Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

148 1K 2
Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ NGA VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (19541975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN VINH - 2012 LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình làm việc nghiêm túc và hết mình, luận văn của chúng tôi đã được hoàn thành. Để có được kết quả này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử- Trường Đại học Vinh, Trung tâm LT Quốc gia III, Cục LT tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình, Thư viện tỉnh Quảng Bình, Thư viện Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn đã trực tiếp hướng dẫn tận tâm, khích lệ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự lượng thứ, góp ý của các thầy cô cùng bạn bè và đồng nghiệp. Vinh, tháng 10 năm 2012 TÁC GIẢ PHẠM THỊ NGA MỤC LỤC Trang VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI .1 QUẢNG BÌNH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (19541975) 1 3 TỪ VIẾT TẮT GTVT GTCC TNXP NXB XHCN QĐND LT UBHC UBKC UBKCHC Giao thông vận tải Giao thông công chánh Thanh niên xung phong Nhà xuất bản Xã hội chủ nghĩa Quân đội nhân dân Lưu trử Uỷ ban kháng chiến Uỷ ban hành chính Uỷ ban kháng chiến hành chính 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong xã hội, lĩnh vực nào cũng quan trọng, cũng cần thiết đối với cuộc sống của con người, nhưng ít lĩnh vực được ví như “mạch máu” của một quốc gia. Số ít của sự quan trọng bậc nhất là lĩnh vực giao thông vận tải. Giao thông vận tải chính là thước đo đánh giá trình độ phát triển của xã hội, đồng thời, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giao thông vận tải được gọi là “tiền phương”, là nhân tố quyết định thắng lợi, thống nhất đất nước. Có thể nói rằng, giao thông vận tải là một mặt trận nóng bỏng nhất, ác liệt nhất. Đây là chiến trường giữa ta và đế quốc Mỹ không những đối phó với nhau bằng bom đạn, còn là cuộc đấu trí gay go giữa kẻ đi xâm lược và người chống xâm lược. Vì vậy, những lực lượng giữ cho giao thông vận tải luôn thông suốt, an toàn, nhanh chóng được gọi là “chiến sỹ mặt đường” hay “phi công mặt đường”. Mặt trận giao thông vận tải góp phần làm nên những nối tiếp thành công, đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta sang những bước ngoặt quan trọng. Chính vì tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã nói rằng:“ Giao thông là mạch máu của mọi việc. Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc. Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng”. Điều đó có nghĩa “đôi khi thắng lợi chỉ nằm ở một con đường”. Cho nên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tinh thần chiến đấu của những chiến sỹ giao thông vận tải luôn sáng đẹp với tư tưởng: “Máu của mình có thể đổ nhưng mạch máu giao thông phải thông suốt”. Bởi thế, những tuyến đường giao thông đã trở thành tiền phương trực tiếp đưa người, của cải, vũ khí,… ra chiến trường. Chính sự chi viện này đại sứ Bunker đã nói rằng: “Nếu Mỹ cắt được đường mòn, tôi nghĩ rằng Việt Cộng sẽ chết khô, sở dĩ Cộng sản đã cầm 5 cự lâu dài với chúng ta, chính là vì họ đã hoàn thành một cách có hiệu quả hành lang xâm nhập con đường này”. 1.2. Hiệp định Giơneve được thi hành, vĩ tuyến 17 trở thành một lát cắt, chia hai miền đất nước với hai nền chính trị khác nhau. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là cầu nối trực tiếp của miền Nam khói lửa, của miền Bắc hậu phương và của nước Lào anh em. Điều này đồng nghĩa, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Quảng Bình phải đảm nhận hai vai trò to lớn, vừa là chiến trường, vừa là hậu phương trực tiếp của chiến trường. Bởi thế, trong chiến tranh đế quốc Mỹ gọi nơi này là “cán soong” hay “cuống họng” của tuyến vận tải chiến lược. Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, Quảng Bình được coi là cửa ngõ, là nơi tập kết lực lượng, vật chất, vũ khí và nơi xuất phát tấn công của bộ đội Trường Sơn để hoàn thành lý tưởng “tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Bởi thế, đế quốc Mỹ tìm mọi cách trút hàng ngàn tấn bom đạn trên những tuyến đường vận tải chiến lược vào Nam, đặc biệt trên những tuyến đường ngang nối trực tiếp với đường Trường Sơn, ở phía Tây Quảng Bình. Mục đích thâm độc của đế quốc Mỹ nhằm chặt đứt “cuống họng” đối với chiến trường Miền Nam, nơi Lầu Năm Góc cho rằng: “ngăn chặn được sự chi viện của miền Bắc, ngăn chặn được đường Trường Sơn, chiến tranh sẽ kết thúc, thắng lợi thuộc về Mỹ”. Tuy nhiên, với tinh thần:“Hết nhà ta lại phá tường. Không để xe tắc và đường ta hư”, quân và dân Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng và các ban ngành đã bảo vệ, sửa chữa, xây dựng thêm những con đường chiến lược nhằm “chia lửa” với những con đường khác. Bởi vậy, giao thông đã thông suốt cho ngày đêm xe qua, trên những tuyến đường chiến lược tỉnh Quảng Bình đảm nhận trọng trách. Tinh thần kiên cường, dũng cảm đảm bảo “huyết mạch” cho những đoàn xe băng băng ra chiến trường, mang trên mình những gì miền Nam ruột thịt đang cần thiết. 6 Chính tinh thần“xe chưa qua nhà không tiếc”, “đường chưa xong không tiếc máu xương”, quân và dân Quảng Bình góp phần làm nên “đường Hồ Chí Minh huyền thoại” hay “Trường Sơn - có một thời như thế”. Những con đường lịch sử minh chứng cho những trái tim, trí óc, tâm hồn và khát vọng của quân và dân Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung. 1.3. Là một người con của quê hương lớn lên trên vùng đất lửa Quảng Bình, tuy không trực tiếp chứng kiến những năm tháng hào hùng, nhưng qua sách vở, báo chí, qua hồi kí của các bậc anh hùng chiến đấu, chúng tôi rất đổi tự hào về ngành giao thông vận tải Quảng Bình. Sự đóng góp lớn lao và sự hi sinh xương máu, làm nên những tuyến đường vận tải chiến lược của quân dân, cán bộ và công nhân ngành giao thông vận tải, trước hết là sự lãnh đạo của Đảng, các ban, ngành giao thông vận tải trên địa bàn toàn tỉnh. Những người không tiếc máu xương, của cải, để có ngày đất nước có được khoảnh khắc nở hoa độc lập, kết quả tự do. Vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Vai trò của giao thông vận tải Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Với vị trí chiến lược của tỉnh, vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giữ một vai trò trọng yếu, đế quốc Mỹ gọi là “thắt nút cổ chai”. Trong thời kỳ 1954 - 1975, ngành GTVT Quảng Bình có đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mảng lịch sử này góp phần làm vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh Quảng Bình, đồng thời góp phần to lớn làm nên tên tuổi “đường Trường Sơn huyền thoại”. Nhưng vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình từ 1954 - 1975 chưa có một công trình nào chuyên biệt và hệ thống, đúng với vị trí lịch sử của nó. Điều này có nghĩa, nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 7 nhưng viết gộp vào cùng với những mảng lịch sử tỉnh, tóm gọn và sơ lược, góp phần làm nên những thắng lợi vẽ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với địa phương Quảng Bình. Những nét phác họa chủ yếu thiên về phần thành tựu, góc khuyết còn lại chưa được làm sáng rõ khách quan. Trong tác phẩm “Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn quân khu IV trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, (2002), của Nxb Quân đội nhân dân, nhiều bài viết đề cập đến những khía cạnh về tổ chức chỉ đạo đảm bảo GTVT, trên địa bàn khu IV trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phương pháp phát huy tốt nhân tố con người trên mặt trận đảm bảo GTVT, trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Nhân dân Quảng Bình chiến đấu anh dũng trên mặt trận GTVT bảo vệ những tuyến đường chiến lược, bảo vệ hàng hóa an toàn. Nhưng vấn đề GTVT Quảng Bình được nghiên cứu như một đơn vị vùng “cổ chai”, dọc các tỉnh Quân khu IV. Tác phẩm “Lịch sử Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975” của Thường vụ tỉnh ủy - Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình xuất bản nói đến vấn đề mở đường “việc mở tuyến thống nhất, tuyến vận chuyển ngắn nhất nối liền Bình - Trị - Thiên là một bước tiến quan trọng cho công tác chuẩn bị vật lực để phục vụ các chiến dịch quân sự của ta về lâu dài sau nay”. Đồng thời, nêu lên những con số quân và dân Quảng Bình làm được trong công tác vận tải. Tuy nhiên, trong tác phẩm GTVT Quảng Bình chỉ được viết gộp vào lịch sử tỉnh, không đề cập đến vấn đề giao thông vận tải nhiều, nhưng qua đó chúng ta thấy được quá khứ hào hùng, những chiến công hiển hách quân và dân xứ Quảng làm được trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Với tác phẩm “Trường Sơn - có một thời như thế”, (2009), do Nxb Trẻ xuất bản, của nhiều tác giả hầu hết là bộ đội Trường Sơn sống và chiến đấu trên vùng đất Quảng Bình khói lửa, ghi lại thời kỳ của những ngày tháng hào 8 hùng. Đó là hình ảnh của các “chiến sỹ mặt đường” và “phi công mặt đường”, đảm bảo các tuyến đường giao thông luôn thông suốt cũng như bảo vệ con người và vật chất, trên tuyến đường vận tải chiến lược vào Nam. Đây là những ký ức không thể nào quên được, tuy gian khổ, sự hi sinh xướng máu, nhân tài vật lực rất lớn nhưng vượt lên sự gian khổ, vượt lên sự hi sinh mất mát lớp lớp thanh niên đã tạo nên những kỳ tích, làm nên những chiến công vĩ đại trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Hay như tác phẩm “Trường Sơn con đường huyền thoại”, (2009), Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, nói lên lòng nhiệt huyết, ý chí của toàn dân tộc, làm nên một thiên hùng ca của những thế hệ:“Xẽ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”của dân tộc Việt, trong đó giao thông vận tải Quảng Bình là cầu nối chiến lược giữa hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Qủa thật, Quảng Bình là “cửa ngõ” của đường Hồ Chí Minh, là “đại bản doanh” của Đoàn 559, nơi đây chính là nơi tập kết quân đội, hàng hóa, vũ khí, thuốc men… vận tải vào Nam và chi viện cho chiến trường Lào. Qua đó, chúng ta thấy được sự hiểm nguy, đức hi sinh của bộ đội, của thanh niên xung phong, của người dân trên những tuyến đường chiến lược. Đằng sau sự khốc liệt của bom đạn, chúng ta thấy được sự thiếu thốn về cái ăn, cái mặc và sinh hoạt. Nhưng dù thế nào đi nữa chúng cũng thấy được tinh thần bất khuất, dí dỏm của những người chiến sỹ làm việc trên tuyến đường này. Phải đến cuốn “Lịch sử giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình từ 1858 – 1999”, (1999), do Nxb giao thông vận tải ấn hành, bàn về vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình qua các thời kỳ khác nhau, từ buổi đầu sơ khai đến những năm sau chiến tranh kết thúc. Bên cạnh đó, nêu lên những thành tựu, những chiến công hiển hách ngành giao thông vận tải Quảng Bình làm được, cũng như vinh danh những anh hùng lao động trong ngành giao thông vận tải 9 Quảng Bình. Những thành tích to lớn của ngành giao thông vận tải Quảng Bình được lịch sử ghi nhận, xã hội tri ân. Và bên cạnh đó, nhiều bài báo in, báo điện tử ca ngợi những con người “gan vàng, dạ ngọc” trên tuyến đường vận tải chiến lược năm xưa. Tất cả những tác phẩm trên dù ít nhiều đề cập đến vai trò, vị trí của ngành GTVT Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về giao thông vận tải Quảng Bình giai đoạn lịch sử (1954 - 1975). Mổi tác phẩm đề cập đến một góc độ, một phương diện khác nhau trong áng thiên hùng ca sâu rộng của ngành giao thông vận tải Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu đã công bố nói trên là nguồn tư liệu hết sức quan trọng, quý giá, giúp chúng tôi tiếp cận và giải quyết vấn đề đặt ra được tốt hơn. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với tên gọi của đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận vănvai trò của GTVT Quảng Bình trong thời kỳ 1954 - 1975. Đây chính là phần trọng tâm chúng tôi sẽ lý giải, phân tích làm sáng tỏ vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình với vai trò là “tiền phương” trực tiếp của chiến trường. Đồng thời, làm rõ vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình trong sản xuất và chiến đấu, vai trò của hệ thống đường ngang chiến lược nằm trên vùng đất Quảng Bình. Đặc biệt, chi viện cho chiến trường miền Nam và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với nước bạn Lào. Tuy nhiên, để làm sáng rõ vấn đề trên, chúng tôi sẽ phác thảo vài nét sơ lược về giao thông vận tải Quảng Bình trước năm 1954, để hiểu rõ về giao thông vận tải của Quảng Bình và vị trí của giao thông vận tải trong thời kỳ mới, cũng như nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải đối với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 10

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:05

Hình ảnh liên quan

Sau đây là bảng dự kiến kế hoạch từ năm 1970 đến năm 1975: Bảng 2.2, chương 2:  Kế hoạch dự kiến năm 1969 - 1975 - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

au.

đây là bảng dự kiến kế hoạch từ năm 1970 đến năm 1975: Bảng 2.2, chương 2: Kế hoạch dự kiến năm 1969 - 1975 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.3, chương 2: Kế hoạch vận chuyển - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bảng 2.3.

chương 2: Kế hoạch vận chuyển Xem tại trang 56 của tài liệu.
hình thức khá chủ yếu trong thời gian này và nó phát huy được tác dụng lớn, trong việc phục vụ công tác vận tải của nhân dân địa phương. - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

hình th.

ức khá chủ yếu trong thời gian này và nó phát huy được tác dụng lớn, trong việc phục vụ công tác vận tải của nhân dân địa phương Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.5, chương 2: Chỉ tiêu kế hoạch năm 1970 - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bảng 2.5.

chương 2: Chỉ tiêu kế hoạch năm 1970 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.6, chương 2: Chỉ tiêu kế hoạch vận chuyển - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bảng 2.6.

chương 2: Chỉ tiêu kế hoạch vận chuyển Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 2.7, chương 2: Yêu cầu vật tư qua các năm - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bảng 2.7.

chương 2: Yêu cầu vật tư qua các năm Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2.8, chương 2: Báo cáo KH công tác GTVT nông thôn 1969 -1973 - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bảng 2.8.

chương 2: Báo cáo KH công tác GTVT nông thôn 1969 -1973 Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 3.2, chương 3: Báo cáo kế hoạch vận chuyển từ 1/1/1967 – 20/5/1969 - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bảng 3.2.

chương 3: Báo cáo kế hoạch vận chuyển từ 1/1/1967 – 20/5/1969 Xem tại trang 111 của tài liệu.
Bảng 3.4, chương 3: So sánh khối lượng thực hiện quyết toán - Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bảng 3.4.

chương 3: So sánh khối lượng thực hiện quyết toán Xem tại trang 120 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan