Vấn đề tạo tâm thế tích cực cho học sinh ở phần dẫn nhập của giờ đọc hiểu văn bản

90 1.1K 1
Vấn đề tạo tâm thế tích cực cho học sinh ở phần dẫn nhập của giờ đọc hiểu văn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ ĐỨC VIỆT VẤN ĐỀ TẠO TÂM THẾ TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT LÚC BƯỚC VÀO GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60.14.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2012 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữ văn Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đ· và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đ· chỉ râ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến t́nh cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đ· chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Ai đó đ· nói rằng: “Dự đó dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dự cú bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng m×nh cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Chất lượng dạy họcvấn đề vừa cấp thiết vừa lâu dài, luôn luôn đặt ra với nhà trường phổ thông. Để đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy học nói 3 chung và dạy học văn nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. nước ta, vấn đề dạy học nói chung và vấn đề dạy học Văn trong nhà trường nói riêng ngày càng được quan tâm sâu sắc. Môn Văn trong sự nghiệp cải cách giáo dục nhà trường phổ thông đã đạt được những bước tiến đáng kể, chất văn chương, tính nhân văn được nâng lên. Tuy nhiên, vấn đềphương pháp dạy học Văn thì chưa được quan tâm đúng mức, vẫn đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, bức xúc nhà trường phổ thông. Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, trong quá trình hội nhập quốc tế, nền giáo dục nước ta đã tiếp thu, thực nghiệm một số phương pháp dạy học tích cực từ các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tư tưởng chiến lược của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy được tiềm năng sáng tạo của học sinh; đặt học sinh vị trí trung tâm của giờ học; học sinh là chủ thể sáng tạo, chủ thể của nhận thức. Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong nghành giáo dục nước ta từ những năm 1060. Cũng thời điểm đó, trong các trường sư phạm đã đề ra khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, năm 1986, phát huy tính tích cực của học sinh đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Thế nhưng, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học nhà trường phổ thông chưa được là bao, phổ biến vẫn là cách dạy truyền thụ những kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở làm học sinh chán học Văn. Tuy rằng, trong nhà trường đã xuất nhiện ngày càng nhiều tiết học tốt của những giáo viên giỏi theo hướng tổ chức choi học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng thầy đọc trò chép hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, giải thích minh họa vẫn còn khá phổ biến. Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, 4 hiện đại hóa đát nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu khi tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương phgáp dạy và học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định rõ trong Nghị quyết trung ương IV khóa VII (01-1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12- 1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (12- 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 5 (4- 1999). Điều 24.2 Luật giáo dục đã xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học , rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Với mục đích đó, các phương pháp dạy học tích cực hiện nay tìm mọi cách để khơi gợi, phát huy ý thức tự giác, chủ động tích cực của học sinh trong học tập. Hệ thống câu hỏi và bài tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Hầu hết các phương pháp dạy học tích cực đều thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập để nêu ra vấn đề cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ, tiến tới chiếm lĩnh tri thức. 1.2. Góp phần xây dựng mô hình một giờ đọc hiểu văn bản THPT có khả năng vận dụng trong thực tế. 1.3. Lưu ý một vấn đề quan trọng của dạy đọc hiểu văn bản THPT còn bị bỏ qua trong các tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy học Ngữ văn THPT. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học là mục tiêu quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực. Mỗi phương pháp dạy học tích cực đều hướng đến việc lấy học sinh làm trung tâm của giờ học, học sinh là chủ thể của 5 nhận thức. Để đạt được mục tiêu ấy hệ thống câu hỏi và bài tập được vận dụng vào quá trình dạy học chiếm một vị trí khá quan trọng. Phương pháp dạy - học Văn với tính chất là một khoa học, đã có hơn hai trăm năm lịch sử trên thế giới. Bộ môn khoa học này nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn dạy- học Văn trong nhà trường và đã trở thành môn học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bồi dưỡng nhận thức lý luận và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên văn các trường sư phạm Những công trình nghiên cứu, những chuyện luận về phương pháp dạy- học văn từ các nước trên thế giới đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển môn khoa nnhọc về phương pháp dạy học văn nước ta. Tên tuổi những tác giả của công trình nghiên cứu có ảnh hưởng to lớn đến nền khoa học về phương pháp dạy học văn Việt Nam phải kể đến như : Viện sĩ Gơlucôp, Cudriasép, Benlenki, Nhikiaphorova( Nga), đặc biệt công trình xuất sắc của Viện sĩ Secbina về vấn đề dạy văn nhà trường phổ thông được một số nhà nghiên cứu phương pháp Việt Nam học hỏi. Một số tác giả của Cộng hòa dân chủ Đức quen thuộc trên lĩnh vực nghiên cứu phương pháp như: Giáo sư tiến sĩ Butop, Vitik, Son, thể nêu ra một số công trình nghiên cứu điển hình về phương pháp giảng văn sau đây: Giáo trình “Phương pháp giảng dạy văn học trường phổ thông” của Nhicônxki (Nga), giáo trình này đã được dịch và giới thiệu rộng rãi với bạn đọc Việt Nam từ năm 1978. Giáo trình đề cập đầy đủ và tỉ mỉ nhiều vấn đề dạy học văn cho cấp II cà cấp III. tác giả đã phân biệt nét riêng trong bản chất giờ văn chủ yếu dựa vào việc hình thành kỹ năng văn học cho học sinh mỗi cấp. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những biện pháp, thủ thuật cụ thể trong quá trình giảng văn học. Công trình của tập thể các nhà khoa học về phương pháp do nữ giáo sư tiến sĩ Z.La Rez chủ biên mang tên “Phương pháp luận dạy Văn học”, được dịch và giới thiệu Việt Nam từ năm 1983, đã phản ánh sự trưởng thành về trình độ khoa học của bộ môn phương pháp giảng dạy văn học. Các tác giả đã đề xuất một cách sáng 6 tạo và có hệ thống những phương pháp giảng dạy văn học. Ngoài ra, giáo trình cũng đã vận dụng thích hợp lý thuyết tiếp nhận văn chương vào chuyên ngành phương pháp dạy văn. Cả hai công trình nêu trên đều xem trọng việc tiếp xúc, làm việc với tác phẩm văn chương và bàn nhiều đến phương pháp giảng dạy cụ thể. Hai công trình trên đã có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển bộ môn khoa học về phương pháp dạy học văn nước ta những năm đầu thập niên 80. Việt Nam, cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra cho nhà trường vàg Giáo dục những tiền đềbản về phát triển lý luận và phương pháp dạy học Văn. Song việc hình thành phương pháp dạy học văn với tư cách là một môn khoa học gắn liền với sự trưởng thành của khoa sư phạm và nhà trường mới rõ nhất là từ sau những năm 60. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, phương pháp dạy học văn với tư cách là một môn khoa học, gắn liền với sự trưởng thành của khoa học sư phạm và nhà trường phổ thông đã được hình thành và phát triển với sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu tâm lid học sư phạm, nhà giáo trong và ngoài nước. Cuối thập kỉ 60 trở lại đây, những công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn mới được nâng lên một bước về chất lượng. Có nhiều chuyên luận lần lượt ra đời “Rèn luyện tư duy học sinhqua giảng dạy văn học” của Phan Trọng Luận (1969), Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn” của Phan Trọng Luận (1978), “Dạy văn dạy cái hay cái đẹp” của Nguyễn Duy Bình (1983), . Những năm gần đây một số nhà nghiên cứu, giáo sư không chuyên về phương pháp cũng đã viết những công trình trực tiếp liên qua đến dạy học văn trong nhà trường. Đái Xuân Ninh từ góc độ ngôn nhữ viết: “Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại” (1979). Ngoài ra có một số tác giả như: Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Sĩ Cẩn, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, .Trên các tạp chí Văn học, ngôn ngữ, Văn nghệ, Tạp san Giáo dục cũng có đăng một số bài viết của Hoàng 7 Tuệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đức Nam .và một số giáo viên cũng đã đóng góp nói chung vào việc giảng dạy văn trong nhà trường. Nhìn chung từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay bước phát btriển của ngành phương pháp dạy văn còn chậm, công trình khoa học chưa nhiều, tiếng nói riêng còn ít. Tuy nhiên nghiên cứu về lịch sử tình hìnhnghiên cứu phuwong pháp giảng dạy Văn, không thể không đề cập đến những công trình nghiên cứu có đóng góp to lớn trong những năm gần đây. Tác giả Nguyễn Huy Quát và hoàng Hữu Bội đã chọn và giới thiệu những bài viết từ những năm 70 đến cuối năm 2000 về phương pháp dạu học văn hình thành nên quyển “Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn học trong nhà trường”, NXB Giáo dục, 2001. Chúng tôi xin giới thiệu lại một số công trình tiêu biểu có ảnh hưởng trực tiếp đến môn khoa học về phương pháp dạy học văn. Đặng Hiển với bài viết “Dạy học Văn theo hướng phát triển tư duy” đã thể hiện kinh nghiệm của một Giáo viên trực tiếp giảng dạy văn trường trung học phổ thông. Tác giả cho rằng dạy văn theo hướng phát triển tư duy cho học sinh không phải là việc đơn giản. Tác giả đã rút ra những kết luận về cách phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học văn. Cuối cùng, bài viết nêu rõ hướng phát triển tư duy đối với việc giảng dạy văn học sử, giảng văn và làm văn. Tác giả kết luận: Việc dạy học văn theo hướng phát triển tu duy của học sinh là con đường ngắn nhất để đến với chất lượng giáo dục thật sự. Chỉ có nắm chắc nội dung bộ môn, nắm chắc yêu cầu của việc cung cấp kiến thức và phát triển tư duy, hướng tới phát triển nhân cách và toàn bộ năng lực của học sinh thì chắc chắn người giáo viên sẽ hoàn thành tốt công việc khó khăn của mình. Nguyễn Đăng Mạnh với “Vài suy nghĩ về đổi mới tư duy trong giảng dạy văn học” đã nêu rõ thực trạng dạy và học văn trong nhà trường phổ thông cuối thập kỉ 80: học sinh chán họ văn, mặc dù các em vẫn thích đọc văn. Một trong các 8 nguyên nhân của hiện tượng này là nhiều trường chưa thực sự dạy văn, vì giáo viên chưa dạy được những tác phẩm có chất văn đích thực và người giáo viên thiếu năng lực thẩm mĩ văn. Từ thực trạng đó tác giả đã nêu ra và giải quyết vấn đề đổi mới tư duy trong giảng dạy văn học. Cuối cùng tác giả nhấn mạnh: “Viết văn cũng như dạy văn, đó là công việc đòi hỏi phải có tình cảm, cảm xúc, phải có cảm hứng. Muốn thế người cầm bút cũng như giáo viên văn học phải được chân thực và tự do”.(57,tr252). Trần Đình Sử trong bài viết “ Môn văn thực trạng và giải pháp”, phần về 3. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ vai trò của phần dẫn nhập trong dạy đọc hiểu văn bản trường THPT. Trước hết, nghiên cứu đề tài để t×m ra biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học văn nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó, nhằm xác định các cơ sở lí luận, các nguyên tắc, yêu cầu, đề tài rút ra kết luận về các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ văn, phát huy được vai tṛ chủ thể của học sinh trong tiếp nhận văn học, phù hợp với mục tiêu đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá tr×nh dạy học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Phân tích ý nghĩa của việc tạo tâm thế tích cực, chủ động cho học sinh THPT khi bước vào giờ đọc hiểu văn bản. 4.2. Làm sáng tỏ những nội dung then chốt của việc tạo tâm thế tích cực, chủ động cho học sinh THPT khi bước vào giờ đọc hiểu văn bản. 4.3. Thiết kế phần dẫn nhập cho một số giờ đọc hiểu văn bản trường THPT (hướng theo mục đích nghiên cứu đã xác định) và tiến hành thực nghiệm đối chứng. 5. Phương pháp nghiên cứu 9 Trong luận văn này chúng tôi sẽ sử dụng những nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: nhằm tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến việc dạy đọc hiểu văn bản THPT. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng dạy đọc hiểu văn bản THPT. 6. Đóng góp của luận văn Là công trình đầu tiên trực tiếp bàn về vấn đề xây dựng tâm thế tích cực chủ động cho học sinh khi bước vào giờ đọc hiểu văn bản trường THPT. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Ý nghĩa của việc tạo tâm thế tích cực, chủ động cho học sinh THPT khi bước vào giờ đọc hiểu văn bản. Chương 2. Những nội dung của việc tạo tâm thế tích cực, chủ động cho học sinh THPT khi bước vào giờ đọc hiểu văn bản. Chương 3. Thiết kế phần dẫn nhập cho một số giờ đọc hiểu văn bản trường THPT và thực nghiệm đối chứng. Chương 1 Ý NGHĨA CỦA VIỆC TẠO TÂM THẾ TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT KHI BƯỚC VÀO GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1.1. Phát huy tính tích cực của học sinh – một vấn đề lớn của dạy học hiện nay 1.1.1. Khái niệm phát huy tính tích cực của học sinh 1.1.1.1. Khái niệm học sinh 10 . NGHĨA CỦA VIỆC TẠO TÂM THẾ TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT KHI BƯỚC VÀO GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1.1. Phát huy tính tích cực của học sinh – một vấn đề lớn của dạy học. nghĩa của việc tạo tâm thế tích cực, chủ động cho học sinh THPT khi bước vào giờ đọc hiểu văn bản. Chương 2. Những nội dung của việc tạo tâm thế tích cực,

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:06

Hình ảnh liên quan

Vớ it duy dạy học cũ thì mục tiêu giáo dục đợc đặt ra là phải hình thành cho học sinh các bớc: - Vấn đề tạo tâm thế tích cực cho học sinh ở phần dẫn nhập của giờ đọc hiểu văn bản

it.

duy dạy học cũ thì mục tiêu giáo dục đợc đặt ra là phải hình thành cho học sinh các bớc: Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan