Tài liệu Người cao tuổi ăn nhiều đường ppt

5 827 2
Tài liệu Người cao tuổi ăn nhiều đường ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người cao tuổi ăn nhiều đường:"gánh nặng" cho cơ thể Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, lãnh đạo Viện Dinh dưỡng Quốc gia như GS Từ Giấy, TS Nguyễn Công Khẩn (Giám đốc), TS Nguyễn Thị Lâm (Phó giám đốc) . sẽ cung cấp thông tin và tư vấn cho bạn về cách ăn uống hợp lý cho người cao tuổi để tăng cường sức khoẻ. Nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần Với người cao tuổi, có nhiều nguyên nhân khiến họ ăn kém ngon, khả năng tiêu hoá giảm như: hàm răng bị hư hỏng, lung lay, rụng dần, ảnh hưởng đến việc cắn, nghiền thức ăn ở miệng. Ngoài ra, trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu, dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hoá khác giảm cả về số lượng và chất lượng . đồng thời do hoạt động thể lực giảm, tiêu hao năng lượng cho chuyển hoá cơ bản giảm nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm theo. Vì vậy, một trong những lưu ý trong chế độ ănngười cao tuổi, theo các chuyên gia dinh dưỡng là giảm lượng ăn vào. Nếu ở người trẻ, mỗi ngày cần 2.500 kcal thì khi 60 tuổi, chỉ cần 80% kcal (khoảng 2.000 kcal) và ở tuổi 70, chỉ cần 70% (khoảng 1.800 kcal) là đủ. Với thực phẩm là trứng, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá ngoài chất đạm (protid) có giá trị sinh học cao, trứng còn chứa nhiều canxi, sắt, vitamin A là những chất rất tốt cho cơ thể người già. Tuy nhiên, ở trứng có chứa nhiều cholesterol là chất không tốt cho bệnh tim mạch mà người cao tuổi hay mắc phải như bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp . Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là phải biết dung hoà giữa ưu và hạn chế của trứng đối với sức khoẻ người cao tuổi bằng cách không nên ăn nhiều nhưng cũng Người cao tuổi nên giảm lượng đường đưa vào cơ thể. không nên kiêng hẳn. Mỗi tuần, người già nên ăn 3 quả trứng là vừa. Ăn nhiều đường tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Đường là một loại thức ăn rất tốt cho người lao động thể lực, vì giúp nhanh chóng đẩy lùi mệt mỏi. Nhưng với người cao tuổi, ăn nhiều đường sẽ là một “gánh nặng” chính bởi ưu điểm hấp thu nhanh như một loại “calori rỗng” của đường. Nếu ăn nhiều đường mà cơ thể không sử dụng hết thì lượng đường dư thừa này sẽ được chuyển thành mỡ dự trữ, không có lợi cho người cao tuổi, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khác với cơm, chất bột trong cơm được tiêu hoá hấp thu và chuyển thành đường dự trữ lại ở gan dưới dạng glycogen và được giải phóng ra từ từ theo yêu cầu hoạt động của cơ thể. Theo nghiên cứu, đường bột (glucid) là thành phần chính trong bữa ăn của người dân Việt Nam, thường chiếm trên 60% năng lượng khẩu phần. Vì vậy, với người cao tuổi, nên giảm lượng đường bột trong khẩu phần ăn để cơ thể khoẻ mạnh. Không nên ăn uống khô khan Trong số các câu hỏi bạn đọc gửi đến báo GĐ&XH, câu hỏi khiến nhiều bạn đọc cao tuổi băn khoăn nhất là lời khuyên với người bình thường nên uống từ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày. Nhưng với người già, lượng nước này là bao nhiêu? Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với người bình thường, trong một ngày lượng nước đưa vào cơ thể khoảng 2,5lít nước, trong đó nước uống khoảng 1-1,5lít nước. Nước từ thức ăn khoảng 1-1,2lít, nước sinh ra từ các phản ứng ôxy hoá trong cơ thể có khoảng từ 200-300ml, nước được thải từ cơ thể ra ngoài trong một ngày cũng khoảng 2,5 lít nước gồm: nước tiểu, nước mất qua hơi thở, nước bốc hơi qua da . trong đó nước tiểu chiếm số lượng nhiều nhất. Đối với mùa hè, lượng nước trong cơ thể thải ra ngoài ở mỗi người khác nhau tuỳ điều kiện lao động và bệnh lý (sốt cao, bỏng, phù thận, suy tim). Với người già, không có nghiên cứu cụ thể nên uống bao nhiêu nước trong ngày là vừa. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên không nên uống quá nhiều nước như người lao động bình thường. Nhưng cũng không nên quá dè dặt với nước. Đặc biệt, trong mỗi bữa cơm ở gia đình có người cao tuổi, người nội trợ cần lưu ý luôn luôn phải có bát canh vì “người già có bát canh như trẻ được manh áo” và thay các món rán, nướng bằng các món hấp, luộc. Mặc dù, trong thực đơn của người già được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên giảm bớt lượng thịt, thay bằng cá và nên bổ sung các loại thức ăn thực vật như: vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh, quả chín . Tuy nhiên, không nên vì thế mà người cao tuổi thường xuyên ăn kiêng, vì trong chế độ ăn kiêng chủ yếu dựa vào ngũ cốc và rau quả nên thường bị thiếu một số chất khoáng như sắt, kẽm, vitamin B12 . Đặc biệt không nên ăn kiêng để phòng tránh bệnh cao huyết áp vì như vậy khiến người già tăng nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. . về cách ăn uống hợp lý cho người cao tuổi để tăng cường sức khoẻ. Nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần Với người cao tuổi, có nhiều nguyên nhân khiến họ ăn kém ngon,. sức khoẻ người cao tuổi bằng cách không nên ăn nhiều nhưng cũng Người cao tuổi nên giảm lượng đường đưa vào cơ thể. không nên kiêng hẳn. Mỗi tuần, người

Ngày đăng: 14/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan