Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng luận văn thạc sỹ

107 1.1K 3
Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng luận văn thạc sỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết một mình một ngựa của Ma văn kháng Luận văn thạcngữ văn Chuyên ngành: Ngôn ngữ học số: 62.22.01 Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Mai Học viên thực hiện: Vũ Thị Minh Huệ, Cao học khóa 17 Vinh, 2011 1 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi còn nhận đợc sự hớng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo TS Trịnh Thị Mai, sự góp ý chân thành của các thầy cô tổ ngôn ngữ, khoa ngữ văn, Trờng Đại học Vinh và sự động viên, khích lệ của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hớng dẫn và xin gửi đến thầy cô tổ Ngôn ngữ, gia đình, đông nghiệp và bạn bè lời cảm ơn chân thành nhất. Vinh, tháng 12 năm 2011 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứ 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của luận văn 6. Cấu trúc của luận văn Chương 1. Những vấn đê chung liên quan đến đề tài 1.1 Thể hoại tiểu thuyếtđặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết 1.1.1 Về thể loại tiểu thuyết 1.1.2 Ngôn ngữ tiểu thuyết 1.2 Tác giả Ma Văn Khángtiểu thuyết Một mình một ngựa 1.2.1. Vài nét về Ma Văn Kháng và sáng tác của Ma Văn kháng 1.2.2 Về tiểu thuyết Một mình một ngựa 1.3. Tiểu kết chương 1 Chương 2. Đặc điểm dùng từ và các phép tu từ trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng 2.1 Từ trong ngôn ngữtrong sử dụng 2.1.1 Từ trong ngôn ngữ a. Khái niệm b. Phân loại từ 2.1.2. Từ trong sử dụng 2.2 Các lớp từ đặc sắc trong tiểu thuyết Một mình một ngựa 2.2.1 Lớp từ khẩu ngữ 2.2.1.1. Về lớp từ khẩu ngữ 2.2.1.2. Đặc điểm lớp từ khẩu ngữ trong Một mình một ngựa 2.2.2.Lớp từ láy mới lạ 2.2.3 Lớp từ Hán Việt mới lạ 2.2.4 Lớp từ ghép mới lạ 2.3. Tiểu kết chương 2 Chương 3: Đặc điểm câu văn và hình thức diễn đạt trong tiểu thuyết Một mình một ngựa 3.1. Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa 3.1.1. Một số vấn đề về câu và câu trong văn bản nghệ thuật 3.1.1.1. Một số vấn đề về câu 3.1.2. Đặc điểm cấu tạo câu văn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa 3 3.1.2.1. Câu đơn a. Câu bình thường a1. Câu đơn tối giản:1C – 1V a2. Câu đơn có thành phân phụ a3. Câu đơn có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ b.Câu đơn đặc biệt b1. Câu đặc biệt tự thân b2. Câu tách biệt trong ngôn bản 3.1.2.2. Câu ghép 3.2. Hình thức diễn đạt trong tiểu thuyết Một mình một ngựa 3.2.1 Dùng nhiều thành ngữ, quán ngữ 3.2.2. Dùng nhiều điển tích, điển cổ, danh ngôn, xen thơ văn 3.2.3. Dùng tiếng dân tộc thiểu số chen vào giữa câu 3.3. Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Ngôn ngữ luôn là yếu tố thứ nhất của tác phẩm văn học. Đằng sau lớp vỏ ngôn ngữ là những giá trị nhân văn nhân bản, là tinh thần trách nhiệm của ngời cầm bút. Nhà văn là ngời tổ chức ngôn từ để tạo nên hình tợng nghệ thuật, tạo nên chỉnh thể tác phẩm. Ngôn từ của mỗi tác phẩm văn học, vì thế mang đậm dấu ấn phong cách của chính ngời tạo ra nó. Đồng thời, ngôn từ cũng là nơi in đậm dấu ấn thể loại của mỗi tác phẩm. Tìm hiểu nội dung t tởng tác phẩm, phong cách thể loại, phong cách tác giả thông qua đặc điểm ngôn từ trong tác phẩm là một hớng đi đã đợc khẳng định. 1.2 Sau 1975, nên văn học Việt Nam bớc vào thời kì đổi mới toàn diện từ cảm hứng sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con ngời cho đến phơng diện ngôn ngữ. Những thành tự của văn học thời kỳ này là rất đáng ghi nhận với sự đóng góp của nhiều tác giả, trong đó không thể không nhắc đến Ma Văn Kháng tác giả đã gây đợc không ít sự chú ý, từng làm xôn xao d luận qua hàng loạt truyện ngắn và tiểu thuyết. Tiểu thuyết nói riêng và những sáng tác của Ma Văn Kháng nói chung đã và đang vận động theo hớng hiện đại hóa. Đặc biệt, Ma Văn Kháng còn đợc chú ý với t cách là một trong những tác giả tiêu biểu có nhiều đóng góp quan trọng về phơng diện ngôn ngữ. 1.3 Tiểu thuyết Một mình một ngựa đợc Ma Văn Kháng viết từ năm 2007. Đây là cuốn tiểu thuyết thứ 13, cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông. Và năm 2009, tiểu thuyết này đợc hội nhà văn Hà Nội trao giải nhất. Đây là vinh dự cho nhà văn lão làng Ma 5 Văn Kháng, đồng thời cũng chứng minh ông vẫnmột cây bút hàng đầu của văn học đơng đại Việt Nam. Góp phần làm nên thành công đó có nhiều yếu tố, nhng trớc hết phải kể đến ngôn ngữ. Ma Văn Kháng, Với lối kể chuyện hóm hỉnh đã tạo nhiều điểm nhấn ấn tợng cho ngôn ngữ tiểu thuyết Một mình một ngựa. Đề tài nghiên cứu Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng ca chúng tôi chắc chắn sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng của một nhà văn lớn đã ở độ tuổi xa nay hiếm. 2. Lịch sử vấn đề. Là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại, chủ nhân của rất nhiều giải thởng có giá trị, bởi thế, cho đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết về Ma Văn Kháng cũng nh những sáng tác của ông. Có thể kể tên một số tác giả nh Phong Lê, Việt Dũng, Đỗ Phơng Thảo, Nguyễn Thị Tiến, Lã Nguyên, Đỗ Hải Ninh, Trần C- ờng, Nguyễn Long Khánh, Đào Tiến Phi, Phạm Mai Anh, Ngô Trí Cờng, Hoàng Thị Thúy Nhận xét về các sáng tác của Ma Văn Kháng, giáo s Phong Lê đã khẳng định: có thể nói đến một thơng hiệu Ma Văn kháng từ M a mùa hạ trở về sau làm nên một dấu ấn riêng, khác biệt với nhiều ngời. Đặc biệt là ngôn ngữ, nếu muốn tìm đến sự phong phú của ngôn ngữ, áp cận vào thì hiện tại, tôi nghĩ cần đọc Ma Văn Kháng và trớc đó là Tô Hoài. Đó là hai trong số ít ngời viết có đợc một kho chữ thật rủng rỉnh để tiêu dùng. Hay nh tác giả Trần Cơng nhận xét: Càng ngày sự kết hợp giữa miêu tả và biểu hiện ở Ma Văn Kháng càng nhuần nhụy cùng với văn chơng trong sáng và duyên dáng cùng với các thủ pháp nghệ thuật đã đợc vận dụng một cách thuần thụcCác tác giả nh Lã Nguyên với khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Đỗ Phơng Thảo với các công trình Quan niệm về văn chơng nghệ thuật của Ma Văn Kháng và cốt truyện trong tiểu thuyết thế sự đời t của Ma Văn Kháng 6 đã đi sâu tìm hiểu về quan niệm sáng tác, cốt truyện, nội dung t tởng trong các sáng tác của Ma Văn Kháng. Ngoài các công trình của tác giả là những giáo s, phó giáo s, nhà nghiên cứu phê bình văn học đã kể trên thì có rất nhiều công trình là luận văn, luận án, hay bài báo của các sinh viên, các tác giả trẻ cũng nghiên cứu về Ma Văn Kháng, có thể kể tên một số nh: Phạm Mai Anh (1997) với Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980. Đào Tiến Phi ( 1999) với Phong cách truyện ngắn Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975. Hoàng Thị Thúy ( 2000) với Sáng tác của Ma Văn Kháng từ thập kỳ 80 lại nay. Hà Thị Thu Hà ( 2003) với Thi Pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975. Ngô Trí Cờng ( 2004) với Ngôn ngữ hội thoại nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Năm 2009, tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng đoạt giải thởng Hội nhà văn Hà Nội. Trớc sự kiện này, rất nhiều tờ báo: Thể thao văn hóa, Ngời lao động, baodaiviet.vnđã có bài giới thiệu về tiểu thuyết này. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó mới chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi phỏng vấn. Đáng chú ý là bài viết của tác giả Đỗ Hải Ninh với tiêu đề: Khuynh hớng tự truyện tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng ( Nhận đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng, Nxb phụ nữ, H.2009) đăng trên báo Văn nghệ tháng 9/2009. Đây đợc xem là bài viết độc lập đầu tiên bàn về tiểu thuyết Một mình một ngựa. Tác giả Đỗ Hải Ninh khẳng định: Không có nhiều đột phá, cách tân trong nghệ thuật tự sự nhng Một mình một ngựa với cách kể chuyện hóm hỉnh, tạo đợc những điểm ấn tợngDi từ cái cá thể đến tính phổ quát, với ý thức tạo dựng thế giới hình ảnh, Ma Văn Kháng đã đem lại cho câu chuyện kể về đời mình những màu sắc của tiểu thuyết trong sự kết hợp hài hòa với tự nguyện.Tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế của tác phẩm: Tuy nhiên, tác phẩm sẽ thành công hơn nếu khai thác hết chiều sâu ở nhân vật, chẳng 7 hạn nhân vật Yên, từ sự xuất hiện khá ấn tợng ở đầu truyện, có thể khám phá thể giới tâm hồn của nhân vật đầy sức sống này nhiều hơn nữa. Đôi chỗ còn sa vào dẫn giải dài dòng khiến cho tác phẩm nghiêng về tính luận đề, lộ ý tởng. Ngoài ra, một số bài viết khác cũng rất đáng lu ý nh: Hình tợng ngời kể chuyện trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng của tác giả Hoàng Thị Huế và Nguyễn Thị Khánh Thu đăng trên phongdiep.net. Một mình một ngựa - Một mình một phong cách của tác giả Việt Hà đăng trên báo Văn Nghệ công an số 113 ra ngày 5/0/2009. Đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng của tác giả Nguyễn Long Kháng, in trong tập phê bình Điện ảnh Văn học Sóng hát nhọc nhằn của chính tác giả, Nxb Văn học,2010. Điểm qua các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng cũng nh những sáng tác của ông, chúng tôi nhận thấy hầu hết các công trình này đều xuất phát từ góc độ lí luận văn học, còn nhìn từ góc độ ngôn ngữ thì còn rất khiêm tốn. ý thức đợc vấn đề ngôn ngữ trong sáng tác của Ma Văn Kháng nói chung và tiểu thuyết Một mình một ngựa nói riêng còn nhiều trầm tích thú vị, chúng tôi quyết định chọn tiểu thuyết Một mình một ngựa, một cuốn tiểu thuyết mới nhất của Ma Văn Kháng đã đợc giải nhất của hội nhà văn Hà Nội làm đối tợng nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Một mình một ngựa. 3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tợng nghiên cứu. Đối tợng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết Một mình một ngựa- cuốn tiểu thuyết mới nhất của Ma Văn Kháng (Nxb Phụ nữ, H.2009). 8 Do xuất phát từ những đặc điểm nào nổi trội và đặc điểm nào ít nổi trội, và cũng do dung lợng của một nhà văn, chúng tôi không thể đi hết các đặc điểm trên tất cả các bình diện từ ngữ, câu, các ghép tu từ, hình thức diễn đạt. Để đảm bảo về độ sâu, tránh dàn trải trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ chọn ba bình diện nổi bật trong Một mình một ngựađặc điểm dùng từ, đặc điểm dùng câu và hình thức diễn đạt để nghiên cứu. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Phân tích miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ nổ bật trong tiểu thuyết Một mình một ngựa về các phơng diện từ ngữ, câu văn và hình thức diễn đạt. - Rút ra những đặc trng trong phong cách ngôn ngữ Ma Văn Kháng thể hiện trong Một mình một ngựa. Qua đó so sánh ngôn ngữ của Ma Văn Khángngôn ngữ trong các tác phẩm trớc đây của ông với ngôn ngữ của tiểu thuyết Một mình một ngựa để thấy đợc sự đổi mới của nhà văn này. 4. Phơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sửu dụng các phơng pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: - Phơng pháp thống kê, phân loại - Các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp - Phơng pháp so sánh đối chiếu 5. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Một mình một ngựa, tác phẩm mới nhất của Ma Văn Kháng. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm nhận định Cái tên Ma Văn Kháng luôn gắn liền với những tác phẩm đỉnh cao. Những đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Một mình một 9 ngựa đợc rút ra sẽ góp làm rõ và hoàn thiện hơn về phong cách ngôn ngữ cũng nh những đóng góp của một nhà văn đợc coi là xuất sắc của nền văn học đơng đại Việt Nam. Công trình cũng là những t liệu bổ ích phục vụ cho việc dạy học tác phẩm của Ma Văn Kháng trong nhà trờng. 6. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có ba chơng: Chơng 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chơng 2: Đặc điểm chung từ trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Chơng 3: Đặc điểm câu văn và hình thức diễn đạt tiểu thuyết Một mình một ngựa. 10 . Trờng đại học vinh Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết một mình một ngựa của Ma văn kháng Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.01. 2: Đặc điểm chung từ trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Chơng 3: Đặc điểm câu văn và hình thức diễn đạt tiểu thuyết Một mình một ngựa.

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:30

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Bảng số lượng cõu đơn đặc biệt - Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng luận văn thạc sỹ

Bảng 2.

Bảng số lượng cõu đơn đặc biệt Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 3: Bảng thống kờ thành ngữ, tục ngữ - Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng luận văn thạc sỹ

Bảng 3.

Bảng thống kờ thành ngữ, tục ngữ Xem tại trang 84 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan