ôn thi môn Văn

51 1.4K 3
ôn thi môn Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ôn thi môn Văn

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG Đây là tài liệu mang tính chất tham khảo, định hướng cho giáo viên trong việc ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 cho học sinh bên cạnh tài liệu “Chuẩn kiến thức kỹ năng” và “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng” môn Ngữ văn 12 của Bộ GD&ĐT. Tài liệu ra đời là kết quả của “Hội nghị chuyên đề nâng cao chất lượng dạy – học các môn bộ Ngữ văn, Toán và tiếng Anh năm 2011” do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 23/02/2011. Tài liệu được xây dựng nhằm mục đích ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT năm 2011, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu, kém. Tài liệu có thể phát cho học sinh. Nhưng trước khi phát, giáo viên giảng dạy cần lựa chọn nội dung nào sẽ chuyển đến các em. Giáo viên triển khai nội dung ôn tập cho học sinh theo tài liệu. Một số nội dung có tính chất đề cương, gợi ý, giáo viên cần bổ sung thêm trong quá trình ôn tập, dựa vào tài liệu “Chuẩn kiến thức và kĩ năng” và “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng” môn Ngữ văn 12 của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình biên soạn, giáo viên chú ý đến điều kiện dạy học và trình độ của đối tượng học sinh trường mình. Việc biên soạn bổ sung cần đảm bảo ngắn gọn để học sinh dễ tiếp nhận, tránh tình trạng quá tải. Tài liệu được biên soạn dưới dạng các chuyên đề. Những nội dung kiến thức trình bày trong tài liệu là nội dung cơ bản, tương đối ngắn gọn, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản để làm bài thi. Sau mỗi chuyên đề có một số câu hỏi và đề làm văn để giáo viên giúp học sinh viết bài từ đó để rèn luyện thêm kĩ năng làm bài cho các em. Do biên soạn trong một thời gian khá ngắn và là sản phẩm của nhiều thành viên nên tài liệu này chắc chắn còn có chỗ chưa thỏa mãn nhu cầu người học cũng như còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp chia sẻ. Sở GD&ĐT trân trọng cảm ơn các tổ chuyên môn của các trường THPT, trung tâm, các thầy cô giáo là cộng tác viên thanh tra, giáo viên cốt cán của bộ môn Ngữ văn trong toàn tỉnh đã đồng hành, hợp tác biên soạn tài liệu này trong thời gian qua. Ban biên tập rất mong được sự góp ý của cán bộ, giáo viên và các em học sinh để tài liệu ngày càng hoàn chỉnh hơn. PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1 KIẾN THỨC GIAI ĐOẠN VĂN HỌC VIỆT NAM KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975 I. Hoàn cảnh lịch sử - 9.1945, nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời. - 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. - 7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. - hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng. - Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. II. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước. 2. Nền văn học hướng về đại chúng. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 1 3. Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. III. Những nét lớn về thành tựu 1. Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng. Nhà văn mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ, có sự kế thừa và phát triển liên tục. 2. Về đề tài và nội dung sáng tác - Hiện thực cách mạng rộng mở, đề tài đa dạng, bám lấy hiện thực cách mạng để phản ánh . - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt Nam. - Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới. - Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 3. Về mặt hình thức thể loại và tác phẩm - Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát - Thơ là thành tựu nổi bật nhất. - Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký… phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu - Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới. B. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 1975 - XX I. Hoàn cảnh lịch sử - 1975, đất nước hoàn toàn độc lập. - 1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển - Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực -> Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học II. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 - XX 1. Về đề tài và khuynh hướng sáng tác: + Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tôi cá nhân với những mưu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội. + Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều + Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống xã hội 2. Về tác phẩm và thể loại: + Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật + Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học + Những tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong nghệ thuật C. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ sau Cách tháng Tám năm 1945 đến năm 1975? 2. Những thành tự chủ yếu của Văn học Việt Nam từ sau Cách tháng Tám năm 1945 đến năm 1975? 3. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 – XX? Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 2 CHUYÊN ĐỀ 2 TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM A. TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH 1. Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) gắn bó trọn đời với Dân với Nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. 2. Sự nghiệp văn học: a. Di sản văn học: - Những tác phẩm chính của HCM thuộc các thể loại: chính luận, truyện, kí, thơ ca. - Văn chính luận + Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh . + Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại. + Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946) - Truyện và kí + Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân. + Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng. + Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hành (1923) ; Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963) - Thơ ca + Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng. + Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài. b. Quan điểm sáng tác: - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần chiến đấu như chiến sĩ ngoài mặt trận. - Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người rất coi trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và luôn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. - Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào ? c. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại đều có phong cách riêng, hấp dẫn. - Văn chính luận: Thường ngắn, gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp. - Truyện kí : Rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu rất mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây. - Thơ ca: Những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn. Thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu. * CÂU HỎI ÔN TẬP: 1.Trình bày ngắn gọn di sản văn học Hồ Chí Minh. 2. Nêu quan điểm sáng tác Hồ Chí Minh. 3. Nêu phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. B. TÁC GIA TỐ HỮU I. Tiểu sử cuộc đời: Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 3 - Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002). Quê: Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn học, yêu thích thơ ca dân gian, gắn bó với quê hương xứ Huế. Từ nhỏ, những làn điệu dân ca trữ tình Huế đã in dấu ấn sâu đậm và làm nên phong cách thơ của ông. - Quá trình hoạt động : tuối thanh niên lớn lên trùng với thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương, sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, trở thành nguyời lãnh đạo chủ chốt của phong trào thanh niên Huế: + 1938 : được kết nạp vào Đảng (lúc 18 tuổi). + 1939 : bị giặc Pháp bắt giam, năm 1942 vượt ngục. + 1945 : tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trong yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. -Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. II. Con đường thơ, con đường cách mạng của Tố Hữu: Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với con đường giác ngộ và hoạt động cách mạng. Ở ông, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ văn gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. 5 tập thơ lớn của Tố Hữu phản ánh những chặng đường hoạt động cách mạng của chính nhà thơ và cũng là của cách mạng Việt Nam: 1. “Từ ấy” (1937 – 1946): tập thơ đầu tay – thể hiện chất men say lý tưởng là tiếng reo vui của tâm hồn một thanh niên khao khát lẽ sống, bắt gặp lý tưởng của Đảng và hang hái quyết tâm phấn đấu hy sinh đẻ thực hiện lý tưởng ( Từ ấy, Tâm tư trong tù, Tiếng hát sông Hương, Vui bất tuyệt,…) 2. “Việt Bắc” (1947 – 1954): giai đoạn kháng chiến chống Pháp. “Việt Bắc” là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp, viết nhiều về nhân dân, bộ đội, quê hương việt Bắc, biểu dương những con người bình dị mà anh hùng. Nội dung và hình thức nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc và đại chúng. Là tác phẩm xuất sắc của Vh thời kháng chiến chông Pháp (Việt Bắc, Lượm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên…) 3. “Gió lộng” (1955 – 1961): viết trong thời kỳ miền Bắc được giải phóng, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới, miền Nam còn trong tay giặc, phải tiếp tục đấu tranh đẻ thống nhất đất nước. Gió lộng là tập thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, phơi phới lạc quan và thắm thiết ân tình (Quê mẹ, Me Tơm, Bài Ca mùa xuân 1961,…) 4. “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977): là những tập thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam- Bắc (Bác ơi, Theo chân bác, Nước non ngàn dặm,…) 5. Một số tập thơ khác : “Một tiếng đờn” - 1992, “Ta với ta” - 1999 III. Phong cách nghệ thuật : 1. Về nội dung: a) Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng trữ tình chính trị rất sâu sắc: Thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và của cả dân tộc. b) Thơ Tố Hữu mạng đậm tính sử thi: thường viết về những sự kiện chính trị lớn của đất nước, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính toàn dân, ít chú ý tới những diễn biến bình thường của đời sống. Lời thơ hào hùng tráng lệ. Cảm hứng lãng mạn thể hiện qua những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng về lý tưởng, tương lai với niềm lạc quan vô bờ bến. 2. Về nghệ thuật: a) Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình rất tự nhiên đằm thắm, chân thành: nhà thơ đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, nghĩa tình cách mạng, thường hướng về đồng bào, đồng chí bằng tình cảm gắn bó ruột thịt. b) Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà: sử dụng rất nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc, đặc biêt là thể thơ lục bát, ngôn ngữ thơ thường sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc, lối so sánh ví von truyền thống, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. IV. Kết luận: - Thơ Tố Hữu là thành công xuất sắc của thơ ca cách mạng. - Thơ Tố Hữu có sức thu hút người đọc mạnh mẽ vì thể hiện niềm mê say lý tưởng, mang tính dân tộc đậm đà, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thế hệ. * CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Hãy tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 4 2. Nêu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 5 CHUYÊN ĐỀ 3 TÁC GIA - TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI A. “ ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”( trích) và Hê - Minh - Uê I. Tiểu sử và sự nghiệp: - Sinh năm 1899 mất 1961, là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới. - Ông yêu thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là "thế hệ vứt đi". - Chiến tranh thế giới thứ hai, tham gia quân đội quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương. - Có hoài bão viết “ một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. - Đề xướng và thực thi nguyên lí “ tảng băng trôi ”( Nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình, chỉ xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý). - Được giải Nô- ben về văn học 1954. - Tác phẩm chính: Ông già và biển cả, gĩa từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai . II. Nguyên lý “Tảng băng trôi” trong phong cách nghệ thuật của Hemingue. - Tảng băng trôi là hình ảnh Hemingue đưa ra dùng để thể hiện yêu cầu của ông đối với văn chương: Nó phải là một Tảng băng trôi, bảy phần chìm, chỉ một phần nổi. - Nguyên lý đó xuất phát từ một phản ứng đối với thứ văn chương hoa mĩ đang thịnh hành đầu thế kỷ XX ở Mỹ. Tuy nhiên, nguyên lí Tảng băng trôi không chỉ là một vấn đề thời sự, mà còn thể hiện một tiêu chí giá trị đặc biệt của lối viết ở thế kỷ XX. Nó có cơ sở trong lý luận văn học Đông cũng như Tây: Xưa hay nói đến Ý tại ngôn ngoại, nay người ta cũng nói đến Mạch ngầm văn bản, tính đa nghĩa hoặc rộng hơn nữa là tính đa âm của văn bản. - Nó thể hiện một bước dân chủ hóa của nghệ thuật, tức là nhà văn không trực tiếp công khai làm cái loa phóng thanh, phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà nói lên bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. - Nguyên lý Tảng băng trôi đã khiến nhà văn thiên về những kỹ thuật có khả năng hàm ẩn ý nghĩa, song như vậy không có nghĩa là nhà văn không có chủ kiến trong thái độ của mình trước hiện thực. Trong tác phẩm, thái độ ấy bộc lộ bằng những giọng nói trái ngược, khó xác định, có khi vừa trữ tình vừa mỉa mai, hoặc vừa tả thực vừa biểu tượng. Quả là sau khi Hemingway xuất hiện, có cả một thế hệ nhà văn trẻ đã đổi mới lối viết. III. Đoạn trích. 1.Vị trí : Nằm ờ gần cuối truyện: Kể lại ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm. 2. Tóm tắt. 3. Nội dung: - Đề cao sự dũng cảm, mưu trí và sức mạnh của con người. - Thể hiện: + Niểm tin vào nghị lực của con người. + Niềm tự hào về con người. 3. Nghệ thuật: - Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp: + Kể và miêu tả. + Đối thoại và độc thoại. - Thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi”. 4. Ý nghĩa của đoạn trích: Ca ngợi khát vọng giản dị mà lớn lao của con người lao động. * CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Huê-minh- Uê. 2. Tóm tắt những chi tiết chính của đọan trích Ông già và biển cả được học. 3. Nêu nguyên lý tảng băng trôi của Huê-Minh- Uê. 4. Nêu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đọan trích “Ông già và biển cả” được học. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 6 B. “THUỐC” và Lỗ Tấn I. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn - Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. - Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc. - Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ. - Nhà văn có tấm lòng yêu nước thương dân. - Lố Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân. II. Truyện ngắn: “Thuốc”. 1. Hoàn cảnh ra đời : Viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ. 2. Tóm tắt - Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du. - Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh - Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du . - Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng . 3. Ý nghĩa nhan đề. - Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. - Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng. - Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc. -“Thuốc”: Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học( về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu. - Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân, căn bệnh đó đòi hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc => Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường. 4. Giá trị nội dung. - Qua câu chuyện ta thấy được trạng thái tinh thần của người dân hoàn toàn không hiểu gì về sự nghiệp CM của Hạ Du. - Phê phán những con người trong đám đông dân chúng không chỉ ngu muội mà còn vô cảm, họ là kẻ sống hưởng lợi trên cái chết và nỗi đau của người khác. - Xây dựng nhân vật Hạ Du, ngầm nói tới hình ảnh người CM còn xa rời quần chúng. 5. Giá trị nghệ thuật. - Lối viết cô đọng, súc tích ,giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (nhan đề, chiếc bánh bao tẩm máu, vòng hoa, con đường mòn…) - Xây dựng nhân vật: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 7 - Không gian NT: Hình ảnh pháp trường, nghĩa địa -> Hình ảnh thu nhỏ cũa XHTQ tối tăm, mù mịt. - Thời gian NT: Vận động từ thu sang xuân -> Niềm tin vào tương lai. * CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự ngiệp sang tác của Lỗ Tấn. 2. Hãy nêu CHST và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuôc – Lỗ Tấn. 3. Tóm tắt truyện ngắn Thuốc - LỗTấn. 4. Những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc- Lỗ Tấn. C. “SỐ PHẬN CON NGƯỜI” ( Trích)- Sô-lô-khốp I. Tiểu sử: (1905 - 1984) - Nhà văn Xô Viết lỗi lạc, sinh ra ở vùng thảo nguyên sông Đông nước Nga. - Thời nội chiến: nghỉ học, Ông tham gia cách mạng sớm, làm nhiều nghề kiếm sống. - Năm 1923 lên Maxcơva, tại đây ông làm đủ nghề để kiếm sống và thực hiện giấc mộng viết văn. - Năm 1925, ông bắt tay viết tác phẩm Sông Đông êm đềm được giải Noben 1965. - Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945) là phóng viên chiến trường trong chiến tranh vệ quốc. - Ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, ông là nhà văn vĩ đại của nền văn học Xô viết và thế giới. II. Sự nghiệp văn học. + Tác phẩm tiêu biểu: - Sông Đông êm đềm. - Đất vỡ hoang. - Số phận con người. + Ngòi bút hiện thực, bi hùng, chất sử thi. + Viết đúng sự thật, không né tránh dù có khốc liệt và đau thương như thế nào và nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc. III. Truyện ngắn: “Số phận con người” 1. Vị trí: Phần cuối tác phẩm, kể về cuộc đời, số phận của Xô-cô-lốp sau chiến tranh. 2.Tóm tắt: - Người kể chuyện ( tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình. - Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt làm tù binh. - Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng quân và tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con trai mình đã hy sinh. - Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận. 3. Giá trị nội dung a. Giá trị hiện thực: Tố cáo chiến tranh, phản ánh số phận, tính cách kiên cường và trung hậu của con người Nga trong và sau chiến tranh. b. Giá trị nhân đạo: Quan tâm số phận nghiệt ngã của con người, niềm cảm thương, trân trọng ý chí con người. Niềm cảm phục của tác giả về sự hy sinh của thế hệ đi trước để tạo niềm tin cuộc sống cho thế hệ kế tiếp. c. Ý nghĩa tư tưởng: Khám phá và ca ngợi tính cách Nga ( ý chí kiên cường, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống ). -> “Số phận con người” của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận. 4. Đặc sắc nghệ thuật: Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 8 - Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật) -> đảm bảo tính chân thực, khách quan. - Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật. - Chất trữ tình sâu lắng. Hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). * CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự ngiệp sang tác của Sô lô Khôp. 2. Hãy nêu CHST ngắn Số phận con người – Sô lô Khốp. 3. Tóm tắt truyện ngắn Số phận con người – Sô lô Khốp 4. Những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người – Sô lô Khốp . Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 9 CHUYÊN ĐỀ 4 VĂN CHÍNH LUẬN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1. Hoàn cảnh ra đời: - Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/ 8/ 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. - Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. - Ngày 2/ 9/ 1945, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội , Người thay mặt Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. - Vào thời điểm đó tại phía Nam, Pháp nấp sau lưng Anh đang âm mưu chiếm lại Việt Nam. Phía Bắc, quân đội Tưởng- tay sai đế quốc Mỹ chực sẵn ở biên giới sẵn sàng vào Việt Nam. Bác viết bản Tuyên ngôn khi biết rõ âm mưu đó của Anh, Pháp và Mỹ. 2. Đối tượng và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn độc lập * Đối tượng - Viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. - Nhằm vào đế quốc Mỹ, Anh, Pháp. *Mục đích - Viết để tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. - Bác bỏ lý lẽ của kẻ thù, ngăn chặt âm mưu của đế quốc Mỹ, Anh, Pháp. 3. Nội dung: a. Phần 1: Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người qua việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp. - Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn trên nhằm đề cao những giá trị tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. - Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư rưởng của nhân loại. b. Phần 2: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: - Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng. - Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa) bằng những lí lẽ và sự thật không thể chối cãi. - Bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao khai hóa và quyền bảo hộ Đông dương. - Bản tuyên ngôn khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cứ xác thực, đầy thuyết phục. c. Phần 3: Tuyên bố độc lập: - Tuyên bố thoát li hẳn mọi quan hệ thực dân với Pháp. - Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp. - Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam. - Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập,tự do. 3. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm. - Giọng văn linh hoạt 4. Tổng kết: - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, rự do đã giành được. Bản Tuyên ngôn độc lập là mộ áng văn chính luận mẫu mực, kết tinh truyền thống yêu nước và ý chí độc lập rự do của dân tộc. * CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Nêu HCST, mục đích sáng tác, đối tượng hướng đến của “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh 2. Nêu hệ thống luận điểm chính của tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011 - Trang 10 . đường hành quân của Tây Tiến. - Mở đầu bài thơ là tiếng gọi thân thương, ngân vang: Tây Tiến ơi ! .nhớ chơi vơi” => Trạng thái nhớ trào dâng, cảm giác. rẫy bẻ từng bắp ngô + lạc quan, trung kiên với cách mạng:gian nan đời vẫn ca vang núi đèo b/ Nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc: khắc họa như một bức tranh

Ngày đăng: 14/12/2013, 19:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan