Tài liệu Dạ dày docx

5 376 0
Tài liệu Dạ dày docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạ dày Bản mẫu:Infobox Anatomy Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là: 1.Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị 2.Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị Để thực hiện chức năng thứ nhất thì dạ dày cấu tạo từ cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp. Dành cho chức năng thứ hai, dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa. Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con nguời, nó nối thực quản với tá tràng, phần đầu của ruột non. Hình dáng dạ dày giống như một cái túi hình chữ J. Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (nằm gần như song song và sau khí quản) và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể. Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải. Stomach.JPG Cross section of stomach wall. Pyloric stomach LPO.JPG Microscopic cross section of the pyloric part of the stomach wall. Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì một độ pH thấp sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể. Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Năm 1982 một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori đẫ được hai bác sĩ người Úc phát hiện. Vi khuẩn này có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày. Chính nhờ phát hiện này mà việc điều trị đã bước sang một kỷ nguyên mới. Phát hiện trên đã được vinh dự nhận giải thưởng Nobel về y học năm 2005. Dịch vị: Dịch vị là một hỗn hợp các chất do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm các thành phần như acid clohidrit (HCl) và enzyme pepsin. Dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn có bản chất protein thành các dạng polipeptid đơn giản hơn nhờ sự hiện diện của enzyme pepsin. Ngoài ra, chất nhày sẽ bao bọc thức ăn giúp cho quá trình vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa dễ dàng hơn. HOẠT ĐỘNG Trước hết, trên thành niêm mạc của dạ dày có các lỗ nhỏ. Mỗi lỗ này chính là cửa thông để dẫn dịch vị từ các tế bào tuyến vị ẩn trong lớp niêm mạc chảy ra. Có 4 loại tế bào trong tuyến vị. 1.Tế bào chính: các tế bào này có nhiệm vụ tiết ra pepsinogen - là dạng tiền enzyme (enzyme chưa hoạt động). 2.Tế bào viền: các tế bào này có nhiệm vụ tiết ra HCl để tác động lên pepsinogen, biến chúng thành enzyme pepsin có tác dụng biến đổi protein thành các polipeptin đơn giản hơn. 3.Tế bào cổ phễu: đây là các tế bào tiết ra chấy nhày giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi tác động ăn mòn của HCl do tế bào viền tiết ra. 4.Tế bào nội tiết: chúng sẽ tiết ra hormon gastrin để kích thích trở lại chính tuyến vị, điều hòa hoạt động của tuyến vị.

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan