Đặc điểm hồi ký của anh thơ luận văn thạc sỹ ngữ văn

125 1.2K 11
Đặc điểm hồi ký của anh thơ luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------------------------------- LÊ THỊ NGUYÊN ĐẶC ĐIỂM HỒI CỦA ANH THƠ Chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số : 60.22.32 Luận văn thạcNgữ văn Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Dương Vinh - 2007 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nữ sĩ Anh Thơ (1919-2005) là một gương mặt thơ nữ xuất sắc trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Bà bước vào văn đàn và tạo ngay được dấu ấn, chỗ đứng vững chắc cho mình bằng giải thưởng khuyến khích của Tự lực văn đoàn với tập thơ Bức tranh quê năm 1939. Bức tranh quê là một đốm sáng của phong trào Thơ mới, góp phần khơi dậy trong lòng mỗi người tình cảm yêu mến, gắn bó với làng xóm, quê hương, đồng thời có ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp từ bao đời. Sau Cách mạng, Anh Thơ dễ dàng chuyển hướng, hòa nhập gần gũi với đời sống dân tộc những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội. Anh Thơ được trao tặng và truy tặng nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tác phẩm Bức tranh quê và Từ bến sông Thương. 1.2. Hơn sáu mươi năm cầm bút, đóng góp của Anh Thơ cho nền văn học hiện đại Việt Nam không chỉ được khẳng định ở thể loại thơ mà còn ở nhiều thể loại khác: tiểu thuyết, kịch, hồi ký, phóng sự, báo chí… Trong đó hồi là một mảng quan trọng. Ấp ủ tái hiện lại những bước đường hoạt động văn học, hoạt động cách mạng của mình, Anh Thơ đã lần lượt cho ra đời ba tập hồi ký: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt. Đây được xem là những cuốn hồi có giá trị, giàu tính nghệ thuật góp thêm vào văn đàn Việt Nam tiếng nói đầy “nữ tính”, trữ tình, ấm áp và làm rõ thêm đặc điểm hồi ký, một thể loại văn học lý thú. 1.3. Thơ của Anh Thơ đã từng được tìm hiểu và nghiên cứu. Thế nhưng mảng văn xuôi, trong đó hồi là một điểm nhấn lại chưa được nghiên cứu nhiều. Để góp thêm tiếng nói tìm hiểu, nghiên cứu sự nghiệp văn chương Anh Thơ nói chung, hồi Anh Thơ nói riêng, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm hồi của Anh Thơ. 3 1.4. Từ những năm 80 của thế kỷ XX hồi nở rộ trong đời sống văn học và ngày càng thu hút sự quan tâm của độc giả hiện đại. Với sự phong phú về nội dung, sự đột phá trong cảm quan hiện thực, thể loại hồi thời kỳ này đã mang đến những cách tân quan trọng trong nghệ thuật và thi pháp thể loại. Bộ ba hồiAnh Thơ: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt là những tác phẩm góp phần làm nên sự thành công và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống văn học đương đại. Đấy là những lý do giải thích vì sao chúng tôi chọn Đặc điểm hồi của Anh Thơ làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Anh Thơ nói chung Trong số những gương mặt nữ làm thơ từ trước Cách mạng tháng Tám, Anh Thơ là người có sức bền bỉ và dồi dào hơn cả. Anh Thơ bước vào làng thơ từ khá sớm bằng tâm hồn trong trẻo của một cô gái hồi đầu thế kỷ XX. Cô gái trẻ yêu thơ đến nỗi dám bước qua sự ngăn cấm của gia đình và mạnh dạn bước lên văn đàn bằng việc có thơ đăng báo năm 16 tuổi. Năm 1939, khi vừa 18 tuổi, với tập thơ Bức tranh quê với giải thưởng của Tự lực văn đoàn, Anh Thơ đã ghi dấu ấn quan trọng trong hành trình nghệ thuật và lừng lững ghi tên mình vào hàng nữ sĩ của phong trào Thơ mới đang lên với một phong cách riêng, gần gũi quen thuộc với cảnh và người của làng quê Việt Nam. Năm 1942, cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân ra đời. Ngoài việc tổng kết phong trào Thơ mới 1932 - 1945, cuốn sách còn chọn lọc và tìm ra được những phong cách độc đáo của phong trào thơ, trong đó có nữ sĩ Anh Thơ. “Một hôm tôi nhận được bức thư đề: M. Hoài Thanh professeur, L’intitteur Thuận Hoá. Tôi đã không dám khinh thường người viết thư mà lại còn kính phục thêm nữa. Vì tôi biết người viết thư là một thi sĩ có danh: Anh Thơ…Cứ xem văn của Anh Thơ ai cũng phải bảo là người có học. Thế mà cái lối viết rõ ràng chắc chắn ấy, Anh Thơ không từng được học trong tiếng Pháp. Càng kính phục người ta càng mừng cho nền quốc văn. Quốc văn ta ngày một thêm phong phú và hiện nay đã có thể làm lợi khí đào luyện tinh 4 thần cho một người như Anh Thơ” [63, 188]. Hoài Thanh không chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát về mặt nội dung, nghệ thuật thơ Anh Thơ, mà qua Thi nhân Việt Nam, ông còn có một sự so sánh khá tinh tế giữa các nhà thơ viết về làng quê: “Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính là nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ không nhà quê một tí nào. Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn nên chỉ thấy cảnh quê. Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính . Thơ Bàng Bá Lân và Bức tranh quê đều là những bông hoa khả ái từ xa mới đưa về” [63, 165]. Bàng Bá Lân, một cây bút cùng quê hương Bắc Giang có sự nhận xét về Anh Thơ như sau: “Nói năng hoạt bát, viết văn sáng sủa, gãy gọn nhờ có khiếu về văn chương . Thơ của cô cũng vậy, rất sáng sủa và đúng văn phạm”. Tuy nhiên, Bàng Bá Lân cũng nhận thấy: “Đó là ưu điểm và khuyết điểm của tác giả Bức tranh quê… vì thơ cô rõ ràng quá nên thiếu cô đọng” [48, 14-15]. Năm 1942, trong lần xuất bản đầu tiên cuốn tiểu thuyết Răng đen, ông đã dành tặng những lời giới thiệu đẹp cho tác phẩm của người em, người bạn thơ. Trong đó lời tựa là những nhận xét đan cài giữa nhân vật trong tiểu thuyết và nữ tác giả như sau: “Tôi được cái may mắn được gặp nàng là nhờ có người giới thiệu (Nàng ở đây là Hương - nhân vật chính trong Răng đen). Người giới thiệu tuy là một nữ thi sĩ nhưng dễ dãi và giản dị lắm, vì tính tình người cũng đơn sơ, mộc mạc như những Bức tranh quê” [48, 28]. Tiếp theo đó, trong Văn thi nhân tiền chiến, Nguyễn Vỹ nhớ rất rõ kỷ niệm những ngày đầu Anh Thơ chập chững bước vào thi đàn: “Một cô nữ sinh mới có 15, 16 tuổi, học trường sơ đẳng Tiểu học Pháp Việt Thái Bình gửi cho nhà văn Lan Khai một bài thơ mới tập làm, kí tên là Tuyết Anh. Bài thơ đó Lan Khai sửa chữa vài ba chữ, rồi đăng lên một tờ báo để khuyến khích cô em. Một thời gian sau, người ta lại đọc trên một vài tờ báo một vài bài thơ tên là Hồng Anh. Thơ còn hơi vụng về, tỏ ra là người học thức còn kém, ý tứ không dồi dào, tình cảm không sâu đậm, nhưng có những nhận xét 5 đặc biệt, phô diễn một trí óc tưởng tượng tuy giản dị nhưng rất tế nhị và rất dễ thương” [84, 271]. Khi viết Phong trào Thơ mới, năm 1966, Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Nếu đem Thơ mới hồi ấy gạn đục khơi trong đây đó người ta cũng còn bắt gặp một vài nét trong sáng, gần gũi với dân tộc (Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ), một lòng yêu cuộc sống” [16, 42]. Ông còn nhấn mạnh thêm: “Những bức tranh của Anh Thơ là một sự hoà hợp giữa những màu sắc và đường nét trong hội hoạ” [16, 168]. Tác giả Trương Chính nhận định: “Trước đây, khi người ta còn cho “thơ mới” là lãng mạn tiêu cực, thoát ly, thì thơ chị vẫn được công nhận là có những “nhân tố tích cực”, “lành mạnh” [48, 95]. Năm 1987, trong bài viết Nhà thơ Anh Thơ, đánh giá về những đặc điểm trong phong cách Anh Thơ, Vũ Quần Phương phát biểu: “Cảm hứng thơ Anh Thơ thường cất lên trực tiếp, theo thế thuận. Thơ chị không đi vào những trầm tư day dứt, những cái không vừa lòng, những hiện thực không ưng ý. Âu cũng là cái tạng cảm xúc của từng người. Cũng đừng nghĩ như thế mà thơ không sâu. Chính thơ Anh Thơ có những bài thơ mà khi đọc thấy cấu tứ rất cheo leo, thậm chí biểu tượng nữa nhưng thực tế chị viết nó rất thoải mái, hồn nhiên, có vẻ nữa, vì nó là đời sống. Bản thân hiện thực ấy ở ngoài đời đã mang tính biểu tượng, không phải tác giả cố tạo ra. Cống hiến của tác giả là ở chỗ nhìn thấy nó và diễn tả đầy tính thơ để ai đọc cũng thấy” [48, 100]. Vũ Quần Phương còn có những ghi nhận cho những hy sinh và đóng góp của Anh Thơ như sau: “Những thi sĩ lớp 1930-1945 đã có những cống hiến đặc biệt vào thơ hiện đại Việt Nam. Và cũng chính họ đã từng là chủ lực trong nền thơ Cách mạng sau tháng 8 - 1945. Anh Thơ thuộc vào lớp người đó, tuy chị là người đến sau. Khi chị đến phong trào Thơ mới đã ổn định với các tên tuổi tiêu biểu của nó, nhưng chị vẫn có đóng góp riêng, những bức tranh thôn quê xứ Bắc. Cùng với Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân… Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình. Hơn 6 bốn mươi năm theo cách mạng, ngòi bút Anh Thơ cũng nếm đủ mọi thăng trầm, gánh chịu mọi hay dở chung của cả nền thơ. Chăm chỉ đi, chăm chỉ viết. Tầm xã hội của chị đã vượt lên nhiều. Điều đó rất đáng trân trọng nếu ta biết chị đã phải cố gắng thế nào để từ cô gái tỉnh lẻ, trong một gia đình khuôn phép chật hẹp trở thành một nhà thơ cách mạng” [48, 103]. Đồng cảm với những gian khổ của Anh Thơ khi sáng tác Bức tranh quê, tác phẩm ghi nhận sự có mặt của nữ sĩ trên thi đàn, Trinh Đường có những suy nghĩ: “Trong nghề ai cũng biết rằng, viết bài trước đã khó, viết bài sau không giống bài trước càng khó, đằng này chỉ viết tranh thủ lúc ông bố ngủ, trong vòng một tháng, chị đã sáng tác luôn một hơi những ba mươi bài, mà ba mươi bài đều khác nhau về nội dung, về cấu tứ, lập ý…Vệc này chỉ có thể thực hiện được đối với một người đã có một bản lĩnh nghệ thuật nhất định… và tác giả đã tỏ ra một vị trí chững chạc hương sắc một thời trong vườn hoa, vườn thơ đất nước” [48, 82]. Theo Trinh Đường, sự “xuất hiện của Anh Thơ thời điểm này là một sự bùng nổ” [48, 80]. Ông còn khẳng định thêm: “Hơn nửa thế kỷ qua…Bức tranh quê vẫn còn giá trị nguyên vẹn và bút pháp vẫn là vầng hào quang toả sáng suốt con đường văn nghiệp của chị” [48, 83]. Bài viết Bài thơ Chiều xuân của Văn Tâm, 1991, cảm nhận: “Khi bắt đầu bước chân lên thi đàn, có lẽ Anh Thơ là người có học vấn trình độ nhà trường thấp nhất trong làng Thơ mới… Cái nghịch lý giữa “lớp ba” với “nữ thi sĩ có danh” cũng không lớn lắm, nếu liên hệ đến thơ dân gian (cũng như kho tàng folklore Việt Nam nói chung)… Tác giả Bức tranh quê, ngoài tố chất bẩm sinh, vẫn là người “có học” - cái học không dưới mái trường chính qui mà “tự học” ở nhiều nơi chốn theo cách thức đa dạng…” [48, 55]. Khen ngợi Anh Thơ, Văn Tâm còn viết: “Viết quá nhanh và theo giờ giấc cố định, thậm chí sáng tác theo chỉ tiêu… Không biết ở Việt Nam hay cả trên thế giới có nhà thơ trữ tình nào mang dáng dấp công nghiệp như thế không?” [48, 57]. Trong cuốn Tác giả văn học Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, 1992, Nguyễn Đăng Mạnh giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp Anh Thơ như 7 sau: “Trong cảnh sống có nhiều phần tù túng và đơn điệu của một gia đình viên chức tại một tỉnh nhỏ, dù không được học hành nhiều, cô thiếu nữ Vương Kiều Ân vẫn ấp ủ một khát vọng văn chương… Người ta nhận thấy ở Anh Thơ một tâm hồn nhạy cảm, có nhiều xao động, và một năng khiếu quan sát tinh tường, khá sắc sảo, đặc biệt là đối với những cảnh vật giản dị ở nông thôn… Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, từ nguồn mạch ban đầu là một tiếng thơ về làng quê bình yên với những nét tâm trạng bâng khuâng, thoáng chút “buồn mà không sa vào mềm yếu”, tiếng thơ của Anh Thơ đã có phần tươi tắn, khỏe khoắn hơn” [40, 10-11]. Năm 1995, cuốn Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam ra đời, giới thiệu hơn 300 nữ nghệ sĩ Việt Nam. Nhà thơ Anh Thơ vinh dự được tuyển chọn và giới thiệu trang trọng. Cuốn sách đặc biệt đề cao vị trí thi phẩm Bức tranh quê: “Với tập thơ này, Anh Thơ xuất hiện và hoà nhập vào phong trào Thơ mới như một cây bút nữ có bản sắc riêng và đi vào một đề tài riêng: đề tài nông thôn với nghệ thuật tả chân tài tình” [45, 437]. Cùng quan điểm như thế, Lê Quang Hưng trong Tinh hoa thơ mới- thẩm bình và suy ngẫm, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998, viết: “Chúng ta hãy tưởng tượng: sẽ ra sao gương mặt Thơ mới 1932 - 1945 nếu thiếu vắng Bức tranh quê của Anh Thơ…? Chắc hẳn sẽ mất đi một mảng sắc màu thú vị… Bên cạnh bao bậc đàn anh đang tạo nên sự đa thanh, đa giọng điệu cho Thơ mới hồi bấy giờ Anh Thơ đã đem đến một tiếng thơ hồn nhiên, có phần dửng dưng, bình tĩnh. Nữ sĩ đã làm dịu tâm hồn người đọc bằng cách đưa họ về với những bức tranh quê yên bình, trong đó như ngưng đọng nhịp sống thong thả ngàn đời của người nông dân Việt Nam. Cái nóng nguội bớt nhờ cái lạnh. Thú mộng ảo, nỗi thương vay nhớ hờ giảm đi chút nào nhờ cái thực, nhờ sự gần gũi xung quanh” [21, 181]. Khi Anh Thơ gia nhập phong trào Thơ mới, thi đàn đã có những chỗ đứng uy nghi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận… Thế nhưng dấu ấn của nữ sĩ vẫn không thể trộn lẫn và phai mờ trong lòng độc giả, dù sự thành công ấy, đối với Anh Thơ là điều không 8 tưởng. Nghĩ lại thời làm thơ trước Cách mạng, Anh Thơ khiêm tốn nhận mình “chỉ là người em út của phong trào Thơ mới”. Tác giả Bức tranh quê ví tập thơ này của mình chỉ là bông hoa đồng nội bé nhỏ và khiêm nhường trước những sắc hương rực rỡ và thơm ngát. “Nhưng biết đâu, vì đã nhìn lắm thứ hoa rực rỡ sắc hương nên người ta lại để ý đến bông hoa đồng nội. Biết đâu, lẫn vào giữa nhịp sống bon chen, hối hả ở chốn thị thành người ta lại thèm muốn trở về với “con người nhà quê” vốn ẩn sâu trong mình, lại có nhu cầu để tâm hồn thăng bằng, thư giãn. Phải chăng, đó cũng là một lý do để Tự lực văn đoàn trao giải thưởng về thơ năm 1939 cho Bức tranh quê” [21, 185]. Tác giả Lê Bảo, trong Thơ Việt Nam- tác giả, tác phẩm lời bình, viết: “Trong nền thơ 1930-1945, giữa chót vót những buồn vui, với bao cung bậc rộn ràng gấp vội, Anh Thơ như một thoáng chốc nhạt nhoà, tươi tắn. Trên bản giao hưởng nhiều bè ấy, nữ sĩ tạo ra một phút lặng ngân nga, một nốt trầm xao xuyến. So sánh chiều dọc với những nhà thơ cùng giới, Anh Thơ gần Bà Huyện Thanh Quan hơn Hồ nữ sĩ… Nhưng khác với thơ Bà Huyện Thanh Quan giữa lúc chới với không cầm giữ được cái đẹp trong tay, Anh Thơ vẫn tạo tìm được một khoảng đất dưới chân để đứng. Điều này thật quý. Đó là cái cốt cách chân thành mộc mạc, hồn hậu xanh tươi. Dường như cánh cửa tâm hồn - người bạn đồng hành với cuộc sống ở nhà thơ lúc nào cũng mở ra, cũng đón nhận. Có lẽ Anh Thơ không đi tới ngõ cụt của sự cùng đường so với các bạn thơ đương thời là vì thế hay chăng?” [7, 439]. Về Bức tranh quê, từ trước đến nay đã không ít những lời bình luận. Ghi nhận những cống hiến và thành công ban đầu này, Phạm Tú Châu viết: “Giải thưởng cho Bức tranh quê đã khiến chị từ một cô gái nghèo, tỉnh lẻ trở thành nhà thơ nổi tiếng trong cả nước. Anh Thơ hồi hộp vào tác phẩm đầu tay cũng là với đời rằng là từ đây chị nguyện lấy thơ văn làm nghiệp của mình. Thời bấy giờ một cô gái như Anh Thơ là rất hiếm. Chị đã chọn cho mình con đường khó khăn nếm đủ mùi cay đắng nhưng đã giữ được tên gọi ngọt ngào: Nữ sĩ Anh Thơ” [48, 110]. Thư Trai đã ca ngợi không tiếc lời thi 9 phẩm như sau: “30 bài trong Bức tranh quê như 30 bức tranh khắc đồng với những nét thật sắc, thật tinh tế của một bàn tay điêu luyện, một đôi mắt hóm hỉnh và một trái tim đôn hậu với một tình yêu thật kín đáo nhưng cũng thật sâu sắc” [48, 173]. Còn theo Lê Huy Bắc: “Mỗi bài thơ của nữ sĩ là một gian trưng bày mĩ thuật độc đáo về làng quê [13, 195]. Sự thật thì cũng đã từng như thế, Bức tranh quê của Anh Thơ đã từng được nhiều tờ báo từ Bắc tới Nam có bài viết về sự kiện này. Ở Thái Bình, Sài Gòn… đã có triển làm thơ thêu trên nền sa - tanh trắng. Sự thành công ấy, có thể bởi Anh Thơ “am hiểu nông thôn Bắc Bộ từ cây cỏ, thời tiết, phong tục đến cách ngưng đọng buồn tẻ của nó” [48, 168]. Và Anh Thơ đã “khéo miêu tả những Bức tranh quê với tâm hồn thơ nữ” [64, 171]. Cho nên “Bức tranh quê có thể được xếp vào hàng những bài thơ hay viết về nông thôn từ trước đến nay. Đã có khá nhiều “thi sĩ của đồng quê”, nhưng với Bức tranh quê của Anh Thơ, ta vẫn thấy một cái gì đó rất riêng . Bởi hơn hết, tập thơ dù viết vội vàng, chưa nắm kỹ thuật nhưng bà đã viết nó bằng cảm xúc trung thực, hồn nhiên như cảnh vật nơi mình đã sống. Tác giả Anh Phương cho rằng: “Hãy đọc lại Bức tranh quê để bắt gặp những chi tiết phải nhận là lạ. Thiên nhiên trong thơ bà là những thứ rất mộc mạc, dân dã và quê mùa, nó là tất cả những gì như máu thịt gắn liền với tuổi thơ của bất kỳ một cô bé, hay cậu bé chăn trâu nào” [54]. Theo Nguyễn Tấn Long trong Việt Nam thi nhân tiền chiến toàn tập, nguyên nhân của sự thành công đó, chính là: “Anh Thơ không giống như hầu hết nhà thơ đương thời lấy tình yêu làm động lực chính, lấy sự uỷ mị của tình cảm, sự gào thét của dục vọng làm yếu tố, ngược lại Anh Thơ đã tạo thơ mình bằng một sắc thái riêng biệt, độc đáo: lấy thiên nhiên làm bối cảnh, lấy nếp sống nông thôn làm đề tài chính và lấy phong tục miền nông thôn làm nguồn sáng tác. Chính vì những điểm dị biệt này mà Anh Thơ đã chiếm một chỗ khá vững trên thi đàn”. Có thể coi, tập thơ là một đốm sáng tích cực của phong trào Thơ mới. Nên tác giả thừa nhận, sau này khi có khối lượng đồ sộ các sáng tác, nữ sĩ vẫn cảm thấy đây là tác phẩm yêu thích nhất của mình. Hơn 10 . nghiệp văn chương Anh Thơ nói chung, hồi ký Anh Thơ nói riêng, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm hồi ký của Anh Thơ. 3 1.4. Từ những năm 80 của thế kỷ XX hồi ký. THỊ NGUYÊN ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ CỦA ANH THƠ Chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số : 60.22.32 Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Dương

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan