Tài liệu Học cách đứng ngoài công việc của nhân viên docx

7 450 1
Tài liệu Học cách đứng ngoài công việc của nhân viên docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Học cách đứng ngoài công việc của nhân viên Trong vai trò của người quản lý, có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng những nghiên cứu đã chỉ ra: nhân viên sẽ làm việc năng suất hơn khi ông chủ để cho họ tự mình xoay sở với công việc. Điều này không sai: bạn sẽ thu được những kết quả tốt nhất từ khả năng làm việc của nhân viên nếu bạn đứng ngoài và quan sát cách làm việc của nhân viên. Đây chính là cái gọi là “quản lý tay ngầm” hay “quản lý giấu tay”. Cụ thể, các ông chủ có thể đưa ra những định mức bắt buộc về năng suất lao động khi họ trông chờ quá nhiều vào sự giúp đỡ. Nếu bạn đào tạo nhân viên của mình tốt và biết rõ họ đã tường tận nhiệm vụ của mình, họ sẽ tiến hành được công việc hoàn hảo như bạn muốn mà không cần sự có mặt của bạn. Dưới đây là 8 mẹo nhỏ giúp bạn trở thành một người quản lý “giấu tay” hiệu quả: 1. Bỏ qua những định kiến bên trong của bản thân Không nên chú ý những nghi ngờ xuất hiện trong suy nghĩ của bạn. Nhân viên sẽ không đưa công việc kinh doanh của bạn đi đến thất bại bởi họ biết rõ họ đang làm gì vì bạn đã dạy cho họ phải làm công việc đó như thế nào. Hãy tập trung vào những công việc khác nếu bạn có thể thực hiện được nó. 2. Hãy giao phó công việc cho nhân viên để có nhiều thời gian hơn Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đã bị thất bại do thiếu thời gian. “Nếu tôi có nhiều thời gian hơn nữa, tôi có thể đưa ra một chương trình marketing”. Họ thường nói vậy. Thử đoán xem, bạn đã có nhiều thời gian hơn và thay vì bản thân phải đối mặt với cả núi công việc, hãy san sẻ điều đó với nhân viên. Nếu bạn đặt họ vào làm việc ngay cả khi đó chỉ là một phần nhỏ công việc trong muôn vàn nhiệm vụ được giao mà bạn sẽ phải “bò” ra để hoàn thành, bạn sẽ có thêm thời gian cho tuần làm việc của bạn. 3. Phân công công việc Khi giao phó công việc, hãy phân công những nhiệm vụ đã được lên kế hoạch đầy đủ. Nếu bạn không thể làm được việc đó, hãy chắc chắn rằng họ hiểu được mục đích toàn bộ công việc hay kế hoạch của công việc và kết nối họ với nhóm quản lý và điều hành công việc đó. Nhiệm vụ của bạn là phải làm sao cho tất cả nhân viên hiểu được bức tranh toàn cảnh của công việc, bởi vì việc làm này sẽ giúp họ có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. 4. Truyền tải rõ ràng Khi bạn đứng ngoài một nhiệm vụ công việc đã giao, nhân viên của bạn cần hiểu một cách chính xác đâu là những mong muốn mà bạn muốn họ thực hiện. Hãy khuyến khích họ đặt câu hỏi hoặc hãy hỏi họ nếu họ muốn bạn chỉ cho họ thấy nhiệm vụ phải làm trong lần đầu tiên, sau đó hãy thu lượm những phản hồi từ họ để đảm bảo rằng những nhân viên này nắm rõ những chỉ dẫn bạn đưa ra. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh được những cơn đau đầu không đáng có. 5. Giúp nhân viên mường tượng ra kết quả công việc Nếu trong đầu bạn đã có hình ảnh về kết quả công việc, hãy cố gắng chia sẻ hình ảnh đó với nhân viên. Một khi họ có thể hình dung ra được kết quả của những việc họ sẽ làm thì lợi ích mang lại sẽ lớn hơn những việc làm mà họ đã thoả mãn sự trông đợi của bạn. 6. Cần hiểu rằng công việc lãnh đạo cũng cần được san sẻ “Nới lỏng dây cương kiểm soát” đối với công việc của nhân viên sẽ thúc đẩy niềm tự tin ở họ. Hãy để cho nhân viên “tự lãnh đạo” bản thân trong một chừng mực có thể. Những nhân viên luôn cảm thấy thành công thường là những người sẽ thành công. 7. Thu hút “chất xám” của nhân viên Một nhà quản lý “giấu tay” sẽ cho phép nhân viên suy nghĩ độc lập và hít thở một sức sống mới trong doanh nghiệp của bạn. Hãy nhớ lại xem bạn bắt đầu công việc kinh doanh lần đầu tiên khi nào? Mọi nhiệm vụ đã được tiến hành theo cách của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa đây là con đường đi tốt nhất. Hãy dành cho nhân viên một cơ hội tự thử sức với khả năng, “chất xám” của họ, bạn có thể ngạc nhiên và hài lòng với những điều họ làm đang diễn ra. 8. Khởi đầu chậm và chắc Hãy bắt đầu đi theo phong cách quản lý “giấu tay” một cách từ từ. Mỗi ngày hay mỗi tuần, hãy đưa ra cho nhân viên của bạn nhiều nhiệm vụ hơn và yêu cầu trách nhiệm cũng cao hơn. Thật là hoàn hảo nếu bạn chia sẻ bạn đã giải quyết một công việc nào đó như thế nào và tại sao lại thế. Nhưng một lần nữa hãy chắc chắn rằng đây là một trải nghiệm đáng quý cần được sẻ chia. Có thể nhân viên của bạn sẽ khám phá ra những cách tốt và hiệu quả hơn không nằm ngoài mục đích nâng cao sản xuất, chuyển giao dịch vụ và nhân giống những hàng hoá mới bán ra. Chúc bạn thành công. . Học cách đứng ngoài công việc của nhân viên Trong vai trò của người quản lý, có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng những nghiên cứu đã chỉ ra: nhân. những kết quả tốt nhất từ khả năng làm việc của nhân viên nếu bạn đứng ngoài và quan sát cách làm việc của nhân viên. Đây chính là cái gọi là “quản lý

Ngày đăng: 15/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan