Đặc điểm tiểu luận, phê bình của nguyễn huy thiệp qua tập giăng lưới bắt chim luận văn thạc sỹ ngữ văn

115 705 0
Đặc điểm tiểu luận, phê bình của nguyễn huy thiệp qua tập giăng lưới bắt chim luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bộ giáo dục và đào tạo Tr ờng đại học Vinh Trần đăng lộc đặc điểm tiểu luận, phê bình của nguyễn huy thiệp qua Tập Giăng lới bắt chim Chuyên ngành: lý LUậN VĂN HọC Mã số: 60.22.32 Luận văn thạcngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: Ts. LÊ THANH NGA Vinh, 2011 2 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp, Với tình cảm chân thành nhất của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Thanh Nga, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn và Phòng đào tạo sau đại học - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Vinh, tháng 12 năm 2011 Trần Đăng Lộc MỤC LỤC 3 Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………. 2 3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………. 5 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu……………………………….… 5 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 5 6. Đóng góp của luận văn……………………………………………… 6 7. Cấu trúc của luận văn……………………………………………… 6 CHƯƠNG 1: SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRONG LĨNH VỰC TIỂU LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN……… 7 1.1. Mấy phác thảo về bức tranh chung củaluận, phê bình văn học Việt Nam đương đại ……………………………………… ………… 7 1.1.1. Quá trình đổi mới đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam . 7 1.1.2. Nhu cầu phát triển của nền văn nghệ Việt Nam đương đại…………… 10 1.1.3. Những nỗ lực đổi mới củaluận, phê bình văn nghệ……………… 12 1.2. Tiểu luận, phê bình văn học trong văn nghiệp Nguyễn Huy Thiệp…… 19 1.2.1. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp…………………………………. 19 1.2.2. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp……………………………………… 21 1.2.3. Nhìn chung về tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp………… 24 CHƯƠNG 2 : QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN HUY THIỆP THỂ HIỆN TRONG TIỂU LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC.… 29 2.1. Quan niệm chung quanh nghề văn……………………………………. 29 2.1.1. Quan niệm về nhà văn………………………………………………… 29 2.1.2. Quan niệm về sứ mệnh của văn chương……………………………… 35 2.1.3. Quan niệm về hiện thực và mối quan hệ văn học – hiện thực ……… 38 2.2. Quan niệm về quá khứ………………………………………………… 42 2.2.1. Quan niệm về lịch sử………………………………………………… 42 2.2.2. Quan niệm về mối quan hệ văn nghệ và lịch sử………………………. 47 2.3. Quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và đời sống……………… 53 2.3.1. Văn học với hiện thực………………………………………………… 53 2.3.2. Văn học với chính trị…………………………………………………. 59 4 2.3.3. Văn học và những ám ảnh đối với tâm hồn người đọc……………… 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC TRONG TIỂU LUẬN, PHÊ BÌNH CỦA NGUYỄN HUY THIỆP… 67 3.1. Cấu trúc……………………………………………………………… 67 3.1.1. Cấu trúc văn bản…………………………………………………… 67 3.1.2. Cấu trúc câu văn…………………………………………………… 71 3.2. Ngôn ngữ tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp……………. 75 3.2.1. Ngôn ngữ “bác học”……………………………………………… . 75 3.2.2. Ngôn ngữ “bình dân”……………………………………………… 77 3.2.3. Ngôn ngữ trào phúng – u mua………………………………………. 80 3.3. Giọng điệu………………………………………………………… 83 3.3.1. Giọng tranh biện, “gây hấn”………………………………………… 83 3.3.2. Giọng hài hước, bông lơn…………………………………………… 87 3.3.3. Giọng tâm tình, chia sẻ……………………………………………… 91 KẾT LUẬN……………………………………………………….……. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 98 MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1975, hòa bình lập lại trên cả hai miền Nam - Bắc, nhất là từ sau 1986, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, văn học Việt Nam cũng bước vào thời kỳ chuyển mình. Quá trình đổi mới văn học từ đó đến nay diễn ra khá sâu và toàn diện. Cùng với sự phát triển ấy của văn học nói chung, hoạt động lý luận phê bình cũng diễn ra sôi nổi, dần dần phát triển theo con đường chuyên nghiệp. Nhiều tiêu chí đánh giá, nhiều quan niệm, nhiều cách nhìn về văn học đã được đưa ra trong không khí cởi mở, và nó, nhiều khi không tránh khỏi sự trái chiều, thậm chí va chạm và đối đầu. Điều đó khiến đời sống lý luận phê bình càng sôi nổi. Một số cây bút tên tuổi trong lĩnh vực sáng tác cũng hăng hái góp sức mình vào việc phát triển hoạt động lý luận phê bình. Trong số đó, Nguyễn Huy Thiệp nổi bật lên với lối viết “đầy cá tính và hấp dẫn”[22.5]. Tìm hiểu tiểu luận - phê bình của Nguyễn Huy Thiệp là góp phần tìm hiểu lí luận - phê bình văn học Việt Nam đương đại. 1.2. Là một trong số những tên tuổi được nhắc đến nhiều trong vài chục năm lại nay, Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy đảo dư luận với những ý kiến đánh giá trái chiều nhau. Người khen cũng nhiều mà kẻ chê cũng không phải là ít. Nhưng tài năng của Nguyễn Huy Thiệp là có thực, điều ấy ít người phủ nhận. Ông được coi là “hiện tượng kết tinh đầy ấn tượng của đổi mới văn học”[21.18]. Nguyễn Huy Thiệp cũng là người tích cực đưa ra những thử nghiệm trên rất nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn…và tiểu luận, phê bình văn học. Trên lĩnh vực nào ông cũng để lại những dấu ấn, những trang viết đậm cá tính Nguyễn Huy Thiệp và những “ân oán làng văn”. Tìm hiểu tiểu luận - phê bình của Nguyễn Huy Thiệp là một cách đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp văn học của ông. 6 1.3. Giăng lưới bắt chim là cuốn sách tập hợp những bài tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu chân dung đồng nghiệp và ghi chú của Nguyễn Huy Thiệp in rải rác trên các báo, các tạp chí từ trước đến nay. Cuốn sách đã được giới chuyên môn và bạn đọc đánh giá cao. Bằng những bài viết trong Giăng lưới bắt chim, Nguyễn Huy Thiệp đã bộc lộ những quan niệm, cách nhìn độc đáo về văn học, về nhà văn, về hoạt động sáng tạo nghệ thuật… Với việc trình bày những quan điểm, quan niệm, cách nhìn, suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn, gai góc, quyết liệt và có phần cực đoan, thực sự những bài viết của Nguyễn Huy Thiệp trong Giăng lưới bắt chim đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc. Chọn đề tài Đặc điểm tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp qua tập Giăng lưới bắt chim là nhằm tìm hiểu Nguyễn Huy Thiệp với tư cách là một cây bút tiểu luận, phê bình, với những quan điểm, cách nhìn, cách suy nghĩ độc đáo và mới lạ. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đi vào khám phá những nét độc đáo trong ngòi bút phê bình của Nguyễn Huy Thiệp cũng như những nét thống nhất trong quan điểm nghệ thuật của ông. 2. Lịch sử vấn đề Như trên đã trình bày, Nguyễn Huy Thiệp là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây với những đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập gay gắt. Các nhà phê bình đã tốn không ít giấy mực trong việc đánh giá các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ở tất cả các thể loại. Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp đã được thử thách trong giông tố của công luận, từ đó trưởng thành, tin vào bản thân và con đường mình đi, dẫu niềm tin ấy nhiều khi tỏ ra khá cực đoan. Điểm lại quá trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp, chỉ thấy những bài viết, các công trình nghiên cứu tập trung vào truyện ngắn, chưa có một công trình nào đáng kể dành cho Giăng lưới bắt chim. 7 Trong cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp tập hợp những bài đánh giá về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu thể hiện trên lĩnh vực truyện ngắn, các tác giả đã trình bày những nhìn nhận của mình về những sáng tác của ông, về cả những ưu điểm, nhược điểm, cả những ý kiến chê và khen…Tuy vậy, điểm chung giữa các ý kiến ấy là đều coi Nguyễn Huy Thiệp như một hiện tượng lạ của văn học Việt Nam đương đại gắn liền với cách tân và đổi mới. Chúng tôi muốn dành nhiều thời gian đi sâu tìm hiểu những ý kiến đánh giá về cuốn Giăng lưới bắt chim nhằm giúp chúng ta thấy được sự thống nhất trong quan điểm sáng tác của ông cũng như cách nhìn con người, cuộc sống, nhà văn… ở tất cả các phương diện sáng tác. Giăng lưới bắt chim là một tập tiểu luận phê bình, dư luận xung quanh nó mới mẻ nhưng cũng không ít phức tạp. Bởi tìm trong những mớ “nhố nhăng” và “nhầm lẫn”, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “lý luận văn học của Nguyễn Huy Thiệp thoát ra ngoài cái anh gọi là lý luận giáo khoa thư, và mặc dầu là lý luận “ngoài luồng”, song Giăng lưới bắt chim vẫn là một cuốn sách kịp thời, có thể xem như một hiện tượng văn học quan trọng” [8.305]. Bởi “tìm trong những mớ nhố nhăng và nhầm lẫn” ấy, Hoàng Ngọc Hiến đã chỉ ra những nét khả thủ trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp, nhận ra những vấn đề cơ bản mà Nguyễn Huy Thiệp quan tâm… Trong bài viết “Giăng lưới bắt… lý luận”, Vương Trí Nhàn ngợi ca Giăng lưới bắt chim như “một sự phá cách”[57.3], một sản phẩm “xuất phát từ tâm huyết”[57.3], dường như ông đã lấy cả cuộc đời cầm bút của mình ra để đảm bảo. Nhấn mạnh vào cách nói liều lĩnh và cực đoan của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả đồng thời nhấn mạnh vào tính trung thực của Giăng lưới bắt chim: “Tôi nghĩ Nguyễn Huy Thiệp cần cho chúng ta một phần chính là ở chỗ đó, ông nối nghề văn ở ta với nghề văn ở các xứ sở khác. Trong khi mang nặng cốt cách bản địa, các 8 sáng tác cũng như tiểu luận-phê bình của ông đã là một bước chuyển để những ai ngần ngại trước con đường hội nhập có thể yên tâm. Bởi chỉ cần trung thực với chính mình thì thế giới chẳng ai xa lạ với mình mà ta cũng chẳng xa lạ với ai cả” [23.312]. Phan Thị Vàng Anh trong “ Hay là giăng lưới quanh mình” lại có cách đánh giá khác: “Đọc Giăng lưới bắt chim để không tức thì cứ coi như đang ngồi uống trà (hoặc uống bia) với tác giả đi; và không cãi để xem khẩu khí của ông ta ra sao. Có lẽ ông chưa bao giờ cởi mở với ai như cởi mở với người đọc chưa rõ mặt này tức cuốn sách này đâu. Cũng đừng kỳ vọng một vấn đề được tung ra là sẽ được ông chứng minh từ đầu đến cuối… Cũng đừng quy kết những điều tác giả nói đúng hay sai…miễn không nói dối là quý rồi. Cứ đọc để hiểu về tác giả, một giai đoạn nhất định của đời ông. Rồi ở đời cái gì mà chả tới. Đúng hay sai rồi tác giả sẽ tự biết. Theo thông tin của người viết, khẩu khí của ông đến giờ vẫn giữ nguyên” [11.185]. Thông báo giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2006 đánh giá Giăng lưới bắt chim có một “vẻ đẹp hấp dẫn riêng và lôi cuốn người đọc”. Và tuy vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều “hạt sạn” song Hội nhà văn vẫn quyết định trao giải thưởng cho cuốn sách để ủng hộ một lối viết phê bìnhluận đầy cá tính và hấp dẫn. Bên cạnh những lời ca ngợi dành cho Giăng lưới bắt chim, tồn tại rất nhiều ý kiến trái ngược vì như đã nói lối viết của Nguyễn Huy Thiệp mang màu sắc liều lĩnh, cực đoan và điều đó gây không ít khó chịu cho bạn đọc. Ngay trong bài “Giăng lưới bắt …lý luận”, Vương Trí Nhàn cũng chỉ ra “chỗ giống của người này, chỗ giống người của kẻ khác người”; chỗ chưa được của Nguyễn Huy Thiệp “… khi viết về những đồng nghiệp, trong phần lớn trường hợp ông tỏ ra khá tầm thường và tùy tiện. Viết như đang lè nhè giữa một đám đông chén chú, chén anh nào đó. Viết để lấy lòng mọi người. Viết để trả nợ. Viết để ra vẻ bề trên, ban phát cho các 9 đàn em… Hình như ông quên mất mình là nhà văn kiểu mới, một nhà văn công dân, đứng ra đối thoại với cả xã hội” [15.310]. Tất cả những ý kiến trên, dù khen dù chê, dù đồng tình hay phản đối thì cũng là một hình thức đối thoại giữa Nguyễn Huy Thiệp với độc giả của ông. Về một phương diện nào đó Nguyễn Huy Thiệp đã thành công xuất sắc, vì xét đến cùng, mong muốn của tác giả chính là được thể hiện quan điểm, cách nhìn riêng của mình, từ đó đối thoại với bạn đọc đông đảo. Những ý kiến đánh giá về Nguyễn Huy Thiệp, về Giăng lưới bắt chim là những cơ sở, những điểm tựa để chúng tôi đi vào khai thác đề tài này. 3. Đối tượng nghiên cứu Trong công trình này, người thực hiện đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp qua Giăng lưới bắt chim, những quan niệm, cách nhìn về con người, về bạn đọc, về cuộc sống, về lịch sử, về mối quan hệ giữa chính trị và nhà văn…từ đó tìm ra những nét giống nhau giữa truyện ngắn và tiểu luận, phê bình của ông. Bên cạnh đó còn đi khai thác những đặc điểm về nghệ thuật ở thể loại tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp như: kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu… Giăng lưới bắt chim được chia làm hai mảng chính: Những ý kiến và phát ngôn trực tiếp của tác giả và những chân dung văn học qua cách xây dựng của tác giả. Công trình này sẽ làm rõ những đặc điểm tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp qua Giăng lưới bắt chim bằng việc khai thác hai mảng đề tài đó. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 10 Chỉ ra một cách khái quát những điều kiện thúc đẩy Nguyễn Huy Thiệp thử bút trên lĩnh vực tiểu luận, phê bình văn học Làm rõ một số quan niệm của tác giả thể hiện trong tiểu luận, phê bình. Tìm hiểu một số đặc điểm hình thức trong tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp. Phương pháp so sánh. Phương pháp cấu trúc - hệ thống. Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 6. Đóng góp của luận văn Đây là đề tài đầu tiên tìm hiểu một cách tương đối đầy đủ về cuốn Giăng lưới bắt chim. Qua đây người thực hiện đề tài này muốn chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp về phương diện cuộc sống, con người, nhà văn, lịch sử, chính trị…và khẳng định giá trị đích thực của những đóng góp ấy. Thực hiện đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn cung cấp một cái nhìn toàn diện, khoa học và hệ thống về những quan niệm và những đặc điểm trong sáng tác văn chương cũng như tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị thế của ông trong sự vận động chuyển mình mạnh mẽ của nền văn nghệ nước nhà. 7. Cấu trúc của luận văn . lộc đặc điểm tiểu luận, phê bình của nguyễn huy thiệp qua Tập Giăng lới bắt chim Chuyên ngành: lý LUậN VĂN HọC Mã số: 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn. trong tiểu luận, phê bình văn học Chương 3. Một số đặc điểm hình thức trong tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp CHƯƠNG 1 SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan