Tài liệu CƯƠNG ÔN TẬP ĐIỀU DƯỠNG NHI ppt

15 958 15
Tài liệu CƯƠNG ÔN TẬP ĐIỀU DƯỠNG NHI ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐIỀU DƯỠNG NHI:70 CÂU CÂU 1 : ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ , BỆNH LÝ VÀ CHĂM SÓC CHO TRẺ SƠ SINH a./Đặc điểm bệnh lý :Sự thích nghi của trẻ ở môi trường sống ngoài tử cung : +Trẻ bắt đầu thở bằng phổi , tiếng khóc chào đời cũng là hơi thở đầu tiên . +Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động . +Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc , trẻ biết bú , nuốt và tự tiêu hóa ,hấp thu sữa mẹ. + Các bộ phận khác cũng hoạt động theo chức năng nhưng chưa hoàn chỉnh ,hệ thần kinh bị ức chế nên trẻ luôn ngủ suốt ngày . B./ Đặc điểm bệnh lý :Ngoài các nhóm bệnh của thời kỳ trước khi sinh như dị dạng ,tật bẩm sinh… ,ở thời kì này còn gặp 3 nhóm chính như : +Ngạt ,sang chấn sản khoa . +Trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn , chủ yếu là nhiễm khuẩn da , rốn , phổi ,tiêu hóa , nhiễm khuẩn máu. + Vàng da tăng bilirubin tự do . +Xuất huyết não màng não Với đặc điểm của bệnh và triệu chứng nghèo nàn ,bệnh diễn biến nhanh ,nặng và dễ có nguy cơ tử vong. c./ Chăm sóc nuôi dưỡng : +Nếu có thể cho trẻ bú ngay sau đẻ càng sớm càng tốt +Giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh +Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh thoáng mát về mùa nóng . +Hướng dẫn cho bà mẹ cách cho con bú +Giáo dục bà mẹ về chế độ ăn của mẹ và con +Hướng dẫn bà mẹ đi tiêm chủng . CÂU 2 :ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ , BỆNH LÝ ,CÁCH CHĂM SÓC , NUÔI DƯỠNG , GIÁO DỤC Ở THỜI KỲ TRẺ MÓC RĂNG SỮA A./ Đặc điểm sinh lý +Trẻ phát triển nhanh về vận động và tinh thần :trẻ biết đi , chạy , leo trèo . +Trẻ có thể tự phục vụ mình những việc đơn giãn như : tự xúc ăn băng thìa , tự đi tất , mặc áo quần , rữa tay , rữa mặt … 6 tuổi trẻ có thể tập vẻ ,tập viết và bắt đầu đi học . +Trẻ ham thích môi trường xung quanh , thích tiếp xúc với người lớn . Dễ bắt chước ,vì vậy những tác động tốt xấu đều ảnh hưởng đến tính tình và nhân cách của trẻ . B./ Đặc điểm bệnh lý Do tiếp xúc rộng rãi trẻ đễ mắc các bệnh lây như : cúm ,sởi ,ho gà , bạch hầu ,bại liệt , lao …bệnh dị ứng :hen , mẫn ngứa ,viêm cầu thận cấp . Đồng thời trẻ hoạt động nhiều hay bị các tai nạn như ; chấn thương , ngộ độc ,bỏng … c./ Chăm sóc giáo dục +Giáo dục cho trẻ có ý thức vệ sinh như rửa tay trước khi ăn , không ăn những gì rơi xuống đất + Tạo điều kiện để trẻ vui chơi ngoài trời +Hướng dẫn cách ăn mặc , đi dày dép theo mùa +Cách ly các cháu bị bệnh +Hướng dẫn bà mẹ ,người trong giữ trẻ về phòng tránh tai nạn tại nhà :bỏng ,điện giật …. CÂU 3:TRÌNH BÀY MỤC ĐÍCH ,QUY TRÌNH TIẾN HÀNH , Ý NGHĨA CỦA VIỆC THEO DÕI BIỂU ĐỒ CÂN NẶNG TRẺ EM 3.1.Mục đích theo dõi biểu đồ cân nặng +Phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng +Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ em để phát hiện sớm các bệnh của trẻ khi thấy trẻ không tăng cân 3.2. Quy trình tiến hành -Cân trẻ hăng tháng bằng các loại cân phù hợp với lúa tuổi . -Ghi và theo dõi trên biểu đồ cân nặng +Ghi các tháng trong năm vào các ô vuông ở cuối biểu đồ cân nặng của trẻ :bát đầu bằng tháng sinh của trẻ . +Cân cho trẻ và ghi kết quả cân nặng vào biểu đồ. +Cân đều đặn hàng tháng cho trẻ theo quy định , bằng các loại cân nhất định > +nối các điểm trên biểu đồ cân nặng của tháng trước và tháng sau và cứ tiếp tục như vậy ta sẽ có một đường biểu diễn ,đánh giá được tình trạng cân hay không và tình trang sức khỏe của trẻ. +Trên biểu đồ cân nặng có hai đường cong đậm nét theo hướng đi lên , đó là giới hạn trên và giới hạn dưới của sự phát triển bình thường. +Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm dưới đường cong giới hạn dưới là trẻ phát triển không tốt :thiếu cân , nuôi dưỡng kém hoặc đang bị bệnh . +Cân nặng đều hàng tháng mới có giá trị theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện kịp thời tình trạng bị bệnh của trẻ. CÂU 4 : ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, SINH LÝ CỦA DA VÀ LỚP MỠ DƯỚI DA 1./ Đặc điểm cấu tạo a./ Da : +da trẻ em mềm , mỏng ,xốp,có nhiều nước , nhiều mao mạch , các sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển kém .Tuyến mồ hôi trong 3-4 tháng đầu đã phát triển nhưng chưa hoạt động . +Trẻ mới đẻ trên da có mọt lớp chất gây màu trắng xám có tác dụng :bảo vệ da , giữ nhiệt , dinh dưỡng cho da,miễn dịch . b./Lớp mỡ dưới da +Được hình thành từ tháng thứ 7 -8 của thời kỳ bào thai , trẻ đẻ non lớp mỡ dưới da mỏng. +Thành phân gồm nhiều axit béo no ,ít axit béo không no +Tránh tiêm các thuốc tan trong dầu cho trẻ +Bề dày lớp mỡ dưới da bụng của trẻ em thay đổi theo tùng lứa tuổi 2./ Đặc điểm sinh lý +Chức năng bảo vệ da của trẻ em kém hơn người lớn , vì da trẻ em mỏng nên dễ xây xát , tổn thương và nhiễm trùng . +Chức năng bài tiết :sự bài tiết nước qua da lớn hơn người lớn +Chức năng điều hòa nhiệt kém hơn người lớn , do vậy trẻ dễ bị sốt cao , dễ bị hạ nhiệt độ +Chức năng chuyển hóa dinh dưỡng :tham da chuyển hóa nước , tiền vitamin D thành vitamin D CÂU 5 :ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU, SINH LÝ RUỘT CỦA TRẺ EM a./Giải phẩu +Ruột trẻ em tương đối dài hơn so với chiều dài cơ thể +Niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn , nhung mao , mạch máu vì vậy dễ hấp thu các sản phẩm trung gian , trẻ dễ bị ngộ độc. +Mạc treo ruột tương đối dài , manh tràng ngắn và di động nên dẽ bị lồng ruột , xoắn ruột . +Vị trí ruột thừa chưa ổn định nên chẩn đoán ruột thừa viêm khó . +Trực tràng tương đối dài , nên lớp niêm mạc lỏng lẻo , tổ chức quanh trực tràng ít , nên trẻ dễ bị sa trực tràng khi bị lỵ , ho gà … b./ Sinh lý -Ruột có 3 chức năng :tiêu hóa , hấp thu và vận chuyển -Đặc điểm vi khuẩn ở đường ruột trẻ em : +Khi mới đẻ ra ở ruột và dạ dày hầu như không có vi khuẩn , 10 -12 giờ sau các vi khuẩn xâm nhập vào ruột qua đường miệng , trực tràng ,hô hấp , sau đó số lượng vi khuẩn tăng dần . +Ở trẻ bú sữa mẹ có nhiều vi khuẩn bìidus , còn ở trẻ nuôi ăn nhân tạo thì có nhiều vi khuẩn E.coli +Vi khuẩn chí có tác dụng tham gia tổng hợp các vitamin nhóm B , vitamin K và làm tăng quá trình tiêu hóa chất đạm , mỡ ,đường . CÂU 6 :LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1./ Sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ trong 6 tháng đầu : +Calo :1 lít sữa mẹ có 600-700 kcal +Tỷ lệ đạm, mỡ , đường cân đối , dễ tiêu hóa và hấp thu , do vậy trẻ bú mẹ ít bị tiêu chảy , SDD +Trong sữa mẹ có nhiều vitamin A , vitamin D , vitamin +Muối khoáng có tỷ lệ thích hợp , thõa mãn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ , sắt trong sữa mẹ giúp ít mắc bệnh còi xương . 2./ Sữa mẹ có các chất kháng khuẩn và chống dị ứng +Sữa mẹ vô khuẩn , sạch sẽ : trẻ bú mẹ trực tiếp nên đảm bảo vô khuẩn , vi khuẩn không có điều kiện phát triển . +Do sữa mẹ có chất kháng khuẩn và chống dị ứng nên trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm khuẩn , dị ứng và ti lệ tử vong thấp hơn so với trẻ nuôi nhân tạo . 3./ Thuận tiện và đỡ tốn kém +Không tốn tiền mua sữa và dụng cụ pha chế . +Không mất công chế biến . +Có thể cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn . 4./ Tăng cường mối quan hệ tinhg cảm mẹ con +Người mẹ khi cho con bú thường âu yếm , nâng niu con.Tình cảm mẹ con được hình thành và găn bó . +Trẻ phát triển khỏe mạnh . +Mẹ cảm thấy hạnh phúc và bớt nhọc nhằn . 5./ Giúp bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ +Cho con bú sớm giúp co hồi tử cung tốt và cầm máu sau đẻ . +Mẹ cho con bú sẽ hạn chế được quá trình rụng trứng . +Cho con bú thường xuyên hạn chế viêm tắc ,apxe vú ,ung thư vú . CÂU 7 :CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN SỮA MẸ 1./Cho trẻ bú thường xuyên cả ngày lẫn đêm +Động tác mút bú của trẻ kích thích bài tiết Prolactin ,có tác dụng tăng tạo sữa . +Động tác mút bú của trẻ kích thích bài tiết oxytocin có tác dụng tống sữa ra xoang sữa +Tránh ứ đọng sữa đẻ hạn chế yếu tố ức chế tạo sữa trong sữa mẹ . 2./ Tinh thần thoải mái +Những bà mẹ sống thoải mái , ít lo lắng và có niềm tin là mình đủ sữa nuôi con thì sẽ hổ trợ phản xạ oxytocin 3./Đảm bảo dinh dưỡng :Bà mẹ khi có thai và cho con bú cần được ăn uống bồi dưỡng tốt hơn bình thường để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt và có đủ sữa nuôi con . +Ăn các món ăn lợi sữa .Đảm bảo khối lượng và chất lượng thức ăn .Uống đủ nước ,tránh ăn kiêng +Hạn chế thuốc và hay các chất kích thích ảnh hưởng đến sự bài tiết sữa 4./Lao động hợp lý ,sinh hoạt điều độ +Tạo điều kiện cho bà mẹ có đủ thời gian cho con bú . +Lao động phù hợp với sức khỏe . +Ngủ nhiều . 5./Chăm sóc 2 bầu vú +Bầu vú cần được kiểm tra ngay từ khi mang thai , nếu tụt vào trong hoặc quá to hàng ngày cần vê và kéo núm vú . +Vệ sinh bầu vú trước và sau khi cho con bú . CÂU 8 :THỜI GIAN VÀ CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG 1/Thời gian cho trẻ ăn bổ sung Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi , nhưng các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ chỉ thõa mãn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu , từ tháng thứ 6 trở đi nhu cầu đinh dưỡng của trẻ ngày càng tăng do vậy cân cho trẻ ăn bổ sung . Cho trẻ ăn bổ sung đúng và đủ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh còi xương ,suy dinh dưỡng và thiếu máu . -Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi :phải cho trẻ ăn bổ sung -Trẻ 4-6 tháng tuổi :cho trẻ ăn bổ sung nếu thấy : +Trẻ còn đói sau mỗi bữa bú mẹ +Hoặc trẻ tăng cân chậm hơn bình thường . 2./ Thức ăn bổ sung Các loại thức ăn bổ sung cho trẻ được biểu thị trong ô vuông thức ăn mà sữa mẹ là trung tâm . Ô vuông thức ăn : Thức ăn chủ yếu : gạo , mì , ngô , khoai … Thức ăn giàu đạm :thịt, trứng, cá, sữa … Thức ăn giàu muối khoáng , vitamin :quả tươi ,rau xanh …… Thức ăn giau năng lượng :Dầu ăn , mỡ , lạc , vừng ,đường …. CÂU 9 :CHẾ ĐỘ ĂN CỦA TRẺ Trẻ dưới 6 tháng tuổi Trẻ từ 6-12 tháng • Cho bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi . Cho bú lúc nào trẻ muốn , cả ngày lẫn đêm ,ít nhất 8 lần/ngày . • Không nên cho ăn uống thêm thức ăn gì khác . • Đối với trẻ từ 4-6 tháng tuổi , chỉ cho ăn thêm nếu thấy trẻ : +Vẫn còn đói sau khi bú sữa mẹ +Tăng cân chậm hơn bình thường • Cho ăn thêm 1 đến 2 bữa bột đặc đần mỗi ngày với các thức ăn như cho trẻ từ 6-12 tháng • Không cho trẻ bú chai • Cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn , cả ngày lẫn đêm . • Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung giàu chat dinh dưỡng , thực hiện tô màu bát bột với đây đủ 4 nhóm thức ăn . • Bột đặc với thịt hoặc các, tôm ,cua ,đậu phụ băn hoặc nghiền nhỏ trứng và rau xanh nghiền nhỏ và một thìa mỡ hoặc dầu ăn . Cho trẻ ăn ít nhất ¾ đến 1 bát các thức ăn này : +3 bữa 1 ngày nếu còn bú mẹ . +5 bữa 1 ngày nếu như không còn bú mẹ • Cho trẻ ăn thêm các loại quả sẵn có tại địa phương nư chuối ,cam ,quýt,đu dủ , hồng xiêm ,táo … và xen giữa các bữa chính . • Không cho trẻ bú chai CÂU 10 :CHẾ ĐỘ ĂN NHÂN TẠO CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI • Sơ sinh :sữa bò pha với nước sôi 7-8 bữa /ngày +1-2 tuần tuổi :70-80 ml/bữa +3-4 tuần : 100 ml/bữa • 2 tháng tuổi :sữa bò pha với nước cháo loãng ,7 bữa , 120 ml/bữa • 3-4 tháng tuổi :sữa bò pha với nước cháo ,6 bữa ,150 ml/bữa , nước quả 1-2 thìa • 5-6 tháng tuổi :sữa bò pha với nước cháo , 4-5 bữa , 200ml/ bữa, nước quả 2-4 thìa ,bột loãng 1 bữa. • 7-8 tháng tuổi :sữa bồ pha với nước cháo , 3-4 bữa , 200ml/bữa ,nước quả 4- 6 thìa , bột sệt 2 bữa . • 9-12 tháng tuổi :sữa bò pha với nước cháo , 2 bữa , 200 ml/bữa , nước quả 6- 8 thìa , bột sệt 3 bữa . CÂU11 :NĂM TÁC DỤNG CỦA VITAMIN A ĐỐI VỚI CƠ THỂ +Đ ối với sự tăng trưởng :thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm lớn +Vitamin A có chức năng đặc biệt trong cơ chế nhìn , tham gia duy trì tinh nhạy cảm của mắt đối với sự thu nhận ánh sáng (do vitamin A cần thiết cho sự chuyển hóa Rodopsine của các tế bào hình que và isodopsine của tế bào hình nón ở võng mạc giúp trẻ nhìn tốt khi cường độ ánh sáng giảm . +Vitamin A tham gia biêt hóa tế bào biểu mô do đó cần cho sự toàn vẹn của da , niêm mạc ,Khi thiếu vitamin A sự sản xuất niêm dịch giảm ,da khô và sừng hóa , gây khô mắt . +Vitamin A còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch .Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin A thì làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp . +Vitamin A còn tham gia vào quá trình tạo xương (cùng với vitamin D ) Câu 12 : triệu chứng của bệnh khô mắt do thiếu vitamin A? 1/ Toàn thân: - Trẻ mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn. - Da xanh và khô, tóc khô, dể rụng, dể gãy. - Hay bị tiêu chảy và viêm phổi. 2/ Tại Mắt: 2.1/ Quáng gà (XN) Là hiện tượng giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đây là triệu chứng sớm nhất của bệnh Biểu Hiện: khi trời chập choạng tối trẻ trở nên nhút nhát, ngồi một chổ không dám đùa nghịch, nhìn nhầm, nhận nhầm mẹ. 2.2/ Khô kết mạc (X 1 A) [...]... Hẹn khám lại sau 5 ngày - Không đau tai và Không chảy mũi tai Không viêm tai Không điều trị gì Câu 19: lập và thực hiện kế hoặch chăm sóc trẻ không viêm phổi, ho hoặc cảm lạnh Cần hướng dẩn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà - - - - Phòng nằm: Thoáng mát về mùa hè, thoáng ấm về mùa đông, trẻ dưới 2 tháng tuổi chú ý giữ ấm cho trẻ Nuôi dưởng: + Nếu trẻ còn bú mẹ dặn bà mẹ cho trẻ bú nhi u hơn, lâu hơn bình thường... trẻ ăn bủ sung đúng và đủ theo lứa tuổi, theo ô vuông thức ăn + Tăng cường ho trẻ uống nước quả ép, cho trẻ uống đủ nước Điều trị triệu chứng: + thông thoáng mũi bằng giấy thấm quấn sâu kèn hoặc vãi mềm sạch or quả bóp hút mũi để trẻ dễ thở Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9‰ + Giảm ho và đau họng bằng các thuốc an toàn + Điều trị sốt cho trẻ uống nhi u nước, cởi bớt quần áo tả lót và nằm phòng thoáng... non yếu - Thay đổi khí hậu :tỉ lệ mắc bệnh tăng vào nhưng tháng chuyển mùa , vào mùa đông , xuân - Nhà ở chật , ẩm thấp , tiếp xúc với khói , vệ sinh môi trường kém Câu 16 :Các triệu chứng lâm sàng của NKHHCT ở trẻ em 1 Các dấu hiệu thường gặp : - Ho:thường không kêos dài quá 30 ngày Sốt hoặc hạ nhi t độ : thường không kéo dài qúa 7 ngày hoặc 5 ngày (ở vùng có nguy cơ sốt rét ) Chảy nước mũi Thở nhanh... lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A 1 2 Chế độ ăn: - Cho trẻ ăn đầy đủ theo ô vuông thức ăn, tăng cương thức ăn giàu vitamin A như thịt, cá, trứng, rau xanh Cho trẻ ăn hoa quả - Ăn đủ dầu mở để tạo điều kiện cho VitaminA dể được hấp thu - Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ - Không nấu thức ăn quá chin Chăm sóc khác: Nếu mắt có mủ rửa cả 2 mắt hang ngày bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày... : + Dùng kháng sinh khi có nhi m trùng + Dùng Vitamin khi có nguy cơ hoặc biểu hiện thiếu vitamin + Bồi phụ nước và điện giải khi có nguy cơ hoặc biểu hiện mất nước + Dùng hạ nhi t khi nhi t độ trên 38,5 độ Trước khi cho trẻ dung thuốc phải hiểu rõ: + Tác dụng phụ của thuốc + liều lượng của thuốc + Tác dụng của thuốc + Đường đưa thuốc vào cơ thể + thời điểm uống thuốc + Không pha trộng các loại thuốc... là tiếng khô phát ra khi trẻ hít vào, khi trẻ nằm yên Thở khò khè là tiếng thở êm dịu như tiếng nhạc nghe rõ khi trẻ thở ra 2.Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân - Trẻ không uống được , bỏ bú hoặc bú kém Nôn tất cả mọi thứ : là trẻ không giữ bất kì 1 loại thức ăn hoặc nước uống khi cho trẻ ăn hoặc uống Co giật Li bì , khó đánh thức Câu 17 : Dấu hiệu , phân loại , xử trí ho khó thở ở trẻ em từ 2 tháng... nước ấm, thay quần áo sạch Hướng dẫn bà mẹ: + Không dung kháng sinh cho những trường hợp ho hoặc cảm lạnh + Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay khi có một trong các triệu chứng sau:Không uống được or bỏ bú, bệnh nặng hơn, trẻ có sốt or sốt cao, thở nhanh, khó thở Câu 20: Lập và thực hiện kế hoặc chăm sóc trẻ viêm phổi Trẻ viêm phổi cũng có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà nhưng cần hưỡng dẫn... của tổn thương kết mạc do thiếu vitamin A, thường thấy ở kết mạc nhãn cầu, sát rìa giác mặc 2.4 Khô giác mạc(X2) Biều hiện: Trẻ sợ ánh sáng, nhìn hay nheo mắt, giác mạc sần sùi, không bong, sau đó mờ đục như sương mù Nếu nhi m khuẩn thêm thì có thể có mủ 2.5 Loét nhuyễn giác mạc - loét nhẹ dưới 1/3 diện tích giác mạc - loét nhẹ trên 1/3 diện tích giác mạc 2.6 Sẹo giác mạc(XS) Là di chứng sau khi bị... tiện Theo dỏi tác dụng của thuốc: Trong và sau dùng thuốc, kể cả tác dụng phu Cất giữ và bảo quản: Hướng dẩn cất thuốc cẩn thận để xa tầm với của trẻ, không cho trẻ tự ý lấy thuốc dùng để phòng ngộ độc Câu 15:nguyên nhân , các yếu tố nguy cơ gây nhi m khuẫn hô hấp cấp tính ở trẻ em 1 Nguyên nhân - Virus : các virus thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em là + virus hợp bào hô hấp 2 + Virus cúm , á cúm + Adeno... kháng sinh thích hợp với viêm phổi trong 3-5 ngày Cho salbutamol nếu trẻ có thở khò khè Giảm ho và đau họng bằng các thuốc an toàn Dặn ba mẹ khi nào cần đưa trẻ đến khám ngay *không có đấu hiệu của viêm phổi or bệnh rất nặng Không viêm phôi ho hoặc cảm lạnh Nếu ho trên 30 ngày chuyển đi bệnh viện Cho salbutamol nếu trẻ có thở khò khè Giảm ho và đau họng bằng các thuốc an toàn Dặn ba mẹ khi nào cần đưa . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐIỀU DƯỠNG NHI: 70 CÂU CÂU 1 : ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ , BỆNH LÝ VÀ CHĂM SÓC CHO TRẺ. sau 5 ngày. - Không đau tai và - Không chảy mũi tai Không viêm tai Không điều trị gì. Câu 19: lập và thực hiện kế hoặch chăm sóc trẻ không viêm phổi, ho

Ngày đăng: 13/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan