CÁC CÔNG cụ PHÁI SINH tín DỤNG THỰC TRẠNG và KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG tại VIỆT NAM

17 1.5K 16
CÁC CÔNG cụ PHÁI SINH tín DỤNG  THỰC TRẠNG và KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG tại VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ – KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH  Tiểu luận Quản trị ngân hàng, Quản trị rủi ro tài chính: CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM  Giảng viên: PGS.TS. Trần Huy Hoàng Sinh viên thực hiện (Mã số học viên) 1/ Đỗ Thị Như Ngọc (2611064) 2/ Dương Thị Thùy Trang (2611104) CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho ngân hàng. Bất cứ Ngân hàng TMCP nào trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng phải luôn cân nhắc giữa cán cân lợi nhuận rủi ro, do đó mục tiêu của các nhà quản trị ngân hàng trong mọi thời kỳ là tìm kiếm những giải pháp, công cụ để phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tín dụng hiệu quả. Ngành công nghệ ngân hàng thế giới đã đem đến những giải pháp mới cho các nhà lãnh đạo ngân hàng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, đó là việc ứng dụng các công cụ phái sinh tín dụng. Chứng khóan hóa tài sản, bán nợ bảo lãnh tín dụng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng của danh mục cho vay, đồng thời các hoạt động này cũng hạn chế quy mô rủi ro lãi suất mà ngân hàng phải đối mặt. Việc loại bỏ một lượng lớn các khỏan nợ khỏi Bảng cân đối kế tóan làm giảm rủi ro tín dụng tương ứng với số vốn này. Tương tự như vậy, một ngân hàng vừa cho vay sẽ có thể bán ngay khỏan nợ này cho các nhà đầu tư theo đó các nhà đầu tư sẽ chịu tòan bộ rủi ro của khỏan cho vay. Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh tín dụng còn là một khái niệm mới nhưng trong tương lai thì Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động này. 1.1 Các khái niệm về công cụ phái sinh tín dụng: 1.1.1.Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap): Một trong những hình thức điển hình nhất của các công cụ tín dụng phái sinh là hợp đồng hoán đổi tín dụng, trong đó hai tổ chức cho vay thỏa thuận trao đổi cho nhau một phần các khỏan thanh tóan theo các hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Ví dụ, ngân hàng A ngân hàng B tìm được một trung gian là công ty bảo hiểm lớn, đồng ý lập một hợp đồng hoán đổi tín dụng cho hai bên. Sau đó, ngân hàng A sẽ tiến hành chuyển một lượng tiền, giả sử 100 triệu USD, bao gồm cả lãi vốn gốc mà ngân hàng thu từ những người vay vốn cho tổ chức trung gian. Tương tự, ngân hàng B cũng chuyển 100 triệu USD giá trị các khỏan thanh tóan nợ cho tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian cuối cùng sẽ chuyển những khỏan tiền này cho các bên ký hợp đồng. Thông thường các tổ chức trung gian đều được hưởng một khỏan phí (CDS spread hay premium) cho dịch vụ trung gian mà họ thực hiện. Tổ chức trung gian cũng có thể thực hiện bảo đảm cho các bên về việc hợp đồng sẽ được hòan tất để nhận được những khỏan phí bổ sung. Vậy các bên tham gia hợp đồng hoán đổi tín dụng nhận được lợi ích gì? Rõ ràng các ngân hàng có thể nâng cao tính đa dạng hóa của danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau. Bởi vì mỗi ngân hàng hoạt động trong một thị trường khác nhau với cơ sở khách hàng khác nhau nên hợp đồng hoán đổi tín dụng cho phép các ngân hàng có thể nhận một khỏan thanh tóan từ một hệ thống thị trường rộng hơn do vậy làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trường truyền thống duy nhất. Một dạng khác của hợp đồng hoán đổi tín dụng hiện được sử dụng phổ biến là Hợp đồng trao đổi tòan bộ thu nhập –Total return swap. Hợp đồng này có thể bao gồm cả những tổ chức tài chính đứng ra bảo đảm cho các bên tham gia một tỷ lệ thu nhập cụ thể trên các khỏan tín dụng của họ. Ví dụ, tổ chức trung gian sẽ đảm bảo cho ngân hàng A có một tỷ lệ thu nhập trên khỏan vay kinh doanh cao hơn mức lãi suất trái phiếu dài hạn của chính phủ là 3%. Như vậy, ngân hàng A đã đổi những khỏan thu nhập rủi ro từ khỏan tín dụng lấy những khỏan thu nhập ổn định hơn. Hợp đồng trao đổi tổng thu nhập có thể được xây dựng trên cơ sở một khỏan cho vay thương mại mà ngân hàng A mới thực hiện. Ngân hàng A sau đó đồng ý thanh tóan cho ngân hàng B tòan bộ các khỏan thu từ món vay này, bao gồm cả vốn lãi cả những khỏan tăng (giảm) giá trị thị trường của khỏan cho vay. Về phần mình, ngân hàng B sẽ cam kết thanh tóan cho ngân hàng A lãi suất LIBOR cộng với một lãi suất bổ sung thanh tóan cho ngân hàng B mức giảm giá thị trường của khỏan cho vay. Về bản chất, ngân hàng B đã chấp nhận tòan bộ rủi ro tín dụng cả rủi ro lãi suất (nếu khỏan cho vay có lãi suất thả nổi hay giá trị của khỏan cho vay nhạy cảm với những biến động trong lãi suất hị trường) gắn với khỏan cho vay của ngân hàng A. Điều này như thể ngân hàng B là người cho vay. Hợp đồng này có thể bị chấm dứt sớm nếu như người vay vốn mất khả năng thanh tóan. 1.1.2 Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit options): Một công cụ tín dụng phái sinh phổ biến hiện nay được sử dụng là Hợp đồng quyền chọn tín dụng. Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút Ví dụ, nếu một ngân hàng lo lắng về chất lượng tín dụngcủa một khỏan cho vay 100 triệu USD mới thực hiện, ngân hàng sẽ có thể ký hợp đồng để mua quyền chọn tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền (option dealer). Hợp đồng này sẽ đảm bảo thanh tóan tòan bộ khỏan cho vay nếu như khỏan cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể được thanh tóan. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu được những thanh tóan như dự tính hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng. Như vậy, ngân hàng sẽ mất tòan bộ phí trả trên hợp đồng quyền chọn. Ngân hàng cũng thực hiện các hợp đồng quyền tương tự để bảo vệ danh mục đầu tư trong trường hợp những tổ chức phát hành không thể hòan thành trách nhiệm thanh tóan hoặc trong trường hợp giá trị thị trường của các chứng khóan giảm sút đáng kể cho chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành thay đổi. Hợp đồng quyền chọn tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm. Ví dụ, một ngân hàng lo ngại rằng mức xếp hạng tín dụng của nó sẽ có thể giảm trước khi ngân hàng phát hành các trái phiếu dài hạn để huy động thêm vốn do vậy ngân hàng có thể bị buộc phải trả một mức lãi suất huy động vốn cao hơn. Một giải pháp trong hòan cảnh này là ngân hàng mua hợp đồng quyền bán với mức chênh lệch lãi suất cơ bản cam kết trong hợp đồng được xác định là mức phổ biến trên thị trường hiện tại áp dụng đối với mức rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng. Giống như các loại hợp đồng quyền khác, hợp đồng quyền rủi ro tín dụng cũng mang mức chênh lệch lãi suất cơ bản. Hợp đồng quyền chọn sẽ thanh tóan tòan bộ phần chênh lệch lãi suất cơ bản thực tế (so với một chứng khóan không có rủi ro) vượt lên phần chênh lệch lãi suất cơ bản thỏa thuận. Ví dụ, giả sử một ngân hàng dự tính chi phí vay vốn của nó sẽ cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ 5 năm là 1%. Do sự sụt giảm trong chất lượng tín dụng hay do tình trạng đình trệ của nền kinh tế, mức chênh lệch lãi suất cơ bản mà ngân hàng sẽ phải thanh tóan gần với mức chênh lệch 1% so với lãi suất của chứng khóan chính phủ. Ngược lại, nếu chênh lệch lãi suất cơ bản giảm (có thể do chất lượng tín dụng của ngân hàng tăng hay do sự phát triển của nền kinh tế), hợp đồng này sẽ không còn có hiệu lực ngân hàng sẽ mất tòan bộ phần phí mua quyền. 1.1.3 Hợp đồng hoán đổi các khỏan tín dụng rủi ro (Credit Default Swap – CDS): Một loại công cụ tín dụng phái sinh thông dụng khác là hợp đồng hoán đổi các khỏan tín dụng rủi ro. Những ngân hàng muốn ngăn chặn tổn thất do giá trị tài sản giảm thường sử dụng hợp đồng này. Thông qua một tổ chức trung gian Ngân hàng sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay hay danh mục đầu tư. Ví dụ, ngân hàng vừa thực hiện một số khỏan cho vay với tổng giá trị 100 triệu USD phục vụ cho việc xây dựng một số dự án đầu tư. Do lo ngại những khỏan vay bất động sản này sẽ có vấn đề trong điều kiện nền kinh tế địa phương đang gặp khó khăn, ngân hàng quyết định mua một hợp đồng quyền bán để đề phòng trường hợp các tổ chức vay vốn không trả nợ. do đó, với mỗi khỏan cho vay không thể thu hồi, ngân hàng sẽ nhận được phần chênh lệch của 1 triệu USD trừ đi trị giá thanh lý của tài sản dùng làm vật thế chấp cho khỏan vay. Ngân hàng cũng có thể tìm một tổ chức đảm bảo cho các khỏan cho vay trong trường hợp không thể thu hồi vốn. ví dụ, ngân hàng A quyết định lập hơp đồng hoán đổi tín dụng với ngân hàng B đối với khỏan cho vay xây dựng 5 năm trị giá 100 triệu USD. Theo hợp đồng này, ngân hàng A sẽ phải trả cho ngân hàng B một khỏan phí nhất định (ví dụ là 0.5% giá trị khỏan cho vay, 500.000 USD). Về phần mình, ngân hàng B sẽ cam kết thanh tóan cho ngân hàng A một số tiền nhất định hay một tỷ lệ nhất định của khỏan vay nếu như ngân hàng A không thể thu hồi Định kỳ, bên mua sẽ thanh toán một khoản phí cho bên bán. Đến kỳ đáo hạn: - Nếu không có sự kiện tín dụng xảy ra, bên bán sẽ không có nghĩa vụ thanh toán gì đối với bên mua. - Nếu sự kiện tín dụng xảy ra, hợp đồng hoán đổi sẽ chấm dứt bên bán phải thanh toán một khoản tiền bảo hiểm rủi ro cho bên mua. Có hai kiểu thanh toán: + Bằng tiền mặt: Bên bán sẽ thanh toán cho bên mua một khoản tiền bồi thường bằng số tiền gốc trừ đi giá trị thu hồi. Giá trị thu hồi ở đây là giá trị thị trường của tài sản tham chiếu + Bằng hình thức chuyển giao tài sản: bên mua chuyển giao tài sản tham chiếu cho bên bán để đổi lấy khoản tiền tương đương số tiền gốc của tài sản. 1.1.4 Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit- linked Notes- CLN): Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụngcông cụ tín dụng phái sinh mới xuất hiện, sự kết hợp giữa một trái phiếu doanh nghiệp thông thường một hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng Nhìn sơ đồ ta thấy: Ngân hàng cho vay doanh nghiệp ký một hợp đồng CDS với một bên mua bảo vệ cho khoản cho vay doanh nghiệp. Theo đó, ngân hàng nhận một khoản thanh toán định kỳ từ Bên mua bảo vệ. Đồng thời, ngân hàng phát hành trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng. Nhà đầu tư sẽ trả tiền cho Ngân hàng để mua trái phiếu. Ngân hàng trả nhà đầu tư tiền lãi định kỳ cho đến khi đáo hạn. Khác với trường hợp của CDS ở trên thì bây giờ bên bán bán vệ có một khoản tiền gốc huy động được từ nhà đầu tư. Đó là lý do tại sao CLN còn được gọi là “funded CDS”. - Nếu không có sự kiện tín dụng nào xảy ra: nhà đầu tư sẽ nhận lại được khoản tiền gốc vào thời điểm đáo hạn của trái phiếu. - Nếu có sự kiện tín dụng xảy ra: ngân hàng sẽ trả cho bên mua bảo hiểm khoản tiền gốc bằng tiền mặt nhận tài sản tham chiếu. Nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được giá trị thu hồi của tài sản tham chiếu (tiền gốc trừ đi tổn thất rủi ro tín dụng). Lợi ích của các bên tham gia vào giao dịch trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng là gì? * Đối với nhà đầu tư: - Được hưởng lợi suất cao hơn so với các trái phiếu cùng kỳ hạn thông thường - Hấp dẫn các nhà đầu tư như các quỹ đầu cơ, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí,…do những loại hình công ty này bị giới hạn đầu tư vào các sản phẩm phái sinh tín dụng - Có nhiều sự lựa chọn sản phẩm với các mức lãi suất, kỳ hạn,…khác nhau tùy vào nhu cầu của nhà đầu tư * Đối với tổ chức phát hành: - Giảm chi phí huy động vốn - Được bảo đảm 100% vốn, do vừa là bên bán bảo vệ nhưng lại là bên mua bảo vệ từ nhà đầu tư. Nếu sự kiện tín dụng xảy ra, tổ chức phát hành kiểm soát được dòng tiền không bị ảnh hưởng bởi sự kiện tín dụng này do rủi ro đã được chuyển giao sang nhà đầu tư Trái phiếu này thường được sử dụng trong mô hình phát hành chứng khoán hóa tổng hợp. Ngân hàng A có một danh mục tài sản tín dụng. Ngân hàng thực hiện bán rủi ro tín dụng sang cho một công ty có mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle – SPV) bằng một hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Qua đó, ngân hàng sẽ thanh toán cho SPV (Bên bán bảo vệ) một khoản phí bảo hiểm cố định định kỳ. SPV mua rủi ro tín dụng của ngân hàng chuyển giao rủi ro này cho nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu liên kết rủi ro tín dung (CLN). Sau đó, công ty này dùng tiền thu được từ phát hành trái phiếu phí bán bảo hiểm rủi ro tín dụng để đầu tư vào các tài sản có ít rủi ro hơn như trái phiếu chính phủ. Như vây, về bản chất, nhà đầu tư mua trái phiếu thông thường cộng với việc mua rủi ro tín dụng của một tài sản tham chiếu, do đó nhận được lãi trái phiếu kết hợp với một khoản phí bảo hiểm rủi ro tín dụng từ việc bán bảo hiểm rủi ro rín dụng. Trong thời hạn trái phiếu, nếu không xảy ra sự kiện tín dụng nào thì nhà đầu tư sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền gốc tại thời điểm đáo hạn trái phiếu. Nhưng nếu có sự kiện tín dụng xảy ra, nhà đầu tư sẽ không nhận được toàn bộ số tiền gốc của trái phiếu, mà chỉ nhận được số tiền gốc trừ đi tổn thất rủi ro tín dụng của gốc tài sản tham chiếu. 1.2 Rủi ro liên quan đến các công cụ phái sinh tín dụng: Rủi ro tín dụng: Rủi ro mà một bên đối tác đối với một công cụ phái sinh là nguyên nhân gây ra thất thoát tài chính cho đối tác khác do không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Rủi ro thị trường: Rủi ro mà giá trị thị trường hay dòng tiền tương lai của một công cụ phái sinh bị dao động do những thay đổi về giá thị trường, gồm các loại: rủi ro lãi suất; rủi ro tỷ giá; rủi ro giá cả khác. Rủi ro thanh khoản: Rủi ro do gặp phải khó khăn trong việc hoàn thành các nghĩa vụ đi kèm với trách nhiệm tài chính khi mua/ bán công cụ phái sinh. Tập trung rủi ro- tập trung rủi ro gia tăng từ các công cụ tài chính phái sinh có những tính chất tương tự chịu ảnh hưởng tương tự do những thay đổi trong điều kiện kinh tế các điều kiện khác. Rủi ro hoạt động: Rủi ro thiệt hại xuất phát từ quy trình hoạt động nội bộ, con người, Hệ thống không hoạt động hoặc không đầy đủ hoặc từ các sự kiện bên ngoài liên quan đến hoạt động mua/ bán các công cụ phái sinh. 1.3 Lợi ích từ công cụ phái sinh: Là một bộ phận của Hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh hiệu quả là thể hiện mức độ cao chiều sâu của phát triển Hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao hơn. Cụ thể lợi ích của phát triển công cụ phái sinh, phát triển thị trường công cụ phái sinh hiệu quả được trình bày ngắn gọn như sau: Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành Hệ thống thanh toán thông suốt). Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể mua/ bán công cụ phái sinh với 2 mục đích: mục đích phòng ngừa rủi ro tài chính; mục đích đầu cơ, tạo lợi nhuận từ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở về lãi suất/ ngoại tệ/ hàng hóa/ chứng khoán . Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở/ các rủi ro tài chính. Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính: Các lợi ích thu được khi ứng dụng công cụ phái sinh cũng tương tự doanh nghiệp. Hơn thế nữa, với vai trò của trung gian tài chính, các tổ chức này có thể tăng nguồn thu từ thu phí với tư cách của người môi giới; đặc biệt, khả năng mở rộng, phát triển các mặt hoạt động khác của tổ chức tài chính như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn . cũng tăng cao hiệu quả hơn. 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNGVIỆT NAM: 2.1 Thực trạng: Chứng khoán hóa có lịch sử phát triển từ năm 1977 tại Mỹ, song thực sự phát triển mạnh từ thập kỷ 90. Các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa. Như vậy, người cho vay không nhất thiết phải nắm giữ rủi ro tín dụng mà có thể chuyển hóa sang cho người khác một cách dễ dàng thông qua việc phát hành chứng khoán nợ lấy danh mục tín dụng làm tài sản đảm bảo. Thông thường, danh mục tín dụng được bán sang cho một công ty có mục đích đặc biệt do ngân hàng lập lên công ty này phát hành chứng khoán nợ cho nhà đầu tư. Trái phiếu được phân ra thành nhiều gói (tranche) được định mức tín nhiệm với các hệ số khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau cuống lãi suất khác nhau. Các nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn gói trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa tùy theo sở thích rủi ro của mình. Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, Hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ Chuẩn mực Quốc tế được chấp nhận chung. Đây là định hướng phát triển đúng đắn để Hệ thống tài chính Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện cần cho phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công cụ tài chính phái sinh thị trường công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa phát triển; việc mua/ bán công cụ tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ hoạt động không thường xuyên. Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngoài ra, một số ít ngân hàng thương mại Việt Nam đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện thí điểm mua/ bán một số loại công cụ tài chính phái sinh khác như công cụ tài chính phái sinh về tín dụng, hoán đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hạn. Giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách nào khác ngoài việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ 1 phần rủi ro cho thị trường bằng các Công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Công cụ phái sinhViệt Nam còn rất hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ tài chính phái sinhViệt Nam. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Ngày đăng: 14/12/2013, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan