Tài liệu Đề cương sản khoa (Phần 1) ppt

193 2.8K 18
Tài liệu Đề cương sản khoa (Phần 1) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương sản khoa Đề cương sản khoa (Phần 1) Câu 1 : Trình bầy cấu tạo của khung chậu? Và mốc đo các đường kính ngoài của đại khung. Cấu tạo khung chậu -Khung chậu gồm 4 xương, phía trước và 2 bên là xương chậu, phía sau trên là xg cùng, phía sau dưới là xg cụt -Hai xg chậu ở hai bên là xg dẹt, to, như hình cánh quạt. Mặt trong xg chậu có đường vô danh, chia xg chậu làm hai phần : phần trên thuộc về khung chậu to, phần dưới thuộc về khung chậu nhỏ. -Xg cùng có 5 đốt gọi là các lỗ xg cùng. Đốt trên cùng lồi cao lên gọi là mỏm nhô. Đỉnh xg cùng khớp với xg cụt. Xg cùng có một mặt trước lâm, một mặ t sau lồi và 2 bên bờ bên -Xg cụt có từ 4-6 đốt, cũng gồm có một mặt trước, một mặt sau và hai bờ -Bốn xg của khung chậu khớp vói nhau bởi 4 khớp xương : Ở trước là khớp mu(khớp vệ), ở sau là khớp cùng cụt, ở hai bên là khớp cùng chậu. Đó là những khớp bán động cho nên các đường kính của khung chậu có thể to lên một ít khi chuyển dạ đẻ -Khung chậu chia làm 2 phần, khung chậu to và khung chậu nhỏ -Cấu tạo khung chậu to : gồm có mặt trước cột sống thắt lưng, hai cánh của 2 xg chậu 2 bên, thành bông trước và các cơ của thành bông và bờ trước của xương chậu -cấu tạo của khung chậu nhỏ(khung chậu rất quan trọng trong sản khoa) Thai có lọt được hay không là do đường kính của tiểu khung quyết định Cấu tạo gồm : + phần xương : Thành sau là mặt trước của xương cùng cụt, thành bên là nửa d ưới của mặt trong hai xương chậu dưới đường vô danh, thành trước là mặt sau khớp vệ. +Phần cân : Hai dây chằng cung hông to và nhỏ => Như vậy tiểu khung hình ống cong, mặt lâm nhìn về phía trước, thành sau của ống cao 12 cm, thành trước cao 4cm, ống có lỗ trên gọi là eo trên, lỗ dưới gọi là eo dưới, giữa hai lỗ là lòng ống gọi là lòng khung chậu, khi thai nhi đi từ tử cung ra ngoài phải qua eo trên gọi là lọt, qua lòng tiểu khung từ eo trên đến eo dưới để thoát ra ngoài gọilà sổ. Các mốc đo đường kính ngoài của đại khung Các đường kính ngoài cùa đại khung gồm có : -Đường kính lưỡng gai : là đường nối 2 gai ch ậu trước trên, bình thường là 22,5 cm -đg kính lưỡng mào : là đg nối 2 đỉnh của mào chậu, bt là 25,5cm Đg kính lưỡng mấu chuyển : là đg nối 2 mấu chuyển lớn bt là 27,5cm -Đg kính trước sau(đg kính Baudeloque) đo từ mỏm gai L5 đến bờ trên khớp vệ bt là 17,5cm Như vậy các mốc đo đg kính ngoài của đại khung là + Gai chậu trước trên : nắn theo mào chậu từ sau ra trước, ta thấy có một chỗ nhô cao lên, sau đó thấy hẫng tay, thì ph ần nhô cao lên đó chính là gai chậu trước trên. +Đỉnh mào chậu : là điểm cao nhất của đg cong mào chậu +Mấu chuyển lớn : là nơi nhô ra nhiều nhất của đầu trên xg đùi, khi thai phụ đứng hay co chân lên thì điểm này không thay đổi. + Thượng vệ : là điểm chính giữa bờ trên khớp vệ + Gai đốt sống thắt lưng L5 : là điểm nhô lên của phía sau cột sống, cắt ngang đường nối liền phía lư ng của hai mào chậu. Câu 2 : Trình bày cấu tạo eo trên,eo giữa ,eo dưới và các đường kính của chúng ? - Eo trên : +cấu tạo : phía sau là bờ trước đót S1(mỏm nhô) 2 bên là bờ trước cánh cùng các đường vô danh phía trước là bờ trên khớp vệ +đường kính .đk ngang tối đa : 13,5cm .đk ngang hữu dụng 12,5cm .đk chéo phải 12cm .đk chéo trái 12cm .đk trước sau : + nhô- thượng mu 11cm, + nhô- hậu mu 10,5cm, + nhô- hạ mu 12cm. Trên lâm sàng nếu sờ thấy mỏm nhô chắc chắn khung chậu hẹp. - Eo dưới : +cấu tạo : là mặt phẳng đi từ mặt sau khớp vệ ngang qua 2 gai hông đén mặt trước của xương cùng khoảng giữa đốt sống cùng L4, L5 +Đường kính trước sau : 11,5cm +đường kính ngang là khong cách giữa 2 gai hông 10,5cm - Eo dưới : +Cấu tao. phía trước là bờ dưới khớp vệ,phía sau là đỉnh xương cụt(nửa trước là xương nửa sau lá dây chằng vì vậy các đk có thể thay đổi đợc) 2 bên là bờ dướicóa ngành ngồi háng và ụ ngồi +Đường kính trơc sau .đk đỉnh cụt - hạ mu 9cm .đk đỉnh cùng- hạ mu 11cm +Đk ngang lưỡng ụ ngồi 11cm Câu 3 : Trình bày các thủ thuật đo khung chậu trên lâm sàng và ứng dụng của chúng trong tiên lượng cuộc đẻ? -Đo các đường kính ngoài của khung chậu +Mốc đo : .GCTT nắn theo mào chậu ra phía trước ta thấy 1 chỗ nhô cao lên .Đỉnh mào chậu là điểm cao nhất của đường cong mào chậu .thượng vệ là điểm chính giữa bờ trên khóp vệ .Mâú chuyển lớn là nơi nhô ra 2 bên nhiều nhất của đầu trên xương đùi +Cách đo : thai phụ đứng thẳng 2 gót chân chạm nhau 2 bàn chân song song.Dùng thước đo Baudelocque để đo đường kính +Đ K lưỡng gai sau khi tìm đợc 2 GCTT ,2 tay cầm 2 đầu thước đặt 2 đầu thước lên 2 gai chậu và đọc kết quả bình thường ĐK =22,5 +ĐK lưỡng mào : 2 tay cầm 2 đầu thước đo Bsudelocque đặt trên 2 điểm cao và xa nhấtcủa 2 mào chậu và đọc kêt quả bình thường ĐK=25,5 +ĐK lưỡng mấu : 2 tay cầm 2 đàu thước đo đăt lên 2 đỉnh mấu chuyển lớn và đoc kết quả bình th- ường ĐK : 27,5cm +DK trước sau : thai ph ụ đứng nghiường trước mặt người đo hay nằm nghiường chân dưới co chân trên duỗi. 2 tay cầm 2 đàuthước đo đặt 1 đầu lên chính giữa bờ trên khớp vệ 1 đầu đặt ở mỏm gai đót sống L5 đọc kết quả ĐK =17,5cm *Đo các đường kính ngoài KC nhằm đánh giá độ rộng rãi của khung chậu ít có vai tró trong sản khoa tuy nhiên nếu đại khung quá nhỏ sẽ kéo theo tiểu khung hẹp gây khó khăn cho cuộc đẻ -Đo hình trám Michaelis +Mốc đo .mỏm gai L5 .2 GCST khi thai phụ đứng thẳng . Điểm giữa rãnh liên mông Câu 4 : Hãy trình bày chu kỳ của buồng trứng ? Buồng trứng chịu ảnh hưởng của hoạt động tuyến yên. Tuyến yên chế tiết ra các hormon hướng sinh dục, kích thích buồng trứng. Đó là FSH kích thích sự phát triển và trưnởg thành của bọc noãn, LH kích thích phóng noãn và hình thành hoàng thể, LTH giúp cho hoàng thể hoàn chỉnh và chế tiết được. Sự chế tiết FSH và LH của tuyến yên lại phụ thuộc vào các yếu tố giải phóng FSH – RF và LH – RF của vùng dưới đồi. Sự chế tiêt các yếu tố gi ải phóng này lại chịu tác động ngược của estrogen, progesterol buồng trứng (cơ chế phản hồi - feetback). Trình tự hoạt động nội tiết trong chu kỳ buồng trứng như sau : Khởi đầu vùng dưới đồi tiết ra FSH – RF, làm tuyến yên chế tiết ra FSH. FSH kích thích bọc noãn trưởng thành, chế tiết estrogen. Một khi nồng độ FSH đã đủ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi, không cho tiết FSH – RF nữa. Khi đó LH – RF được chế ti ết làm cho tuyến yên tiết LH, kích thích buồng trứng phóng noãn và sinh ra hoàng thể. Khi hoàng thể đã chế tiết progesteron tới nồng độ đủ cao rồi thì vùng dưới đồi bị ức chế, không tiết ra Rh – LF nữa. Khi ấy cả LH và FSH đều tụt. Sự chê tiết estrogen và progesteron của buồng trứng giảm đi nhanh chóng, đột ngột, làm hoại tử lớp niêm mạc tử cung đã phát triển trước đó, tương ứgn khi đó người phụ nữ bắt đầu hành kinh. Đồng thời sự tụt thấp của estrogen làm cho FSH – RF được kích thích lại và bắt đầu 1 chu kỳ mới. Câu 5 : trình bầy tác dụng của Estrogen và ứng dụng trong điều trị * Tác dụng điều trị và ứng dụng của estrogen - đối với cơ tử cung : +làm phát triển cơ tử cung bằng cách làm tăng số lượng, độ dài và độ lớn của các sợi cơ. Sử dụng trong điều trị cho những tử cung kém phát triển. + Làm cơ tử cung tăng nhạy cảm với oxytocin khiến tử cung dễ co bóp, ứng dụng trong điều trị để kích thích cơn co tử cung gây sảy thai chết lưu - Đối với niêm mạ c tử cung : làm tăng niêm mạc tử cung qua việc làm tăng phân bàom tăng dinh niêm mạc tử cung. Áp dụng trong điều trị việc gây vong kinh nhân tạo hoặc gây tái tạo nhanh niêm mạc tử cung - Đối với cổ tử cung : kích thích các tuyến cổ tử cung chế tiết nhiều chất nhầy làm chất nhày trong và loãng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng xâm nhập vào đường sinh dục trên của phụ nữ - Đối với âm đạo : làm tă ng biểu mô âm đạo, giúp các tế bào biểu mo âm đạo chứa glycogen và tạo điều kiện để các trực khuẩn Dolerlein biến Glycogen thành A. lactic=> môi trương âm đạo toan tính. Sử đông điều trị trong trường hợp teo âm đạo do thiếu Estrogen - Làm phát triển các môi lớn và môi nhỏ của âm hộ, làm phát triển các tuyến của âm hộ như các tuyến Bartholin, tuyến Skene, kích thích các tuyến này chế tiết chat nhên. ƯD trong các trường hợp teo ngứa teo ngứa âm hộ do thiếu Es ở ngườ i gia hay người căt hai buồng trứng - Đối với vú : làm phát triển các tuyến sữa của vú và mô đệm của vú khiến vú nở nang, Sử đông trong điều trị trường hợp vú kém phát triển do thiếu hụt Es bẩm sinh.(Hc Turner) - Giữ nước, giữ Na ở tế bào gây phù, vì vậy không được dùng Es trong các bệnh gây phù như : bệnh thận, bệnh tăng HA, bệnh tim mạch…. - Giúp giữ Ca ở xương trong quá trình tạo xương, chống loãng xương. Sử dụng để phòng và điều trị loãng xương ở người già và người đã cắt bỏ hai buồng trứng - Cùng với Andogen tạo nên dục tình - Chống bốc hỏa và RLTK thực vật ở những người mãn kinh or cắt 2 BT Chống chỉ định sử dụng Es - K núm vú, K niêm mạc tử cung - Bệnh tin mạch, bệnh tăng HA, bệnh thận gây phù, bệnh mạch vành, các chứng tắc mạch - Đang có thai, đang cho con bú. Câu 6 : Nêu tác dụng của progesterone và ứng dụng trong điều trị Pro được hoàng thể chế tiết trong nửa sau của vòng kinh. Tuy vậy đườg cong của pro trrong máu bắt đầu từ ngày thứ nhất trước phóng noãn do có sự hoang thể hóa sớm của nag noãn trưởng thành, dưới tác dụng của nồng độ cao LH - Đối với cơ tử cung + làm mềm cơ tử cung, làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung với các tác nhân gây co (Oxytocin),từ đó có td giữ thai và còn được gọi là hormone trợ thai nên có thể dùng trong điề u trị giữ thai. +Cộng đồng với estrogen làm tăng phát triển cơ tử cung cả về số lượng các sợi cơ, độ dài độ lớn của các sợi cơ Vì thế khi có thai, dưới tác dụng của nồng độ estrogen và nồng độ cao progesterone cao trong máu, cơ tử cung phát triển mạnh mẽ, có khả năng chứa được thai phát triển trong tử cung. - Đối với niêm mạc tử cung + làm teo niêm mạc tử cung, Là một hocmôn duy nhất có khả năng điều trị ung thư niêm mạc tử cung. Tuy nhiên trên thực tế người ta chỉ sử dụng Progestin (tất cả các chất có tác dụng giống progesterone) để điều trị di căn của các loại k này ở những nơi của cơ thể mà phương pháp điều trị PT và xạ trị không giải quyế t được hoặc để điều trị triệu chứng dành cho các bn k niêm mạc tử cung không có chỉ định mổ. + Kết hợp với Es trong trường hợp đã chuẩn bị trước bằng Es làm niêm mạc tử cung chế tiết, nên sử dụng trong điều trị vô sinh, giúp niêm mạc tử cung chuẩn bị làm tổ cho trứng. Đồng thời có thê dùng trong vòng kinh nhân tạo ở nửa sau của vòng kinh nhân tạo - Đối với cô tử cung : đối kháng estrogen, ức chế tiết nhầy của các ống tuyến trong cổ tử cung khiến chất nhầy ít đi, chất nhầy trở thành đục và đặc, cổ tử cung đóng lại ngăn sự xâm nhập của tinh trùng lên đường sinh dục trên của người phụ nữ =>sử dụng làm thuốc tránh thai - Đối với âm đạo : đối kháng với Es, làm bong sớm các tế bào biểu mô âm đạo, nguyên nhân gián tiếp làm teo niêm mạc tử cung, làm gi ảm khả năng tự bảo vệ chống viêm của âm đạo => người sử dụng progestin kéo dài liều cao, người có thai dễ bị viêm âm đạo hơn người bình thường - Đối với vú : làm phát triển các ống dẫn sữa,làm giảm phát triển các mô liên kết của vú=> áp dụng trong điều trị u xơ truyến vú ở giai đoạn sớm hoặc phì đại tuyến vú. Cùng với Es làm vú pt toàn diện. Progesteron liều cao làm giảm pt tuyến vú Các td khác : .- Có tác d ụng lợi niệu, giảm phù=> áp dụng điều trị phù căng trước kinh. Chất chuyển hóa pregnandiol của progesterone làm tăng nhiệt độ cơ thể từ 0.3- 0,5o C được áp dụng trong chẩn đoán phóng noãn dựa vào sự có mặt của giai đoạn nhiệt độ tăng [...]... các màng rau(các sản mạc), đĩa rau(bánh rau), dây rau (cuống rốn), nước ối 1.Các màng rau : có 3 màng a, Ngoại sản mạc : có 2 phần , ng sản mạc TC và ng sản mạc trứng.Trong tk thai đủ thg , phần ng sản mạc trứng chỉ là 1 màng rất mỏng và kết hợp với phần ngoại sản mạc TC thành 1 màng thống nhất.Ngoại sản mạc pt không đều , có 1 phần pt rất mạnh là phần liên quan đến bánh rau gọi là ng sản mạc TC –rau,... khi sổ rau rất dễ sót phần ngoại sản mạc này b,Trung sản mạc : pt không đều, 1 phần pt rất mạnh , thành các gai rau.Phần còn lại teo mỏng đi chỉ còn là màng.Màng này bao bọc bên ngoài nội sản mạc, ít thấm nước nhưng dễ rách, nên nước ối thấm qua nội sản mạc bị giữ lại giữa nội sản mạc và trung sản mạc gần lỗ cổ TC, tạo thành 1 lớp ối nhỏ ở đó.Nếu khi chuyển dạ, lớp trung sản mạc này bị rách , phần nước... chảy ra ngoài và ng ta gọi là vỡ ối nội-trung sản mạc c, Nội sản mạc : là màng mỏng bọc mặt trong buồng ối ,xung quanh dây rau và bao phủ mặt trong đĩa rau.Nó rất dễ thấm nước nhưng lại rất dai , do đó nước ối có thể thấm qua nội sản mạc.Vì tính chất đó mà nội sản mạc có thể bảo vệ thai nhi Nếu bị rách (vỡ ối) dễ dẫn đến NK ối và làm suy thai.Về t/c học nội sản mạc có 2 lớp : lớp ngoài là t/c lk , lớp... thg bám ở đáy TC ,nếu bám xuống đoạn duới thì gọi là rau bám thấp -Về tổ chức học : bánh rau là sự kết hợp của ngoại sản mạc và trung sản mạc.Phần ngoại sản mạc có các lớp đáy , xốp , và đặc, trong các lớp đặc có các sản bào , các hồ huyết do các gai rau ăn thủng tạo thành.Phần trung sản mạc có gai rau, có 2 loại gai rau , loại gai rau bám vào nóc các hồ hưyết có cn dinh dg Nhiệm vụ của bánh rau : -Cung... không có thần kinh, người ta cho rằng nội sản mạc còn có ch/n tạo ra nước ối 2.Bánh rau : giống cái đĩa úp vào mặt trong TC, đk tb là 15cm, chỗ dày nhất là 2-3cm, chỗ mỏng nhất ở xung quanh, khi thai đủ thg , bánh rau nặng chừng 500g(=1/6 P cơ thể thai nhi).Bánh rau có 2 mặt : mặt phía buồng ối thì nhẵn,bao phủ bởi nội sản mạc , ở mặt này có dây rau bám và qua nội sản mạc thấy các nhánh của động mạch rốn... giữa, có khi ở mép hoặc ở màng thai.Đầu kia bám vào rốn thai nhi, dây rau đc bao bọc bởi nội sản mạc, lớp nội sản mạc này tiếp nối với lớp hạ bì của da bông thai nhi.Lớp thượng bì của da bông bao xung quanh dây rau khoảng 1cm.Rốn rụng ngay chỗ tiếp giáp của lớp thượng bì này.Cấu tạo dây rau ngoài vào là nội sản mạc bao xq, rồi đến chất thạch Wharton(chất nhên như mũi), giữa chất thạch có 1 tm rốn máu... Ca, Mg,albumin và 99% là nước Sự tái tạo nước ối : nước ối luôn luôn đổi mới Sản sinh nước ối : phức tạp 1phần từ máu của mẹ thấm và lọc qua màng ối vào, phần chính do nội sản mạc bài tíêt ra, ngoài ra thai cũng bài tiết vào nước ối Tiêu nước ối : thai nhi thường uống nước ối , thấm qua ruột vào máu rồi đến bánh rau, màng nội sản cũng có hđ hấp thụ để tiêu nước ối Vai trò sinh lý của nước ối : -Bảo vệ... thai có nhiều tuyến nội tiết và các cơ quan có thể sản sinh ra steroid là buồng trứng ,bánh rau, thai nhi ,và vỏ thượng thận -Các tuyến nội tiết khác : +Tuyến yên : to lên khoảng 35%.Nồng độ hormon GH tăng nhẹ nồng độ prolactin cũng tăng đáng kể gấp 10 lần so với ngời không có thai +Tuyến giáp trạng to lên trong khi có thai do tăng sinh mạch máu và tăng sản tuyến +Tuyến cận giáp giảm trong 3 tháng đầu... thay đổi ở vú ,thay đổi trọng lượng khi có thai -Thay đổi ở vú : +quầng vú sẫm màu và rộng ra.Các hạt Mpntgomẻy nổi lên.Đó là tuyến bă phì đại len +Núm vú to lên màu sẫm lại và dễ dáng cương lên.Ngời phụ nữ có cảm giac cương ở vú +Từ sau tháng thứ 2 tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển phì đại làm cho vú to lên +Hệ thống tuần hoàn tăng các tĩnh mạch to và nổi lên nhìn thấy ở dưới da gọi là lới tĩnh mạch... tới góc trên xương chẩm Đớng Khờp đỉnh -thái dương và trán -thái dương Các đường khớp ngang và dọc gặp nhau tạo thành các thóp.Có 2 thóp là thóp trước và thóp sau Các thóp thường đợc ứng dụng trong sản khoa làm mốc để định vịphía trán và phía chẩm +Kích thớc của đầu rất quan trọng trong cơ chế đẻ gồm các đường kính sau : ĐK trước sau có 5 ĐK 9,5cm đk hạ chẩm-thóp trước đk hạ chẩm-trán 11cm đk chẩm . Đề cương sản khoa Đề cương sản khoa (Phần 1) Câu 1 : Trình bầy cấu tạo của khung chậu? Và mốc đo. của xương chậu -cấu tạo của khung chậu nhỏ(khung chậu rất quan trọng trong sản khoa) Thai có lọt được hay không là do đường kính của tiểu khung quyết định

Ngày đăng: 15/12/2013, 19:15

Hình ảnh liên quan

Ngoài 3hình thái trên cót hể chia theo triệu chứng,bao gồm : - Tài liệu Đề cương sản khoa (Phần 1) ppt

go.

ài 3hình thái trên cót hể chia theo triệu chứng,bao gồm : Xem tại trang 147 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan