Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn

123 859 2
Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THÁI SƠN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TĨNH LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN . VINH - 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TĨNH Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01. Học viên thực hiện: Thái Sơn Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hoài Nguyên VINH - 2012 MỤC LỤC Mở đầu Trang 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 4 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của luận văn 7 6. Bố cục của luận văn 7 Nội dung Chương 1: Cơ sở của vấn đề 8 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 8 1.2. Địa danh thành phố Tĩnh, những vấn đề liên quan 14 1.3. Tiểu kết chương 1 28 Chương 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh thành phố Tĩnh 29 2.1. Những vấn đề chung 29 2.2. Cấu trúc địa danh thành phố Tĩnh 32 2.3. Tiểu kết chương 2 59 Chương 3: Đặc điểm ý nghĩa địa danh thành phố Tĩnh. 61 3.1. Những vấn đề chung 61 3.2. Cách phân chia hiên thực được phản ánh trong địa danh thành phố Tĩnh 63 3.3. Vài suy nghĩ về văn hóa Nghệ Tĩnhngữ âm lịch sử tiếng Việt qua nghiên cứu địa danh thành phố Tĩnh 69 3.4. Tiểu kết chương 3 94 Kết luận 96 Danh mục bài báo liên quan đến đề tài 99 Tài liệu tham khảo 100 Phụ lục 106 3 LỜI NÓI ĐẦU Tìm hiểu địa danh thành phố Tĩnh là cơ hội để hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của quê hương, chúng tôi càng thấy tự hào hơn với truyền thống hiếu học, tinh thần chịu thương chịu khó của của người Tĩnh. Đây cũng là dịp để những người con bày tỏ tấm lòng, sự thành kính biết ơn đối với quê hương. Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hoài Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài; cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Tổ Ngôn ngữ, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Vinh. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND thành phố Tĩnh, các phường xã, các đồng nghiệp, và bạn bè giúp tôi có nhiều tư liệu quí để hoàn thành Luận văn này. Mặc dù đã cố gắng cao nhất, nhưng chắc rằng Luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả 4 Một số quy ước viết tắt trong luận văn TT Tên địa danh Viết tắt 1. Phường Bắc BH 2. Phường Nam NH 3. Phường Tân Giang TG 4. Phường Trần Phú TP 5. Phường Đại Nài ĐN 6. Phường Nguyễn Du ND 7. Phường Thạch Quý TQ 8. Phường Văn Yên VY 9. Phường Thạch Linh TL 10. Phường Huy Tập HHT 11. Xã Thach Môn TM 12. Xã Thạch Hạ THạ 13. Xã Thạch Trung TT 14. Xã Thạch Đồng TĐ 15. Xã Thạch Hưng TH 16. Xã Thạch Bình TB 17. Địa danh cũ ĐDC 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Ngôn ngữ với chức năng quan trọng nhất là phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy. Cùng với các đơn vị khác, địa danh cũng là một đơn vị ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển vốn từ của một ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ học có bộ môn danh xưng học (onomasiologie) gồm: địa danh học (Toponimic) và nhân danh học (arthroponomy) là các ngành nghiên cứu chuyên sâu về địa danh. Dưới góc độ ngôn ngữ, việc nghiên cứu địa danh có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ. Địa danh thành phố Tĩnh nói riêng và Tĩnh nói chung có nhiều nét đặc biệt gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của vùng đất này. Việc khảo sát, nghiên cứu hệ thống địa danh thành phố Tĩnh sẽ là cơ sở để hệ thống hoá các địa danh, tìm ra các mặt cấu tạo, ý nghĩa và mối quan hệ giữa chúng với các nhân tố lịch sử, địa lý, văn hoá. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về việc nghiên cứu địa danh nói chung Ở Việt Nam, các vấn đề về địa danh được đề cập khá sớm, nhiều tài liệu cho thấy địa danh được đề cập đến từ thời Bắc thuộc. Thế kỷ XIV, địa danh đã được đề cập qua nhiều công trình như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí và Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú, Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu… Nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học xuất hiện muộn nhưng các công trình này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về địa danh. Tiêu biểu, có thể kể đến tác giả Hoàng Thị Châu với bài viết Mối liên hệ ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông (1964). Tác giả Lê Trung Hoa khi nghiên cứu địa danhthành phố Hồ Chí Minh, đã bước đầu đưa ra những hệ thống lý thuyết làm cơ sở cho việc phân tích chỉ ra các đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi địa danh. Tiếp đến, năm 1996, Nguyễn 6 Kiên Trường với luận án phó tiến Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng đã bổ sung nhiều vấn đề lý thuyết địa danh mà Lê Trung Hoa đã dẫn ra trước đó. Năm 2000, Trần Trí Dõi đã công bố hàng loạt bài viết về địa danh theo khuynh hướng so sánh - lịch sử. Đó là các bài viết: Về địa danh Cửa Lò; Về một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Nội xưa; Không gian ngôn ngữtính kế thừa đa chiều của địa danh (qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam) (2001), và Vấn đề địa danh biên giới Tây Nam: một vài nhận xét và những kiến nghị (2001). Theo hướng tiếp cận địa lý - lịch sử - văn hoá, Nguyễn Văn Âu đã có công trình Một số vấn đề địa danh học Việt Nam (2000). Gần đây nhất, có hai luận án tiến tìm hiểu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ là Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (2004) của Từ Thu Mai và Các địa danh ở Nghệ An nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (2005) của Phan Xuân Đạm. Năm 2009, Phan Xuân Đạm cùng Nguyễn Nhã Bản xuất bản cuốn Tiếng Việt trong lòng đất và trên mặt đất đề cập sâu địa danh xứ Nghệ. Bên cạnh đó, phải kể đến hàng loạt các luận văn thạc của học viên của các trường đại học khi tìm hiểu địa danh ở các vùng huyện, thị xã, thành phố. 2.2. Về việc nghiên cứu địa danh thành phố Tĩnh Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về địa danh Thành phố Tĩnh. Một số công trình nghiên cứu có đề cập đến địa danh Tĩnh trong đó có địa danh thành phố Tĩnh tiêu biểu như Từ điển Tĩnh của tác giả Bùi Thiết, TĩnhThành Sen 160 năm của Thành ủy, hội đồng nhân dân thị xã Tĩnh, An tĩnh cổ lục của Hippolyte Le Breton, Địa Tĩnh của Trần Kinh, Thạch phủ phong thổ ký của Lê Văn Lương, vv. Các công trình này chỉ đề cấp đến các địa danh thành phố trong tổng thể hoặc ở góc độ văn hóa, lịch sử mà chưa tiếp cận từ phương diện ngôn ngữ. Vì vậy, nghiên cứu địa danh thành phố Tĩnh dưới góc độ ngôn ngữ học rõ ràng là hướng tiếp cận mới, qua đó, cho phép ta có đánh giá toàn diện hơn về đặc trưng văn hoá, địa lý, lịch sử của địa bàn. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của địa danh là các địa danh thuộc thành phố Tĩnh, bao gồm các địa danh hành chính, địa danh tự nhiên và nhân văn từ xưa tới nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thống kê lập danh sách các địa danh thuộc thành phố Tĩnh đang tồn tại hoặc đã tồn tại trước đây. - Khảo sát các phương thức địa danh (cấu tạo và ý nghĩa) của các chủ thể văn hóa và ngôn ngữ khác nhau có mặt ở thành phố Tĩnh. - So sánh với các địa danh trong địa bàn Tĩnh và các vùng khác để làm nổi bật đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua địa danh. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu được chúng tôi tập hợp từ hai nguồn chính: Khảo sát thống kê trên sách báo, tạp chí, các ấn phẩm, gia phả dòng họ, hương ước của làng, lịch sử đảng bộ . Một số tư liệu còn được lấy từ nguồn tư liệu là bản đồ các loại, các loại hình nghệ thuật, văn bản nghệ thuật có liên quan đến địa danh. Điền dã thực tế tại các phường xã trên địa bàn thành phố bao gồm 10 phường và 6 xã theo địa giới hành chính hiện nay. Nguồn tư liệu được xác lập trên những tiêu chí phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ trên thực tế nguồn tư liệu khảo sát được, chúng tôi phân chia địa danh theo các tiêu chí để làm rõ các phương diện về cấu trúc, ý nghĩa thông qua các phương pháp như thống kê định lượng ngôn ngữ học, phương pháp so sánh đối chiếu và các thủ pháp phân tích, miêu tả, tổng hợp. Dĩ nhiên, trong quá trình xử lí đề tài, không phải bao giờ các phương pháp trên cũng được chúng tôi sử dụng tách bạch mà có sự kết hợp, vận dụng một cách tổng hợp để rút ra những kết luận cuối cùng. 8 5. Đóng góp của luận văn Lần đầu tiên, bức tranh địa danh thành phố Tĩnh được miêu tả một cách có hệ thống dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Các kết quả nghiên cứu địa danh thành phố Tĩnh góp phần tìm hiểu những đặc điểm về tiếng Việt nói chung và phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng, đồng thời tìm hiểu thành phố trên các mặt lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội. Luận văn làm sáng tỏ thêm bản chất địa danh thành phố Tĩnh qua những đối tượng ngôn ngữvăn hóa của địa danh. Kết quả nghiên cứu còn là nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu địa danh Tĩnh nói chung. 6. Bố cục của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở của vấn đề Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh thành phố Tĩnh Chương 3: Đặc điểm ý nghĩa của địa danh thành phố Tĩnh 9 NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở của vấn đề 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1.1.1. Địa danhđịa danh học Cũng như các ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt tồn tại lớp từ chỉ tên riêng: nhân danh (tên người) và địa danh (chỉ các đối tượng địa lý), đó là các lớp từ thuộc môn khoa học chung có tên là danh xưng học. Địa danh là khái niệm phức tạp, để đưa ra một khái niệm đầy đủ, chính xác và có thể bao quát được toàn bộ ý nghĩa của thuật ngữ này thì không phải là điều đơn giản. Đã có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về khái niệm địa danh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về cách hiểu thuật ngữ này trong giới nghiên cứu. Theo Từ điển tiếng Việt, 1992 do Hoàng Phê chủ biên, địa danh là “tên đất, tên địa phương”. Còn Nguyễn Văn Tu trong cuốn Khái luận ngôn ngữ học quan niệm “địa danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành các khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu”. Tác giả Nguyễn Văn Âu lại đưa ra cách nhìn nhận khác: “Địa danh là một tên đất gồm: sông, núi, làng mạc . hay là tên đất các địa phương, các dân tộc” [5; tr.18 ] Tác giả Lê Trung Hoa cho rằng “địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ” [34; tr.18 ] Theo Nguyễn Kiên Trường, trong Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng: “Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn xác định trên bề mặt trái đất”[68; tr.16]. Tác giả chia địa danh thành hai thành tố gồm danh từ chung chỉ cả lớp sự vật thường đứng trước tên riêng và thứ hai là phần tên riêng có chức năng gọi tên và khu biệt, cá thể hóa các đối tượng. 10 . SƠN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH THÀNH PHỐ HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN . VINH - 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH THÀNH PHỐ HÀ. đến địa danh Hà Tĩnh trong đó có địa danh thành phố Hà Tĩnh tiêu biểu như Từ điển Hà Tĩnh của tác giả Bùi Thiết, Hà Tĩnh – Thành Sen 160 năm của Thành

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:11

Hình ảnh liên quan

a) Phân loại theo tiêu chí địa lý tự nhiên và nhân văn - Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn

a.

Phân loại theo tiêu chí địa lý tự nhiên và nhân văn Xem tại trang 22 của tài liệu.
2.1.2. Mô hình cấu trúc địa danh - Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn

2.1.2..

Mô hình cấu trúc địa danh Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2: So sánh số lượng và tần số xuất hiện của thành tố chun gA - Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bảng 2.

So sánh số lượng và tần số xuất hiện của thành tố chun gA Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 3: Thành tố A chuyển hóa vào thành tố B - Đặc điểm địa danh thành phồ hà tĩnh luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bảng 3.

Thành tố A chuyển hóa vào thành tố B Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan