Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa

114 597 0
Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH NGUYN NGC AN TìM HIểU MộT Số ĐềN, CHùA TIÊU BIểU TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố THANH HóA Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Vinh - 2012 B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH NGUYN NGC AN TìM HIểU MộT Số ĐềN, CHùA TIÊU BIểU TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố THANH HóA CHUYấN NGHNH: LCH S VIT NAM M S: 602254 Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Ngi hng dn khoa hc: TS. TRN VN THC Vinh - 2012 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tới thầy giáo TS. Trần Văn Thức người đã trực tiếp hướng dẫn tận tâm và chân thành trong suốt quá trình hoàn thành luận văn, các thầy giáo trong khoa lịch sử, khoa sau đại học - trường Đại học Vinh đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND thành phố Thanh Hóa, giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, ban quản lý di tích phường Đông Thọ, ban quản lý di tích xã Đông Cương, nhà sư Thích Tâm Hiền, ông Nguyễn Văn Kinh, ông Lê Kim Lữ và nhân dân địa phương các phường Nam Ngạn, Đông Thọ vã xã Đông Cương đã giúp tôi trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới phòng địa chí - thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Ban nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa, Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa, thư viện khoa sử trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cám ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự lượng thứ, góp ý của các thầy cô cùng bạn bè và đồng nghiệp. Vinh, tháng 10 năm 2012 Tác giả Nguyễn Ngọc An MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong đời sống tinh thần của cư dân người Việt từ xưa tới nay, tín ngưỡng tôn giáo là một phần không thể thiếu và xuất hiện trong mọi sinh hoạt của cư dân trên khắp các vùng miền trên cả nước. Ngay từ buổi đầu dựng nước đời sống văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân người Việt khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tương đồng, thì ở mỗi vùng miền, niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo và các phong tục tập quán của người dân cũng có những nét riêng biệt. Nước ta hiện nay có 61 tỉnh thành với 54 dân tộc anh em khác nhau, tùy vào địa bàn phân bố dân cư và lối sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cộng đồng cư dân mà hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy vậy, dù sinh sống ở địa bàn nào thì đối với cư dân người Việt các hệ thống đền, chùa, các địa điểm thờ cúng luôn đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Đền, chùa là nơi thờ cúng các anh hùng dân tộc, những người có công lao và đóng góp với nhân dân và đất nước được các triều đại phong kiến hay nhân dân suy tôn thành các vị thần, hoặc là các vị thần, Phật được xuất hiện trong các truyền thuyết được người dân thờ cúng. Đền, chùa còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tâm linh, các lễ hội và là nơi gửi gắm niềm tin tinh thần của cư dân người Việt. Từ ngàn đời nay, trên khắp đất nước Việt Nam hệ thống đền, chùa luôn được người dân hết sức quan tâm xây dựng, mở rộng và tu bổ nhằm vào các hoạt động tinh thần đó. Hiện nay, đất nước ta có hàng ngàn đền, chùa rải rác phân bố trên khắp các vùng miền. Ở mỗi nơi, tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng mà các hệ thống đền, chùa được xây dựng với những nét kiến trúc riêng biệt, nó thể hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân. Tuy vậy, hiện nay việc đi sâu vào nghiên cứu về các đền, chùa của các địa bàn cụ thể trên cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, thực hiện đề tài này vọng sẽ góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu một vấn đề hấp dẫn, liên quan trực tiếp đến đời sống tín ngưỡng của cư dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Thanh hóa nói riêng là nơi có truyền thống lịch sử lâu đời, trong quá trình đấu tranh dựng và giữ nước, người dân Thanh Hóa đã có những đóng góp to lớn đối với lịch sử dân tộc với rất nhiều danh nhân tiêu biểu luôn xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử. Với những đóng góp to lớn đó các danh nhân xứ Thanh được nhân dân và các triều đại phong kiến ghi nhận công lao và lập đền thờ ở nhiều nơi đặc biệt là trên địa bàn thành phố Thanh hóa. Đây là biểu tượng của tinh thần đấu tranh là những tâm gương của sự trung kiên và lòng yêu nước yêu dân tộc để các thế hệ sau ghi nhận, học tập và noi theo. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này, còn góp phần vào quá trình giáo dục tư tưởng đạo đức cho các thế hệ trẻ nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò và công lao của các thế hệ đi trước trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, thành phố Thanh Hóa cũng như các trung tâm đô thị khác trên cả nước cũng đang trong quá trình đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhiều các công trình kiến trúc cao tầng, các khu công nghiệp, đô thị và trung tâm thương mại được xây dựng đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các hạng mục di tích lịch sử các đền, chùa trong địa bàn thành phố, cảnh quan chung của các công trình văn hóa ít nhiều bị hạn chế bởi tốc độ phát triển của các khu đô thị. Đây là một thực tế diễn ra mà chưa thực sự được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm chú ý. Bên cạnh đó đa số các công trình kiến trúc đền, chùa trong khu vực thành phố đều có quá trình xây dựng từ lâu đời hiện nay đang có dấu hiệu xuống cấp cần được cải tạo chỉnh trang nhằm khôi phục lại cảnh quan di tích văn hóa phục vụ cho đời sống tín ngưỡng của cư dân. Qua nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra những đề xuất và ý kiến để các cấp chính quyền địa phương quan tâm hơn đến thực trạng của các công trình di tích và đời sống tín ngưỡng của nhân dân. Với những lý do như trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Tìm hiểu một số di tích đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Có thể nói đi sâu vào nghiên cứu mảng văn hóa và đặc biệt là về các đền, chùa trong phạm vi thành phố Thanh Hóa là đề tài tương đối hấp dẫn và trên thực tế cũng đã có nhiều các công trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, hầu như các công trình đó nói chung chỉ đề cập một cách tương đối khái quát đến một số đền chùa trong địa bànchưa nhìn nhận một cách đầy đủ các công trình đền, chùa đó. Vì vậy, quá trình thu thập các nguồn tài liệu là tương đối ít ỏi và rời rạc. Trong cuốn “Chùa xứ Thanh” tập 1, 2 nhà xuất bản Thanh Hóa năm 2007 có đề cập tới một số chùa trong địa bàn thành phố như chùa Hội Quán, chùa Hương Long Tự, chùa Tu Ba. Trong cuốn “Lễ tục lễ hội truyền thống xứ Thanh” nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội năm 2006 do Hoàng Anh Nhậm (chủ biên) cũng đề cập đến một số lễ hội trong đó có lễ hội đền vua Lê và các hoạt động văn hóa tâm linh trong địa bàn thành phố. Trong cuốn “Thanh Hóa di tích danh thắng” của nhà xuất bản Thanh Hóa năm 2004 cũng có đề cập tới một số đền trên địa bàn thành phố Thanh Hóa như đền thờ Tống Duy Tân, Đền Vặng, Thái miếu nhà Hậu Lê. Ngoài ra trong hệ thống tư liệu về lịch sử văn hóaThanh Hóa cũng có nhiều tài liệu viết về các di tích đền, chùathành phố Thanh Hóa như cuốn “Những thắng tích ở xứ Thanh” của Hưng Nao, “Di tích thắng cảnh Thanh Hóa” của ty văn hóa Thanh Hóa xuất bản năm 1976, Nguyễn văn Hảo, Lê thị Vinh với cuốn “Di sản văn hóa xứ Thanh” xuất bản năm 2003, trong đó cũng có đề cập chủ yếu đến hệ thống kiến trúc và ảnh hưởng của các đền, chùa đối với đời sống tinh thần của cư dân. Cho đến nay, chưamột công trình cụ thể nào nghiên cứu một cách đầy đủ di tích đền, chùathanh phố Thanh Hóa, vì vậy việc thu thập nguồn tài liệu để hệ thống sắp xếp một cách đầy đủ phục vụ cho công tác nghiên cứu là tương đối khó khăn. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp các nguồn tài liệu đó cũng là mộtsở quan trọng đối với chúng tôi trong quá trình tập hợp để hoàn thành đề tài nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành, hệ thống kiến trúc của các đền, chùa trong địa bàn thành phố và hiện trạng cũng như công tác bảo tồn một số di tích đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống một số đền, chùa trong thành phố Thanh hóa ban gồm các phường Đông Vệ, Nam Ngạn, Hàm Rồng, Trường Thi, Đông Thọ, Ba Đình và các xã Đông Cương, Đông Hải. Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đền tài. 4. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu một cách cụ thể một số đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Nêu lên vai trò của đền, chùa đối với đời sống tâm linh của người dân. Đánh giá hiện trạng của các đền, chùa và từ đó đề xuất các biện pháp tôn tạo đối với các đền, chùa trênsở đảm bảo các chức năng sinh hoạt văn hóa và vẫn giữ được các nét truyền thống của các di tích đó. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu một cách toàn diện, có hệ thống về quá trình hình thành của một số đền, chùa tại thành phố Thanh Hóa. - Tìm hiểu về hệ thống kiến trúc và hiện trạng của một số đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. - Tác động của hệ thống đền chùa đối với đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân thành phố Thanh Hóa. 6. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp luận sử học Mác xít và tư tưởng Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hoàn thành toàn bộ đề tài. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp lịch sử. - Phương pháp logic. - Các phương pháp liên ngành: Thống kê, đối chiếu, so sánh. - Kết hợp với các phương pháp điền dã, sưu tầm lịch sử địa phương. 7. Đóng góp của đề tài Đề tài về “Tìm hiểu một số đền,chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” góp phần giới thiệu quá trình hình thành của một số đền, chùa trong phạm vi nghiên cứu, giúp mọi người hiểu rõ hơn về những nét văn hóa truyền thống quý báu, góp phần giáo dục đạo đức, tư tưởng nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung. Qua đề tài này muốn nêu lên thực trạng của một số đền, chùa hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa qua đó có những đề xuất đối với các cấp có thẩm quyền có những chủ chương chính sách đối với công tác tôn tạo, bảo vệ những giá trị truyền thống của địa phương cũng như quốc gia. Đề tài trở thành nguồn tư liệu để nghiên cứu về lịch sử, xã hội và văn hóa của địa phương và dân tộc. 8. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và tài liệu tham khảo nội dung của luận văn gồm có ba chương: Chương 1. Khái quát chung về thành phố Thanh Hóa. Chương 2. Diện mạo một số đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Chương 3. Giá trị, ý nghĩa lịch sử của một số đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. . về thành phố Thanh Hóa. Chương 2. Diện mạo một số đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Chương 3. Giá trị, ý nghĩa lịch sử của một số đền, chùa trên. của một số đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. - Tác động của hệ thống đền chùa đối với đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân thành phố Thanh Hóa.

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan