Đề tài tiểu luận nghiên cứu giới từ trong eligsh

52 5.6K 31
Đề tài tiểu luận nghiên cứu  giới từ trong eligsh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận nghiên cứu CÁCH SỬ DỤNG GIỚI TỪ trong Tiếng Anh

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt. 2. Cấp dự thi: Đề tài cấp khoa 3. Nhóm sinh viên thực hiện: - Họ và tên: Lê Thị Hà (trưởng nhóm) Trịnh Thị An Tạ Thị Thuý Hằng Lê Thị Thanh Hoa Hoàng Lê Thuỷ Linh - Lớp: K13 ĐHSP Tiếng Anh - Khoa: Ngoại Ngữ 4. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hằng 5. Thời gian thực hiện: tháng 8/2011 – tháng 4/2012 6. Đơn vị chủ trì: Khoa Ngoại Ngữ 1 MỤC LỤC Mục Tên chương, mục và tiểu mục Trang THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 MỤC LỤC 2 PHẦN I MỞ ĐẦU 5 1 Lý do chọn đề tài 5 2 Mục đích nghiên cứu 6 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 4 Phương pháp nghiên cứu 6 5 Hiệu quả phạm vi sử dụng 7 PHẦN II NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 8 1.3 Sự cần thiết của đề tài 9 CHƯƠNG 2 NHÓM GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ TRONG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 11 2.1 Định nghĩa giới từ 11 2.2 Các loại giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 13 2.2.1 Các loại giới từ trong tiếng Anh 13 2.2.2 Các loại giới từ trong tiếng Việt 16 2.3 Các giới từ định vị 17 2.3.1 Giới từ định vị trong tiếng Anh 17 2.3.2 Giới từ định vị trong tiếng Việt 22 2 CHƯƠNG 3 SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU VỀ NHÓM GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 24 3.1 Sự giống nhau 24 3.2 Sự khác nhau 25 3.2.1 Sự khác nhau về phương diện ngữ pháp 25 3.2.2 Sự khác nhau về phương diện ngữ nghĩa - ngữ dụng 26 3.2.3 Sự khác nhau về phương diện giá trị thông báo 33 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NHÓM GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ TRONG TIẾNG ANH CỦA CÁC SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC 35 4.1 Thực trạng 35 4.2 Nguyên nhân của thực trạng sử dụng nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh ở các sinh viên khối không chuyên 36 4.2.1 Nguyên nhân khách quan 37 4.2.2 Nguyên nhân chủ quan 37 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 38 5.1 Đối với giáo viên 38 5.2 Đối với sinh viên 39 5.3 Đề xuất các dạng bài tập 40 5.3.1 Bài tập trắc nghiệm khách quan 40 5.3.2 Bài tập sắp xếp câu 41 5.3.3 Bài tập đặt câu 41 3 5.3.4 Bài tập chọn giới từ 41 5.3.5 Bài tập tìm lỗi sai 42 5.3.6 Bài tập điền giới từ thích hợp vào chỗ trống 43 PHẦN III KẾT LUẬN 45 1 Kết luận 45 2 Hạn chế của nghiên cứu này và một số đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 49 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hầu hết người học tiếng Anh đã từng học qua và biết đến các giới từ “to”, “in”, “into”, “at”, “on”, “about”, “above”, “across”, “among”, “around”… và nhiều giới từ khác nữa nhưng ít người biết giới từ là một trong những “nút cổ chai” quan trọng cản trở việc nói tiếng Anh trôi chảy. Khi học tiếng Anh đến phần này, người học thường ít chú ý đến chúng. Trong khi đó, giới từ được sử dụng rất nhiều trong các đoạn hội thoại. Xét về mức độ phổ biến của các từ vựng trong tiếng Anh, giới từ trong tiếng Anh xếp hạng về mức độ xuất hiện như sau: - “To”: xếp thứ 4 - “In”: xếp thứ 6 - “Into”: xếp thứ 64 - “Out”: xếp thứ 65 4 (Theo Phạm Quang Hùng. www.wordcount.org/main.php) Do đó, giới từ cũng có vai trò rất quan trọng trong diễn đạt ngôn ngữ tức kỹ năng nói trong tiếng Anh. Khi không sử dụng thành thạo các giới từ này thì người học không thể nói tiếng Anh tốt. Vì vậy, cách dùng giới từ là một phần ngữ pháp rất quan trọng và rất cần thiết trong quá trình dạy và học một ngoại ngữ. Khi không phân biệt được các nhóm giới từ hay cách dùng của từng loại giới từ thì người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập. Tiếng Anh có rất nhiều giới từ và việc nhớ hết ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng chúng là một vấn đề không dễ. Trong quá trình học tiếng Anh, việc sử dụng giới từ là một trong những khó khăn đối với người học. Nhận thức rằng giới từ tiếng Anh là một thách thức đối với người học, nhiều chuyên luận, sách dạy cũng như sách bài tập chuyên về giới từ đã được biên soạn. Và trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng giành khá nhiều thời gian cho việc giảng và luyện loại từ này. Xét thấy giới từ có nhiều nhóm, tuy nhiên, nhóm giới từ định vị được coi là một trong những khó khăn lớn nhất. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm mục đích giải quyết những vấn đề sau: - Chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau giữa các giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Khảo sát thực trạng sử dụng nhóm giới từ định vị của các sinh viên khối không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức qua một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 5 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng giới từ tiếng Anh cho sinh viên; nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt. b. Khách thể nghiên cứu: 120 SV các lớp không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức. c. Phạm vi nghiên cứu: Giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tìm hiểu thực tiễn (phương pháp quan sát sư phạm). - Phương pháp điều tra giáo dục. - Phương pháp thực nghiệm. 5. Hiệu quả phạm vi sử dụng - Tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học chuyên ngành tiếng Anh. - Tài liệu tham khảo cho học sinh và sinh viên trong quá trình học tập bộ môn tiếng Anh. - Tài liệu tham khảo giúp giáo viên áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng sử dụng giới từ định vị cho học sinh, sinh viên. 6 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến giới từ như: - “Đối chiếu chuyển dịch 3 giới từ “at”, “in”, “on” với các giới từ tương đương trong tiếng Việt” (Luận văn thạc sỹ của Tạ Mỹ Nga, trường Đại học KHXH & NV thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005). - “Ngữ nghĩa của các giới từ chỉ không gian trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt” (Trần Quang Hải). - “Những khác biệt cơ bản trong sử dụng giới từ định vị chỉ các quan hệ không gian trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Major differences in the use of English and Vietnamese locative prepositions describing spacial relation” 7 (Luận văn thạc sỹ của Trần Quang Hải, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng). - “Giới từ không gian, những khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ logic và văn hoá” (Luận văn thạc sỹ của Cao Xuân Hiền, năm 2006). - “Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt” (Luận án tiến sỹ của nguyễn Cảnh Hoa, năm 2001). - “Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng” (Luận án tiến sỹ của Trần Quang Hải, năm 2001). 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các nghiên cứu liên quan về giới từ cũng là những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu như: - “ACL-SIGSEM workship on the linguistic demensions of prepositions and their use in computational linguistic formalisms and applications” (Kenneth C.Litkowski and Orin Hargraves – University of Essex-Colchester, United Kingdom 171-179, 2005). - “Generic classes of prepositions” (Orin Hargraves – CL Research working paper 06.01. CL Research, Damascus, MD, 2006). - “Integrating data from the preposition project into frameNet” (Kenneth C.Litkowski - CL Research working paper 07.01. CL Research, Damascus, MD, 2007). - “The linguistic dimensions of prepositions and their use in computational linguistic formalisms and applications” (Kenneth C.Litkowski and Orin Hargraves, 2005). 8 - “Preposition disambiguation based on Chain clarifying relationships contexts” (Popescu, Octavian and Tonelli, Sara and Pianta, Emanuele, 2007). - “Arab EFL University students’ errors in the use of prepositions” (Yousef Sharif Tahaineh, 2010). 1.3. Sự cần thiết của đề tài Các nghiên cứu liên quan đến giới từ như đã nêu ở trên thuộc phạm vi trong nước hay ngoài nước đã phần nào thể hiện được nội dung và cung cấp cho học sinh, sinh viên những tài liệu, những kiến thức bổ ích nhất định về lĩnh vực giới từ. Như luận văn thạc sỹ của Trần Quang Hải, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đã chỉ ra được những khác biệt cơ bản trong sử dụng giới từ định vị chỉ các quan hệ không gian trong tiếng Anh và tiếng Việt. Hoặc nghiên cứu của Yousef Sharif Tahaineh với đề tài “Arab EFL University students’ errors in the use of prepositions” đã phân tích được thực trạng sử dụng giới từ cũng như chỉ ra được các lỗi sai trong việc học và làm các bài tập liên quan đến giới từ của các sinh viên Ả Rập tại trường Đại học EFL. Hay luận văn thạc sĩ của Tạ Mỹ Nga, trường Đại học KHXH & NV thành phố Hồ Chí Minh đã có nghiên cứu và làm sáng tỏ về sự chuyển dịch 3 giới từ “at”, “in” và “on” giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên đều mới chỉ hoặc là sự khái quát chung, hoặc đưa ra kết quả nghiên cứu ở những khía cạnh nhỏ nhất định mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học giới từ của sinh viên. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt” với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến giới từ, cụ thể là nhóm giới từ định vị được coi là khó khăn lớn nhất và phức tạp nhất đối với sinh viên trong việc học và làm các bài tập về giới từ, đồng thời chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho sinh viên trong vấn đề học giới từ tiếng Anh. 9 CHƯƠNG 2. NHÓM GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ TRONG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Định nghĩa Trong việc học tiếng Anh, giới từ là một trong những phần quan trọng quyết định đến kết quả và thành tích hoc tập cũng như xác định năng lực học tập của mỗi học sinh, sinh viên. Học và làm nhiều bài tập về giới từ tiếng Anh nhưng ít ai lại để ý và hiểu sâu về khái niệm giới từ là gì? Vấn đề này cũng đã thu hút rất nhiều sự chú ý và các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về giới từ. - Theo Nguyễn Xuân Khánh - Nguyễn Thanh Chương trong “Văn phạm tiếng Anh thực hành”: “Giới từ là một từ hoặc một nhóm từ nối danh từ hoặc một từ tương đương danh từ với các phần khác của một câu”. 10 . chọn đề tài “Nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu nhóm giới từ. HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến giới từ như: - “Đối chiếu chuyển dịch 3 giới từ

Ngày đăng: 17/12/2013, 14:34

Hình ảnh liên quan

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 - Đề tài tiểu luận nghiên cứu  giới từ trong eligsh

1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 Xem tại trang 2 của tài liệu.
Dưới đây là bảng tóm tắt những khác biệt cơ bản về giá trị thông báo giữa giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt (bảng 1): - Đề tài tiểu luận nghiên cứu  giới từ trong eligsh

i.

đây là bảng tóm tắt những khác biệt cơ bản về giá trị thông báo giữa giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt (bảng 1): Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan