Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty TNHH bia huế

235 1.9K 22
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty TNHH bia huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH BIA HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Võ Thanh Chung PGS.TS.Nguyễn Khắc Hoàn Lớp: K43A- QTKDTH Niên khóa: 2009 - 2013 Huế, tháng 05 năm 2013 SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 1 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn Để hoàn thành tốt khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và động viên chia sẽ của rất nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn sự dìu dắt và dạy dỗ nhiệt tình của các giảng viên trong khoa Quản trị kinh doanh, các các giảng viên trong trường Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo, PGS.TS.Nguyễn Khắc Hoàn đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của tất cả cán bộ, công nhân viên và người lao động của Công ty TNHH Bia Huế. Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Phòng Nhân sự của Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành kỳ thực tập và hoành thành khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẽ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần giúp tôi yên tâm làm khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng kiến thức cũng như năng lực của bản thân còn hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự góp ý và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn! Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn! Huế, ngày 30 tháng 04 năm 2013 Sinh viên SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn Võ Thanh Chung PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Từ xưa đến nay, nguồn nhân lực bao giờ và thời đại nào cũng là tài sản vô cùng quý giá của mọi một tổ chức từ cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân, từ một địa phương nhỏ bé đến một quốc gia rộng lớn. Hội nhập kéo theo sự gia tăng các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế đã khiến cho thị trường lao động hình thành và chuyển biến một cách nhanh chóng. Một biểu hiện dễ nhận thấy là sự di chuyển nhân lực giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Tình trạng những nhân viên có năng lực và trình độ cao thường chuyển sang những nơi có lương cao, chế độ đãi ngộ tốt hơn hiện nay không chỉ xảy ra ở những ngành, lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, điện lực…. mà đang trở thành vấn đề chung, làm đau đầu hầu hết các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thành công và hoạt động có hiệu quả bao giờ cũng nhờ đến sự đóng góp của đội ngũ nhân viên giỏi và trung thành. Theo kết quả từ một nghiên cứu của hai công ty Walker Information và Hodson Institute cung cấp một số thông tin về sự trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp như sau: Chỉ có 24% nhân viên thấy rằng họ thật sự trung thành, thật sự cam kết đóng góp vào những mục tiêu, những hoạt động của công ty và sẵn sàng ở lại làm việc trong doanh nghiệp ít nhất hai năm. Có đến 33% nhân viên trong doanh nghiệp không hề có một cam kết, một kế hoạch tồn tại trong doanh nghiệp lâu dài. Nhưng có đến 39% nhân viên được xem là bị miễn cưỡng làm việc. Họ ở lại làm việc chỉ vì một vài nguyên nhân nào đó (lương bổng, vị nể, quen biết, chờ tìm việc khác) mà chẳng hề có một kế hoạch cụ thể nào nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tất cả những nhà quản lý, những chủ doanh nghiệp đều nhìn nhận rằng họ phải luôn trả giá rất cao cho việc ra đi của những cộng sự then chốt. Một trong những tác hại thường thấy là sự ra đi của những nhân viên này sẽ kéo theo những khách hàng quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy có đến 70% lý do khách hàng rời bỏ doanh nghiệp đều liên quan đến sự ra đi của những SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 3 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn nhân viên then chốt. Không những thế, nếu liên tục có sự ra đi của những nhân viên này sẽ gây nên những cơn sóng ngầm ra đi của toàn thể nhân viên còn lại. Vậy làm thế nào để xây dựng cho công ty mình được đội ngũ nhân viên ổn định và trung thành? Đó là lý do tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty TNHH Bia Huế”. Thông qua nghiên cứu này với những kết quả đạt được hy vọng sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo nói chung và lãnh đạo Công ty TNHH Bia Huế nói riêng, hiểu chính xác hơn về các yếu tố tạo nên lòng trung thành của nhân viên từ đó đưa ra các chính sách nhân sự phù hợp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động, nhằm phân tích đánh giá thực trạng của công tác này tại Công ty TNHH Bia Huế. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các lý luận chung cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động. - Nghiên cứu các yếu ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động tại Công ty TNHH Bia Huế - Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động tại Công ty TNHH Bia Huế - Đề xuất các giải pháp nhằm làm tốt hơn công tác tạo lòng trung thành cho người lao động tại Công ty TNHH Bia Huế 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng  Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu các chính sách trong việc phát triển lòng trung thành của nhân viên tại Công ty TNHH Bia Huế. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty này.  Đối tượng điều tra: Nhân viên gián tiếp tại Công ty TNHH Bia Huế. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Tại Công ty TNHH Bia Huế. SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 4 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn - Phạm vi thời gian: Thực hiện đề tài nghiên cứu từ ngày 20/1 đến ngày 5/5/2013. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Tổng thể nghiên cứu: Người lao động gián tiếp tại Công ty TNHH Bia Huế. 1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu + Sơ cấp: Số liệu khảo sát điều tra từ phía người lao động gián tiếp tại Công ty TNHH Bia Huế. + Thứ cấp: Thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2010-2012 từ các phòng ban có liên quan đặc biệt là phòng nhân sự, kế toán, báo chí, internet 1.4.3. Các bước nghiên cứu - Đề tài được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức - Tiến độ nghiên cứu: Bảng 1: Các bước nghiên cứu Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn cá nhân trực tiếp 20/2-10/3 2 Chính Thức Định lượng Điều tra bằng bảng hỏi 20/3-10/4 Trong đó: - Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng bằng định tính để phỏng vấn sâu và trực tiếp người lao động tại Công ty TNHH Bia Huế. Từ đó tìm hiểu và khai thác các thông tin liên quan đến đề tài để làm cơ sở thành lập bảng hỏi. - Nghiên cứu chính thức: Sau khi có bảng hỏi nhóm tiến hành nghiên cứu chính thức bước này sử dụng phương pháp định lượng bằng cách thu thập bảng câu hỏi cho mẫu được lựa chọn để lấy số liệu trên các mẫu điều tra được chọn. - 2 bước này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì vậy để thực hiện được 2 bước nghiên cứu này quy trình nghiên cứu được đề ra như sau: + Cơ sở lý thuyết: Làm cơ sở cho việc lập dàn bài SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn + Sau khi thu thập kết quả điều tra sơ bộ, bảng câu hỏi được phác thảo và hiệu chỉnh, sau đó tiến hành thu thập bảng câu hỏi chính thức cho mẫu được lựa chọn để thu thập số liệu. + Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý bằng phần mền SPSS 16.0 làm cơ sở để trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu. Hình 1: Quy trình nghiên cứu 1.4.4. Phương pháp chọn mẫu Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng là một biến thể của kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên. Trong đó, tổng thể được chia thành hai hay nhiều tầng quan trọng và có ý nghĩa, dựa trên một hay một số các thuộc tính. Một mẫu ngẫu nhiên đơn giản sẽ được rút ra từ mỗi tầng này. Chia tổng thể thành một loạt các tầng liên quan có nghĩa là mẫu sẽ có tính đại diện hơn, vì có thể chắc chắn rằng mỗi tầng được đại diện theo tỷ lệ trong mẫu. (Nguồn: Mark Saunders – Philip Lewis – Adrian Thornhill (2010), phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, NXB Tài chính) SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 6 Điều tra chính thức Thiết kế bảng hỏi sơ bộ Thu thập dữ liệu Điều tra thử 30 bảng hỏi Chỉnh sửa và Tính cỡ mẫu Tiến hành điều tra chính thức Mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu Xử lý số liệu Phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu Điều tra sơ bộ Xác định vấn đề nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn  Phương pháp xác định kích cỡ mẫu: Bước 1: Xác định kích cỡ của tổng thể Đề tài tập trung vào nghiên cứu về nhân viên gián tiếp đang làm việc tại Công ty TNHH Bia Huế.Theo số liệu nhân sự tại công ty thời điểm hiện tại có 262 nhân viên gián tiếp. Vậy tổng thể mẫu nghiên cứu: 262 nhân viên. Bước 2: Xác định kích cỡ mẫu. Sử dụng phương pháp: Chọn mẫu ngẫu nhiên. Tiến hành điều tra thử 30 bảng hỏi thu 27 bảng hỏi hợp lệ được số liệu như sau: Tỷ lệ nhân viên không trung thành: p= 27 6 =0.22 Tỷ lệ nhân viên trung thành: q= 27 21 =0.78 Với độ tin cậy 95% nên Z=1.96, sai số cho phép 5% nên e = 0.05 Kích thước mẫu nghiên cứu n= 2^ p)-p(1*2z^ e => n= 0.05^2 0.78*0.22*1.96^2 => n= 264 (Nhân viên) Ta có: 262 264 =1.0076=100.76% > 5% do đó ta cần điều chỉnh kích thước mẫu n 1 = N n n + 1 = 262 264 1 264 + =132 (Nhân viên) Số lượng bảng hỏi cần thu thập trên thực tế với hy vọng tỷ lệ trả lời là r = 70% n công thức = 132 (Nhân viên) n thực tế = => n thực tế =[132*100]/70= 189 => Số lượng bảng hỏi cần điều tra là 189 bảng hỏi.  Cách tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Bước 1: Từ danh sách tổng thể có, chia thành các nhóm theo các bộ phận. Như vậy tổng thể sẽ được chia thành 15 bộ phận. Bước 2: Xác định cỡ mẫu cần điều tra ở mỗi bộ phận. Tổng thể nghiên cứu: N = 262 (Nhân viên)  Cỡ mẫu điều tra: n = 189 (nhân viên) Số lượng nhân viên trong bộ phận i: N i SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 7 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn Tỷ lệ nhân viên trong mỗi bộ phận so với tổng thể: N Ni (%) Cỡ mẫu điều tra ở mỗi bộ phận: n i = n x N Ni Bảng 2: Cơ cấu mẫu cần điều tra ở mỗi bộ phận ST T Các bộ phận Số nhân viên trong mỗi bộ phận: (N i ) Tỷ lệ nhân viên trông mỗi bộ phận so với tổngthể: N Ni (%) Số lượng nhân viên cần điều tra ở mỗi bộ phận: n i 1 Tổng GĐ và các GĐ 4 1.5 3 2 Kho 20 7.6 14 3 Phòng kế hoạch 9 3.4 6 4 Lái xe 2 0.8 1 5 Kế toán 20 7.6 14 6 Nhà ăn 7 2.7 5 7 Bảo vệ nhà máy 7 2.7 5 8 Bảo vệ 4 Phan Bội Châu 4 1.5 3 9 Tiếp thị 101 38.5 73 10 Marketing 11 4.2 8 11 Phòng Cung Ứng 6 2.3 4 12 Phòng Nhân Sự 4 1.5 3 13 Ban dự án 4 1.5 3 14 Kho Phú Bài 47 17.9 34 15 Bảo vệ Phú Bài 16 6.3 13 Tổng 262 100 189 (Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH Bia Huế) Bước 3: Trong từng nhóm, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các đơn vị của mẫu và tiến hành điều tra. SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 8 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn Tuy nhiên, do trong khi điều tra bảng hỏi thì tỷ lệ trả lời cao hơn dự tính nên thu được số bảng hỏi hợp lệ lớn hơn là 142, tuy nhiên qua quá trình làm sạch dữ liệu còn lại là 140 bảng hỏi. Vậy tỷ lệ trả lời bảng hỏi thực tế là: R = 189 100*140 = 74,07 %. Do nghiên cứu trên cỡ mẫu càng lớn thì độ chính xác càng cao, nên nhóm nghiên cứu quyết định lấy cỡ mẫu nghiên cứu là 140 (Nhân viên). 1.4.5. Thang đo Đề tài sử dụng thang đo định danh, thang đo khoảng và thang đo Likert 1.4.6. Phương pháp phân tích, sử lý số liệu - Đề tài sử dụng phương pháp hỏi trực tiếp người lao động, sau khi mã hóa và làm sạch, các kết quả được xử lý và phân tích bằng phần mền SPSS 16.0. Phương pháp mà nhóm chọn để nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả và phương pháp định lượng. Các nghiên cứu sẽ được minh họa bằng biểu đồ, bảng biểu kết hợp với phần mền SPSS 16.0 bằng các kiểm định. - Sau khi xác định được kết quả. Tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo, kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng kiểm định Cronbach’ Alpha đối với từng biến quan sát trong từng nhân tố. Các nhân tố sau khi có được hệ số Cronbach’ Alpha nhóm sẽ đối chiếu với bảng sau: 0.8-1.0: Thang đo tốt 0.7-0.8: Thang đo sử dụng được 0.6-0.7: Sử dụng được nếu khái niệm đo lường lường mới Như vậy nếu nhân tố nào có hệ số Cronbach’ Alpha < 0.6 thì sẽ bị loại bỏ - Tiếp theo nhóm tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998) - Tiến hành hồi quy đa biến cho các nhóm nhân tố sau khi rút gọn để biết các yếu tố tác động như thế nào đến lòng trung trung thành của nhân viên. SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 9 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn - Tiến hành thực hiện kiểm định giả thiết thống kê: Thống kê mô tả, In dependent T-Tets, ANOVA để làm rõ hơn các câu hỏi nghiên cứu. 1.4.7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực cần thiết để điều chỉnh hoặc xây dựng các chính sách về nhân sự cho phù hợp. Đồng thời đưa ra những phương thức kích thích động viên nhân viên đúng đắn, nhằm giữ chân được nhân viên giỏi cho doanh nghiệp. 1.5. Kết cấu đề tài: Đề tài nghiên cứu sẽ được nghiên cứu qua 3 phần như sau: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết qủa nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu đề cập đến những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến lòng trung thành của nhân viên, ý nghĩa thực tiễn của công tác này. Bên cạnh đó chương này nêu lên tính cấp thiết và khái niệm ở 1 số doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu Đánh giá tổng quan về các đặc điểm. Phân tích theo quá trình nhận dạng đến đánh giá. Bên cạnh đó còn nêu lên các biện pháp đã áp dụng tại doanh nghiệp. Chương 3: Từ định hướng phát triển và phát hiện một số tồn tại tại doanh nghiệp…chúng tôi đề xuất một số nhóm biện pháp. Phần 3. Kết luận và kiến nghị SVTH: Võ Thanh Chung _ LớpK43A Tổng Hợp Page 10

Ngày đăng: 14/12/2013, 01:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan