Tài liệu Nhà Trần 5 pptx

9 437 0
Tài liệu Nhà Trần 5 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhà Trần Nhận định Về chiến thắng Mông-Nguyên Theo đánh giá của các sử gia, việc nhà Trần lên thay nhà Lý vào đầu thế kỷ 13 là cần thiết và kịp thời cho sự phục hưng nước Đại Việt bị suy yếu nghiêm trọng cuối thời nhà Lý. Nếu không có sự xuất hiện của nhà Trần, nước Đại Việt sẽ khó tồn tại trong cảnh cát cứ (Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng) bên trong và họa Mông - Nguyên bên ngoài như các nước Đại Lý, Nam Tống láng giềng. Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng [8] . Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản . [9] Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Indonesia đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Trung Hoa, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á-Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của nhà Trần. Về hậu kỳ nhà Trần Nhìn chung, triều Trần có thể chia ba thời kỳ: thời thứ nhất từ Thái Tông đến Nhân Tông là thời xây dựng và chống Mông-Nguyên, thời thứ hai từ Anh Tông đến Hiến Tông (có thượng hoàng Minh Tông) là thời kế tục, thời thứ ba từ Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Minh Tông mất) tới khi kết thúc là thời suy tàn. Để tránh "họa ngoại thích", nhà Trần chủ trương chính sách "hôn nhân nội tộc". Chính sự nhà Trần bắt đầu suy từ đời vua Dụ Tông xa hoa hưởng lạc, xa lánh lương thần, tin dùng gian thần. Nhưng đó đơn giản chỉ là sự hưởng thụ như Lý Cao Tông trước đây mà thôi. Tới các đời sau, đặc biệt là Trần Nghệ Tông và Trần Phế Đế (Đế Hiện), có hàng loạt biểu hiện của sự mê muội, u tối của người cầm quyền. Trần Nghệ Tông tin dùng một mình Lê Quý Ly, nghe lời Quý Ly sát hại hàng loạt con cháu, người thân tộc họ Trần. Nhiều hành động của Nghệ Tông như thể để "dọn đường" cho Quý Ly cướp ngôi nhà Trần sau này. Thời kỳ Nghệ Tông trở về sau, vấn đề chống Chiêm Thành là lớn nhất, vậy mà một Quý Ly luôn chạy dài trước những đợt tấn công của địch, không hề lập được công bao giờ, lại vẫn được tin dùng đến như vậy. Còn Đế Hiện đối với Đỗ Tử Bình, gian thần xảo trá gây ra cái chết của cha mình (Duệ Tông), không những không trừng trị đích đáng mà còn nhiều lần thăng lên làm đại thần cấp cao hơn trước, khi chết (1382) còn được truy tặng gia phong. Những hành động tối tăm, mê muội đó phải chăng là sản phẩm của sự "thoái hóa giống nòi" do "hôn nhân nội tộc" nhiều đời gây ra? Những lần tiếm quyền, thoán ngôi khác trong lịch sử Việt Nam như Dương (Tam Kha) đoạt Ngô, Tiền Lê đoạt Đinh, Trần đoạt Lý, Mạc cướp Lê, Trịnh át Lê đều là "cường thần hiếp chúa". Quan hệ giữa Quý Ly với Nghệ Tông, Tử Bình với Đế Hiện không thể như Trần Thủ Độ với Lý Huệ Tông, Mạc Đăng Dung với Lê Cung Hoàng . Việc dung túng cho cấp dưới, những kẻ trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi của dòng tộc mình mà vẫn "không hay biết" như các vua Trần quả là hiếm có [10] . Các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông, đều không biết chiêu mộ nhân tài; lực lượng quan lại đều kém tài. Nếu thế hệ trước thắng Mông- Nguyên khổng lồ một cách oai hùng bao nhiêu thì đời con cháu phải chạy trốn một Chiêm Thành nhỏ bé, từng núp bóng mình trong chiến tranh chống Mông-Nguyên xưa kia, một cách thảm hại bấy nhiêu. Tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng ra chống được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê). Nếu trong tông thất nhà Trần thời kỳ sau có những nhân tài như giai đoạn đầu thì dù Quý Ly có manh tâm cũng không thể tính chuyện cướp ngôi. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái chết của Duệ Tông đã không gượng dậy được nữa. Đó chính là thời cơ cho Hồ Quý Ly làm việc chuyên quyền và chiếm lấy ngôi nhà Trần [11] . Dù sao, nhà Trần vẫn là một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Trang sử về nhà Trần trong sử sách nằm trong số những trang sáng nhất và để lại nhiều bài học cho đời sau. Các vua nhà Trần Nhà Trần Niên đại các vị vua Nhà Trần Miếu hiệu Niên hiệu Tên Sinh- Mất Trị vì Thụy hiệu Lăng Thái Tông Kiến Trung (1226-1232) Thiên Ứng Chính Bình (1232-1251) Nguyên Phong (1251-1258) Trần Cảnh 1218- 1277 1226- 1258 Nguyên Hiếu Hoàng đế Chiêu Lăng Thánh Tông Thiệu Long (1258-1272) Bảo Phù (1273-1278) Trần Hoảng 1240- 1291 1258- 1278 Tuyên Hiếu Hoàng Đế Dụ Lăng Nhân Tông Thiệu Bảo (1278-1285) Trùng Hưng (1285-1293) Trần Khâm 1258- 1308 1278- 1293 Duệ Hiếu Hoàng Đế Đức Lăng Anh Tông Hưng Long Trần Thuyên 1276- 1320 1293- 1314 Nhân Hiếu Hoàng Đế Thái Lăng Minh Tông Đại Khánh (1314-1323) Khai Thái Trần Mạnh 1300- 1357 1314- 1329 Văn Triết Hoàng Đế Mục Lăng (1324-1329) Hiến Tông Khai Hựu Trần Vượng 1319- 1341 1329- 1341 ? Xương An Lăng Dụ Tông Thiệu Phong (1341-1357) Đại Trị (1358-1369) Trần Hạo 1336- 1369 1341- 1369 ? Phụ Lăng Hôn Đức Công Đại Định Dương Nhật Lễ ?-1370 1369- 1370 tiếm ngôi bị giết Nghệ Tông Thiệu Khánh Trần Phủ 1321- 1394 1370- 1372 Anh Triết Hoàng Đế Nguyên Lăng Duệ Tông Long KhánhTrần Kính 1337- 1377 1373- 1377 ? Hy Lăng Phế Đế Xương Phù Trần Hiện 1361- 1388 1377- 1388 phế làm Linh Đức Vương An Bài Sơn Thuận Tông Quang Thái Trần Ngung 1378- 1399 1388- 1398 ép nhường ngôi và ép chết Yên Sinh Lăng Thiếu Đế Kiến Tân Trần An 1396-? 1398- 1400 bị Hồ Quý Ly cướp ngôi phế làm Bảo Ninh Đại Vương ? Thế phả nhà Trần Bản đồ mô tả các thế hệ vua và quý tộc nhà Trần 1 Trần Thái Tông 1226 - 1258 2 Trần Thánh Tông 1258 - 1278 3 Trần Nhân Tông 1278 - 1293 4 Trần Anh Tông 1293 - 1314 5 Trần Minh Tông 1314 - 1329 8 Trần Nghệ Tông 1370 - 1372 6 Trần Hiến Tông 1329 - 1341 7 Trần Dụ Tông 1341 - 1369 9 Trần Duệ Tông 1373 - 1377 11 Trần Thuận Tông 1388 - 1398 10 Trần Phế Đế 1377 - 1388 12 Trần Thiếu Đế 1398 - 1400 . phả nhà Trần Bản đồ mô tả các thế hệ vua và quý tộc nhà Trần 1 Trần Thái Tông 1226 - 1 258 2 Trần Thánh Tông 1 258 - 1278 3 Trần Nhân Tông 1278 - 1293 4 Trần. (1232-1 251 ) Nguyên Phong (1 251 -1 258 ) Trần Cảnh 1218- 1277 1226- 1 258 Nguyên Hiếu Hoàng đế Chiêu Lăng Thánh Tông Thiệu Long (1 258 -1272) Bảo Phù (1273-1278) Trần

Ngày đăng: 15/12/2013, 03:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan