - Hoặc thể lục bát: tươi thì xem lấy mang/ Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai. Hình thức của ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám câu, âm điệu lưu loát phong phú. Đặc điểm của ca dao thường có dạng lục bát. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

Hình ảnh liên quan

Bảng thống kê các tiểu nhóm ngữ nghĩa  theo các ý niệm tri nhận văn hóa Việt - Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bảng th.

ống kê các tiểu nhóm ngữ nghĩa theo các ý niệm tri nhận văn hóa Việt Xem tại trang 74 của tài liệu.
để hình thành các ý niệm. Hệ thống cấu trúc ý niệm nêu trên chỉ có tính tương đối, nghĩa là có thể thu hẹp hoặc mở rộng các ý niệm - Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn

h.

ình thành các ý niệm. Hệ thống cấu trúc ý niệm nêu trên chỉ có tính tương đối, nghĩa là có thể thu hẹp hoặc mở rộng các ý niệm Xem tại trang 83 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan