Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đô lương (nghệ an) giai đoạn từ 1939 đến 1945

90 655 2
Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đô lương (nghệ an) giai đoạn từ 1939 đến 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------------------- MAI THỊ LAN PHƯƠNG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ĐÔ LƯƠNG (NGHỆ AN) GIAI ĐOẠN TỪ 1939 ĐẾN 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Mã số: 60. 22. 54 -1- VINH- 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang với những chiến công chói lọi chống xâm lược và ách thống trị của nước ngoài. Nhưng Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những trang sử vẻ vang chói lọi nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất của dân tộc. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, dân tộc Việt Nam bước vào một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nói về ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Tám Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám được tạo nên bởi các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các địa phương trên toàn quốc, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nhân dân Đô Lương. Đô Lương là huyện nằm về phía tây bắc thành phố Vinh, là một vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử vẻ vang. Nhân dân Đô Lương thông minh, hiếu học, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Con người Đô Lương mang đầy đủ cốt cách con người Việt Nam: Cần cù chịu khó trong lao động; kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, nghĩa tình thủy chung trong cuộc sống. Từ xưa các thế hệ con người Đô Lương đã nối tiếp nhau, sát cánh bên nhau cùng -2- đấu tranh chống lại thiên tai khắc nghiệt, chống mọi âm mưu của kẻ thù, viết nên những trang sử sáng ngời cho dân tộc Việt Nam. Lịch sử Đô Lương gắn chặt với lịch sử Nghệ An xứ sở mà bao đời nay thường được gọi là “phên dậu”, là “thánh địa”, là “đất đứng chân”…của các anh hùng, hào kiệt trong các cuộc cầm binh giữ nước. Từ khi Pháp mở con đường số 7 qua Đô Lương thì nơi đây trở thành “Cái chìa khóa của Đông Dương”. Từ xưa tới nay, Nghệ An là địa bàn chiến lược quan trọng. Vì thế nhân dân Đô Lương luôn có tinh thần đấu tranh, vùng lên chống kẻ thù, làm nên những trang sử oanh liệt. Từ lâu không có một cuộc đấu tranh nào của nhân dân Nghệ An lại không có sự đóng góp to lớn về nhiều mặt của nhân dân Đô Lương. Nhất là từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo thì truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Đô Lương càng được phát huy cao độ. Điển hình như phong trào Cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, hay Cách mạng Tháng Tám năm 1945… Cách mạng Tháng Tám bùng nổ nhân dân Đô Lương cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại, dưới sự chỉ đạo của Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh, nhân dân Đô Lương nổi dậy đấu tranh giành chính quyền một cách nhanh chóng mà không đổ máu. Với thắng lợi vẻ vang này, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Đô Lương cùng với nhân dân trong tỉnh và cả nước đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa Đô Lương đã góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Nghiên cứu “Cuộc vận động giải phóng dân tộc Đô Lương (Nghệ An) giai đoạn từ 1939 đến 1945” giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự ra đời và phát triển của các Đảng bộ địa phương, sự thành lập mặt trận chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng đồng thời bổ sung những thiếu sót mà các tài liệu khác chưa đề cập đến để làm sáng rõ hơn một thời kì lịch sử đâỳ biến động của Đô -3- Lương, góp phần làm phong phú thêm nội dung và tầm vóc Cách mạng Tháng Tám của dân tộc. Đô Lương là một trong những huyện trung tâm của tỉnh Nghệ An nên việc ghi lại một phần trong chặng đường dài oanh liệt của lịch sử quê hương Đô Lương, tổng kết quá trình xây dựng và lãnh đạo của Đảng bộ, phác họa những năm tháng đấu tranh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng là một yêu cầu bức thiết. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài này còn nhằm để phục vụ công tác giảng dạy lịch sử địa phương, các trường THCS, THPT trên địa bàn huyện là một vấn đề quan trọng. Qua đó để góp phần vào việc giáo dục truyền thống, tinh thần yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ của huyện nhà. 2. Lịch sử vấn đề. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự biến đổi lớn lao trong tiến trình phát triển của đất nước. Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng đối với Đô Lương thì chưa có công trình chuyên sâu nào cả mà mới chỉ được trình bày một cách sơ lược trong một số cuốn sách: Lịch sử Đảng bộ huyện Đô Lương (Tập 1,2), Nxb Nghệ An có đề cập đến vấn đề này nhưng không đáng kể. Luận án tiến sĩ: “Cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc Nghệ An” của tiến sĩ Trần Văn Thức nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và đầy đủ hệ thống cuộc cách mạng Tháng Tám Nghệ An. Cách mạng Tháng Tám - Tổng khởi nghĩa Hà Nội và các địa phương, Nxb Sự thật Hà Nội có trình bày đến quá trình khởi nghĩa giành chính quyền Nghệ An. Lịch sử Đảng bộ các xã trên địa bàn huyện như: -4- - Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Thị Trấn Đô Lương (1930 – 2005), Nxb Chính trị Nghệ An trình bày một cách hoàn chỉnh cuộc cuộc vận động giải phóng dân tộc của nhân dân Thị Trấn Đô Lương giai đoạn từ 1939 đến 1945. - Lịch sử Đảng bộ xã Tràng Sơn có trình bày một cách sơ lược về vấn đề này. Cách mạng Tháng Tám 1939-1945 của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Nghệ An đề cập quá trình khởi nghĩa Nghệ An, về cuộc khởi nghĩa Đô Lương còn ít liệu. Lịch sử Đảng bộ Nghệ An của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Nghệ An (1967) Lịch sử Đảng bộ Nghệ An sơ thảo tập 1 (1925-1954) Các tài liệu trên mới chỉ giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh lịch sử, quá trình chuẩn bị lực lượng, diễn biến, kết quả, ý nghĩa… mà chưa nêu lên được một cách đầy đủ hệ thống cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám vĩ đại của nhân dân Đô Lương. Nhưng đây sẽ là nguồn liệu quý và vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn của chúng tôi . Để có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về lịch sử của Đô Lương trong giai đoạn oanh liệt và hào hùng này nên chúng tôi chọn đề tài “Cuộc vận động giải phóng dân tộc Đô Lương (Nghệ An) giai đoạn từ 1939 đến 1945” làm tên đề tài cho luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình nhằm tái hiện một cách toàn diện về hoàn cảnh cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại của nhân dân Đô Lương, những đóng góp của nhân dân Đô Lương đối với lịch sử dân tộc, để làm bật đặc điểm cuộc khởi nghĩa Tháng Tám Đô Lương có gì khác so với một số huyện trong tỉnh. Qua đó thấy được nét độc đáo, riêng biệt của Cách mạng Tháng Tám Đô Lương. -5- 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài luận văn nghiên cứu toàn bộ cuộc vận động Cách mạng, chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền Đô Lương như: Xây dựng, phát triển và củng cố các cơ sở cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang trong giai đoạn từ 1939 đến 1945cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Đô Lương năm 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn không gian là toàn bộ tỉnh Nghệ An. Giới hạn thời gian tính từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (11/1939), đã đề ra chủ trương chuyển hướng chiến lược cho cách mạng Việt Nam, cho đến khi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Đô Lương giành thắng lợi (30/08/1945). Tuy nhiên, để làm rõ lịch sử Đô Lương trong giai đoạn này, tác giả có khái quát, so sánh tình hình Đô Lương thời kỳ trước năm 1939 và thời kỳ sau đó để có cái nhìn rõ hơn về lịch sử Đô Lương trong giai đoạn này. 3.3.Nhiệm vụ của đề tài: Thông qua nguồn liệu, luận văn phân tích một cách khoa học những yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Đô Lương giai đoạn từ 1939 đến 1945. Để từ đó nêu bật được vị trí chiến lược và truyền thống đấu tranh của nhân dân Đô Lương. Trên cơ sở đó, luận văn khôi phục lại một cách có hệ thống thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 19391945 Đô Lương. Từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa khởi nghĩa, những bài học kinh nghiệm quý báu về sự chuẩn bị cho cách mạng, về công tác xây dựng lực lượng và việc chớp thời cơ giành chính quyền. -6- 4. Nguồn liệu, phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn liệu: Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về chiến tranh nhân dân, khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh vũ trang cách mạng. Đây là cơ sở lý luận mà chúng tôi vận dụng vào quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài. Các văn kiện Đảng, các bài nói, viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ 19391945. Một số chỉ thị, nghị quyết của Xứ ủy Trung Kỳ, của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện Đô Lương có liên quan đến vấn đề lực lượng cách mạng trong giai đoạn từ 1939 đến 1945. Đây là nguồn liệu quan trọng giúp chúng tôi có thể tiếp cận với những quan điểm, đường lối của Đảng trong việc xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. Các tài liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Ban Tuyên giáo tỉnh Nghệ An, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ban Tuyên giáo huyện ủy Đô Lương, Phòng văn hóa huyện Đô Lương…là nguồn liệu quý báu giúp chúng tôi nghiên cứu những vấn đề được đặt ra trong đề tài. Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu, những bài viết của một số nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bản hồi ký của một số người đã trực tiếp tham gia lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám Đô Lương, những lời kể của các nhân chứng lịch sử - những người đã trực tiếp tham gia hoạt động lãnh đạo cuộc cách mạng Đô Lương giai đoạn từ 1939 đến 1945. Đó là những nguồn liệu quý báu giúp chúng tôi nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra trong đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, kết hợp với phương pháp logic, với các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. -7- 5. Đóng góp của luận văn. Thông qua nguồn liệu, luận văn phân tích một cách khoa học những yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Đô Lương giai đoạn từ 1939 đến 1945. Để từ đó nêu bật được vị trí chiến lược và truyền thống đấu tranh của nhân dân Đô Lương. Trên cơ sở đó, luận văn khôi phục lại một cách có hệ thống thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 19391945 Đô Lương. Từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa khởi nghĩa, những bài học kinh nghiệm quý báu về sự chuẩn bị cho cách mạng, về công tác xây dựng lực lượng và việc chớp thời cơ giành chính quyền. Luận văn nhằm khôi phục một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống của cuộc Cách mạng Tháng Tám Đô Lương giai đoạn từ 1939 đến 1945. Luận văn nêu rõ đặc điểm quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, ý nghĩa cuộc Cách mạng Tháng Tám Đô Lương. Luận văn là tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương. Luận văn góp phần vào việc giáo dục truyền thống, tinh thần yêu quê hương đất nước, lòng tự hào các thế hệ cha ông đã hy sinh trong sự nghiệp giành độc lập của dân tộc để các thế hệ hôm nay vững bước tiến vào thế kỷ XXI. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội và phong trào cách mạng Đô Lương trong những năm 1930 – 1939. -8- Chương 2: Quá trình vận động cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền Đô Lương giai đoạn từ 1939 đến 1945. Chương 3: Khởi nghĩa giành chính quyền Đô Lương Tháng Tám 1945. -9- NỘI DUNG Chương 1: Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội và phong trào cách mạng Đô Lương trong những năm 1930-1939. 1.1. Đặc điểm tự nhiên. 1.2. Đặc điểm lịch sử, xã hội 1.3. Truyền thống yêu nước. 1.4. Khái quát phong trào cách mạng Đô Lương thời giai đoạn từ 1930 đến 1939. 1.4.1.Cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh 1930 – 1931. 1.4.2. Phong trào cách mạng Đô Lương trong những năm 1932 – 1939. Chương 2: Quá trình vận động chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền Đô Lương giai đoạn từ 1939 đến 1945. 2.1. Tình hình Đô Lương khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ. 2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội. 2.1.2. Đấu tranh chống khủng bố, củng cố cơ sở Đảng. 2.2. Quá trình vận động cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. 2.2.1.Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh thành lập. 2.2.2. Tổ chức lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Chương 3: Khởi nghĩa giành chính quyền Đô Lương. 3.1. Chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền Đô Lương. 3.2. Diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền. 3.2.1. Đấu tranh giành chính quyền Phủ. 3.2.2. Đấu tranh giành chính quyền các xã. -10-

Ngày đăng: 17/12/2013, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan