Tài liệu Điều tra sâu hại cây rừng pdf

9 483 4
Tài liệu Điều tra sâu hại cây rừng pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây rừng (Dùng để thực tập của các lớp cao học và chuyên môn hóa bảo vệ thực vật, trờng Đại học Lâm nghiệp) Ngời biên soạn: GS. TS. Trần Văn Mão 1.Điều tra sâu hại cây rừng Sâu bệnh hại đều có những đặc điểm chung, đều là những sinh vật gây hại. Tuy nhiên do dặc tính sinh vật học khác nhau, phơng pháp điều tra dự tính dự báo và phòng trừ có những điểm khác nhau. Trên cơ sở nhận biết một số loài sâu hại, chúng tôi xin nêu một số phơng pháp điều tra sâu hại lá, thân cành, rễ của những loài sâu hại. (1) Điều tra sâu hại lá Cũng nh các công việc điều tra khác, điều tra sâu hại lá cũng chia ra điều tra sơ bộ, điều tra tỷ mỷ và tính toán nội nghiệp. Đối với các loài sâu bệnh hại cây rừng nội dung và phơng pháp điều tra có những chỗ khác nhau. Điều tra mật độ sâu hại lá: a)Điều tra sơ bộ ( theo tuyến) Các chỉ tiêu tính hình sâu bệnh hại bao gồm các loài sâu bẹnh hại, mật độ, các giai đoạn phát dục, tình hình phân bố và mức độ gây hại. Mức độ gây hại có thể chia ra nhẹ < 30%(+), vừa 31-60% (++), nặng > 60% (+++), về phân bố có thể chia ra: cá thể 1-2 cây, cụm 10 cây -1/4ha, đám >1,2ha, đều > 500ha. b)Điều tra tỷ mỷ ( theo ô tiêu chuẩn) + Xác định ô tiêu chuẩn Nói chung 10-15 ha chọn một ô tiêu chuẩn. ô tiêu chuẩn nên chiếm tổng diện tích là 0.1-0,5%, vờn ơm khoảng 0,05-0,1% là vừa. +Lấy mẫu trong ô tiêu chuẩn Trong ô tiêu chuẩn cây mục đích chọn 30-50 cây, cây mới trồng chọn > 100 cây, cây nông lâm kết hợp có thể chọn số cây < 1/3. Thu thập số liệu trên cây tiêu chuẩn. Nội dung điều tra bao gồm: loài sâu hại, trạng thái sâu, tình hình bị hại, mật độ sâu và tỷ lệ cây có sâu. Số cây điều tra trong ô tiêu chuẩn nên khoảng 10-20 cây, mỗi cây đều đợc đánh sô thứ tự. +Điều tra loài và số lợng sâu hại Nếu cây có độ cao dới 2m thì có thể điều tra cả cây.Nếu cây cao có thể chia ra dới, giữa, trên tán cây theo các hớng khác nhau. Trong trờng hợp nhộng kén sâu hại qua đông trên cành lá rụng và trên đất, cần điều tra số lợng sâu hại trên 1m 2 độ sâu 20cm. Kết quả điều tra đợc ghi vào biểu sau: Biểu 5.12 Điều tra sâu ăn lá Ngày ĐT Nơi DT TT OTC Lâm phần Tên sâu và dạng sâu TT cây Số lợng sâu hại Tình hình bị hại Ghi chú Khoẻ Chết bị ký sinh Tổng Mật độ +Tính tỷ lệ số câysâu và mật độ sâu hại Tính tỷ lệ câysâu P(%) = 100x n/N Trong đó n là cây có sâu, N là tổng số cây điều tra Mật độ sâu trên đơn vị diện tích Ms = N/ S Trong đó M s là mật độ sâu theo diện tích, N số sâu điều tra, S diện tích điều tra Mật độ sâu trên mỗi cây Mc = N / C Trong đó Mc Mật độ sâu trên mỗi cây N là tổng số sâu điều tra C là tổng số cây điều tra + Xác định diện tích mức độ phát sinh khác nhau. Mức độ bị hại có thể chia ra nhẹ, vừa và nặng. Sau dó dựa vào mật độ sâu trên cây (Mc) đẻ xác định mức độ phát sinh, sau đó lại dựa vào diện tích điều tra trên ô tiêu chuẩn tính ra diện tích bị hại. Ngời ta quy định thống kê diện tích bị hại của một số loài sâu ăn lá nh sau: Biểu 5.13. Quy định thống kê diện tích bị hại một số loài sâu ăn lá Loài sâu Dạng sâu Đơn vị Mức độ phát sinh Nhẹ Vừa Nặng Sâu róm thông Sâu non Con/cây 1-5 6-15 >16 5-10 11-30 >31 Cấp bị hại 2-3 4-6 >7 Sâu túi Túi sâu Túi/cây 0,5-2 2,1-6,0 >6,1 Sâu non Con/cây 3-7 8-15 >16 Sâu đo Nhộng Con/cây 1-3 3-6 >6 Sâu non con/50cm cành 2-4 4-7 >7 Bọ lá Sâu non 1 tuổi Con/100 lá 10-20 21-35 >36 trứng Quả/100 lá 15-25 26-45 >46 Châu chấu tre STT con/cây 5-15 16-30 >31 Sâu con con/m 2 2-5 6-20 >21 Ngài độc sâu non Con/cây 20-40 41-80 >81 Ghi chú: (1) Sâu non bộ cánh vẩy trên 3 tuổi là tiêu chuẩn tính toán. (2) Sâu róm thông: hàng trên tính cho cây dới 10 tuổi, hàng dới tính cho cây trên 10 tuổi. (3) Sâu túi cần lấy tán cây rộng 5,55m làm cây tiêu chuẩn, tổng lợng lá nhng cây này thờng là 3300 lá. (2)Điều tra sâu hại chồi ngọn và cành a)Điều tra sơ bộ xác định mức độ bị hại nh sau: số cành bị hại <20% là nhẹ, 21- 50 là vừa và >50% là nặng. b) Số ô tiêu chuẩn yêu cầu 0,1-0,5% tổng diện tích điều tra, các yêu cầu cũng nh sâu hại lá. c) Số liệu điều tra đợc ghi vào biểu và tính toán tỷ lệ bị hại: Biểu 5.14. Thống kê điều tra sâu hại cành Ngày DT Nơi DT Số TT OTC Số cây ĐT Số cây bị hại Tỷ lệ bị hại Trong đó Ghi chú Số Số Số Tên cây có cành chính khoẻ, cành bên bị hại cây có cành chính và cành bên đều bị hại cây có cành chính bị hại cành bên khoẻ loài sâu hại d) Trên ô tiêu chuẩn chọn 5-10 cây tiêu chuẩn, xác định các chỉ tiêu ghi trên biểu . Cũng có thể trên cây tiêu chuẩn chọn các cành tiêu chuẩn theo các hớng đông tây xác định số con trên đoạn 10cm rồi ghi vào biểu . Biểu5.15. Điều tra sâu cành ngọn trên cây tiêu chuẩn Ngày DT Nơi DT Số TT OTC Số cây TC H (m) D (cm) Tuổi cây Số cành Số cành bị hại Tỷ lệ bị hại Tên sâu Mật độ (con/cây) Ghi chú Biểu 5.16. Điều tra sâu cành ngọn trên cành tiêu chuẩn Ngày DT Nơi DT Số TT OTC Số cây TC H (m) D (cm) Tuổi cây Tên sâu Đông (con/10cm) Tây (con/10cm) Mật độ bình quân Ghi chú e) Tính toán diện tích bị hại tính mật độ sâu bình quân trên các ô tiêu chuẩn, dựa vào tiêu chuẩn phân cấp nhẹ vừa nặng theo biểu để tính toán diện tích bị hại theo các câp trên ô tiêu chuẩn. Biểu 5.17. Phân cấp bị hại sâu hại cành Loài sâu Dạng sâu Đơn vị Mức độ bị hại Nhẹ Vừa Nặng Sâu đục cành Sâu non Tỷ lệ cành bị hại/cây <20% 21-50% >50% Rệp sáp thông Rệp con Con/10cm 2 0,5-2 3-6 >7 Rệp tròn thông Rệp cái Con/ cụm lá 1-3 4-6 >7 (3) Điều tra sâu hại thân Khi tiến hành điều tra sơ bộ , ghi chép các nhân tố lâm phần, tình hình và mức độ bị hại, trong đó tỷ lệ bị hại <10% là nhẹ, 11-20% là vừa, > 21% là nặng. Trên khu vực điều tra chọn ô tiêu chuẩn, ô tiêu chuẩn phải có mức độ hại lá đồng đều. Mỗi ô tiêu chuẩn chọn 50 cây để đẻ điều tra tỷ lệ cây khoẻ, nhẹ, yếu. Nếu cần thíet phải chặt 2-3 cây, bóc đoạn vỏ dài từ gốc đén ngọn ghi chép vị trí phạm vi các loài sâu hại. Thống kê mật độ sâu đục thân cần bóc vỏ 20x50cm theo vị trí và hớng khác nhau, làm rõ chủng loại, số lợng, dạng sâu và thống kê mật độ sâu trên 1m 2 và của 1 cây. Kết quả điều tra đợc ghi vào các biểu sau: Biểu 5.17. Điều tra sâu đục thân Ngày DT Nơi DT Số TT OTC Số cây Cây khoẻ Tình hình vệ sinh Cây bị sâu Tên sâu Ghi chú Số cây % Cây suy yếu Cây chết Cây khô Số cây % Số cây % Số cây % Biểu 5.18. Điều tra mức độ bị hại của sâu đục thân Số cây TC Các nhân tố của cây Tên sâu hại Mật độ sâu ( con/1000cm 2 ) Ghi chú H D Tuổi STT Sâu non Nhộng Số lỗ đục Căn cứ vào các chỉ tiêu trên dựa vào quy định thống kê diện tích bị hại ta xếp vào các cấp sau: Biểu 5.19. Quy định về diện tích bị hại sâu đục thân Loài sâu Dạng sâu đơn vị Mức độ bị hại Nhẹ Vừa Nặng Xén tóc Cát đinh Ngài cánh trong Vòi voi Sâu non Tỷ lệ câysâu (%) 5-10 nt 2-5 nt 11-20 nt 6-15 nt >21 nt >16 nt (4) Điều tra sâu dới đất Sâu dới đát bao gồm bọ hung, dế, sâu xám, sâu thép. Mục đích điều tra sâu dới đất là xác định tiêu chuẩn lập vờn ơm. Phơng thức rút mẫu thờng theo đờng chéo hoặc hình bàn cờ, cứ 0,2-0,3ha đào 1 hố rộng 1m x 1m, theo các chiều sâu 0- 1cm, 5-15cm, 15-30cm, 30-45cm, mỗi một lớp điều tra mật độ sâu theo biểu sau: Biểu 5.20. Điều tra sâu dới đất ở vờn ơm Ngày DT Nơi DT Thực bì Số TT hố Chiều sâu hố Tên sâu Kỳ sâu Số sâu DT ĐT Mật độ sâu (con/m 2 ) Ghi chú (5) Điều tra sâu hại quả hạt Điều tra sơ bộ ghi chép tình hình bị hại và phân cấp cũng nh sâu hại thân, tiêu chuẩn tình hình phân bố cũng nh sâu hại lá. Điều tra tỷ mỷ, sau khi chọn ô tiêu chuẩn, chọn 5-10 cây theo đờng Z. Mỗi caay chia ra trên giữa, dới tán, lấy 30-40 quả hạt, kiểm tra loài sâu và điền vào các biểu tỷ lệ quả bị sâu và mức độ bị hại theo các biểu sau: Biểu 5.21. Điều tra sâu hại quả hạt theo phân tầng tán cây TT cây Trên tán Giữa tán Dới tán Đông nam Tây bắc Đông nam Tây bắc Đông nam Tây bắc Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Biểu 5.22. Điều tra sâu hại quả hạt Ngày DT Nơi DT Số TT CTC Số quả ĐT Quả bị hại Sâu hại Tỷ lệ quả bị sâu hại khác nhau Tỷ lệ quả bị sâu hại bình quân Ghi chú Sô quả % Tên sâu Số lỗ đục 2.Dự tính dự báo sâu hại cây rừng Dự tính dự báo sâu hại cây rừng đợc chia ra nh sau: dựa vào thời gian bao gồm dự báo ngắn hạn (mấy ngày đến mới mấy ngày), dự báo trung hạn ( trên 1 tháng) và dự báo dài hạn ( trên 1 mùa vụ); dựa vào nội dung dự báo chia ra dự báo kỳ phát sinh (kỳ bắt đầu thịnh hành, kỳ cao điểm , kỳ cuối) , lợng phát sinh, khu vực phát sinh và mức độ bị hại. Chúng có quan hệ mật thiết với đặc tính sinh vật học của bản thân sâu hại và môi trờng. Các nhân tố môi trờng bao gồm khí hậu, đất, sinh vật và con ngời. (1))Nhiệt độ khởi điểm phát dục và tích ôn hữu hiệu Thông thờng ngời ta suy từ nhiệt độ khởi điểm phát dục và tích ôn hữu hiệu để dự báo: K = N(T-C) C= (N 2 T 2 -N 1 T 1 )/ (N 2 - N 1 ) Trong đó C là nhiệt độ khởi điểm phát dục N 1 - số ngày cần thiết cho sự phát dục trong điều kiện 1, N 2 - số ngày cần thiết cho sự phát dục trong điều kiện 2,T 1 nhiệt độ điều kiện 1,T 2 là nhiệt độ điều kiẹn 2. Ví dụ trứng sâu đo nuôi ở nhiệt độ 27,2 o C qua 4,5 ngày thì nở, ở nhiệt độ 19 o C trải qua 8 ngày. Ta có: C= (8x19 -4,5 x27,2)/ 8-4,5 =8,5. Tích ôn hữu hiệu của kỳ trứng sâu đo là : K = 8 (19-8,5) =84 ( ngày) (2) Dự báo số lứa có thể phát sinh Khi biết đợc tích ôn hữu hiệu K, dựa vào ghi chép nhiệt độ hàng năm (K) ( thông qua trạm khí tợng gần đó), thống kê tổng tích ôn hữu hiệu trong 1 năm (K 1 ), ta có thể tính đợc số lứa sâu trong 1 năm là K 1 /K (3) Dự báo kỳ phát sinh sâu hại Sau khi biết đợc tích ôn hữu hiệu và khởi điểm phát dục của 1 loài sâu hay kỳ sâu ta dùng công thức N =K/(T-C) để dự báo kỳ phát sinh sâu hại. Phơng pháp trên có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu quy luật phát triển, dự báo và lợi dụng thiên địch sâu hại. Tuy nhiên cũng có những hạn chế:(1) cha xem xét đến độ ẩm, thức ăn, (2) quan hệ giữa độ ẩm và tốc độ phát dục theo quy luật chữ "S", không có cách nào tìm đợc nhiệt độ cao hơn, (3) phải làm thực nghiệm so với ngoài trời sẽ có sai số, (4) sai số đối với một số loài sâu có hiện t- ợng đình dục. Vì vậy phải xem xét đến nhân tố ẩm độ và nhiệt độ. Thông thờng ngời ta sử dụng hệ số ôn ẩm và khí hậu đồ Hệ số ôn ẩm : Q =RH/ T hoặc Q = M/T Trong đó Q - hệ số ôn ẩm, RH - độ ẩm tơng đối, M - lợng ma, T- nhiệt độ trung bình. Khí hậu đồ: chấm nhiệt độ và độ ẩm từng tháng lên sơ đồ của năm phát dịch và năm hiện tại có thể xác định khả năng phát dịch của loài sâu hại đó. (4) Dự báo lợng phát sinh sâu hại Nhân tố biến động số lợng quần thể loài rất phức tạp bao gồm đặc trng kết cấu bên trong của quẩn thể sâu hại, tính thích nghi của loài, tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ chết, khả năng di c .các nhân tố bên ngoài bao gồm khí hậu, thức ăn, thiên địch, lâm phần, điều kiện lập địa và sự can thiệp của con ngời. Dự báo lợng phát sinh còn gọi là dự báo khả năng phát dịch. Thông thờng ngời ta dựa vào cơ số mật độ hữu hiệu, nghĩa là dựa vào mật độ sâu hại của lứa trớc, nhất là lứa qua đông. Bằng các phơng pháp điều tra, phơng pháp bẫy, và nuôi sâu tính tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ hoá nhộng, tỷ lệ vũ hóa, rồi thống kê cơ sơ mật độ sau đó căn cứ vào khả năng sinh sản, tỷ lệ cái, tính hình tử vong của lứa trớc rồi suy cho lứa sau. Công thức tính toán nh sau: P = P 0 [ e.f (1-M)/ (m+f)] Trong đó P- lợng sinh sản, lợng phát sinh lứa sau, P 0 - cơ số mật độ lứa sau, e số trứng đẻ của 1 con cái, f - số lợng con cái, m - số lợng con đực f/(m+f) - tỷ lệ con cái, M - tỷ lệ tử vong, 1-M là tỷ lệ sống sót ( bao gồm cả trứng, sâu non, nhộng, sâu trởng thành.( có thể dùng (1-a ) (1-b) ( 1-c) ( 1-d) a, b,c,d là tỷ lệ chết của trứng, sâu non, nhộng và STT). 3.Điều tra bệnh hại cây rừng (1) Phơng pháp và yêu cầu điều tra bệnh cây rừng a)Điều tra sơ bộ ( theo tuyến) Điều tra bệnh cây rừng có thể tiến hành vào kỳ thịnh hành và cuối kỳ, trớc hết phải điều tra sơ bộ, bằng mắt thờng, tìm hiểu khái quát tình hình phân bố tài nguyên rừng, phân loại lâm phần và chủng loại bệnh chủ yếu, phân bố và mức độ bị hại .Sau đó chọn ô tiêu chuẩn để điều tra tỷ lệ cây bệnh và mức độ bị hại. Điều tra sơ bộ có thể đi trên đờng mòn, đờng phân lô, khoảnh, trên các lâm phần, tuổi cây và các điều kiện khác nhau. Khoảng cách giữa các tuyến 250- 1000m. Kết quả điều tra sơ bộ đợc ghi vào biểu sau: Biểu 5.23. Ghi chép điều tra sơ bộ Địa điểm Huyện Tỉnh Điểm ĐT DT lâm phần (ha) DT bị hại (ha) Tổ thành loài cây Loài cây u thế H bq Dbq Tuổi cây bq Độ tàn che Sinh trởng Địa hình Tình hình vệ sinh Loài cây DT bị hại Loài bệnh Bộ phận bị hại DT mức độ bị hại Tình hình phân bồ Ghi chú Nhẹ (+) Vừa (+ +) Nặng (+ ++) Ghi chú: ghi chép tình hình phân bố nh sau: Cá thể: 1-2 cây, cụm : 3-9 cây, đám: trên 10 cây-1/2ha, đều >1/2ha Cây ở vờn ơm: có thể chia ra cá thể, cụm, đám (200-500m 2 ) đều > 500m 2 . Ghi chép mức độ bị hại nh sau: Lá , quả, cành bị bệnh : dới 1/3 cây bị bệnh: nhẹ , 1/3-2/3 cây bị bệnh : vừa , > 2/3 cây bị bệnh : nặng. Thân và rễ cây bị bệnh: <25% : nhẹ 26-50%: vừa, >51% : nặng. b)Điều tra tỷ mỷ ( theo ô tiêu chuẩn) +Chọn ô tiêu chuẩn Cần tránh chọn ô tiêu chuẩn ở mép vờn hay mép rừng. ở vờn ơm có thể chọn các ô tiêu chuẩn ( hay ô dạng bản) cần tuỳ từng điều kiện mà chọn kiểu ô bàn cờ, luống cách luống hoặc trên đờng chéo hoặc chữ Z. Trong rừng phải phân biệt nặng , nhẹ vừa để xác định chọn ngẫu nhiên. Đối với rừng trồng các ô tiêu chuẩn có thể chọn theo hàng và cây. Trong ô điều kiện lập địa và lâm phần phải nh nhau, nếu khác nhau phải lập ô khác. +Kích thớc và số lợng ô tiêu chuẩn Đối với vờn ơm kích thớc ô 0,5-1m 2 , phải bảo đảm trên 100 cây. Đối với rừng trồng cây con số cây trên 100 cây, rừng lớn tuổi cần 30-50 cây, cây cao trên 1m không nên ít quá dới 30 cây, đối với cây rừng kinh tế không dới 50 cây.Diện tích ô có thể thay đổi theo số cây trên. Số lợng ô tiêu chuẩn cũng tuỳ theo đối tợng khác nhau: đối với vờn ơm tổng diện tích ô khoảng 0,5 % tổng diện tích vờn là vừa. Đối với rừng trồng và rừng tự nhiên nếu diện tích 300-500ha nên lập 3-5 ô, diện tích 500-5000ha lập 20-30 ô, trên 5000ha lập 30-40 ô. Tuỳ theo điều kiện cụ thể để giảm số ô, nhng không nên giảm quá 50% số lợng ô theo cơ số trên. +Lấy mẫu trên cây tiêu chuẩn Khi điều tra bệnh hại lá và bệnh hại cành, trong ô tiêu chuẩn chọn 10-15 cây tiêu chuẩn, trên cây tiêu chuẩn chọn lá hoặc cành để thống kê mức độ bị hại. Ví dụ điều tra bệnh khô xám lá thông, mỗi cây tiêu chuẩn lấy lá 2 năm trên cành bên theo 4 hớng đông, tây, nam, bắc ở giữa tán ( hoặc 3 vị trí trên, giữa, dới tán), đảo đều chọn 100-200 lá, đếm số lá bị bệnh và không bị bệnh của từng cây rồi xếp vào bảng phân cấp, nếu phân cấp từng lá hoặc cành bị bệnh độ chính xác sẽ càng cao. Phân cấp lá bị bệnh theo tiêu chuẩn sau: cấp 0 không bị bệnh, cấp I :bị bệnh <1/4 lá, cấp II: 1-4-1/2 lá, cấp III 1/2-3/4 lá, cấp IV >3/4 lá. Đối với rừng cây bị mục, trong ô tiêu chuẩn chọn 3 cây chặt đổ và ca từng đoạn 2m, đẻ tính thể tích gỗ bị mục trên thể tích cây, suy ra tỷ lệ gỗ mục. +Tính toán mức độ bị hại -)Tính tỷ lệ cây bệnh, đối với nhng bệnh ảnh hởng đến cả cây và bệnh cục bộ thiệt hại kinh tế phơng pháp đơn giản là tính số cây bị hại trên tổng số cây điều tra: P(%) =n.100/N Trong đó n là số cây bệnh , N là tổng số cây điều tra. -) Phân cấp cây bệnh. Trong cây bị bệnh có cây bị nặng có cây bị nhẹ. Phơng pháp trên không thể phản ánh mức độ bị hại. Phân cấp cây bị hại là vấn đề mấu chốt. Để tiện việc điều tra ngời ta thờng phân làm 4-5 cấp, tiêu chuẩn phân cấp phải rõ ràng, cụ thể và thích hợp. Đối với bệnh hại lá, quả, cành có thể phân cấp nh sau: Biểu 5.24. Tiêu chuẩn phân cấp bệnh hại lá, quả, cành Cấp bệnh Tiêu chuẩn cấp 0 I II III IV Không bệnh bị bệnh dới 25% bị bệnh 26-50% bị bệnh 50-75% bị bệnh trên 76% Đối với bệnh hại thân phân cấp nh sau: Biểu 5.25. Tiêu chuẩn phân cấp bệnh hại thân Cấp bệnh Tiêu chuẩn cấp 0 I II III IV Không bệnh <1/5 chiều dài thân 1/5-3/5 chiều dài thân >3/5 chiều dài thân Cây chết + Tính chỉ số bị bệnh Chỉ số bị bệnh phản ánh tỷ lệ cây bệnh và mức độ bị hại. Công thức nh sau: R% = 100. nv/NV Trong đó n là số đơn nguyên (lá, cành, quả, thân) bị hại ở mỗi cấp,v là số cấp, N tổng số đơn nguyên, V là cấp cao nhất (4). Ví dụ: Khi điều tra bệnh rơm lá thông ở vờn ơm ta thu đợc số liệu sau: Biểu 5.26. Thống kê tình hình bệnh rơm lá thông Tiêu chuẩn bệnh Cấp bệnh Số cây Không bệnh bị bệnh dới 25% bị bệnh 26-50% bị bệnh 50-75% bị bệnh trên 76% Tổng 0 I II III IV 37 55 74 46 12 224 Ta tính đợc : R% = (37x 0 + 55x1+ 74x2 + 46 x3+ 12x4) 100 /224 x4 = 43,4% Khi điều tra bệnh khô xám lá thông trên 10 cây 1 ô tiêu chuẩn, mỗi cây lấy 100 lá, theo phân cấp từng lá bị bệnh ta có: Biểu 5.27. Thống kê số lá bị bệnh theo cấp lá bị bệnh Tiêu chuẩn bệnh Cấp bệnh Số lá Không bệnh bị bệnh dới 1/4 lá bị bệnh 1/4-1/2 lá bị bệnh 1/2-3/4 lá bị bệnh trên >3/4 lá Tổng 0 I II III IV 15 25 34 16 10 100 Ta tính đợc chỉ số bệnh của 1 cây là : R% = (15x0 + 25x1+ 34x2 + 16 x3 + 10x4) 100/4x 100 = (25 + 68 + 48 + 40) 100/ 400 =45,25% Sau đó tính bình quân cho 10 cây ta sẽ đợc kết quả chỉ số bệnh cho ô tiêu chuẩn. Thông thờng ngời ta kết hợp tính tỷ lệ cây bệnh và chỉ số bị bệnh để tính chỉ số tổn thất nh sau: DI = P (%) x R(%) Ví dụ sau khi tính đợc R(%) bình quân cho 10 cây trong ô tiêu chuẩn là 43,75%, tỷ lệ cây bệnh P(%) trong ô tiêu chuẩn là 73,34% ta có: DI = 0,4375 x 0,7334 = 0,3209 Mức độ tổn thất đợc xác định nh sau: Biểu 5.28. Chỉ số tổn thất và chỉ tiêu phòng trừ Chỉ số tổn thất DI Mức độ Chỉ tiêu phòng trừ <0,1 0,1-0,25 0,25-0,5 >0,5 nhẹ vừa nặng rất nặng Phòng Phòng Phòng và trừ Trừ 4. Chẩn đoán bệnh cây rừng a)Khảo sát và phân tích tình hình phát sinh và môi trờng phát sinh Khi tìm hiểu một loại bệnh ở vờn ơm hay rừng trồng phải tìm hiểu tính hình phân bố, diện tích phát sinh, điều kiện khí hậu kỳ phát sinh, điều kiện địa hình, tính hình đất và các biện pháp quản lý, tính hình phát sinh bệnh và canh tác của các năm trớc. Nếu găp một bệnh không truyền nhiễm thờng phát sinh trên một diện tích rộng, không xuất hiện vật gây bệnh, không có ổ bệnh và chết cả cây. b)Quan sát triệu chứng bệnh là phơng pháp chẩn đoán đầu tiên của các nhà khoa học bệnh cây rừng. Từ triệu chứng có thể xác định đợc loại bệnh, có cơ quan sinh sản hay không . c)Quan sát vật gây bệnh bằng kính lúp, kinh hiển vi là phơng pháp quan trọng tìm đợc chính xác nguyên nhân gây bệnh.Căn cứ hình thái bào tử, cơ quan sinh sản để xác định theo tài liệu phân loại. d)Nuôi cấy vật gây bệnh lên môi trờng nhân tạo.Trong trờng hợp không tìm ra đợc vật gây bệnh, hoặc có trờng hợp gặp nấm hoại sinh trên xác cây bệnh, cần phải phân lập, nuôi cấy trên môi trờng rồi phun lên cây khoẻ, nếu cây khoẻ bị bệnh cùng triệu chứng nh bệnh cần xác định mới chứng minh đó là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. . sâu hại lá, thân cành, rễ của những loài sâu hại. (1) Điều tra sâu hại lá Cũng nh các công việc điều tra khác, điều tra sâu hại lá cũng chia ra điều tra. OTC Số cây Cây khoẻ Tình hình vệ sinh Cây bị sâu Tên sâu Ghi chú Số cây % Cây suy yếu Cây chết Cây khô Số cây % Số cây % Số cây % Biểu 5.18. Điều tra mức

Ngày đăng: 13/12/2013, 13:15

Hình ảnh liên quan

Các chỉ tiêu tính hình sâu bệnh hại bao gồm các loài sâu bẹnh hại, mật độ, các giai đoạn phát dục, tình hình phân bố và mức độ gây hại - Tài liệu Điều tra sâu hại cây rừng pdf

c.

chỉ tiêu tính hình sâu bệnh hại bao gồm các loài sâu bẹnh hại, mật độ, các giai đoạn phát dục, tình hình phân bố và mức độ gây hại Xem tại trang 1 của tài liệu.
Khi tiến hành điều tra sơ bộ, ghi chép các nhân tố lâm phần, tình hình và mức độ bị hại, trong đó tỷ lệ bị hại &lt;10% là nhẹ, 11-20% là vừa, &gt; 21% là nặng - Tài liệu Điều tra sâu hại cây rừng pdf

hi.

tiến hành điều tra sơ bộ, ghi chép các nhân tố lâm phần, tình hình và mức độ bị hại, trong đó tỷ lệ bị hại &lt;10% là nhẹ, 11-20% là vừa, &gt; 21% là nặng Xem tại trang 3 của tài liệu.
cây Cây khoẻ Tình hình vệ sinh - Tài liệu Điều tra sâu hại cây rừng pdf

c.

ây Cây khoẻ Tình hình vệ sinh Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan